intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Chia sẻ: Tỉnh Bách Nhiên | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây. Hi vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ kiểm tra sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC LỚP 10 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 1. ­Tự luận 4 điểm 1 . So sánh tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ đem lại lợi ích  gì? Tế  bào nhân thực có sự xoang hóa có ý nghĩa gì?    2. So sánh lưới nội chất hạt và trơn về  cấu trúc và chức năng? Loại tế  bào nào nhiều lưới nội   chất trơn; hạt?   3.  So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng. 4. Phân biệt hình thức vận chuyển thụ  động, chủ  động về  khái niệm, điều kiện cơ  chế, con   đường. 5. Phân biệt môi trường ưu trương, nhược trương, đẳng trương. Tế bào hồng cầu và tế  bào thực   vật sẽ như thế nào trong môi trường  ưu trương, nhược trương, đẳng trương. Vận dụng kiến thức giải   thích tại sao ngâm nước rau tươi, quả  mơ  sấu trong ngâm xi rô bị  héo quắt, nước có vị  chua, kiểu vận   chuyển chất trong ví dụ trên? 6.  ­ Chú thích  (1) thuộc hình thức vận chuyển nào, đặc điểm của kiểu vận  chuyển này? ­ Chú thích (2) thuộc hình thức vận chuyển nào? Vì sao? ­ Chú thích (3) thuộc hình thức vận chuyển nào? Vì sao? ­ Chú thích (4) thuộc hình thức vận chuyển nào? Vì sao? ­ Chú thích (5) thuộc hình thức vận chuyển nào? Vì sao? ­ Chất vận chuyển theo con đường 1 có thể là những chất gì? 2. trắc nghiệm 18 câu nội dung bài 7­11 Ma trận 7: 6: 3:2 =18
  2.    TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO TẾ BÀO NHÂN SƠ Câu 1. Đặc điểm chung  ở các tế bào là:          (1). Kích thước rất nhỏ (2).  Hình   dạng   có   thể   giống   nhau   hay   khác  nhau (3). Thành phần chính một tế bào gồm: màng, tế bào chất, nhân (vùng nhân) (4). Là đơn vị cơ bản xây dựng nên cơ thể đa bào.  Số đáp án đúng là:  A. 1     B. 3    C. 2     D. 4 Câu 2. Cho các đặc điểm sau:    (1) Không có màng nhân   (2) Không có nhiều loại bào quan (3) Không có hệ thống nội màng (4) Không có thành tế bào bằng peptidoglican Có mấy đặc điểm là chung cho tất cả các tế bào nhân sơ. A. 1     B. 3    C. 2     D. 4 Câu 3. Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ: A. Peptidoglican    B. Xenlulozo C. Kitin    D. Pôlisaccarit Câu 4. Tế bào vi khuẩn có chứa bào quan? A. Lizoxom    B. Riboxom C. Trung thể      D. Lưới nội chất Câu 5. Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là? A. Giúp vi khuẩn di chuyển B. Tham gia vào quá trình nhân bào C. Duy trì hình dạng của tế bào, bảo vệ D. Trao đổi chất với môi trường Câu 6.  Người ta chia vi khuẩn ra hai loại là vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm dựa vào? A. Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào B. Cấu trúc của nhân tế bào C. Số lượng plasmit trong tế bào chất của vi khuẩn D. Khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn Câu 7. Tế bào vi khuẩn có các hạt riboxom làm nhiệm vụ? A. Bảo vệ cho tế bào B. Chứa chất dự trữ cho tế bào C. Tham gia vào quá trình phân bào D. Tổng hợp protein cho tế bào Câu 8. Cho các đặc điểm sau? (1) Hệ thống nội màng (2) Khung xương tế bào (3) Các bào quan có màng bao bọc (4) Riboxom và các hạt dự trữ Có mấy đặc điểm thuộc về tế bào nhân sơ? A. 1     B. 2     C. 3     D. 4 Câu 9. Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm? A. Chứa một phân tử ARN dạng vòng  B.  Chứa một phân tử  ADN mạch thẳng, xoắn  kép C. Chứa một phân tử ADN dạng vòng D. Chứa một phân tử ADN liên kết với protein Câu 10. Cụm  từ “  tế bào nhân  sơ “  dùng để  chỉ  A. Tế bào không  có nhân  B. Tế bào có nhân phân hoá  C. Tế bào chưa có màng ngăn cách giữa vùng nhân với tế bào chất  D. Tế bào nhiều  nhân  Câu 11. Cho các ý sau:  (1) Kích thước nhỏ  (2) Trao đổi chất nhanh, sinh sản rất nhanh.  (3) Bào quan không có màng bọc     (4) Thành tế bào bằng pepridoglican  (5) Nhân chứa phân tử ADN dạng vòng    (6) Tế bào chất có chứa plasmit.  Trong các ý trên có những ý nào là đặc điểm của các tế bào vi khuẩn?
