intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

Chia sẻ: Weiying Weiying | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

22
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành bài tập đề cương. Mời các bạn cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Tôn Thất Tùng dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - Năm học 2018 - 2019 MÔN SINH HỌC LỚP 10 Câu 1: Tại ống thận tuy nồng độ Glucôzơ trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng glucôzơ trong nước tiểu vẫn thu hồi trở về máu nhờ sự vận chuyển A. thụ động B. nhập bào C. xuất bào D. chủ động Câu 2: Hình thái của tế bào vi khuẩn được ổn định nhờ cấu trúc nào sau đây? A. Màng sinh chất B. Vỏ nhầy C. Tế bào chất D. Thành tế bào Câu 3: Tế bào nào của cơ thể người có nhiều ti thể nhất? A. Tế bào cơ tim B. Tế bào biểu bì C. Tế bào xương D. Tế bào hồng cầu Câu 4: Hình thức vận chuyển các chất dưới đây có sự biến dạng của màng sinh chất là A. Khuyếch tán B. Thụ động C. Thực bào D. Tích cực Câu 5: Loại tế bào nào dưới đây KHÔNG CÓ thành tế bào? A. Vi khuẩn B. Động vật C. Thực vật D. Nấm Câu 6: Trên mạch 1 phân tử ADN có trình tự: A - G - T - X - T - T - A - G – A Tìm mạch 2 tương ứng có trình tự các nuclêôtit sau: A. T – X – A – X – A – A – T – G – A B. A – G – X – X – G – X – A C. T – X – A – G – A – A – T – X – T D. G – X – A – G – A – A – X – G – A Câu 7: Cấu trúc trong tế bào gồm các vi ống, vi sợi và sợi trung gian được gọi là A. lưới nội chất B. bộ máy gôngi C. chất nhiễm sắc D. khung xương tế bào Câu 8: Hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ nước muối vào thì tế bào biểu bì hành? A. vỡ ra B. vẫn giữ nguyên hình dạng C. co nguyên sinh D. phản co nguyên sinh Câu 9: Những bào quan nào sau đây có cấu trúc màng kép? A. Lưới nội chất, gôngi, lizôxôm B. Ti thể, trung thể, nhân con C. Ti thể, lục lạp, nhân tế bào D. Gôngi, lục lạp, lưới nội chất Câu 10: Bản chất hóa học của enzim là A. mônôsaccarit B. pôlisaccarit C. prôtêin D. lipit Câu 11: Hai chuỗi pôlinucleôtit của ADN liên kết với nhau bởi liên kết A. hiđrô B. peptit C. ion D. cộng hóa trị Câu 12: Đường saccarôzơ có nhiều nhất trong A. trái cây B. sữa động vật C. hạt ngũ cốc D. mía Câu 13: ATP là phân tử có cấu tạo gồm các thành phần A. ađênin, ribôzơ, 2 nhóm phốtphát B. timin, ribôzơ, 3 nhóm phốtphát C. ađênin, ribôzơ, 3 nhóm phốt phát D. ađênin, đêôxi ribôzơ, 3 nhóm phốt phát Câu 14: Hoạt động nào sau đây xảy ra trên lưới nội chất hạt? A. Tổng hợp Pôlisaccarit cho tế bào B. Tổng hợp các chất bài tiết C. Tổng hợp Prôtêin D. Ôxi hóa chất hữu cơ tạo năng lượng cho tế bào Câu 15: Đại phân tử hữu cơ nào sau đây không được cấu tạo theo nguyên tác đa phân? A. Protein B. Axit nucleic C. Cacbohidrat D. Lipit Câu 16: Trong các yếu tố sau yếu tố nào không phải là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim? A. Chất ức chế. B. Nồng độ enzim C. Ánh sáng. D. Nồng độ cơ chất. Câu 17: Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của Enzim, thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó A. enzim có hoạt tính thấp nhất B. enzim ngừng hoạt động C. enzim bắt đầu hoạt động D. enzim có hoạt tính cao nhất Câu 18: Có hai dạng năng lượng được phân chia dựa trên trạng thái tồn tại của chúng là A. Điện năng và thế năng B. Hoá năng và điện năng C. Động năng và thế năng D. Động năng và hoá năng Câu 19: Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng A. tiêu tốn ít thức ăn B. tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù C. sinh trưởng và sinh sản nhanh D. xâm nhập dễ dàng hơn vào tế bào vật chủ Câu 20: Nếu ăn quá nhiều protein (chất đạm), cơ thể có thể mắc bệnh gì sau đây? A. Bệnh gút B. Bệnh mỡ máu C. Bệnh tiểu đường D. Bệnh đau dạ dày Câu 21: Động vật ngủ đông có lớp mỡ rất dày có tác dụng A. cấu tạo nên hoocmôn B. chống thoát hơi nước C. thay thế thức ăn D. dự trữ năng lượng Câu 22: Iốt trong cơ thể người chỉ cần một lượng cực nhỏ, nhưng nếu thiếu nó sẽ gây bệnh gì?
