intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ II TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ Năm học 2023- 2024 MÔN HOÁ HỌC 10 Phúc Thọ, ngày 22 tháng 4 năm 2024 I. LÝ THUYẾT Chương 4: Phản ứng oxi hóa khử 1. Khái niệm và quy tắc xác định của số oxi hóa. 2. Khái niệm phản ứng oxi hóa - khử, chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử ,quá trình oxi hóa. 3. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử bằng phương pháp thăng bằng e. 4. Một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng trong cuộc sống. Chương 5: Năng lượng hóa học 1. Khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt, điều kiện chuẩn, nhiệt tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng. 2. Ý nghĩa của biến thiên enthalpy chuẩn. 3. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của một số phản ứng theo năng lượng liên kết, nhiệt tạo thành. Chương 6: Tốc độ phản ứng 1.Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học 2.Tốc độ trung bình của phản ứng 3.Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng + Ảnh hưởng của nồng độ + Ảnh hưởng của áp suất + Ảnh hưởng của diện tích bề mặt + Ảnh hưởng của chất xúc tác + Ảnh hưởng của nhiệt độ Chương 7: Nhóm nguyên tố Halogen 1. Nguyên tử halogen 2. Đơn chất halogen 3. Hydrogen halide 4. Muối halide II. CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA- KHỬ Câu 1: Số oxi hoá của carbon trong hợp chất CH4 là A. +1. B. -1. C. +4. D. -4. Câu 2: Cho các hợp chất sau: SO 2; H2SO4; Na2SO4; Na2S; CaSO3. Số hợp chất trong đó sulfur có số oxi hoá +4 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Số oxi hoá của Fe trong hợp chất Fe2O3 là A. +2. B. +3. C. -2. D. -3. Câu 4: Hợp chất trong đó nitrogen có số oxi hoá -3 là A. N2O. B. KNO3 C. N2O3. D. NH4Cl. Câu 5: Cho các phản ứng hoá học sau, phản ứng oxi hoá - khử là A. NaOH + HCl → NaCl + H2O. B. CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O. C. K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O. D. 2KClO3 2KCl + 3O2. Câu 6: Cho phản ứng hoá học sau: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. Chất oxi hoá là A. Fe. B. HCl. C. FeCl2. D. H2. 1
  2. Câu 7: Quá trình Ostwald dùng để sản xuất nitric acid từ ammonia được đề xuất vào năm 1902. Ở giai đoạn đầu của quá trình, ammonia bị oxi hoá bởi oxygen ở nhiệt độ cao khi có chất xúc tác: 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O Chất bị oxi hoá trong quá trình trên là A. NH3. B. O2. C. NO. D. H2O. Câu 8: Trong phản ứng oxi hoá – khử, chất khử là chất A. nhận electron. B. nhường proton. C. nhường electron. D. nhận neutron. Câu 9: Quy tắc xác định số oxi hoá nào sau đây là không đúng? A. Trong hợp chất, tổng số oxi hoá của các nguyên tử trong phân tử bằng 0. B. Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hoá của nguyên tử bằng điện tích ion. C. Trong hợp chất, số oxi hoá của kim loại kiềm thổ là +1. D. Thông thường số oxi hoá của hydrogen trong hợp chất là +1. Câu 10: Số oxi hoá của phosphorus trong hợp chất P2O5 là A. – 5. B. +5. C. – 3. D. +3. Câu 11: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng oxi hoá – khử là A. HCl + KOH → KCl + H2O. B. H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O. C. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O. D. FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O. Câu 12: Cho phản ứng khử Fe2O3 bằng CO để sản xuất gang và thép như sau: Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 Trong phản ứng này, chất khử là A. Fe2O3. B. CO. C. Fe. D. CO2. Câu 13: Số oxi hoá của nitrogen trong hợp chất NH3 là A. +1. B. -1. C. +3. D. -3. Câu 14: Trong trường hợp nào sau đây, sulfur có số oxi hoá là +4? A. H2S. B. S. C. Na2SO4. D. SO2 Câu 15: Chất bị khử là A. chất nhường electron. B. chất có số oxi hoá tăng lên sau phản ứng. C. chất nhận electron. D. chất có số oxi hoá không thay đổi sau phản ứng. Câu 