  3. A. (1), (2), (3), (4), (5)      B. (1), (2), (3), (4), (6)          C. (1), (2), (3), (4), (5), (6)    D.  (2), (3),  (4), (5) , (6) Câu 12. Vật chất di truyền ở tế bào vi khuẩn là:  A.  AND  dạng thẳng kết hợp với histôn  B. AND trần, dạng vòng.  C. ARN  D.  Plasmit Câu 13. Thành tế bào vi khuẩn có chức năng:  A. Bảo vệ tế bào B. Giữ ổn định hình dạng tế bào vi khuẩn C. Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào vi khuẩn và môi trường  D. A và B đều đúng Câu 14. Đặc điểm của tế bào vi khuẩn: (1) Thành tế bào cấu tạo từ peptiđôglican  (2) Màng sinh chất cấu tạo bởi lipôprôtêin (3) Vật chất di truyền là AND trần, dạng vòng (4) Các bào quan chưa có màng bao bọc (5) Bắt màu bởi thuốc nhuộm Gram (6) Có ribôxôm loại 80s và loại 70s Tổ hợp đúng là :  A. 1, 2, 3, 4, 6 B. 1, 2, 3, 4, 5 C. 2, 3, 4, 5, 6 D. 1, 3, 4, 5, 6 Câu 15. Những nhận định nào sau đây không đúng với ribôxôm  A. Được bao bọc bởi màng đơn B. Thành phần hoá học gồm ARN và Prôtêin C. Là nơi sinh tổng hợp prôtêin cho tế bào D. Đính ở mạng lưới nội chất hạt Câu 16. Ribôxôm hay gặp ở nhiều tế bào chuyên sản xuất:  A. Lipit B. Prôtêin  C. Glucô D. Đường đa BÀI 8, 9, 10  TẾ BÀO NHÂN THỰC Câu 17. Tế bào nhân sơ được phân biệt với tế bào nhân chuẩn bởi dấu hiệu :  A. Có hay không có ribôxôm B. Có hay không có thành tế bào C. Có hay không có các bào quan được bao bọc bởi lớp màng D. Có hay không có lông và roi Câu 18. Đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là : A. Có màng  sinh chất   B.  Có các   bào quan như  bộ  máy Gôngi, lưới  nội chất .... C. Có  màng nhân  D. Hai câu B và C đúng  Câu 19. Ở tế bào nhân chuẩn, tế bào chất được xoang hoá là do ; A. Có màng nhân ngăn cách chất nhân với tế bào chất    C. Có hệ thống mạng lưới nội chất  B. Có các bào quan có màng bọc phân cách với tế bào chất  D. Có các ti thể . Câu 20. Đặc điểm của cấu trúc màng nhân là : A. Không có ở tế bào nhân sơ  B. Có cấu tạo gồm 2 lớp  C. Có nhiều lỗ nhỏ giúp trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất      D.  Cả   A,   B,   và   C     đều  đúng  Câu 21. Cấu trúc dưới đây không có trong nhân của tế bào là :
  4. A. Chất dịch nhân  B. Nhân con  C. Bộ máy Gôngi  D.  Chất     nhiễm  sắc  Câu 22. Thành phần hoá học c ủa chất nhiễm sắc trong nhân tế bào là :  A. ADN và prôtêin   B. ARN và gluxit C. Prôtêin và lipit D. ADN và ARN   Câu 23. Trong dịch nhân có chứa  A. Ti thể và tế bào chất  B. Tế bào chất  và chất  nhiễm sắc  C. Chất nhiễm sắc và nhân con  D. Nhân con và mạng lưới nội chất  Câu 24. Đường kính của nhân tế bào vào khoảng  A. 0,5 micrômet B. 50 micrômet C. 5 micrômet D. 5 ăngstron Câu 25. Hoạt động nào sau đây là chức năng của nhân tế bào ? A. Chứa đựng thông tin di truyền  B. Cung cấp  năng lượng  cho các hoạt  động  của tế bào  C. Vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào  D.  Duy trì sự  trao đổi chất giữa tế  bào và môi  trường  Câu 26. Cấu trúc trong tế bào gồm các ống và xoang dẹt thông với nhau được gọi là: A. Lưới  nội chất  B. Chất nhiễm sắc C. Khung tế bào  D. Màng sinh chất  Câu 27. Lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn khác nhau ở chỗ lưới nội chất hạt A. hình túi, còn lưới nội chất trơn hình ống. B. có đính các hạt ri bô xôm, còn lưới nội chất trơn không có. C. nối thông với khoang giữa của màng nhân, còn lưới nội chất trơn thì không. D. có ri bôxom bám ở trong màng, còn lưới nội chất trơn có ri bôxoom bám ở ngoài màng. Câu 28. Hoạt động nào sau đây xảy ra trên lưới nội chất hạt? A. Ô xi hoá chất hữu cơ tạo năng lượng cho tế bào   B. Tổng hợp các chất bài tiềt  C. Tổng hợpPôlisaccarit cho tế bào  D. Tổng hợp Prôtên in  Câu 29. Ở người, loại tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là  A. hồng cầu.  B. Biểu bì da.  C. Bạch cầu.  D. Cơ.  Câu 30. Trên màng lưới nội chất trơn có chứa nhiều loại chất nào sau đây : A. Enzim B. Hoocmon C. Kháng thể  D. Pôlisaccarit Câu 31. Chức năng của lưới nội chất trơn là : A. Phân huỷ các chất độc hại đối với cơ thể   B. Tham gia chuyển hoá đường  C.Tổng hợp lipit D.  Cả 3 chức năng trên  Câu 32. Ở người, loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển mạnh nhất là  A. hồng cầu.  B. Biểu bì da.  C. Gan.  D. Bạch cầu.  Câu 33. Thành phần hoá học của Ribôxôm gồm : A. ADN, ARN và prôtêin    B. Prôtêin, ARN C. Lipit, ADN vàARN    D. ADN, ARN và  nhiễm sắc thể  Câu 34. Điều không đúng khi nói về Ribôxôm  A. Là bào quan không có màng bọc  B. Gồm  hai tiểu phần: một lớn, một nhỏ  C. Có chứa nhiều phân tử ADN D. Được tạo bởi hai thành phần hoá học là prôtêin và ARN Câu 35. Cấu tạo bộ máy Gôn gi bao gồm : A. các ống rãnh xếp chồng lên nhau, tách biệt nhau B.  các túi dẹp xếp chồng lên nhau, tách biệt nhau
  5. C. các cấu trúc dạng hạt tập hợp lại     D. các thể hình cầu có màng kép bao bọc  Câu 36. Chức năng của bộ máy Gôn gi trong tế bào là : A. Thu nhận Prôtêin,lipit, đường rồi lắp ráp thành những sản phẩm cuối cùng  B. Phân phối các sản phẩm tổng hợp được đến các nơi trong tế bào . C. Tạo chất và bài tiết ra khỏi tế bào  D. Cả A, B, và C đều đúng  Câu 37. Đường đi của Protein từ  khi được hình thành cho đến khi được đưa ra khỏi tế  bào sẽ  đi qua các   cấu trúc theo trình tự như sau: A. Bộ máy Gôngi  Túi tiết  Lưới nội chất hạt  Túi tiết  Màng sinh chât B. Lưới nội chất trơn  Túi tiết  Bộ máy Gôngi  Màng sinh chất  Túi tiết C. Lưới nội chất hạt  Lưới nội chất trơn  Bộ máy Gôngi  Túi tiết  Màng sinh chất. D. Lưới nội chất hạt Túi tiết  Bộ máy Gôngi  Túi tiết  Màng sinh chất Câu 38. Vì sao đa số tế bào có kích thước rất nhỏ?  (1) Đó là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên (2) Tế bào nhỏ có tỷ lệ S/V lớn giúp trao đổi chất với môi trường thuận lợi (3) Tế bào nhỏ giúp vận chuyển nhanh chóng các chất trong tế bào (4) Tế bào nhỏ dễ biến đổi hình dạng (5) Tế bào nhỏ có khả năng phân chia nhanh chóng Tổ hợp đúng là :   A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3, 5 C. 2, 3, 4, 5 D. 1, 2, 4, 5 Câu 39. Cấu tạo của nhân tế bào gồm: (1) Màng nhân  (2) Dịch nhân  (3) Lỗ nhân (4) Nhân con (5) Chất nhiễm sắc. Tổ hợp đúng là:    A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 1, 2, 4, 5 Câu 40. Nhân tế bào có chức năng:  A. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào B. Mang thông tin di truyền C. Tổng hợp prôtêin D. A và B đều đúng Câu 41.Cấu trúc của mạng lưới nội chất hạt là:  A. Một hệ thống xoang dẹt thông với nhau B.  Một hệ  thống  ống và xoang dẹt thông với   nhau C. Một hệ thống ống và  xoang dẹt xếp cạnh nhau và tách biệt   D. Một hệ thống ống phân nhánh
  6. Câu 42.  Mạng lưới nội chất hạt có chức năng: A. Tổng hợp prôtêin B. Vận chuyển nội bào C. Tổng hợp lipit D. Điều hoà hoạt động tế bào Câu 43.  Tế bào có mạng lưới nội chất hạt phát triển là: A. Tế bào cơ B. Tế bào gan C. Tế bào bạch cầu D. Tế bào thần kinh Câu 44. Chức năng của mạng lưới nội chất trơn là: A. Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, khử độc B. Tổng hợp prôtêin, phôtpholipit, axit béo C. Phân huỷ phôtpholipit, lipôprôtêin, glicôgen D. Tổng hợp các prôtêin và lipit phức tạp Câu 45. Mạng lưới nội chất trơn phát triển trong tế bào nào dưới đây A. Tế bào gan B. Tế bào bạch cầu C. Tế bào cơ D. Tế bào thần kinh Câu 46. Bộ máy Gôngi cấu tạo từ:  A. Một hệ thống túi dẹt xếp cạnh nhau B. Một hệ thống túi dẹt xếp cạnh nhau và thông với nhau C. Một hệ thống túi dẹt xếp cạnh nhau và không thông với nhau D. Một hệ thống túi dẹt tách biệt nhau và xếp song song với nhau  Câu 47. Chức năng của bộ máy Gôngi là: (1) Hoàn thiện tổng hợp prôtêin (2) Tiêu hóa nội bào   (3) Bài tiết sản phẩm độc hại trong tế bào (4)  Tổng   hợp   glycôprôtêin,   polisaccarit,  hoocmôn (5) Tạo lizôxôm. Tổ hợp đúng là A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 3, 4, 5   D. 1, 4, 5   Câu 110. Lưới nội chất trơn không có chức năng (1) Tổng hợp bào quan peroxixom (2) Tổng hợp lipit, phân giải chất độc (3) Tổng hợp protein (4) Vận chuyển nội bào Số đáp án  đúng là: A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 48. Chức năng của lục lạp là A. Chuyển hoá năng lượng mặt trời thành hoá năng trong chất hữu cơ B. Sản xuất hyđratcacbon từ các nguyên liệu CO2 và O2 C. Điều hoà tổng hợp prôtêin riêng của lục lạp D. A và B đều đúng Câu 49. Lục lạp là cấu trúc 
  7. (1) Có ở tế bào thực vật (2) Có ở tế bào nhân thực (3) Có nguồn gốc từ vi khuẩn quang hợp hiếu khí nội cộng sinh (4) Có vai trò chuyển hoá năng lượng trong tế bào (5) Có chứa hệ sắc tố khiến thực vật có màu Tổ hợp đúng là A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3, 5 C. 2, 3, 4, 5 D. 1, 3, 4, 5 Câu 50. Số  lượng lục lạp trong tế  bào lá của cây trồng trong bóng râm so với cây cùng loài trồng ngoài   nắng là : A. Bằng nhau B. Nhiều hơn      C. ít hơn D. Có lúc nhiều hơn có lúc ít hơn Câu 51. Hình vẽ sau đây miêu tả cấu trúc của   A. Lục lạp B. Ti thể  C. Bộ máy gôngi D. Lizôxôm Câu 52. Trong tế bào, ti thể có đặc điểm : (1) Được bao bọc bởi màng kép (2) Trong cấu trúc có ADN, ARN, ribôxôm (3) Cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng các phân tử ATP (4) Có số lượng khác nhau ở các loại tế bào Có bao nhiêu  phương án trên đúng : A. 1 B.  2 C. 4 D. 3 Câu 53. Điểm khác nhau giữa ti thể và lục lạp  là : (1) Lục lạp đảm nhận chức năng quang hợp, còn ti thể đảm nhận chức năng hô hấp (2)  Màng trong của ti thể  gấp nếp tạo thành nhiều mấu lồi, còn màng trong của lục lạp thì trên,   không gấp nếp.
