intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

9
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội" sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội

  1. Sở GD & ĐT Hà Nội ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I Trường THPT Phúc Thọ Môn : Sinh học 10 Năm học: 2024 - 2025 I. CẤU TRÚC ĐỀ THI: 1.Thời gian làm bài: 45 phút 2. Nội dung gồm 2 phần - Phần I. Trắc nghiệm (8đ)  Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: 16 câu (4điểm)  Trắc nghiệm dạng Đ/S: 4 câu (4 điểm) - Phần II.Tự luận: 2 câu (4 điểm) II. NỘI DUNG ÔN TẬP: A- GIỚI HẠN NỘI DUNG ÔN TẬP I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC VÀ CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG. Nêu được + khái niệm các cấp độ tổ chức sống, + các đơn vị tổ chức: Gồm: Nguyên tử Phân tử Bào quan Tế bào Mô Cơ quan Hệ cơ quan Cơ thể Quần thể Quần xã Hệ sinh thái. II. SINH HỌC TẾ BÀO 1. Thành phần hoá học của tế bào Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau). Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào. Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid. _ Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể. - Trình bày được cách nhận biết các phân tử sinh học trong tế bào. 2. Cấu trúc tế bào Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ. Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của thành tế bào (ở tế bào thực vật) và màng sinh chất. Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân. Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào. So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật. 3. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào Phân biệt được các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất: vận chuyển thụ động, chủ động. Nêu được ý nghĩa của các hình thức đó. Lấy được ví dụ minh hoạ. Trình bày được hiện tượng nhập bào và xuất bào thông qua biến dạng của màng sinh chất. Lấy được ví dụ minh hoạ. Vận dụng những hiểu biết về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất để giải thích một số hiện
  2. tượng thực tiễn (muối dưa, muối cà…). Phân tích được cấu tạo và chức năng của ATP về giá trị năng lượng sinh học. Phát biểu được khái niệm chuyển hoá năng lượng trong tế bào. Trình bày được quá trình tổng hợp và phân giải ATP gắn liền với quá trình tích lũy, giải phóng năng lượng. Trình bày được vai trò của enzyme trong quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. Nêu được khái niệm, cấu trúc và cơ chế tác động của enzyme. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme. B- CÂU HỎI ÔN TẬP - Phần I. Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Câu 1: Hình ảnh sau đây mô tả cấp độ tổ chức nào của thế giới sống? A. Quần thể B. Quần xã C. Cơ quan D. Phân tử Câu 2: Một học sinh đang chuẩn bị cho cuộc thi chạy marathon trong trường. Để có nguồn năng lượng nhanh nhất, học sinh này nên ăn thức ăn có chứa nhiều A. carbohydrate. B. lipid. C. protein. D. calcium. Câu 3: Nguyên tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng với sự sống? A. H. B. S. C. C. D. O. Câu 4: Khi nói về vai trò của các nguyên tố hóa học, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng? (1) Các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử như protein, lipid,… (2) Mg là nguyên tố tham gia cấu tạo nên diệp lục tố. (3) Các nguyên tố vi lượng có vai trò chủ yếu là hoạt hóa các enzyme. (4) Sinh vật chỉ có thể lấy các nguyên tố khoáng từ các nguồn dinh dưỡng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 5: Những phát biểu nào sau đây mô tả đúng về các nguyên tử carbon có trong tất cả phân tử hữu cơ? (1) Chúng liên kết với nhau và với nhiều nguyên tử khác. (2) Chúng có thể hình thành nhiều loại liên kết cộng hóa trị. (3) Chúng tạo mạch xương sống cho các phân tử hữu cơ. A. (1), (2). B. (2), (3). C. (1), (3). D. (1), (2), (3). Câu 6: Khi thời tiết nóng hoặc tập thể dục, thể thao cơ thể chúng ta tiết ra nhiều mồ hôi. Phản ứng đó của cơ thể cho thấy vai trò gì của nước? A. Là môi trường của các phản ứng hóa học. B. Làm dung môi hòa tan các chất. C. Cấu trúc tế bào của cơ thể. D. Điều hòa nhiệt độ cơ thể. Câu 7: Ở người, bệnh nào sau đây là do thiếu nguyên tố calcium? A. Còi xương. B. Bướu cổ. C. Chuột rút cơ. D. Thiếu máu. Câu 8: Hình sau minh họa cho cấu tạo của phân tử
