
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Linh Trung
lượt xem 1
download

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Linh Trung" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Linh Trung
- THPT LINH TRUNG TỔ: HÓA HỌC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – HÓA HỌC 10 TỰ NHIÊN – NĂM HỌC 2024- 2025 PHẦN A: TRẮC NGHIỆM I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC Câu 1. Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về phản ứng tỏa nhiệt? A. Phản ứng tỏa nhiệt có giá trị biến thiên enthalpy nhỏ hơn 0. B. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó có sự hấp thu nhiệt năng từ môi trường. C. Phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra thuận lợi hơn về mặt năng lượng so với phản ứng thu nhiệt. D. Phản ứng tỏa nhiệt: năng lượng của hệ chất phản ứng cao hơn năng lượng của hệ sản phẩm. Câu 2. Trong phản ứng tỏa nhiệt, biến thiên enthalpy chuẩn nhận giá trị…… A. dương. B. âm. C. có thể âm có thể dương. D. không xác định được. Câu 3. r H298 là kí hiệu chung cho ...................của một phản ứng hóa học. o A. Nhiệt tạo thành chuẩn. B. Năng lượng tỏa ra C. Năng lượng thu vào D. Biến thiên enthalpy chuẩn. Câu 4. Một phản ứng có r H298 = -890,3 kJ. Đây là phản ứng o A. Thu nhiệt. B. Tỏa nhiệt. C. Phân hủy. D. Trao đổi. Câu 5. Tiến hành hòa tan zinc oxide vào dung dịch hydrochloric acid như hình vẽ. Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ của phản ứng tăng. B. Đây là phản ứng tỏa nhiệt. C. Biến thiên enthalpy của phản ứng có giá trị âm. D. Năng lượng của các chất phản ứng thấp hơn năng lượng của các chất sản phẩm. Câu 6. Giản đồ biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa magnesium và hydrochloric acid được biểu diễn theo hình. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về phản ứng? A. Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. B. Các sản phẩm có mức năng lượng thấp hơn mức năng lượng của các chất phản ứng. C. Đây là phản ứng thu nhiệt. D. Nhiệt độ tăng lên trong quá trình phản ứng. Câu 7. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Quá trình đốt cháy ethanol, đốt cháy nhiên liệu là quá trình tỏa nhiệt. B. Tất cả các phản ứng hóa học đều là phản ứng tỏa nhiệt. C. Trong phản ứng tỏa nhiệt, enthalpy tạo thành của sản phẩm có giá trị lớn hơn của các chất phản ứng. D. Phản ứng tỏa nhiệt làm nhiệt độ của môi trường xung quanh tăng lên Câu 8. Sự thay đổi nhiệt độ trong phản ứng của calcium oxide với nước được minh họa trong hình a- trước phản ứng và b- sau phản ứng. Phản ứng đó là A. phản ứng thu nhiệt. B. phản ứng phân hủy. C. phản ứng tỏa nhiệt. D. phản ứng hóa hợp. Câu 9. Quá trình nào dưới đây không giải phóng nhiệt? A. Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. B. Nung đá vôi để thu được vôi sống. C. Phản ứng cháy của acetylene với oxygen. D. Phản ứng hydrogen với oxygen. Câu 10. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng: N2(g) + O2(g) → 2NO(l) r H298 = +179,20kJ. 0 Phản ứng đã cho là phản ứng A. không có sự thay đổi năng lượng. B. có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường. C. tỏa nhiệt. D. thu nhiệt. Câu 11. Giản đồ hình. thể hiện sự biến thiên enthalpy trong một phản ứng hóa học. Cho các phản ứng sau: to to 1. CH4 + 2O2 ⎯⎯ CO2 + 2H2O 2. 2H2 + O2 ⎯⎯ 2H2O → → o 3. C + O2 ⎯⎯ CO2 Phản ứng nào phù hợp với giản đồ hình trên. → t 1
- THPT LINH TRUNG TỔ: HÓA HỌC A. Phản ứng 1 và 2. B. Phản ứng 2 và 3. C. Phản ứng 1, 2 và 3. D. Không phản ứng nào. Câu 12. Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng được biểu thị tại hình. Kết luận nào sau đây là đúng với sơ đồ hình. A. Phản ứng trong hình là phản ứng tỏa nhiệt. B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng chất sản phẩm. C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol. D. Phản ứng trong hình là phản ứng thu nhiệt. Câu 13. Cho một ít bột copper (II) sulfate khan màu trắng vào cốc nước và khuấy đều. Dấu hiệu nào dưới đây có thể cho biết đây là một quá trình tỏa nhiệt? A. Một dung dịch màu xanh lam được tạo thành. B. Khi sờ tay vào cốc cảm giác mát hơn so với cốc trước khi hòa tan copper (II) sulfate. C. Khi sờ tay vào cốc cảm giác ấm hơn so với cốc trước khi hòa tan copper (II) sulfate. D. Bột copper (II) sulfate tan được trong nước. Câu 14. Cho các phát biểu sau về phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt. 1.Trong một phản ứng tỏa nhiệt, năng lượng giải phóng dưới dạng nhiệt. 2.Biến thiên enthalpy của phản ứng thu nhiệt luôn có giá trị âm 3.Đốt methane trong không khí là một phản ứng tỏa nhiệt. Các phát biểu đúng là: A. 1, 2 và 3. B. Chỉ 1 và 2. C. Chỉ 1 và 3. D. Chỉ 2 và 3. Câu 15. Quá trình chuyển hóa giữa hai dạng đơn chất của phosphorus (P): P (s, đỏ) ⎯⎯ P (s, trắng) r H 298 =17, 6 kJ , → o Điều này chứng tỏ quá trình đó là: A. thu nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng. B. thu nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ. C. tỏa nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng. D. tỏa nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ. Câu 16. Phản ứng đốt cháy than xảy ra như sau: C(s) + O2(g)→ CO2(g). Enthalpy tạo thành của CO2 là -53,61 kJ mol-1. Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng khi tạo thành một mol CO2 có giá trị A. -53,61. B. +353,61. C. -707,22. D. +707,22. Câu 17. Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng sau: ZnSO4(s) → ZnO(s) + SO3(g) r Ho = +235,21 kJ 298 (1) 3H2(g) + N2(g) → 2NH3(g) r Ho = -91,8 kJ 298 (2) 2H2S(g) + SO2(g)→ 2H2O(g) + 3S(s) r Ho = -237 kJ 298 (3) H2O(g) →H2 + 1/2O2(g) r Ho = +241,8 kJ 298 (4) Cặp phản ứng thu nhiệt là: A. (1) và (4). B. (1) và (2). C. (1) và (4). D. (2) và (3). Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng với phản ứng: 2Fe + 3CO2 → Fe2O3 + 3CO r H298 = +26,6 kJ o A. Có 26,6 kJ nhiệt được giải phóng khi một mol Fe tham gia phản ứng. B. Có 26,6 kJ nhiệt được hấp thụ khi một mol Fe tham gia phản ứng. C. Có 13,3 kJ nhiệt được giải phóng khi một mol Fe tham gia phản ứng. D. Có 13,3kJ nhiệt được hấp thụ khi một mol Fe tham gia phản ứng. Câu 19. Hydrogen peroxide, H2O2 được sử dụng để cung cấp lực đẩy cho tên lửa do dễ dàng bị phân hủy theo phương trình: 2H2O2(l)→ 2H2O(g) + O2(g). Lượng nhiệt được tạo ra khi phân hủy chính xác 1 mol H2O2 ở điều kiện chuẩn là (biết enthalpy tạo thành chuẩn của H2O(g) = −241,8 kJ mol-1; H2O2(l) = −187,8 kJ mol-1). A. -108 kJ. B. –54 kJ. C. +54 kJ. D. +108 kJ. Câu 20. Biến thiên enthalpy chuẩn của quá trình hóa hơi: H2O(l) → H2O(g) có giá trị r H298 = +44 kJ mol-1. o Biến thiên enthalpy khi làm bay hơi 3 mol nước là: A. +132 kJ. B. +44 kJ. C. -132 kJ. D. -44 kJ. CHỦ ĐỀ 06: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC Câu 1. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hóa học, người ta dùng đại lượng…. A. Nhiệt độ. B. Tốc độ phản ứng. C. Áp suất. D. Thể tích khí. Câu 2. Nhận định nào dưới đây là đúng? A. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng nói chung tăng. B. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng nói chung giảm. C. Khi nhiệt độ giảm thì tốc độ phản ứng nói chung tăng. 2
- THPT LINH TRUNG TỔ: HÓA HỌC D. Sự thay đổi nhiệt độ luôn làm tốc độ phản ứng tăng. Câu 3. Tốc độ phản ứng là: A. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. C. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. D. Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. Câu 4. Thực nghiệm cho biết tốc độ phản ứng A + B → 2AB được tính theo biểu thức: v = k.CA.CB ; Với C là nồng độ chất Trong các điều khẳng định dưới đây, khẳng định nào phù hợp với biểu thức trên? A. Tốc độ phản ứng hoá học được đo bằng sự biến đổi nồng độ các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích số nồng độ các chất phản ứng. C. Tốc độ phản ứng giảm theo tiến trình phản ứng. D. Tốc độ phản ứng tăng lên khi có mặt chất xúc tác. Câu 5. Tốc độ phản ứng tại một thời điểm của phản ứng đơn giản: 2A + B → C được tính bằng biểu thức: v = k.C 2 .C B A . Hằng số tốc độ k phụ thuộc vào A. Nồng độ của chất tham gia B. Nồng độ của chất sản phẩm. C. Nhiệt độ của phản ứng. D. Thời gian xảy ra phản ứng. Câu 6. Khi tăng nhiệt độ thêm 10 oC thì tốc độ của một phản ứng tăng 2 lần. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng đó là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 10. Câu 7. Ở 50 oC, tốc độ của một phản ứng là 𝜈 1; ở 60 oC, tốc độ của phản ứng đó là 𝜈 2. Biết 𝜈 2=3𝜈 1, hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng trên là: A. 10. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 8. Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì nhận định nào dưới đây đúng? A. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng giảm. B. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng tăng. C. Khi áp suất giảm thì tốc độ phản ứng tăng. D. Áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Câu 9. Chất làm tăng tốc độ phản ứng hoá học mà không bị biến đổi chất được gọi là A. Chất xúc tác. B. Chất trung gian. C. Chất sản phẩm. D. Chất tham gia. Câu 10. Nhận định nào dưới đây là đúng? A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng nói chung tăng. B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng nói chung tăng. C. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng nói chung giảm. D. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng. Câu 11. Cho các đồ thị biễu diễn nồng độ các chất phản ứng theo thời gian. Trong cùng thời gian, xác định đồ thị biểu diễn cho thấy tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất. A. B. C. D. Câu 12. Thực hiện phản ứng sau trong bình kín: H2 (g) + Br2 (g) → 2HBr (g) thu được số liệu như sau: Thời gian (phút) Nồng độ Br2 (M) t1 = 0 0,072 t2 = 2 0,048 Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là A. 8.10-4 molL-1s-1 B. 2.10-4 molL-1s-1 C. 6.10-4 molL-1s-1 D. 4.10-4 molL-1s-1 Câu 13. Cho phản ứng đơn giản thực hiện trong bình khí có piston: A(g) + 2B(g) → C(g) + D(g). Khi nén piston làm tăng áp suất chung hỗn hợp đầu lên 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng lên A. 9 lần. B. 8 lần. C. 4 lần. D. 6 lần. 3
- THPT LINH TRUNG TỔ: HÓA HỌC Câu 14. Khi tăng thêm 10 ℃, tốc độ một phản ứng hoá học tăng lên 2 lần. Tốc độ phản ứng sẽ thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ của phản ứng đó từ 25 ℃ lên 55 ℃? A. 30 lần. B. 10 lần. C. 16 lần. D. 8 lần. Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn do dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này. B. Trong quá trình sản xuất rượu (ethanol) từ gạo người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem ủ vì men là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu. C. Một chất xúc tác có thể xúc tác cho tất cả các phản ứng. D. Có thể dùng chất xúc tác để làm giảm tốc độ của phản ứng. Câu 16. Yếu tố nào sau đây luôn luôn không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng 1 chiều? A. Chất xúc tác. B. Nồng độ các chất phản ứng. C. Nồng độ các sản phẩm. D. Nhiệt độ Câu 17. Sự thay đổi nào dưới đây không làm tăng tốc độ phản ứng xảy ra giữa dây magnesium và dung dịch hydrochloric acid? A. Cuộn dải magnesium thành một quả bóng nhỏ. B. Nghiền mảnh magnesium thành bột. C. Tăng nồng độ của hydrochloric acid. D. Tăng nhiệt độ của dung dịch hydrochloric acid. Câu 18. Người ta đã vận dụng yếu tố (gạch chân) nào dưới đây để làm tăng tốc độ phản ứng khi: Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu? A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ. D. Áp suất. Câu 19. Có hai cốc chứa dung dịch Na2S2O3, trong đó cốc X có nồng độ lớn hơn cốc Y. Thêm nhanh cùng một lượng dung dịch H2SO4 cùng nồng độ vào hai cốc. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên là A. Cốc X xuất hiện kết tủa, cốc Y không thấy kết tủa. B. Cốc X xuất hiện kết tủa nhanh hơn cốc Y C. Cốc X xuất hiện kết tủa chậm hơn cốc Y. D. Cốc X và cốc Y xuất hiện kết tủa với tốc độ như nhau. Câu 20. Khi cho cùng một lượng magnesium vào cốc đựng dung dịch acid HCl, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng magnesium ở dạng A. Viên nhỏ. B. Bột mịn, khuấy đều. C. Lá mỏng. D. Thỏi lớn. Câu 21. Khi đốt cháy ethylene, ngọn lửa có nhiệt độ cao nhất khi ethylene A. Cháy trong không khí. B. Cháy trong oxygen nguyên chất. C. Cháy trong hỗn hợp khí oxygen và nitrogen. D. Cháy trong hỗn hợp khí oxygen và khí carbonic. Câu 22. Phản ứng phân huỷ hydrogen peroxide có xúc tác được biểu diễn: 2 H2O2 ⎯⎯⎯⎯ 2H2O + O2 → MnO2 ,to Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là A. Nồng độ H2O2. B. Nồng độ của H2O. C. Nhiệt độ. D. Chất xúc tác MnO2. Câu 23. Cho 5 gam zinc viên vào cốc đựng 50 mL dung dịch H2SO4 4 M ở nhiệt độ thường (25 ℃). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi? A. Thay 5 gam zinc viên bằng 5 gam zinc bột. B. Thay dung dịch H2SO4 4 M bằng dung dịch H2SO4 2 M. C. Thực hiện phản ứng ở 50 ℃. D. Dùng dung dịch H2SO4 4 M gấp đôi. Câu 24. Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí oxygen từ muối potassium chlorate (KClO3). Người ta sử dụng cách nào sau đây là tối ưu nhất nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng? A. Nung potassium chlorate ở nhiệt độ cao. B. Nung hỗn hợp potassium chlorate và xúc tác manganese dioxide ở nhiệt độ cao. C. Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen. D. Dùng phương pháp dời không khí để thu khí oxygen. Câu 25. Trường hợp nào sau đây có yếu tố làm giảm tốc độ phản ứng? A. Đưa sulfur đang cháy ngoài không khí vào bình chứa oxygen. B. Quạt bếp than đang cháy. C. Thay hạt aluminum bằng bột aluminum để cho tác dụng với dung dịch HCl. D. Dùng dung dịch loãng các chất tham gia phản ứng. Câu 26. Cho 2 mẫu BaSO3 có khối lượng bằng nhau và 2 cốc chứa 50mL dung dịch HCl 0,1 M như hình sau. Hỏi ở cốc nào mẫu BaSO3 tan nhanh hơn? dung dịch BaSO3 HCl 0,1M BaSO3 dạng khối dạng bột ...... ...... ...... ...... .......... ...... ...... ...... Cốc 1 Cốc 2 A. Cốc 1 tan nhanh hơn. B. Cốc 2 tan nhanh hơn. 4
- THPT LINH TRUNG TỔ: HÓA HỌC C. Tốc độ tan ở 2 cốc như nhau. D. BaSO3 tan nhanh nên không quan sát được. Câu 27. Thí nghiệm nghiên cứu tốc độ phản ứng zinc với dung dịch hydrochloric acid của hai nhóm học sinh được mô tả bằng hình.Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do : A. Nhóm thứ hai dùng acid nhiều hơn B. Diện tích bề mặt zinc bột lớn hơn zinc miếng. C. Nồng độ zinc bột lớn hơn. D. Áp suất tiến hành thí nghiệm nhóm thứ hai cao hơn nhóm thứ nhất. Câu 28. Nhiệt độ của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi theo phản ứng: CaCO3(s) →CaO(s) + CO2(g). Biện pháp kỹ thuật nào sau đây không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi? A. Đập nhỏ đá vôi với kích thước khoảng 10 cm. B. Tăng nhiệt độ phản ứng lên khoảng 900 ℃. C. Tăng nồng độ khí CO2. D. Thổi không khí nén vào lò nung vôi Câu 29. Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm nghiên cứu tốc độ phản ứng zinc với dung dịch hydrochloric acid – Nhóm thứ nhất: Cân 1 gam zinc miếng và thả vào cốc đựng 200 mL dung dịch acid HCl 2M. – Nhóm thứ hai: Cân 1 gam zinc bột và thả vào cốc đựng 300 mL dung dịch acid HCl 2M Kết quả trong cùng 1 thời gian, cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do A. Nhóm thứ hai dùng acid nhiều hơn. B. Diện tích bề mặt zinc bột lớn hơn zinc miếng. C. Nồng độ zinc bột lớn hơn. D. Cả ba nguyên nhân đều sai. CHỦ ĐỀ 7: NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA (NHÓM HALOGEN Câu 1. Các nguyên tố nhóm VIIA gồm A. fluorine, chlorine, bromine, iodine và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine B. sulfur, chlorine, bromine, indium và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine C. fluorine, chlorine, boron, iodine và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine D. fluorine, calcium, boron, iodine và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine Câu 2. Trong tự nhiên, nguyên tố Cl có tồn tại trong A. quặng fluorite B. quặng cryolite C. quặng fluorapatite D. khoáng vật carnallite Câu 3. Trong tự nhiên, các halogen A. chủ yếu tồn tại ở dạng đơn chất. B. chủ yếu tồn tại ở dạng muối Chlorate. C. chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất. D. tồn tại ở cả dạng đơn chất và trong không khí. Câu 4. Ở điều kiện thường, halogen tồn tại ở thể lỏng là A. Chlorine B. Fluorine C. Bromine D. Iodine Câu 5. Nhận xét nào sau đây về nhóm halogen là không đúng: A. Tác dụng với nhiều kim loại tạo muối halide. B. Tác dụng với hydrogen tạo khí hydrogen halide. C. Có đơn chất ở dạng X2. D. Tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất. Câu 6. Khoáng vật sylvinite có công thức A. KCl.MgCl2.6H2O. B. NaCl.KCl. C. CaF2. D. Na3AlF6. Câu 7. Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là : A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine. Câu 8. Cho 4 đơn chất F2 ; Cl2 ; Br2 ; I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là: A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 9. Trong nhóm halogen, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi … A. Tăng dần. B. Không thay đổi. C. Giảm dần. D. Không có quy luật. Câu 10. Chỉ ra nội dung sai : “Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine ta thấy ...”. A. Trạng thái tập hợp: Từ thể khí chuyển sang thể lỏng và rắn. B. Màu sắc: đậm dần. C. Độ âm điện: giảm dần. D. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm dần. Câu 11. Halogen nào là nguyên tố phi kim mạnh nhất trong bảng tuần hoàn? A. Chlorine. B. Bromine. C. Iodine. D. Fluorine. 5