  8. (3) Ti thể không có hệ sắc tố, còn lục lạp có hệ sắc tố (4) Ti thể có ở cả tế bào động vật và thực vật còn lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật (5) Ti thể có chứa ADN còn lục lạp không có Tổ hợp đúng là :  A. 1, 2, 4, 5 B. 2, 3, 4, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 1, 2, 3, 4 Câu 89. Điểm khác nhau giữa ti thể và lục lạp là:  (1) Lục lạp đảm nhận chức năng quang hợp, còn ti thể đảm nhận chức năng hô hấp.  (2) Màng trong của ti thể gấp nếp thành nhiều mấu lồi, còn màng trong của lục lạp thì trơn không gấp  nếp.  (3) Ti thể không có hệ sắc tố còn lục lạp có hệ sắc tố.  (4) Ti thể có cả ở tế bào động vật và thực vật còn lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật. (5) Ty thể có chứa ADN còn lục lạp không có.  Số đáp án  đúng là: A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 54. Tế bào nào dưới đây chứa nhiều ti thể nhất ? A. Tế bào gan B. Tế bào cơ C. Tế bào tim D. A và C đều đúng Câu 55. Điểm giống nhau giữa lục lạp và ti thể (1) Có màng kép bao bọc (2) Trong cấu trúc có chứa ADN, ARN, ribôxôm (3) Tham gia chuyển hoá năng lượng trong tế bào (4) Số lượng phụ thuộc vào loại tế bào và điều kiện môi trường (5) Có trong tế bào động vật và thực vật Tổ hợp đúng là :  A. 1, 2, 3, 5 B. 1, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 3, 4, 5 Câu 56. Đặc điểm của lizôxôm trong tế bào là: (1) Có màng đơn bao bọc (2) Chứa hệ enzim thuỷ phân (3) Tham gia tiêu hoá nội bào (4) Có ở tế bào nhân thực
  9. Có bao nhiêu  phương án trên đúng : A. 1 B.  2 C. 4 D. 3 Câu 57.Chức năng chính của lizôxôm trong tế bào là: A. Phân huỷ chất độc B. Tiêu hoá nội bào C. Bảo vệ tế bào D.  Avà   B  đều đúng Câu 58. Tế bào nào có nhiều lizôxôm nhất? A. Tế bào cơ B. Tế bào bạch cầu C. Tế bào hồng cầu D. Tế bào thần kinh Câu 59. Đặc điểm của perôxixôm trong tế bào nhân chuẩn: (1) Có màng đơn bọc  (2) Chứa enzim xúc tác tổng hợp và phân huỷ H2O2 (3) Kích thước nhỏ (4)  Được hình thành từ bộ máy gôngi  Có bao nhiêu  phương án trên đúng : A. 1 B.  2 C. 4 D. 3 Câu 60. Trong quá trình biến thái của ếch, đuôi nòng nọc rụng ra nhờ: A. Enzim thuỷ phân của bộ máy gôngi B. Enzim thuỷ phân của lizôxôm C. Enzim thuỷ phân của perôxixôm D. Enzim thuỷ phân của gliôxixôm Câu 61.Vận chuyển nội bào và tổng hợp prôtêin và lipit  A. Lục lạp B. Lizôxôm C. Bộ máy gôngi  D. Mạng lưới nội chất Câu 62. Tiêu hoá nội bào là chức năng của:  A. Lục lạp  B. Ti thể C. Lizôxôm D. Bộ máy gôngi Câu 63. Biến đổi năng lượng dự  trữ  trong chất hữu cơ  thành năng lượng ATP cho tế  bào là chức năng   của:  A. Lục lạp B. Ti thể C. Lizôxôm D. Bộ máy gôngi
  10. Câu 64. Thực hiện quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ cho tế bào là chức năng của  A. Lục lạp B. Ti thể C. Lizôxôm D. Bộ máy gôngi Câu 65. Đóng gói, chế biến, phân phối các sản phẩm prôtêin, lipit là chức năng của: A. Lục lạp B. Ti thể C. Lizôxôm D. Bộ máy gôngi Đặc điểm của không bào  là: A. Có màng đơn bao bọc B. Phổ biến ở tế bào thực vật C. Có chức năng khác nhau tuỳ loại tế bào D. Cả A, B, C đều đúng Câu 66. Không bào ở tế bào thực vật có thể chứa:  (1) Sắc tố (2) Chất thải độc hại (3) Muối khoáng (4) Chất dinh dưỡng dự trữ Có bao nhiêu  phương án trên đúng : A. 1 B.  2 C. 4 D. 3 Câu 67. Đặc điểm của trung thể trong tế bào là: (1) Gồm  hai trung tử có cấu tạo hình trụ đứng vuông góc với nhau     (2) Gặp phổ biến ở tế bào động vật (3) Tham gia vào quá trình phân chia tế bào Có bao nhiêu  phương án đúng : A. 1 B.  2 C. 4 D. 3 Câu 68. Bộ khung tế bào được cấu tạo từ:  A. Vi ống B. Vi sợi C. Sợi trung gian  D. A, B, C đúng Câu 69. Chức năng của bộ khung tế bào: A. Giữ cho tế bào có hình dạng ổn định B. Giữ các bào quan ở vị trí nhất định trong tế bào
