Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1
lượt xem 0
download
Cùng tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1" giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 - NĂM HỌC 2024 – 2025 I. PHẠM VI KIẾN THỨC Dựa trên yêu cầu cần đạt và ma trận hướng dẫn của Quận. - Mở đầu - Chủ đề 1: Các phép đo - Chủ đề 2: Các thể của chất - Chủ đề 3: Oxygen và Không khí - Chủ để 4: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực-thực phẩm thông dụng; Tính chất và ứng dụng của chúng - Chủ đề 5: Chất tinh khiết-Hỗn hợp. Phương pháp tách các chất - Chủ đề 6: Tế bào-Đơn vị cơ sở của sự sống - Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể (Bài 19) Đề cương chỉ mang tính chất tham khảo II. PHẦN TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ MỞ ĐẦU Câu 1: Đâu không phải là vai trò của KHTN đối với đời sống và sản xuất: A. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người. B. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế C. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người. D. Định hướng nghề nghiệp, phát triển đúng tiềm năng. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng về vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống? A. Bảo vệ môi trường; Ứng phó với biển đổi khí hậu. B. Cung cấp thông tin mới và nâng cao hiểu biết của con người. C. Mở rộng sản suát và phát triển kinh tế. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 3: Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống: A. Con gà, con chó, cây nhãn. B. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá. C. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn. D. Chiếc bút, con vịt, con chó. Câu 4: Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật không sống: A. Cái bàn, cây thước, chiếc xe. B. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá. C. Chiếc bút, chiếc lá, con mèo. D. Chiếc bút, con vịt, con chó. Câu 5: Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hóa chất độc hại? A. B.
- C. D. CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO Câu 1: Đơn vị đo thời gian chính thức của nước ta hiện nay là: A. Phút B. Giây C. Giờ D. Ngày Câu 2: Hãy sắp xếp theo thứ tự các bước khi đo khối lượng của một vật bằng cân: Bước 1: Ước lượng khối lượng vật cần đo Bước 2: Chọn cân phù hợp Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào cân Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân. Câu 3: Dụng cụ đo chiều dài là: A. Cân B. Bình chia độ C. Thước D. Đồng hồ Câu 4: Đơn vị đo khối lượng chính thức của nước ta hiện nay là: A. Tấn B. Tạ C. Gam D. Kilôgam Câu 5: Em hãy cho biết cách hiệu chỉnh cân ở hình nào thuận tiện cho việc đo khối lượng của vật? A. Hình 1 B. Hình 2 C. Cả 2 hình đều thuận tiện D. Cả 2 hình đều không thuận tiện Câu 6: Khi đo khối lượng của một vật, cần phải ước lượng khối lượng vật cần đo để: A. Đo khối lượng cho chính xác B. Đọc kết quả đo chính xác C. Chọn cân phù hợp D. Hiệu chỉnh cân đúng cách Câu 7: Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 là: A. Thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm B. Thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm C. Thước cuộn có giới hạn đo 3 m và độ chia nhỏ nhất 5 cm D. Thước thẳng có giới hạn đo 1,5 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm Câu 8: Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động? A. Không hiệu chỉnh đồng hồ B. Đặt mắt nhìn lệch
- C. Đọc kết quả chậm D. Cả 3 nguyên nhân trên. Câu 9: Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp nhất là: A. Cân tạ B. Cân Roberval C. Cân đồng hồ D. Cân tiểu li Câu 10: Em hãy cho biết cách đặt mắt để đọc kết quả đo thời gian nào là đúng? Hình 1 Hình 2 A. Hình 1 B. Hình 2 C. Cả 2 hình đều đúng D. Cả 2 hình đều sai Câu 11: Kết quả đo độ dài của bút chì được một học sinh ghi đúng là 14,3 cm. Học sinh này đã dùng: A. Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 0,1 cm B. Thước có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 cm C. Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 0,5 cm D. Thước có GHĐ 1 m và ĐCNN 2 mm Câu 12: Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1 kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu? A. 24 kg B. 20 kg 10 lạng C. 22 kg D. 20 kg 20 lạng Câu 13: Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế? A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí C. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn D. Cả 3 đáp án đều sai Câu 14: Nhiệt độ là: A. số đo kích thước của vật B. lượng chất chứa trong vật C. số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật D. Cả 3 đáp án đều sai Câu 15: Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là: A. 0C B.0F C.K D. Cả 3 đáp án trên đều sai CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ Câu 1: Ở điều kiện thường oxygen tồn tại ở trạng thái gì? A. Lỏng B. Rắn C. Khí D. Rắn, lỏng và khí Câu 2: Ở có hồ nuôi cá cảnh, vì sao người ta thường lắp một máy bơm nước nhỏ để bơm nước liên tục?