- THPT LINH TRUNG TỔ: HÓA HỌC Câu 12. Halogen X với polyvinylpirrotidon kết hợp với nhau tạo thành một loại thuốc được dùng để khử khuẩn và sát khuẩn các vết thương, sát khuẩn da, lau rửa các dụng cụ y tế trước khi tiệt khuẩn ... Halogen X được nhắc ở trên là nguyên tố nào? A. Fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine. Câu 13. Sherlock Homes là một nhà thám tử tài ba ở London. Để phá án ông đã sử dụng cách đem đồ vật có chứa dấu vân tay của các nghi phạm đặt đối diện với miệng ống nghiệm có chứa chất X (đơn chất halogen), dùng đèn cồn đun nóng ở đáy ống nghiệm, thấy xuất hiện luồng khí màu tím bốc ra, khi ấy dấu vân tay của nghi phạm sẽ hiện rõ trên bề mặt của vật chứng: X là nguyên tố nào sau đây? A. Fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine. Câu 14. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I) ? A. Nguyên tử có khả năng nhận thêm 1 electron. B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hydrogen. C. Có số oxi hóa âm trong mọi hợp chất. D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron. Câu 15. Phát biểu nào dưới đây sai? A. Trong hợp chất, các nguyên tử halogen chỉ có số oxi hoá –1. B. Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá. C. Phân tử halogen X2 dễ bị tách thành 2 nguyên tử X. D. Các halogen tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất trong tự nhiên. Câu 16. Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất: A. tăng dần. B. giảm dần. C. không thay đổi. D. vừa tăng, vừa giảm. Câu 17. Trong các phản ứng hoá học, để chuyển thành anion, khi kết hợp với kim loại, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron? A. Nhận thêm 1 electron. B. Nhận thêm 2 electron. C. Nhường đi 1 electron. D. Nhường đi 7 electron. Câu 18. Trong thí nghiệm hình sau, người ta dẫn khí chlorine mới điều chế vào ống đong hình trụ A có đặt một miếng giấy màu. Màu của miếng giấy màu sẽ thay đổi như thế nào khi đóng và mở khoá K? A. Đóng khoá K - giấy màu mất màu; mở khoá K - giấy màu không mất màu. B. Đóng khoá K - giấy màu không mất màu; mở khoá K - giấy màu mất màu. C. Đóng khoá K - giấy màu mất màu; mở khoá K - giấy màu mất màu. D. Đóng khoá K - giấy màu không mất màu; mở khoá K - giấy màu không mất màu. Câu 19. Sắp xếp các thứ tự thao tác thí nghiệm điều chế khí chlorine và thử tính tẩy màu của chlorine ẩm. Thí nghiệm được mô tả như hình vẽ sau: 1. Lấy kẹp gỗ hoặc giá gỗ kẹp ống nghiệm. 2. Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống hút nhỏ giọt dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm chứa KMnO4. 3. Lấy một lượng nhỏ KMnO4 cho vào ống nghiệm. 4. Kẹp một mảnh giấy màu ẩm để ở miệng ống nghiệm. 5. Bóp nhẹ đầu cao su của ống hút cho 3 – 4 giọt dung dịch HCl đặc vào ống chứa KMnO4. Thứ tự thực hiện các thao tác thí nghiệm là? A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 3, 4, 2, 5. C. 1, 2, 3, 5, 4. D. 1, 5, 2, 3, 4. Câu 20. Một bạn học sinh thực hiện thí nghiệm điều chế khí chlorine trong phòng thí nghiệm như hình vẽ và đưa ra các kết luận sau: (1) Nếu thêm vài giọt hồ tinh bột vào dung dịch NaI thì dung dịch đậm màu dần và chuyển sang màu xanh tím. (2) Có thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch H2SO4 đặc. (3) Thí nghiệm trên chứng tỏ tính oxi hoá của iodine mạnh hơn chlorine. (4) Thay dung dịch NaI bằng dung dịch NaBr thì hiện tượng tương tự như (1). (5) Người ta thu khí bằng phương pháp đẩy nước. Số phát biểu đúng là: A. 1. B. 3. C. 4. D. 5. 6