  11. C. Giúp tế bào chuyển động D. A và B Câu 70. Cấu trúc nào sau đây liên quan tới sự vận động của tế bào? A. Vi sợi, vi ống, lông và roi, trung thể B. Vi sợi, vi ống, lông và roi, khung tế bào C. Vi ống, lông và roi, trung thể, khung tế bào D. Vi sợi, lông và roi, trung thể, khung tế bào Câu 71.Cấu tạo màng tế bào cơ bản gồm: A. Lớp phân tử kép photpholipit được xen kẽ bởi những phân tử prôtêin và một lượng nhỏ pôlysaccarit B. Hai lớp phân tử prôtêin và một lớp phân tử lipit ở giữa C. Các phân tử lipit xen kẽ đều đặn với các phân tử prôtêin D. Hai lớp phân tử photpholipit trên có các lỗ nhỏ được tạo bởi các phân tử prôtêin xuyên màng Câu 72. Màng sinh chất có những chức năng: (1) Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường (2) Bảo vệ tế bào (3) Tiếp nhận và truyền thông tin giữa các tế bào    (4) Ghép nối các tế bào thành mô nhờ prôtêin màng Có bao nhiêu  phương án trên đúng : A. 1 B.  2 C. 3 D. 4 Câu 73. Trong cấu trúc màng sinh chất, loại prôtêin giữ  chức năng nào dưới đây chiếm số  lượng nhiều   nhất? A. Vận chuyển B. Kháng thể C. Enzim D. Hooc môn Câu 74. Màng sinh chất được gọi là “màng khảm động” vì: (1) Màng được cấu tạo chủ yếu từ hai lớp phân tử phôtpholipit trên đó có điểm thêm prôtêin và các phân  tử khác (2) Các phân tử phôtpholipit không đứng yên tại chỗ mà có thể di chuyển trong pham vi của màng. (3) Các phân tử  phôtpholipit đứng yên tại chỗ, còn prôtêin và các phân tử  khác có thể  chuyển động   trong phạm vi của màng (4) Các phân tử phôtpholipit cũng như các phân tử prôtêin có thể thay đổi vị trí và hình thù khiến màng   có tính mềm dẻo, linh hoạt
  12. Có bao nhiêu  phương án trên đúng : A. 1 B.  4 C. 3 D. 2 Câu 75. Hiện tượng nào dưới đây có thể xảy ra ở màng tế bào khi lai tế bào của chuột với tế bào người? A. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin người và chuột nằm riêng biệt ở hai phía tế bào B. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin người và chuột nằm xen kẽ nhau C. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin của người nằm ngoài, các phân tử prôtêin của chuột nằm  trong D. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin của chuột nằm ngoài, các phân tử prôtêin của người nằm  trong Câu 76. Cấu tạo chủ yếu của chất nền ngoại bào gồm: A. Các loại sợi glicôprôtêin B. Các chất vô cơ   C. Các chất hữu cơ D. Cả A, B và C Câu 77.Chức năng của chất nền ngoại bào: A. Thu nhận thông tin cho tế bào B. Liên kết các tế bào với nhau tạo thành các mô nhất định C. Bảo vệ tế bào  D. A và B Câu 78.Cấu trúc nào dưới đây có mặt trong tế bào động vật, tế bào thực vật, tế bào vi khuẩn? A. Màng sinh chất và ribôxôm B. Mạng lưới nội chất và ti thể C. Mạng lưới nội chất và không bào D. Mạng lưới nội chất và lục lạp Câu 79. Những đặc điểm chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật: (1) Màng xenlulô (2) Lục lạp (3) Tự dưỡng (4) Không bào lớn  (5) Trung thể.  Có bao nhiêu đặc điểm đúng với tế bào thực vật A. 1 B.  4 C. 3 D. 2 Câu 111. Cho các đặc điểm về thành phần và cấu tạo màng sinh chất (1) Lớp kép photpholipit có các phân tử protein xen giữa (2) Liên kết với các phân tử protein và lipit còn có các phân tử cacbohidrat (3) Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên chuyển động quanh vị trí nhất định của màng (4) Xen giữa các phân tử photpholipit còn có các phân tử colesteron    (5) Xen giữa các phân tử photpholipit là các phân tử glicoprotein Có mấy đặc điểm đúng theo mô hình khảm – động của màng sinh chất? A. 2     B. 3     C. 4     D. 5
  13. BÀI 11 VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT Câu 80. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường diễn ra theo phương thức: A. Vận chuyển thụ động B. Vận chuyển chủ động C. Xuất nhập bào D. A, B, C đều đúng Câu 81.Điều nào dưới đây là đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào A. Chất được chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp  B. Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật  C. Chất được chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao  D. Cần có năng lượng cung cấp cho quá trình vận chuyển  Câu 82. Sự thẩm thấu là hiện tượng nào sau đây? A. Sự khuyếch tán của các phân tử đường qua màng  B. Sự khuyếch tán của các phân tử nước qua màng C. Sự di chuyển của các phân tử chất tan qua màng  D. Sự di chuyển của các ion qua màng Câu 83. Câu có nội dung đúng sau đây là A. Sự vận chuyển chủ động trong tế bào cần được cung cấp năng lượng B. Sự khuyếch tán là 1 hình thức vận chuyển chủ động  C. Vận chuyển tích cực là sự thẩm thấu  D. Vật chất trong cơ thể luôn di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao. Câu 84. Hình thức vận chuyển chất nào dưới đây có sự biến dạng của màng sinh chất A. Tích cực  B. Thụ động  C. Thực bào  D. Khuyếch tán  Câu 85. Sự di chuyển các chất tan từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp được gọi là A. Sự vận chuyển chủ động B. Sự khuếch tán