16: Trong phản ứng hoá học: Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2. Chất oxi hoá là A. Cl2 B. KBr. C. KCl. D. Br2. Câu 17: Phản ứng HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + H2O có hệ số cân bằng của các chất lần lượt là A. 2, 1, 1, 1, 1; B. 2, 1, 1, 1, 2; C. 4, 1, 1, 1, 2; D. 4, 1, 2, 1, 2. Câu 20. Cho phản ứng aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng: A. 5; B. 4; C. 3; D. 6 Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 2,4g kim loại Mg vào dung dịch HNO3loãng, giả sử chỉ thu được V lít khí N2 duy nhất (đkc). Giá trị của V là A. 0,7437 lít. B. 7,437lít. C. 0,4958 lít. D. 4,958 lít. CHƯƠNG 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC Câu 1: Biết phản ứng đốt cháy khí carbon monoxide (CO) như sau: CO(g)+12O2(g) CO2(g) = −852,5 kJ Ở điều kiện chuẩn, nếu đốt cháy 12,395 L khí CO thì nhiệt lượng toả ra là A. – 852,5 kJ. B. – 426,25 kJ. C. 852,5 kJ. D. 426,25 kJ. Câu 2: Cho phương trình nhiệt hoá học sau: N2(g) + O2(g) → 2NO(g) =180,6kJ 2
  3. Nhiệt tạo thành chuẩn của NO(g) là A. +180,6 kJ/ mol. B. –180,6 kJ/ mol. C. +90,3 kJ/mol. D. -90,3 kJ/mol. Câu 3: Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở một điều kiện xác định được gọi là A. biến thiên nhiệt lượng của phản ứng. B. biến thiên enthalpy của phản ứng. C. enthalpy của phản ứng. D. biến thiên năng lượng của phản ứng. Câu 4: Công thức tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng theo năng lượng liên kết là A. B. C. D. Câu 5: Cho phản ứng: 2NaCl(s) → 2Na(s) + Cl2(g). Biết =−411,2 (KJ/mol). Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng này là A. -822,4 kJ. B. +822,4 kJ. C. -411,2 kJ. D. +411,2 kJ. Câu 6: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt? A. Phản ứng đốt cháy than trong không khí. B. Phản ứng tạo gỉ sắt. C. Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể. D. Phản ứng trong lò nung clinker xi măng. Câu 7: Phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol carbon graphite trong khí oxygen dư (ở điều kiện chuẩn) tạo ra 1 mol CO2, nhiệt lượng toả ra là 393,5 kJ. Nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) là A. + 393,5 kJ/ mol. B. –393,5 kJ/ mol. C. +196,75 kJ/ mol. D. –196,75 kJ/ mol. Câu 8: Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền là A. biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với hydrogen. B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với oxygen. C. bằng 0. D. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó. Câu 10: Cho phản ứng sau: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng được tính theo công thức là A. B. C. D. Câu 12: Cho các phản ứng sau: (1) Phản ứng nung vôi: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g). >0 (2) Phản ứng trung hoà: KOH(aq) + HCl(aq) → KCl(aq) + H2O(l).
  4. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. CHƯƠNG 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG Câu 1: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây? A. Tốc độ phản ứng. B. Cân bằng hóa học. C. Phản ứng một chiều. D. Phản ứng thuận nghịch. Câu 2: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng: CaCO3(s) + 2HCl(aq) → CaCl2(aq) + CO2(g) + H2O(l)? A. Pha loãng dung dịch HCl. B. Nghiền nhỏ đá vôi (CaCO3). C. Sử dụng chất xúc tác. D. Tăng nhiệt độ của phản ứng. Câu 3: Hãy cho biết yếu tố nồng độ đã được áp dụng cho quá trình nào sau đây? A. Khi ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại. B. Phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt V2O5. C. Bột nhôm (aluminum) phản ứng với dung dịch HCl nhanh hơn so với dây nhôm. D. Người ta chẻ nhỏ củi để bếp lửa cháy mạnh hơn. Câu 4: Sự thay đổi lượng chất trong khoảng thời gian vô cùng ngắn được gọi là A. tốc độ phản ứng hoá học. B. tốc độ trung bình của phản ứng. C. tốc độ tức thời của phản ứng. D. vận tốc trung bình của phản ứng. Câu 5: Cho phương trình phản ứng tổng quát sau: 2A + B → C. Tốc độ phản ứng tại một thời điểm được tính bằng biểu thức:v=kC2ACB. Hằng số tốc độ k phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nồng độ của chất. B. Nồng độ của chất B. C. Nhiệt độ của phản ứng D. Thời gian xảy ra phản ứng. Câu 6: Cho bột Fe vào dung dịch HCl loãng. Sau đó đun nóng hỗn hợp này. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khí H2 thoát ra nhanh hơn. B. Bột Fe tan nhanh hơn. C. Sau phản ứng lượng muối thu được nhiều hơn. D. Nồng độ HCl giảm nhanh hơn. Câu 11: Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate với xúc tác manganes dioxide. Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau: (1) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác. (2) Nung ở nhiệt độ cao. (3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen. (4) Nghiền nhỏ potassium chlorate. Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 14: Cho phản ứng đơn giản sau (xảy ra trong bình kín): 2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g) Ở nhiệt độ không đổi, nồng độ NO tăng hai lần, nồng độ O2 không đổi thì A. tốc độ phản ứng không thay đổi. B. tốc độ phản ứng tăng 2 lần. C. tốc độ phản ứng tăng 4 lần. D. tốc độ phản ứng giảm 2 lần. Câu 15: Nhận xét nào sau đây là sai? A. Khi nồng độ chất tan trong dung dịch tăng, tốc độ phản ứng tăng. B. Với mọi phản ứng, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng. C. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng. D. Đối với phản ứng có sự tham gia của chất khí, khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng. Câu 16: Yếu tố nào sau đây không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Nồng độ. B. Nhiệt độ. C. Áp suất. D. Khối lượng chất rắn. 4
  5. Câu 18: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 3H2(g) + N2(g) ? 2NH3(g). Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu nồng độ H2 không đổi và nồng độ N2 tăng 2 lần? A. Tăng 2 lần. B. Tăng 4 lần. C. Tăng 8 lần. D. Tăng 6 lần. Câu 20: Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu? A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ D. Áp suất. Câu 22: Chất xúc tác là chất A. làm tăng tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng. B. làm giảm tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng. C. làm giảm tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng. D. làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng. Câu 23: Tốc độ của một phản ứng hóa học lớn nhất khoảng thời điểm nào? A. Bắt đầu phản ứng. B. Khi phản ứng được một nửa lượng chất so với ban đầu. C. Gần cuối phản ứng. D. Không xác định được. CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỐ NHÓM HALOGEN Câu 1: Halogen nào sau đây thể lỏng ở điều kiện thường? A. Fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine. Câu 2: Chlorine vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử trong phản ứng hoá học nào sau đây? A. H2 + Cl2 2HCl. B. HCl + NaOH → NaCl + H2O. C. 2KMnO4 + 16HCl 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O. D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. Câu 3: Thể tích khí Cl2 (ở điều kiện chuẩn) vừa đủ để tác dụng hết với dung dịch KI thu được 2,54 gam I2 là A. 247,9 ml. B. 495,8 ml. C. 371,85 ml. D. 112 ml. Câu 4: Đính một mẩu giấy màu ẩm vào dây kim loại gắn với nút đậy bình tam giác. Sau đó, đưa mẩu giấy vào bình tam giác có chứa khí chlorine. Hiện tượng quan sát được là A. mẩu giấy đậm màu hơn. B. mẩu giấy bị nhạt màu dần đến mất màu. C. không có hiện tượng gì. D. mẩu giấy chuyển màu xanh. Câu 5: Hydrogen halide nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất? A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI. Câu 6: Dung dịch silver nitrate không tác dụng với dung dịch nào sau đây? A. KI. B. NaF. C. HCl. D. NaBr. Câu 8: Hoàn thiện phát biểu sau: “Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ bền liên kết …” Thông tin cần điền vào dấu “…” là A. tăng dần. B. giảm dần. C. không đổi D. tuần hoàn. Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Từ fluorine đến iodine nhiệt độ nóng chảy tăng dần, nhiệt độ sôi giảm dần. B. Fluorine chỉ có số oxi hoá -1 trong hợp chất. C. Hầu hết các muối halide đều dễ tan trong nước. D. HF là acid yếu. Câu 10: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, các nguyên tố halogen thuộc nhóm A. IA. B. IIA. C. VIIA. D. VIIIA. Câu 11: Halogen nào được dùng trong sản xuất nhựa Teflon? A. Chlorine. B. Iodine. C. Fluorine. D. Bromine. Câu 12: Trong phản ứng hóa học sau: SO 2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4. Bromine đóng vai trò A. chất khử. B. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. C. chất oxi hóa. D. không là chất oxi hóa, không là chất khử. 5
  6. Câu 13: Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chứng minh Cl 2 có tính oxi hoá mạnh hơn Br2? A. Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2. B. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. C. Br2 + 2NaOH → NaBr + NaBrO + H2O. D. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2. Câu 14: Phương trình hóa học nào sau đây viết sai? A. Br2 + Cu → CuBr2. B. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O. C. NaBr + AgNO3 → AgBr + NaNO3. D. Cl2 + Fe → FeCl2. Câu 15: Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine, A. khối lượng phân tử và tương tác van der Walls đều tăng. B. tính phi kim giảm và tương tác van der Walls tăng. C. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Walls giảm. D. độ âm điện và tương tác van der Walls tăng giảm. Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá –1, fluorine còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7. B. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước. C. Fluorine có tính oxi hóa mạnh hơn chlorine. D. Dung dịch HF hòa tan được SiO2. Câu 20: Nhỏ vài giọt dung dịch nào sau đây vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa màu vàng nhạt. A. HCl. B. NaBr. C. NaCl. D. HF. Câu 21: Nguyên tố nào sau đây không thuộc nhóm halogen? A. Fluorine. B. Chlorine. C. Chromium. D. Bromine. Câu 22: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các halogen có dạng A. ns2np1. B. ns2np3. C. ns2np5. D. ns2np7. Câu 23: Phương trình hoá học nào sau đây không đúng? A. Fe + Cl2 FeCl2. B. H2 + F2 → 2HF. C. Cl2 + H2O ? HCl + HClO. D. Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2. Câu 25: Trong các đơn chất: F2, Cl2, Br2, I2, chất có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao nhất là A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 26: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không xảy ra? A. KI và Br2. B. AgNO3 và HCl. C. AgNO3 và NaF. D. KI và Cl2. Câu 27: Hydrohalic acid nào sau đây không được bảo quản trong lọ thủy tinh? A. HCl. B. HF. C. HBr. D. HI. PHẦN 2. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Thí sinh trả lời từ Câu 1 đến Câu 17. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cho phản ứng tạo thành Calcium chloride từ đơn chất: Ca + Cl2 CaCl2. a. Trong phản ứng trên thì mỗi nguyên tử Calcium nhường 2e. b. Số oxi hóa của Ca và Cl trước phản ứng lần lượt là +2 và -1. c. Nếu dùng 4 gam Calcium thì số mol electron Chlorine nhận là 0,4 mol. d. Liên kết trong phân tử CaCl2 là liên kết ion. Câu 2: Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng: 2H2(g) + O2(g) 2H2O(l) a. Phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt. b. Nhiệt tạo thành H2O (l) là -285,84 kJ/mol. c. Nhiệt thu vào khi đốt 1 mol khí H2 trong khí O2 dư ở điều kiện chuẩn là 285,84 kJ. d. Nhiệt toả ra khi đốt 6 gam khí H2 trong khí O2 dư ở điều kiện chuẩn là 857,52 kJ. Câu 3: Cho phương trình nhiệt hóa sau: C2H5OH(l) + 3O2(g) 2CO2(g) + 3H2O(g) 6