- THPT LINH TRUNG TỔ: HÓA HỌC II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Chủ đề 5: Câu 1. Cho các phản ứng nhiệt hóa học sau: (1) 2CaSO4(s) → 2CaO(s) + 2SO2(g) + O2(g) ∆rH0298 = + 1000,6 kJ. (2) 2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(l) ∆rH0298 = + 91,6 kJ. (3) 2H2(s) + O2(g) → 2H2O(l) ∆rH0298 = −571,6 kJ. 1 (4) SO2(g) + O2(g) ⎯⎯ SO3(g) t0 → ∆rH0298 = −144,2 kJ. 2 a) Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng tỏa nhiệt. b) Phản ứng (3) là phản ứng xảy ra thuận lợi nhất về mặt năng lượng. c) Enthalpy tạo thành chuẩn của H2O ở phản ứng (3) là -571,6 kJ. d) Enthalpy tạo thành chuẩn của SO3 ở phản ứng (4) là -144,2 kJ. Câu 2. Cho các phát biểu: a) f H298 càng âm thì chất đó càng dễ phân hủy. o b) Nhiệt tạo thành chuẩn của khí O2 bằng 0. c) Tổng enthalpy tạo thành của các chất tham gia trong phản ứng thu nhiệt nhỏ hơn tổng enthalpy của sản phẩm. d) Để đốt cháy 1 mol chất lỏng C2H5OH cần nhiệt lượng là 1234,83 kJ (biết C2H5OH(l) + 3O2(g) ⎯⎯ 2CO2(g) to → + 3H2O(g) r H 298 = −1234,83 kJ ) o Chủ đề 6: Câu 3. Xét phản ứng: H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g). Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ một chất trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ thị sau: a) Đồ thị này mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời gian của HCl. b) Tại thời điểm 1 phút nồng độ chất đó là 0,1 mol L-1. c) Đơn vị tốc độ phản ứng trong trường hợp này là mol L-1min-1 d) Khi tăng nhiệt độ phản ứng thì thời gian phản ứng lâu hơn Câu 4. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ của phản ứng giữa Mg(s) với HCl(aq) tạo thành MgCl2(aq) và H2(g), những mô tả nào sau đây phản ánh đúng hiện tượng quan sát được khi làm thí nghiệm? a) Khi đun nóng, bọt khí thoát ra nhanh hơn so với không đun nóng. b) Khi đun nóng, bọt khí thoát ra chậm hơn so với không đun nóng. c) Khi đun nóng, dây Mg tan nhanh hơn so với không đun nóng. d) Khi thay dây bằng bột Mg, khấy trộn thì tốc độ thoát khí sẽ giảm Câu 5. Cho các phát biểu: a) Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng. b) Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng. c) Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff có giá trị từ 2 đến 5 d) Áp suất tăng luôn làm cho tốc độ phản ứng tăng. Câu 6. Cho các phát biểu: a) Tốc độ của phản ứng hóa học chỉ phụ thuộc vào nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt và chất xúc tác. b) Tùy theo phản ứng mà có thể chỉ áp dụng được 1 hay 1 vài yếu tổ ảnh hưởng để làm tăng tốc độ phản ứng. c) Dấu “ – ” trong biểu thức tính tốc độ trung bình theo biến thiên nồng độ chất phản ứng là để đảm bảo cho giá trị của tốc độ phản ứng không âm. d) Tốc độ trung bình của một phản ứng trong một khoảng thời gian nhất định được biểu thị bằng biến thiên nồng độ 1 chất phản ứng hoặc sản phẩm tạo thành chia cho khoảng thời gian đó. Chủ đề 7: Câu 7. Cho các phát biểu sau: a) Có thể tìm thấy chlorine trong tự nhiên dưới dạng NaCl trong nước biển hoặc muối mỏ. b) Khi tác dụng với NaOH, chlorine vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. c) Nước Javel có khả năng tẩy màu và sát khuẩn. d) Người ta sục khí Chlorine vào nước để khử trùng nước là do khí chlorine có tính oxi hoá mạnh Câu 8. Cho các phát biểu sau: a) Đơn chất chlorine có tính oxi hoá yếu hơn đơn chất bromine và iodine. b) Chlorine phản ứng với dung dịch sodium hydroxide ở điều kiện thường, tạo thành nước Javel (Gia-ven). c) Tương tác van der Waals của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine đã góp phần làm tăng nhiệt độ sôi của chúng. d) Các halogen đều có thể có số oxi hóa là 0, -1, +1, +3, +5, +7 (riêng F chỉ có số oxi hóa 0, -1) 7
- THPT LINH TRUNG TỔ: HÓA HỌC III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN Chủ đề 5: Câu 1: Cho Δ r H o của các phản ứng sau: 298 (1) Fe3O4 (s) + CO (g) → 3FeO (s) + CO2 (g) Δ r H o = 19,42 kJ 298 (2) CaO (s) + H2O (l) → Ca(OH)2 (aq) Δ r H o = –81,9 kJ 298 (3) Ca(OH)2 (aq) + CO2 (g) → CaCO3 (s) + H2O (l) Δ r H 298 = –96,4 kJ o (4) Ca(OH)2 (aq) + 2CO2 (g) → Ca(HCO3)2 (aq) Δ r H o = –132,72 kJ 298 (5) 3Fe2O3 (s) + CO (g) → 2Fe3O4 (s) + CO2 (g) Δ r H o = –47,18 kJ 298 Số lượng phản ứng tỏa nhiệt là? Câu 2. Sắp xếp các ý sau (từ nhỏ đến lớn) vào loại phản ứng thu nhiệt:1. tăng enthalpy. 2. Hấp thụ nhiệt 3. thuận lợi về mặt năng lượng. 4. nhiệt được giải phóng. 5. giảm enthalpy. 6. để xảy ra cần cung cấp năng lượng. Câu 3. Quá trình đốt cháy sulfur để tạo sulfur dioxide, cho biết phản ứng giải phóng năng lượng nhiệt là bao nhiêu (làm tròn đến hàng đơn vị, biết nhiệt tạo thành chuẩn của SO2(g) là -296,8 kJ mol-1). Câu 4. Hydrocloric acid (HCl) là một trong những hóa chất quan trọng trong ngành công nghiệp, đặc biệt ở nồng độ 32% được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước, sản xuất hóa chất, và chế biến thực phẩm. Một phương pháp điều chế HCl trong công nghiệp là từ quá trình tổng hợp: H2 (g) + Cl2 (g) → 2HCl (g). Xác định năng lượng liên kết H–Cl của khí HCl từ các giá trị sau (làm tròn đến hàng đơn vị): EH–H = 436 kJ mol-1; ECl–Cl = 242 kJ mol-1; Δ f H o HCl (g) = –92,31 kJ mol-1. 