  14. C. Sự thẩm thấu D. Thấm chọn lọc Câu 86. Hiện tượng khuếch tán các chất từ ngoài môi trường vào tế bào diễn ra khi:  1. Nồng độ các chất bên ngoài cao hơn trong màng tế bào.  2. Các chất được hòa tan trong dung môi.  3. Có sự chênh lệch về áp suất ngoài và trong màng tế bào.  Câu trả lời đúng là: A. 2,3 B. 1,2 C. 1,2,3 D.  1,3 Câu 87. Các chất có kích thước lớn đi vào tế bào nhờ A. Khả năng biến dạng của màng B. Khả năng hoạt tải của màng C. Chúng có khả năng thẩm thấu D. Chúng có khả năng khuếch tán Câu 88. Oxy trao đổi qua màng tế bào được thực hiện theo: A. Cơ chế thẩm tách B. Cơ chế thẩm thấu C. Cơ chế ẩm bào D. Sự vận chuyển hàng hóa của màng Câu 90. Khả năng hoạt tải của màng là hiện tượng A. Các chất đi vào tế bào tuân theo sự chênh lệch áp suất B. Vận chuyển các chất ra hoặc vào tế bào ngược chiều nồng độ C. Vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động các chất D. Các chất đi vào tế bào thuận chiều chênh lệch nồng độ Câu 91. Vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào là: (1)  Quá trình vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng độ cao (2) Quá trình vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp (3) Quá trình vận chuyển tiêu tốn năng lượng ATP (4) Quá trình vận chuyển nhờ các kênh prôtêin đặc hiệu (5) Quá trình vận chuyển mang tính chọn lọc.  Có bao nhiêu  phương án đúng :
  15. A. 1 B.  2 C. 4 D. 3 Câu 92. Khi vận chuyển chủ động qua màng tế bào, mỗi loại prôtêin có thể : A. Vận chuyển một chất riêng B. Vận chuyển một lúc hai chất cùng chiều C. Vận chuyển một lúc hai chất ngược chiều D. A, B và C Câu 93. Cách vận chuyển nào sau đây thuộc hình thức vận chuyển chủ động: (1) Vận chuyển nước qua màng tế bào nhờ kênh prôtêin       (2) Vận chuyển glucô đồng thời natri qua màng tế bào (3) Vận chuyển các chất có kích thước lớn qua màng tế bào (4) Vận chuyển Ca++ qua màng tế bào (4) Vận chuyển Na+, K+ bằng bơm prôtêin qua màng tế bào.  Có bao nhiêu  phương án đúng : A. 1 B.  2 C. 4 D. 3 Câu 94. Đặc điểm của phương thức khuếch tán qua màng tế bào: (1) Xảy ra khi có sự chênh lệch nồng độ dung dịch giữa trong và ngoài màng (2) Có hai hình thức khuếch tán mang tính chọn lọc (qua kênh prôtêin) và khuếch tán không mang tính   chọn lọc (qua lớp kép phôtpholipit). (3) Mang tính thụ động không tiêu hao năng lượng (4) Tốc độ khuếch tán tỉ lệ thuận với diện tích khuếch tán Có bao nhiêu  phương án đúng : A. 1 B.  2 C. 4 D. 3 Câu 95. Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Tế bào hồng cầu không thay đổi B. Tế bào hồng cầu nhỏ đi C. Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ D. Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, sau nhỏ lại Câu 96. Khi cho tế bào thực vật vào một loại dung dịch, một lát sau tế  bào có hiện tượng co nguyên sinh.  Nguyên nhân của hiện tượng này là: A. Dung dịch có nồng độ chất hoà tan cao hơn nồng độ dịch tế bào B. Dung dịch có nồng độ chất hoà tan thấp hơn nồng độ dịch tế bào C. Dung dịch có nồng độ chất hoà tan bằng nồng độ dịch tế bào D. Phản ứng tự vệ của tế bào trong môi trường lạ Câu 97. Đặc điểm các chất vận chuyển qua kênh prôtêin? A. Không phân cực, kích thước nhỏ.         B. Không phân cực, kích thước lớn. C. Phân cực, kích thước lớn.                            D. Phân cực, kích thước nhỏ.  Sơ đồ sau miêu tả các con đường vận chuyển các chất qua màng tế bào: Dùng các dữ liệu trong hình trả lời các câu hỏi từ 97 – 101
  16. Câu 98. Chú thích (1) thuộc hình thức vận chuyển nào? A. Khuếch tán   B. Khuếch tán nhanh có chọn lọc C. Biến dạng của màng tế bào D. Vận chuyển đồng cảng (vận chuyển hai chất cùng chiều) Câu 99. Chú thích (2) thuộc hình thức vận chuyển nào? A. Khuếch tán  B. Khuếch tán nhanh có chọn lọc C. Biến dạng của màng tế bào D. Vận chuyển đồng cảng (vận chuyển hai chất cùng chiều) Câu 100. Chú thích (3) thuộc hình thức vận chuyển nào? A. Khuếch tán  B. Vận chuyển chủ động các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. C. Biến dạng của màng tế bào D. Vận chuyển đối cảng (vận chuyển hai chất ngược chiều) Câu 101. Chú thích (4) thuộc hình thức vận chuyển nào? A. Khuếch tán  B. Khuếch tán nhanh có chọn lọc C. Biến dạng của màng tế bào D. Vận chuyển đối cảng (vận chuyển hai chất ngược chiều) Câu 102. Chú thích (5) thuộc hình thức vận chuyển nào?