  2. A. Đao (Down) B. Bướu cổ B. Ung thư máu D. Hồng cầu lưỡi liềm. Câu 23: Loại phân tử có số lượng lớn nhất trên màng sinh chất là A. colesterôn B. protein C. glicôprôtêin D. photpholipit Câu 24: Bào quan nào sau đây KHÔNG CÓ màng bao bọc? A. Ribôxôm B. Không bào C. Ti thể D. Lục lạp Câu 25: Mỗi enzim chỉ xúc tác cho một cơ chất nhất định là do A. kiểu gen qui định B. liên kết enzim cơ chất mang tính đặc thù C. số lượng trung tâm hoạt động của enzim ít D. hình dạng cơ chất dễ thay đổi Câu 26: Thành phần nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật? A. Tế bào chất B. Màng sinh chất C. Ti thể D. Lục lạp Câu 27: Dạng năng lượng dự trữ có tiềm năng sinh ra công là A. điện năng B. hóa năng C. thế năng D. động năng Câu 28: Trong sơ đồ chuyển hóa sau: Theo cơ chế ức chế ngược, nếu nồng độ chất D dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào tăng lên? A. Chất D B. Chất A C. Chất C D. Chất B Câu 29: Các cấp phân loại được sắp xếp từ thấp đến cao như thế nào? A. Chi - loài - họ - bộ - lớp - ngành - giới B. Loài - chi - họ - bộ - lớp - ngành - giới C. Loài - họ - chi - lớp - bộ - ngành - giới D. Loài - lớp - họ - bộ - chi - ngành - giới Câu 30: Màng sinh chất có khả năng nhận biết tế bào “quen” hay “lạ” là nhờ A. photpholipit B. colesterôn C. glicôprôtêin D. cacbonhiđrat Câu 31: Các nucleic trên một mạch đơn của phần tử ADN liên kết với nhau bằng liên kết gì? A. Liên kết phốtphodieste B. Liên kết hidro C. Liên kết glicozo D. Liên kết peptit Câu 32: Ăn nhiều mỡ động vật có nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch vì A. mỡ động vật giàu năng lượng B. mỡ động vật chứa nhiều axit béo no C. mỡ động vật chứa nhiều axit béo không no D. mỡ động vật chứa nhiều glixerol Câu 33: Thuật ngữ nào sau đây bao gồm tất cả các thuật ngữ còn lại? A. Lipit B. Dầu C. Stêrôit D. Phốtpholipit Câu 34: Nhiều người lớn không uống được sữa vì A. không có enzim phân giải lactôzơ B. hệ tiêu hóa hoạt động kém C. không phù hợp khẩu vị D. Trong sữa có nhiều chất chất béo, khó tiêu Câu 35: Hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu hao năng lượng gọi A. vận chuyển thụ động B. xuất bào C. vận chuyển chủ động D. nhập bào Câu 36: Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải “cắt” chiếc đuôi của nó. Bào quan đã giúp nó thực hiện việc này là A. ribôxôm B. lizôxôm C. ti thể D. lưới nội chất Câu 37: Môi trường ưu trương là môi trường có A. nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ chất tan trong tế bào B. nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào C. nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ chất tan trong tế bào D. nồng độ chất tan lớn hơn hoặc bằng nồng độ chất tan trong tế bào Câu 38: Các nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ A. nhỏ hơn 0,001% khối lượng cơ thể B. nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể C. nhỏ hơn 0,1% khối lượng cơ thể D. nhỏ hơn 1% khối lượng cơ thể Câu 39: Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào A. biểu bì B. bạch cầu C. cơ D. hồng cầu Câu 40: Đặc điểm chung của ADN và ARN là A. đều được cấu tạo từ các đơn phân là axit amin B. đều có cấu trúc một mạch C. đều có cấu trúc hai mạch D. đều là những phân tử có cấu tạo đa phân I. Tự luận 1. Bài tập về ADN 2. Cho ví dụ về 1 bệnh rối loạn chuyển hóa. - Nguyên nhân hình thành - Tác hại - Biện pháp phòng ngừa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0