- A. Do khí oxygen tan nhiều trong nước B. Do khí oxygen tan ít trong nước C. Do khí oxygen nặng hơn không khí D. Do khí oxygen nhẹ hơn không khí Câu 3: Biện pháp duy trì nguồn cung cấp oxygen trong không khí A. Trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh B. Thải các khí thải ra môi trường không qua xử lý C. Đốt rừng làm rẫy D. Phá rừng để làm đồn điền, trang trại Câu 4: Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích như sau: A. Không chí chứa 78% N2; 21% O2; 1% hỗn hợp CO2, H2O, ... B. Không chí chứa 78% N2; 18% O2; 4% hỗn hợp CO2, H2O, ... C. Không chí chứa 78% N2; 20% O2; 2% hỗn hợp CO2, H2O, ... D. Không chí chứa 78% N2; 16% O2; 6% hỗn hợp CO2, H2O, ... Câu 5: Không khí sẽ ảnh hưởng đến yếu tố nào sau đây? A. Thời tiết B. Khí hậu C. Cả 2 câu trên đều đúng D. Cả 2 câu trên đều sai Câu 6: Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng. B. Hình thành sấm sét. C. Tham gia quá trình quang hợp của cây. D. Tham gia quá trình tạo mây. Câu 7: Không khí cung cấp chất khí nào giúp duy trì sự sống trên Trái Đất, duy trì sự cháy của nhiên liệu? A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG. Câu 1: Vật liệu nào dùng để làm lốp ô tô, xe máy? A. Cao su. B. Tơ sợi. C. Nhựa. D. Nilong. Câu 2: Vật liệu nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường? A. Pin máy tính. B. Ống hút gạo. C. Túi nilong. D. Hộp nhựa Câu 3: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt? A. Thủy tinh. B. Gốm. C. Kim loại. D. Gỗ. Câu 4: Khi đập quả bóng cao su xuống sàn nhà, quả bóng bị nẩy lên do cao su có tính: A. dẻo. B. đàn hồi. C. cách nhiệt. D. cách điện. Câu 5: Vật liệu nào sau đây không thể tái chế? A. Xi măng.
- B. Thép xây dựng. C. Nhựa composite. D. Thủy tinh. Câu 6: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Phơi củi cho thật khô. B. Dùng quạt thổi vào bếp. C. Chẻ nhỏ củi. D. Xếp củi chồng sít lên nhau. Câu 7: Biogas thuộc loại nhiên loại nào? A. Nhiên liệu hạt nhân. B. Nhiên liệu hóa thạch. C. Nhiên liệu rắn. D. Nhiên liệu sinh học. Câu 8: Loại nhiên liệu nào dưới đây là nhiên liệu rắn? A. Than đá. B. Dầu hỏa. C. Dầu diesel. D. Xăng. Câu 9: Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu? A. Gạch xây dựng. B. Đất sét. C. Xi măng. D. Ngói. Câu 10: Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh? A. Gỗ. B. Bông. C. Dầu thô. D. Nông sản. Câu 11: Nhà máy sản xuất rượu vang dùng quả nho để lên men. Vậy nho là A. Vật liệu. B. Nhiên liệu. C. Nguyên liệu. D. Khoáng sản. Câu 12: Để sử dụng nguyên liệu đảm bảo an toàn và hiệu quả thì nguyên liệu phải được sử dụng như thế nào? A. Thoải mái. B. Xin phép ở cấp trên. C. Theo phương pháp thủ công. D. Theo quy trình khép kín. Câu 13: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Lúa gạo. B. Ngô. C. Mía. D. Lúa mì. Câu 14: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất? A. Gạo. B. Rau xanh. C. Thịt. D. Gạo và rau xanh. Câu 15. Các loại thực phẩm tự nhiên nào dưới đây không có nguồn gốc từ thực vật? A. Thịt B. Rau xanh C. Lúa D. Táo
- CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT – HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT Câu 1: Chất tinh khiết được tạo ra từ A. Một chất duy nhất. B. Một nguyên tố duy nhất. C. Một nguyên tử. D. Hai chất khác nhau. Câu 2: Hỗn hợp được tạo ra từ A. Nhiều nguyên tử. B. Một chất. C. Nhiều chất trộn lẫn vào nhau. D. Nhiều chất để riêng biệt. Câu 3: Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, ta có thể dùng biện pháp nào: A. Khuấy dung dịch B. Đun nóng C. Nghiền nhỏ chất rắn D. Cả 3 đáp án đều đúng Câu 4: Không khí là A. Chất tinh khiết. B. Tập hợp các vật thể. C. Hỗn hợp đồng nhất. D. Hỗn hợp không đồng nhất. Câu 5: Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết? A. Gỗ ép. B. Nước khoáng. C. Sodium chloride (Muối ăn) D. Nước biển. Câu 6: Hỗn hợp nào sau đây KHÔNG được xem là dung dịch? A. Hỗn hợp nước đường. B. Hỗn hợp nước muối. C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều. D. Hỗn hợp nước và rượu. Câu 7: Hỗn hợp nào sau đây được xem là dung dịch? A. Hỗn hợp nước muối. B. Hỗn hợp nước và dầu ăn. C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều. D. Hỗn hợp khí carbon dioxide và nước. CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG Câu 1: Thành phần nào bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào, đi ra khỏi tế bào? A. Nhân tế bào B. Lục lạp C. Màng tế bào D. Chất tế bào Câu 2: Cơ thể sinh vật được cấu tạo từ những đơn vị nhỏ bé , đơn vị đó là : A. Các bộ phận trên cơ thể B. Tế bào C. Da, thịt ,xương D. Nước, chất hữu cơ, chất khoáng Câu 3: Đặc điểm tế bào nhân thực là: A. Có thành tế bào B. Có chất tế bào C. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền D. Có lục lạp Câu 4: Trong tế bào thực vật, thực hiện chức năng quang hợp là : A. Tế bào chất
- B. Nhân tế bào C. Lục lạp D. Màng tế bào Câu 5: Các thành phần đều có ở tế bào động vật và tế bào thực vật là: A. Màng tế bào, nhân tế bào, chất tế bào, màng nhân B. Màng tế bào, không bào, lục lạp ,thành tế bào C. Nhân tế bào, lục lạp, chất tế bào, màng tế bào D. Màng nhân , chất tế bào , lục lạp, màng tế bào Câu 6: Khi bị đứt tay, sau một thời gian vết thương có thể tự lành lại là do: A. Tế bào có khả năng chữa lành vết thương. B. Tế bào có khả năng sinh sản để thay thế các tế bào bị tổn thương. C. Các tế bào kết dính làm lành vết thương. D. Các tế bào tổn thương có khả năng tự phục hồi. Câu 7: Vi khuẩn E.coli nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thi cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một lần. Hỏi sau 1 giờ, 1 vi khuẩn E.Coli đó có thể tạo ra bao nhiêu tế bào con? A.4 B. 8 C. 16 D. 32 CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ Câu 1: Tập hợp các tế bào giống nhau cùng nhau phối hợp thực hiện chức năng nhất định được gọi là: A. Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Hệ cơ quan Câu 2: Cho các sinh vật sau đây: trùng roi, cây lúa, cây chuối, con lợn, trùng giày, con rắn, con ốc sên, tảo lam, con hà mã, vi khuẩn đường ruột, cây dương xỉ, vi khuẩn lao. Có bao nhiêu sinh vật đơn bào trong các sinh vật trên? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 3: Cho các sinh vật sau đây: trùng roi, cây lúa, cây chuối, con lợn, trùng giày, con rắn, con ốc sên, tảo lam, con hà mã, vi khuẩn đường ruột, cây dương xỉ, vi khuẩn lao. Có bao nhiêu sinh vật đa bào trong các sinh vật trên? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 III. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Cho các dụng cụ thực hành sau: nến vàng, bát sứ, đèn cồn, tấm thiết, giá kim loại. Dùng các dụng cụ trên, thiết kế thí nghiệm kiểm chứng sự chuyển thể rắn và lỏng. Làm nóng chảy nến: - Bước 1: Cắt nhỏ một mẩu nến màu đỏ vào bát sứ. - Bước 2: Đun nóng bát sứ trên ngọn lửa đèn cồn. - Bước 3: Sau khi chuyển sang thể lỏng, tắt đèn cồn, để nguội. Câu 2. Cho các dụng cụ thực hành sau: cốc thủy tinh chịu nhiệt, bình cầu đáy tròn chứa nước lạnh, nước, đèn cồn, tấm thiết, giá kim loại. Dùng các dụng cụ trên, thiết kế thí nghiệm kiểm chứng sự chuyển thể lỏng và khí Đun sôi và làm lạnh nước: - Bước 1: Lấy một lượng nhỏ nước cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt. - Bước 2: Đun sôi nước trong cốc thủy tinh trên ngọn lửa đèn cồn. - Bước 3: Quan sát hiện tượng trên bề mặt thoáng của nước. - Bước 4: Đặt một bình cầu đáy tròn chứa nước lạnh trên miệng cốc thủy tinh Câu 3. Với vai trò là học sinh, em hãy nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí? Để bảo vệ môi trường không khí, chúng ta nên: Trồng nhiều cây xanh. Không xả rác bừa bãi. Sử dụng nguồn nguyên liệu sạch thay thế cho than đá,... Tăng cường đi bộ, đi xe đạp và các phương tiện công cộng. Tuyên truyền bảo vệ môi trường với bạn bè và gia đình và cộng đồng. Câu 4. Nêu cách tiến hành tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối? Tên phương pháp tách chất được áp dụng?
- Sử dụng phương pháp cô cạn: - Bước 1: Lắp dụng cụ - Bước 2: Đặt bát sứ đựng dung dịch muối lên kiềng đun. - Bước 3: Đun sôi dung dịch cho đến khi nước bay hơi hết (cô cạn dung dịch), thu được chất rắn là muối ăn. Câu 5. Nêu cách tiến hành tách cát ra khỏi hỗn hợp nước có lẫn cát? Tên phương pháp tách chất được áp dụng? Sử dụng phương pháp lọc: - Bước 1: Lắp dụng cụ - Bước 2: Rót hỗn hợp theo đũa thủy tinh vào phễu có lót giấy lọc. - Bước 3: Phần chất rắn màu vàng, không tan (cát) sẽ ở lại trong phễu, nước sẽ chảy qua phễu xuống bình hứng. Câu 6. Phân biệt sự khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Đặc điểm Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Kích thước Kích thước nhỏ Kích thước lớn Nhân chưa được bao bọc bởi lớp màng Nhân được bao bọc bởi lớp Nhân => vùng nhân màng => nhân hoàn chỉnh Vật chất di truyền Tập trung tại vùng nhân Bao gói trong nhân Câu 7. Phân biệt sự khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật. Đặc điểm Tế bào thực vật Tế bào động vật Có thành xenlulozo bao quanh màng Không có thành xenlulozo bao Thành tế bào sinh chất quanh màng sinh chất Lục lạp Có lục lạp => quang hợp Không có lục lạp Sinh sản Hình thành vết ngăn Hình thành eo thắt Câu 8. Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cà chua bị mất hệ rễ? Nếu cây cà chua bị mất hệ rễ : - Cây sẽ không thể đứng bám vào đất được. - Không có rễ để hút nước và dinh dưỡng trong lòng đất để cung cấp cho các quá trình trao đổi chất trong cây. => Cây cà chua sẽ bị khô héo và chết. Câu 9. Trình bày mối quan hệ từ tế bào đến mô, cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể mối quan hệ từ tế bào đến mô, cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể: - Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống. - Mô là tập hợp một nhóm tế bào giống nhau về hình dạng và cùng thực hiện một chức năng nhất định. - Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng nhất định.. - Hệ cơ quan là tập hợp một số cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định. - Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều cơ quan và hệ cơ quan. Các cơ quan cùng thực hiện chức năng tạo thành hệ cơ quan, các hệ cơ quan hoạt động thống nhất, nhịp nhàng để thực hiện chức năng sống của cơ thể.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 136 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 99 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn