intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long

Chia sẻ: Trương Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập với Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long sẽ là phương pháp học hiệu quả giúp các em hệ thống và nâng cao kiến thức trọng tâm môn học một cách nhanh và hiệu quả nhất để chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề cương này ngay nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020 A. Lí thuyết 1 Halogen. - Tính chất hóa học của flo, clo, brom, iot, hidroclorua, axit clohidric, nước Giaven, Cloruavôi. - Phân biệt các ion halogenua. 2. Oxi – lưu huỳnh: - Tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của oxi, ozon, lưu huỳnh, hidrosunfua, lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit, axit sunfuric. - Ứng dụng, điều chế: oxi, ozon, lưu huỳnh, hidrosunfua, lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit, axit sunfuric. - Phương pháp phân biệt oxi và ozon. - Phân biệt axit sunfuric và muối sunfat. B. Một số bài tập Bài 1.Hoàn thành dãy chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có: a. NaCl Clorua vôi Nước Gia-ven MnO2 Cl2 HCl b. S FeS H2S SO2 c. SO2 H2SO4 Fe2(SO4)3 BaSO4 Na2SO4 CuSO4 Bài 2. Cho các chất sau: dd BaCl2, dd AgNO3, dd Na2CO3, dd H2SO4(loãng), dd Ba(OH)2, Fe(OH)3, FeO, CuO, Al, S, C, Fe, Fe2O3, Cu. Hỏi chất nào tác dụng được với: a. dung dịch HCl. b. dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra biết sản phẩm khử H2SO4 là SO2. Bài 3. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các dung dịch không màu đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn sau: a. HCl, H2SO4, NaCl, Na2SO4 b. NaCl, NaBr, NaI, Na2SO4 c. MgSO4, NaOH, H2SO4, BaCl2 (chỉ dùng thêm quì tím) Bài 4. Cho 8 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào dd HCl dư thu được 4,48 lit khí (đktc) không màu. a. Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A. b. Cho hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với V lit (đktc) khí clo ở nhiệt độ thích hợp. Tính V Bài 5. Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lit khí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch H2SO4 đặc, nóng để hòa tan hoàn toàn chất rắn B thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). a. Viết PTHH. Tính khối lượng hỗn hợp A ban đầu. b. Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Bài 6. Cho 0,56g hỗn hợp A gồm Mg và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 224ml khí H2 đktc. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính thành phần % của từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu
  2. Bài 7. Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu vào axit H2SO4 đặc, nóng dư. Sau phản ứng thu được 5,6 lít khí SO2 (đktc) ( là sản phẩm khử duy nhất). a. Viết các PTHH của các phản ứng. b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Bài 8: Hoà tan 12,8 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO bằng dung dịch HCl 0,1M vừa đủ, thu được 2,24 lít khí đktc. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng ? Bài 9. Đốt cháy hoàn toàn 8,98 lit H2S (đkc) rồi hoà tan tất cả sản phẩm sinh ra vào 80 ml dung dịch NaOH 25% ( d= 1,28 g/ml). Tính C% của dung dịch muối thu được. Bài 10. Hòa tan hoàn toàn 2,175g hh gồm 3 kim loại : Zn, Mg, Fe vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 1,344 lit khí H2 (đktc). Cô cạn dd thu được sau phản ứng thì được m gam muối khan. Tính m? Bài 11. Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Tính m? Bài 12. Đốt cháy hoàn toàn 10,8g kim loại R trong khí oxi dư thu được 20,4g một oxit. Xác định kim loại R và công thức oxit thu được. Bài 13. Hòa tan hoàn toàn 6 gam một kim loại (hóa trị II không đổi) bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). a. Xác định kim loại. b. Tính thể tích dung dịch axit đã dùng. Bài 14: Hoà tan hết hỗn hợp X gồm Fe, và 0,24 mol kim loại M trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A và 10,752 lít khí H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch A thu được 59,28 gam muối khan. M là kim loại nào ? Bài 15: Hoà tan hết 1,72 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Zn, Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được V lit khí ở đktc và 7,84 gam muối sunfat khan. Giá trị của V là? Bài 16: Cho 21 gam hỗn hợp 3 kim loại Fe, Zn, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 0,5M thu được 13,44 lít khí H2. Khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn dung dịch là bao nhiêu? Bài 17: Cho 8,4 g Fe tác dụng với 24,5 g dung dịch H2SO4 40% (loãng) thu được dung dịch Y. Tính C% các chất có trong dung dịch Y Bài 18. Đốt nóng một hỗn hợp gồm 5,4 g bột nhôm và 4,8 g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. a. Tính khối lượng của mỗi chất trong X. b. Cho hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng , thu được hỗn hợp khí A. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí A. Bài 19. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe vào dung dịch axit H 2SO4 loãng, dư thu được 2,8 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc) (là sản phẩm khử duy nhất). Tính khối lượng của Fe trong hỗn hợp X. Bài 20. Cho 12,8 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 4,48 lít khí SO2 ( đktc ) và dung dịch X. Tính khối lượng muối có trong X ? Bài 21. Hỗn hợp X gồm bột Fe và kim loại M hóa trị II. Cho 2,4 gam X vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 0,448 lít khí (đktc). Mặt khác hòa tan hoàn toàn 2,4 gam X vào H2SO4 đặc nóng thì thu được 1,12 lít khí SO2 duy nhất (đktc).Kim loại M là? Bài 22: Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4 (có cùng số mol). Đem nung 41,9 g hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Hòa tan Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở ĐKTC). Giá trị của V là ? Bài 23: Dung dịch X chứa NaHCO3, KHCO3, Ca(HCO3)2. Dung dịch X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 10,752 lít khí CO2 (ĐKTC) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng vừa hết với dung dịch AgNO3 thu được kết tủa và dung dịch Z chứa 41,94 g chất tan. Tính khối lượng muối có trong dung dịch X ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0