298 Chủ đề 6: Câu 5. Tốc độ của một phản ứng hóa học: a. là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm trong 1 đơn vị thời gian. b. được kí hiệu là và có đơn vị là mol L-1. c. chỉ phụ thuộc vào nồng độ, áp suất, diện tích bề mặt, nhiệt độ và chất xúc tác. d. Nếu tính theo định luật tác dụng khối lượng là tốc độ tức thời của một phản ứng tại một thời điểm Số nhận định đúng là: Câu 6. Khi tăng áp suất của chất phản ứng, tốc độ của những phản ứng nào (đánh số thứ tự của chúng từ nhỏ đến lớn) sau đây sẽ bị thay đổi? (1). 2Al(s) + Fe2O3(s) ⎯⎯ Al 2O3(s) + 2Fe(s). → (2). 2H 2 ( g ) + O2 ( g ) ⎯⎯ 2H 2O (l ). → (3). C (s) + O2 ( g ) ⎯⎯ CO2 ( g ) . → (4). CaCO3 (s) + 2HCl (aq ) ⎯⎯ CaCl 2 (aq ) + H 2O (l ) + CO2 ( g ) . → Câu 7. Những phát biểu nào sau đây là đúng, hãy đánh số thứ tự của chúng (từ nhỏ đến lớn) 1. Tốc độ của phản ứng hóa học là đại lượng mô tả mức độ nhanh hay chậm của 1 phản ứng 2. Tốc độ của phản ứng hóa học là hiệu số nồng độ của một chất trong hỗn hợp phản ứng tại hai thời điểm khác nhau. 3. Tốc độ của phản ứng hóa học có thể có giá trị âm hoặc dương. 4. Trong cùng một phản ứng hóa học, tốc độ tạo thành của các chất sản phẩm khác nhau là khác nhau, tùy thuộc vào hệ số cân bằng của chúng trong phương trình hóa học. 5. Dấu “ – ” trong biểu thức tính tốc độ trung bình theo biến thiên nồng độ chất phản ứng là để đảm bảo cho giá trị của tốc độ phản ứng không âm. Câu 8. Cho phản ứng: 2SO2(g) + O2(g)→ 2SO3(g). Nồng độ của sulfur dioxide tăng 2 lần và oxygen tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần? Chủ đề 7: Câu 9. Javel là sản phẩm quen thuộc, cần thiết không chỉ trong cuộc sống mà đối với các ngành sản xuất hiện nay, có tác dụng đặc biệt là làm sạch vết bẩn, khử trùng, diệt khuẩn. Phản ứng điều chế nước Javel theo sơ đồ sau: Cl2 + NaOH → NaCl + X + H2O. Khối lượng phân tử của X là bao nhiêu, biết nguyên tử khối: Na = 23, H = 1, O = 16, Cl = 35,5 Câu 10. Dẫn hai luồng khí Cl2 đi qua hai dung dịch: (1) KOH loãng và nguội; (2) KOH đặc và đun nóng. Nếu lượng muối KCl sinh ra trong hai dung dịch bằng nhau thì tỉ lệ thể tích Cl2 đi qua hai dung dịch KOH (1) và (2) là x/y, tổng giá trị (x+y) là? (biết các khí đo ở cùng điều kiện) PHẦN B: TỰ LUẬN DẠNG 1: Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn, giải thích 1. Fe + CuSO4(2M) và Fe+ CuSO4 (4M) (cùng nhiệt độ) 2. Zn + CuSO4(2M, 250C) và Zn+ CuSO4 (4M, 500C) 3. Zn (hạt)+ CuSO4(2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M) (cùng nhiệt độ) 4. 2H2 + O2 → 2H2O (t0 thường) và 2H2 + O2 → 2H2O (t0 thường, Pt) 8
- THPT LINH TRUNG TỔ: HÓA HỌC 5. Zn + H2SO4(2M) và Zn+ H2SO4(2M, có thể tích gấp đôi) (cùng nhiệt độ) DẠNG 2: Tính biến thiên enthalpy chuẩn 𝜟 𝒓 Ho𝟐𝟗𝟖 của các phản ứng sau: to 1) CaCO3(s) ⎯⎯ CaO(s) + CO2(g) → 2) C2H4(g) + H2O(l) → C2H5OH(l) 3) N2(g) + O2(g) → 2NO(g) 4) 2Al(s) + Fe2O3(s) → Al2O3(s) + 2Fe(s) 5) CO(g) + 1/2O2(g) → CO2(g) 6) H2(g) + F2(g) → 2HF(g) 7) Fe2O3(s) +3CO(g) 2Fe(s) + 3CO2(g) 8) 2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + H2O(l) + CO2(g) Cho các giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của một số chất sau: DẠNG 3: Một số bài tập khác Câu 1. Cho các phản ứng CaCO3(s) ⎯⎯ CaO(s) + CO2(g) → r H 0 = +178,49 kJ 298 C(graphite, s) + O2(g) ⎯⎯ CO2(g) → r H 0 = –393,51 kJ 298 Khối lượng graphite cần dùng khi đốt cháy hoàn toàn đủ tạo lượng nhiệt cho quá trình nhiệt phân hoàn toàn 0,1 mol CaCO3. Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%. Câu 2. Sulfur dioxide là một chất có nhiều ứng dụng trong công nghiệp (dùng để sản xuất sulfuric acid, tẩy trắng bột giấy trong công nghiệp giấy, tẩy trắng dung dịch đường trong sản xuất đường tinh luyện..) và giúp ngăn cản sự phát triển của một số vi khuẩn và nấm gây hại cho thực phẩm. Ở áp suất 1 bar và nhiệt độ 25°C, phản ứng giữa mol sulfur với oxygen xảy ra theo phương trình “S (s) + O2(g) → SO2(g)” và tỏa ra một lượng nhiệt là 296,9kJ. Cho các phát biểu sau: a. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là 296,9 kJ mol -1 b. Enthalpy tạo thành chuẩn của sulfur dioxide bằng -296,9 kJ. c. Sulfur dioxide vừa có thể là chất khử vừa có thể là chất oxi hóa, tùy thuộc vào phản ứng mà nó tham gia. d. 0,5 mol sulfur tác dụng hết với oxygen giải phóng 148,45kJ năng lượng dưới dạng nhiệt. Câu 3. Khi tăng nhiệt độ của một phản ứng hóa học lên 50o thì tốc độ phản ứng tăng lên 1024 lần. Giá trị hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng trên là bao nhiêu? Câu 4. Có hai miếng iron có kích thước giống hệt nhau, một miếng là khối iron đặc (A), một miếng có nhiều lỗ nhỏ li ti bên trong và trên bề mặt (B). Thả hai miếng iron vào hai cốc đựng dung dịch HCl cùng thể tích và nồng độ, theo dõi thể tích khí hydrogen thoát ra theo thời gian. Vẽ đồ thị thể tích khí theo thời gian như hình. Cho biết đồ thị nào mô tả tốc độ thoát khí từ miếng iron (A), miếng iron (B)? Câu 5. Các nhà khảo cổ thường tìm được xác các loài động thực vật thời tiền sử nguyên vẹn trong băng. Hãy giải thích tại sao băng lại giúp bảo quản xác động thực vật. Câu 6. Trong công nghiệp, vôi sống được sản xuất bằng cách nung đá vôi. Phản ứng hóa học xảy ra như sau: to CaCO3(s) ⎯⎯ CaO(s) + CO2(g). Giải thích vì sao khi nung, đá vôi cần phải được đập nhỏ nhưng không nên → nghiền mịn đá vôi? 9
- THPT LINH TRUNG TỔ: HÓA HỌC Câu 7. Cho các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nói chung như sau: (1) Đun nóng chất tham gia ; (2) Thêm xúc tác phù hợp ; (3) Pha loãng dung dịch, (3) Ngưng dùng enzyme (chất xúc tác); (4) Giảm nhiệt độ; (5) Tăng nhiệt độ ; (6) Giảm diện tích bề mặt, (7) Tăng nồng độ chất phản ứng, (8) Chia nhỏ chất phản ứng thành mảnh nhỏ. Có bao nhiêu yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng nói chung? Câu 8. 1 học sinh thưc hiện phản ứng thế của một số muối halide Chuẩn bị: 3 ống nghiệm, dung dịch NaBr, dung dịch NaI, nước Cl2, nước Br2 loãng Tiến hành thí nghiệm như sau - Lấy khoảng 2 ml dung dịch NaBr vào ống nghiệm (1), 2 ml dung dịch NaI vào mỗi ống nghiệm (2) và (3). - Thêm vào ống nghiệm (1) và (2) vài giọt nước Cl2, thêm vào ống (3) vài giọt nước Br2, lắc đều các ống nghiệm. a/ So sánh tính oxi hoá của Cl2, Br2, I2. Viết pthh chứng minh b/ Hãy chọn một thuốc thử để chứng tỏ có sự tạo thành I2 khi cho nước chlorine (hoặc nước bromine) tác dụng với dung dịch sodium iodide. Câu 9. Lượng chlorine được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5 gam/m3. Nếu với dân số của một tỉnh là 3,5 triệu người, mỗi người dùng 200 L nước/ngày, thì các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng bao nhiêu kg chlorine mỗi ngày cho việc xử lí nước? (1L = 1dm3) Câu 10. “Natriclorid 0,9%” là nước muối sinh lý chứa sodium chloride( NaCl), nồng độ 0,9% tương đương các dịch trong cơ thể người như máu, nước mắt,…thường được sứ dụng để súc miệng, sát khuẩn…Cho mg dung dịch Natriclorid 0,9% tác dụng với dung dịch có hòa tan AgNO3dư, sau phản ứng thu được 2,87g kết tủa trắng. Tính m. =========== HẾT============ 10

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p |
192 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
2 p |
145 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Nhật 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Chu Văn An
5 p |
85 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p |
165 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Chu Văn An
4 p |
129 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên
2 p |
71 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p |
177 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p |
224 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p |
202 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
7 p |
41 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên
19 p |
62 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Cơ bản)
15 p |
44 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Phan Bội Châu
12 p |
78 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p |
113 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p |
142 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p |
153 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p |
248 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bùi Thị Xuân
14 p |
49 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