  17. A. Khuếch tán  B. Khuếch tán nhanh có chọn lọc C. Biến dạng của màng tế bào D. Vận chuyển đồng cảng (vận chuyển hai chất cùng chiều) Câu 103. Trong tế bào bộ phận nào đóng vai trò quan trọng nhất? A.  Nhân: trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế  bào và giữ  vai trò quyết định trong di  truyền B. Chất tế bào: nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào C. Màng tế bào: giữ vai trò bảo vệ tế bào và chọn lọc các chất trong sự trao đổi chất với môi trường D.  Lục lạp: nơi diễn ra quá trình quang hợp tổng hợp các chất hữu cơ Câu 104. Môi trường có nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn trong tế bào là  A. môi trường ưu trương.         B.  Môi trường nhược trương.          C.  môi trường đẳng trương.                             D.  Cả a, b. Câu 105. Điều kiện của vận chuyển chủ động là A.  không tiêu tốn năng lượng.     B. Tiêu tốn năng lượng.                                C. cần “máy bơm”.            D. Cả B, C Câu 106.Kênh aquaporin cho phân  tử nào đi qua? A. CO2, H2O.              B. Prôtêin, lipit.             C. H2O.             D. Các chất hữu cơ. Câu 107. Khi CO ́ 2 va O ̀ 2 được vân chuyên qua mang sinh chât qua ph ̣ ̉ ̀ ́ ương thưc vân chuyên nao sau đây? ́ ̣ ̉ ̀ A.  chu đông.          ̉ ̣ B. Khuêch tan tr ́ ́ ực tiêp.           ́ C.  khuêch tan qua kênh prôtêin.          ́ ́ D.  Nhâp bao. ̣ ̀ Câu 108.Màng sinh chất của tế bào có các thành phần cấu tạo đem lại cho nó các chức năng chính. Hãy   lựa chọn chức năng tương ứng với các  thành phần  Thành phần cấu tạo  Chức năng màng sinh chất (1). Lớp phôtpholipit (a). Giúp thu nhận thông tin cho tế bào (2). Prôtêin thụ thể (b). Giúp các tế bào của cùng 1 cơ thể có  thể  nhận biết nhau và nhận biết các tế  bào  lạ)) (( (3).((Dấu   chuẩn))  (c). Giúp tế  bào trao đổi chất với môi  (glicôprôtêin) trường 1 cách có chọn lọc 4. Cholesteron màng (d).   Kênh   vận   chuyển   các   chất   đặc 
  18. hiệu. 5.   Protein   xuyên  (e). Ghép nối tế bào trong một mô. màng 6. Protein bám ngoài  (g). Tăng cường tính ổn định của màng màng A. 1c, 2ª, 3b,4g,5d,6e B. 1c, 2b, 3ª,4e,5d,6g C. 1b, 2c, 3ª, 4d,5g,6e D. 1e, 2b, 3c, 4g,5d,6ª Câu 112. Đặc điểm không có ở tế bào nhân thực là A. Có màng nhân, có hệ thống các bào quan B.  Tế bào chất được chia thành nhiều xoang riêng biệt C. Có thành tế bào bằng peptidoglican D.  Các bào quan có màng bao bọc Câu 113. Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây? A. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép        B. Nhân chứa chất nhiễm sắc gòm ADN liên kết với protein C. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân        D. Nhân chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng Câu 114.  Trong thành phần của nhân tế bào có: A. axit nitric    B. Axit phôtphoric C. Axit clohidric    D. Axit sunfuric Câu 115. Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây? A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào B. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào C. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể Câu 116. Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây? A. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit B. Chuyển hóa đường trong tế bào C. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào D. Sinh tổng hợp protein Câu 117. Bào quan riboxom không có đặc điểm A. Làm nhiệm vụ tổng hợp protein B. Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rARN và protein C. Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé D. Được bao bọc bởi màng kép phôtpholipit
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2