  7. a. Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt. b. Nhiệt tạo thành của O2 (g) bằng 0. c. Tổng enthalpy tạo thành của các chất tham gia phản ứng trên nhỏ hơn tổng enthalpy của sản phẩm. d. Để đốt cháy 1 mol chất lỏng C2H5OH cần nhiệt lượng là 1234,83 kJ. Câu 4: Biến thiên enthalpy của một phản ứng được biểu diễn theo sơ đồ sau: a. Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt. b. Năng lượng chất tham gia phản ứng lớn hơn năng lượng sản phẩm. c. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ. d. Phản ứng xảy ra có sự hấp thụ nhiệt của môi trường. Câu 5: Cho phương trình nhiệt hóa sau: CH4(g) + H2O(l) CO(g) + 3H2(g) a. Phản ứng trên xảy ra thuận lợi. b. Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt. c. Nhiệt lượng cần để 1 mol CH4 phản ứng hoàn toàn với 1 mol H2O là 250 kJ. d. Tổng enthalpy tạo thành của các chất tham gia phản ứng trên nhỏ hơn tổng enthalpy của sản phẩm. Câu 6: Phản ứng nhiệt phân CaCO3: CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g). Với: ;; a. Tổng enthalpy tạo thành của chất tham gia phản ứng nhỏ hơn tổng enthalpy của sản phẩm. b. Tổng enthalpy tạo thành của chất tham gia phản ứng lớn hơn tổng enthalpy của sản phẩm. c. Nhiệt lượng cần để nhiệt phân 1 mol CaCO3 ở 25oC là 178,3 kJ. d. Phản ứng trên tỏa nhiệt. Câu 7: Khi tăng nhiệt độ của một hệ phản ứng sẽ dẫn đến sự va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất phản ứng. a. Tính chất của sự va chạm đó là thoạt đầu tăng, sau đó giảm dần. b. Tính chất của sự va chạm đó là chỉ có giảm dần. c. Tính chất của sự va chạm đó là thoạt đầu giảm, sau đó tăng dần. d. Tính chất của sự va chạm đó là chỉ có tăng dần. Câu 8: Cho phản ứng: 2KClO3 (s) 2KCl (s)+ 3O2 (g). a. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên là nhiệt độ. b. Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên là chất xúc tác. c. Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên là áp suất. d. Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên là kích thước các tinh thể KClO3. Câu 9: Thực hiện phản ứng: 2ICl + H2 I2 + 2HCl. Nồng độ đầu của ICl và H2 được lấy đúng theo tỉ lệ hợp thức. Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ các chất tham gia và chất tạo thành trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ thị sau: a. Đường (a) nồng độ HCl thay đổi theo thời gian: nồng độ tăng dần lượng tăng gấp đôi I2. b. Trong quá trình phản ứng nồng độ ICl và H2 tăng dần còn nồng độ I2 và HCl giảm dần. c. Đường (b) nồng độ I2 thay đổi theo thời gian: nồng độ tăng dần. 7
  8. d. Đường (c) nồng độ ICl thay đổi theo thời gian: nồng độ giảm dần, lượng giảm gấp đôi H2. Câu 10: Hai chất MnO2 và Fe2O3 đều có khả năng xúc tác cho phản ứng phân hủy H 2O2. Đo nồng độ H2O2 theo thời gian, thu được đồ thị sau: a. Khi dùng xúc tác MnO2 và Fe2O3 đều làm tăng tốc độ phản ứng. b. Trong quá trình phản ứng nồng độ của H2O2 giảm dần. c. Xúc tác MnO2 có hiệu quả cao hơn vì đồ thị nồng độ H 2O2 theo thời gian khi có mặt MnO 2 dốc hơn khi có Fe2O3. d. Sau phản ứng khối lượng MnO2 và Fe2O3 giảm dần. Câu 11: Nhóm halogen trong bảng tuần hoàn có chứa các nguyên tố phi kim điển hình. Các nguyên tố halogen phổ biến gồm: F (Z = 9), C1 (Z = 17), Br (Z = 35) và I (Z = 53). a. Nhóm halogen thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. b. Trong tự nhiên, halogen tồn tại ở dạng hợp chất và đơn chất. c. Ion chloride có nhiều trog nước biển, muối mỏ dưới dạng hợp chất NaCl. d. Các ion bromide, iodide cũng được tìm thấy trong nước biển và các mỏ muối. Câu 12: Halogen có nhiều ứng dụng trong đời sống a. Chlorine được dùng để làm chất tẩy trắng và khử trùng nước. b. Silver bromide (AgBr) là chất nhạy cảm với ánh sáng,dùng để tráng phim ảnh. c. Iodine là nguyên tố đa lượng cần thiết cho dinh dưỡng của con người. Thiếu iodine có thể gây bệnh bướu cổ, thiểu năng trí tuệ. d. Trong y học, dung dịch chlorine loãng trong ethanol được dùng làm thuốc sát trùng. Câu 13: Cho bảng số liệu về tính chất vật lí của các đơn chất halogen như sau: Nhiệt độ nóng Nhiệt độ sôi Thể ở điều Đơn chất (X2) Màu sắc chảy (°C) (°C) kiện thường Fluorine (F2) -220 -188 Khí Lục nhạt Chlorine (Cl2) -102 -34 Khí Vàng lục Bromine(Br2) -7 59 Lỏng Nâu đỏ Iodine (I2) 114 185 Rắn Tím đen a. Từ fluorine đến iodine nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tăng dần do tăng lực tương tác van der waals. b. Màu sắc của fluorine đến iodine nhạt dần. c. Fluoride là halogen duy nhất tồn tại ở thể khí có màu lục nhạt. d. Phân tử halogen được tạo nên từ hai nguyên tử. Câu 14: Javel là chất oxi hóa mạnh nên nó có khả năng phân hủy phân tử hữu cơ hiệu quả, tất cả các loại vi trùng nguy hại và chất có mùi khó ngửi như ure, ammonia. Chính vì vậy, javel thường được dùng trong việc tẩy quần áo, vệ sinh nhà cửa, sát trùng vết thương, đồ đạc hay khử trùng hồ bơi, bồn cầu... Trong công nghiệp, nước javel được sản xuất bằng cách điện phân dung dịch sodium chloride (NaCl 15-20%) trong thùng điện phân không có màng ngăn. Phản ứng tạo nước javel: Cl2 +2NaOHNaCl + NaClO + H2O a. NaClO là chất giúp Javel có tính oxi hóa. b. Số oxi hóa của Cl trong NaClO là -1 c. Ứng dụng của nước Javel dùng để tẩy rửa, khử trùng,… d. Trong phản ứng trên Cl2 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. 8
  9. Câu 15: Khi tan vào nước, một phần Cl2 tác dụng với nước tạo thành HCl và HClO. HClO có tính oxi hóa mạnh nên nước chlorine có khả năng diệt khuẩn, tẩy màu và được ứng dụng trong khử trùng nước sinh hoạt. a. Số oxi hóa của Cl trong Cl2, HCl, HClO lần lượt là 0, +1, +3. b. Trong phản ứng của Cl2 với H2O, Cl2 đóng vai trò là chất oxi hóa, H2O đóng vai trò là chất khử. c. Phản ứng giữa Cl2 và H2O là phản ứng thuận nghịch. d. Nếu nồng độ chlorine trong nước quá cao có thể gây ngộ độc nếu sử dụng trong thời gian dài. Câu 16: Trong thí nghiệm ở hình dưới đây, người ta dẫn khí chlorine ẩm vào bình A có đặt một miếng giấy quì tím khô. a. Khi đóng khóa K thì giấy quỳ tím không bị nhạt màu. b. Khi mở khóa K thì giấy quỳ tím bị nhạt màu. c. Vai trò của dung dịch NaOH ở bông tẩm trên miệng bình là hấp thụ khí Cl 2, ngăn khí Cl2 khi đầy thoát ra ngoài. d. Thí nghiệm trên chứng minh tính tẩy màu của khí Cl2 ẩm. Câu 17: Để điều chế khí chlorine (Cl 2) trong phòng thí nghiệm, người ta thường cho potassium permanganate (KMnO4)tác dụng với hydrogen chloride (HCl): aKMnO4 +bHClcKCl + dMnCl2 + eCl2 + fH2O (Với a, b, c, d, e, f là các số nguyên tối giản.) a. Chất Oxi hóa là KMnO4. b. HCl vừa là chất khử vừa là môi trường. c. Hệ số cân bằng tối giản của HCl là 16. d. Tổng hệ số các chất trong phương trình là 36. PHẦN III. TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU CÂU TRẢ LỜI NGẮN Câu 1: Cho phản ứng aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO2 + eH2O. Có bao nhiêu phân tử HNO3 đóng vai trò chất khử nếu có 6 phân tử HNO3 phản ứng Câu 2: Cho các chất sau: CaCO3(s), C(s), H2(g), O2(g), HCl(g), Na2O(s), CO2(g), Cl2(g), N2(g). Có bao nhiêu chất có ? Câu 3: Cho enthalpy tạo thành chuẩn của các chất tương ứng trong phương trình. Chất N2O4 (g) NO2 (g) (kJ/mol) 9,16 33,20 Tính biến thiên enthalpy (kJ)của phản ứng sau: (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất) 2NO (g) N2O4(g) Câu 4: Nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 1 gam một mẫu than là 23,0 kJ. Giả thiết rằng toàn bộ lượng nhiệt của quá trình đốt cháy than tỏa ra đều để làm nóng nước, không có sự thất thoát nhiệt, hãy tính lượng than cần phải đốt để làm nóng 500 gam nước từ 20 oC tới 90oC. Biết để làm nóng 1 mol nước thêm 1oC cần một lượng nhiệt là 75,4 J. Câu 5: Điều chế NH3 từ N2(g) và H2(g) làm nguồn chất tải nhiệt, nguồn để điều chế nitric acid và sản xuất phân urea. Biết khi sử dụng 7 g khí N 2 sinh ra 22,95 kJ nhiệt. Phương trình nhiệt hóa học của phản ứng được biểu diễn như sau: 3H2(g) + N2(g) 2NH3(g) Giá trị của a là bao nhiêu? 9
  10. Câu 6: Một người thợ xây trong buổi sáng kéo được 500kg vật liệu xây dựng lên tầng cao 15m. Để bù vào năng lượng đã tiêu hao, người đó cần uống cốc nước hoàn tan m gam glucose. Biết nhiệt tạo thành của glucose (C6H12O6), CO2 và H2O lần lượt là -1271; -393,5 và -285,8 kJ/mol. Giá trị của m là C6H12O6(l) + 6O2(g) → 6CO2(g) + 6H2O(l) = 6. (CO2) + 6. (H2O) - (C6H12O6) – 6(O2)= 6.(-393,5) + 6.(-285,8) - (-1271) – 6.0 = -2804,8 (kJ) Năng lượng người thợ tiêu hao = 500.9,8.15 = 735000 (J) = 73,5 (kJ) Khối lượng glucose cần nạp= 73,5.180/2804,8=4,7 Câu 7: Khí gas chứa chủ yếu các thành phần chính: Propane (C3H8), butane (C4H10) và một số thành phần khác. Để tạo mùi cho gas nhà sản xuất đã pha trộn thêm chất tạo mùi đặc trưng như methanethiol (CH3SH), có mùi giống tỏi, hành tây. Thành phần khí gas, tỉ lệ hòa trộn phổ biến của propane : butane theo thứ tự 30 : 70 đến 50 : 50. Cho phương trình nhiệt hóa học sau C3H8(g) + 5O2(g) 3CO2(g) + 4H2O(g) = -2220 kJ C4H10(g) + O2(g) 4CO2(g) + 5H2O(g) = -2874 kJ Giả sử một hộ gia đình cần 6 000kJ nhiệt mỗi ngày, sau bao nhiêu ngày sẽ sử dụng hết 1 bình gas (với tỉ lệ trộn propane : butane theo thứ tự 30 : 70, hiệu suất hấp thụ nhiệt 60%). Câu 8: Xác định nhiệt đốt cháy tiêu chuẩn ở 25oC của khí methane theo phản ứng: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O. Nếu biết hiệu ứng nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của các chất CH4, CO2 và H2O lần lượt bằng: -74,85; -393,51; -285,84 (kJ/mol) (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai). Câu 9: Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên. Xét phản ứng đốt cháy methane: CH4(g) + 2O2(g) CO2(g) + 2H2O(l) = –890,3 kJ Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) tương ứng là –393,5 và –285,8 kJ/mol. Tính nhiệt tạo thành chuẩn của khí methane. Câu 10: Xăng sinh học E10 là nhiên liệu hỗn hợp giữa (10% ethanol và 90% octane) về khối lượng, còn có tên là gasohol. Hiện nay có khoảng 40 nước trên thế giới đang sử dụng nhiên liệu này trong các động cơ đốt trong của xe hơi và phương tiện giao thông tải trọng nhẹ. Biết rằng nhiệt lượng cháy của nhiên liệu đo ở điều kiện tiêu chuẩn (25 oC, 100 kPa) được đưa trong bảng dưới đây: Nhiên liệu Công thức Trạng thái Nhiệt lượng cháy (kJ.g-1) Ethanol C2H5OH Lỏng 29,6 Octane C8H18 Lỏng 47,9 Để sản sinh năng lượng khoảng 2396 MJ thì cần đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu tấn xăng E10 ở điều kiện tiêu chuẩn? Câu 11: Cho phản ứng: A(g) + 2B(g) C(g) + D(g). Khi tăng nồng độ chất B thêm 3 lần và giữ nguyên nồng độ chất A thì tốc độ phản ứng tăng bao nhiêu lần? Câu 12: Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 mL dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 0,0015 mol khí O2. Tính tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H 2O2) trong 60 giây là a.10-4 M/s. Tính giá trị a? Câu 13: Để trung hoà hoàn toàn 50 mL dung dịch KOH nồng độ 1,0 mol/L bằng 50,0 mL dung dịch H2SO4 0,5 mol/L cần 0,75 giây. Tốc độ trung bình của phản ứng: 2KOH + H2SO4 K2SO4 + 2H2O tính theo KOH là a mol.L- 1 .giây-1. 10
  11. Xác định giá trị của a. Câu 14: Xét phản ứng phân hủy N2O5 trong dung môi CCl4 ở 45 0C: N2O5 N2O4 + ½ O2 Ban đầu nồng độ của N2O5 là 2,33M, sau 184 giây nồng độ của N2O5 là 2,08M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng tính theo N2O5 là a.10-3 mol/(L.s). Xác định a Câu 15: NOCl là chất khí độc, sinh ra do sự phân hủy nước cường toan (hỗn hợp HNO 3 và HCl có tỉ lệ 1:3) NOCl có tính oxi hóa mạnh, ở nhiệt độ cao bị phân hủy theo phản ứng 2NOCl 2NO + Cl2. Tốc độ phản ứng ở 700C là 2.10-7 mol/(L.s) và ở 800C là 4,5.10-7 mol/ (L.s). Tính hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng. Câu 16: Ở vùng đồng bằng (độ cao gần mực nước biển), nước sôi ở 100°C. Trên đỉnh núi Fansipan (cao 3200 m so với mực nước biển), nước sôi ở 90°C. Khi luộc chín một miếng thịt trong nước sôi, ở vùng đồng bằng mất 3,2 phút, trong khi đó trên đỉnh Fansipan mất 3,8 phút. Nếu luộc miếng thịt trên đính núi cao hơn, tại đó nước sôi ở 80°C thì mất bao lâu để luộc chín miếng thịt? Câu 17: Khi để ở nhiệt độ 300C, một quả táo bị hư sau 3 ngày. Khi được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 00C quả táo đó bị hư sau 24 ngày.Nếu bảo quản ở 200C, quả táo sẽ bị hư sau bao nhiêu ngày? Câu 18: Ở nhiệt độ 1000C, phản ứng thứ nhất có tốc độ gấp đôi tốc độ của phản ứng thứ hai. Hệ số nhiệt độ của phản ứng thứ nhất là 2, của phản ứng thứ 2 là 4. Hỏi ở nhiệt độ nào thì hai phản ứng trên có tốc độ bằng nhau? Câu 19: Thực hiện phản ứng sau: CaCO 3 + 2HCl CaCl2 + CO2 ↑ + H2O. Theo dõi thể tích CO2 thoát ra theo thời gian, thu được đồ thị như sau (thể tích khí được đo ở áp suất khí quyển và nhiệt độ phòng). Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ thời điểm đầu đến 75 giây là bao nhiêu mL/s? Câu 20: Khi hòa tan hoàn toàn Fe3O4 vào dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch X. Trong dung dịch X chứa bao nhiêu muối? Câu 21: Cho các chất sau: Fe2O3, Fe3O4, FeO, FeS, Fe(OH)2, Fe, Fe(OH)3. Số chất tác dụng với dung dịch hydrochloric acid chỉ sinh ra FeCl2? Câu 22: Hàm lượng iodide cần thiết cho một người trưởng thành lên đến 110g/ngày, nếu thành phần của muối là NaCl và KI, thì khối lượng KI được ăn mỗi ngày là bao nhiêu g? Câu 23: Hàng năm thế giới cần tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn Cl2. Nếu dùng muối ăn để điều chế Cl2 thì cần bao nhiêu triệu tấn muối (Giả thiết hiệu suất phản ứng đạt 100%, phần thập phân làm tròn đến 2 chữ số)? Câu 24: Ở nồng độ cao, chloramine B có tác dụng diệt nấm mốc, vi khuẩn, virus gây bệnh cho người. Chloramine B có dạng viên nén (mỗi viên có khối lượng 0,3 - 2,0 gam) được dùng phổ biến, vì tiện dụng khi pha chế và bảo quản. Nồng độ chloramine B khi hoà tan vào nước đạt 0,001% có tác dụng sát khuẩn dùng trong xử lí nước sinh hoạt. Cần dùng bao nhiêu viên nén chloramine B 25% (loại viên 1 gam ) để xử lí bình chứa 200 lít nước? Câu 25: Bromine là nguyên liệu điều chế các hợp chất chứa bromide trong y dược, nhiếp ảnh, chất nhuộm, chất chống nổ cho động cơ đốt trong, thuốc trừ sâu,… Để sản xuất bromine từ nguồn nước biển có hàm lượng 82,4 gam NaBr/m 3 nước biển người ta dùng phương pháp thổi khí chlorine vào nước biển. Lượng khí chlorine cần dùng phải nhiều hơn 10% so với lí thuyết. Cần bao nhiêu gam khí chlorine để điều chế bromine có trong 120 m3 nước biển? Câu 26: Theo qui định nồng độ cho phép của bromine trong không khí là 2.10 -5 g/L. Trong một phân xưởng sản xuất bromine, người ta đo được nồng độ của bromine là 1.10-4 g/L. Tính khối lượng dung dịch (theo kg) ammonia 20% phun khắp xưởng đó (có kích thước 11
  12. 100m.200m.6m) để khử độc hoàn toàn lượng bromine trong không khí. Biết rằng NH 3 + Br2 N2 + NH4Br. Các chất khí đo ở điều kiện chuẩn. Câu 27: Trong chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất chú trọng thành phần sodium chloride (NaCl) trong thực phẩm. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng muối cần thiết trong 1 ngày đối với trẻ sơ sinh là 0,3 g, với trẻ dưới 1 tuổi là 1,5 g, dưới 2 tuổi là 2,3 g. Nếu trẻ ăn thừa muối sẽ ảnh hưởng đến hệ bài tiết, thận, tăng nguy cơ còi xương,... Trẻ ăn thừa muối có xu hướng ăn mặn hơn bình thường và là một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp, suy thận, ung thư khi trưởng thành. Tính lượng Ion chloride theo mg trong NaCl cho cơ thể mỗi ngày cho nhóm trẻ sơ sinh. Câu 28: Theo tính toán của các nhà khoa học, để phòng bệnh bướu cổ và một số bệnh khác, mỗi người cần bổ sung 1,5.10-4 g nguyên tố iodine mỗi ngày. Nếu lượng iodine đó chỉ được bổ sung từ muối iodine (có 25 g KI trong một tấn muối) thì mỗi người cần bao nhiêu gam muối ăn mỗi ngày? 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2