  3. A. amino acid B. Nucleotit C. Glucozo D. Axit béo Câu 9: Trong phân tử protein, các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết A. peptide. B. ion. C. hydrogen. D. cộng hoá trị. Câu 10: Phát biểu nào sau đây về cấu trúc bậc 1 của một phân tử protein là không đúng? A. Có thể phân nhánh. B. Đặc trưng cho phân tử protein. C. Quyết định cấu trúc không gian của phân tử protein. D. Được xác định bởi trình tự gene tương ứng. Câu 11: Cấu trúc bậc nào của protein được hình thành khi một chuỗi polypeptide có đoạn xoắn cục bộ nhờ liên kết hydrogen giữa các liên kết peptide? A. Bậc 1. B. Bậc 2. C. Bậc 3. D. Bậc 4. Câu 12: Phát biểu nào sau đây về đặc điểm khác nhau giữa DNA và RNA là đúng? (1) RNA chứa thymine thay vì uracil. (2) RNA là sợi đơn, DNA là sợi kép. (3) RNA chứa ribose, DNA chứa deoxyribose. A. (1), (2). B. (2), (3). C. (1), (3). D. (1), (2), (3). Câu 13: Đặc điểm khác biệt chính giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì? A. Tế bào nhân sơ không có DNA, còn tế bào nhân thực thì có. B. Tế bào nhân sơ không có nhân, còn tế bào nhân thực thì có. C. Tế bào nhân sơ không có màng sinh chất, còn tế bào nhân thực thì có. D. Tế bào nhân sơ không thể lấy năng lượng từ môi trường, còn tế bào nhân thực thì có thể. Câu 14 : Tế bào vi khuẩn không có thành phần nào sau đây? A. Vùng nhân. B. Thành tế bào. C. Màng sinh chất. D. Ti thể. Câu 15: Cặp phân tử nào sau đây tương ứng với cặp chức năng duy trì tính lỏng của màng/ nhận biết tế bào? A. Glycolipid/ cholesterol. B. Cholesterol/ glycoprotein. C. Glycolipid/ glycoprotein. D. Phospholipid/ cholesterol. Câu 16:Các tế bào có nhu cầu năng lượng cao thường có bào quan nào sau đây với số lượng lớn hơn các tế bào khác? A. Lysosome. B. Peroxisome. C. Ti thể. D. Túi vận chuyển. Câu 17: Gan tham gia vào giải độc rất nhiều chất độc và thuốc. Cấu trúc nào sau đây chủ yếu tham gia vào quá trình này và có số lượng phong phú trong các tế bào gan? A. Lưới nội chất hạt. B. Lưới nội chất trơn. C. Bộ máy Golgi. D. Lysosome. Câu 18: Bào quan trong hình dưới đây thực hiện quá trình nào trong các quá trình sau? A. Hô hấp tế bào. B. Quang hợp. C. Tổng hợp protein. D. Tổng hợp lipid.
  4. Câu 19: Lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn giống nhau ở chỗ: A. đều chứa axit nucleic B. đều là hệ thống xoang màng dẹt thông với nhau C. đều tổng hợp protein, lipit, đường D. đều nằm sát và thông với màng nhân Câu 20: Cho biết bộ phận tham gia vận chuyển 1 protein ra khỏi tế bào? A. Lưới nội chất trơn. B. Bộ máy golgi và màng sinh chất C. Bộ máy golgi. D. Màng sinh chất. Câu 21: Phân tử sinh học được dùng làm khuôn để tổng hợp protein ở ribosome là: A. DNA. B. mRNA. C. rRNA. D. tRNA. Câu 22: Loại tế bào sau đây có chứa nhiều lysosome nhất là: A. Tế bào bạch cầu B. Tế bào hồng cầu C. Tế bào thần kinh D. Tế bào cơ Câu 23: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là: A. Có chứa nhiều loại enzyme hô hấp B. Được bao bọc bởi lớp màng kép C. Có chứa sắc tố quang hợp D. Có chứa nhiều phân tử ATP Câu 24: Đặc điểm có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật là: A. Có ti thể C. Trong tế bào chất có nhiều loại bào quan B. Nhân có màng bọc D. Có thành tế bào bằng chất cellulose Câu 25: Cấu trúc không có trong nhân của tế bào là: A. Chất nhiễm sắc B. Bộ máy Gôngi C. Nhân con D. Màng nhân Câu 26: Tế bào nào trong các tế bào sau đây có chứa nhiều ti thể nhất? A. Tế bào biểu bì B. Tế bào xương C. Tế bào cơ tim D. Tế bào hồng cầu Câu 27: Phân tử có đặc điểm nào sau đây đi qua màng sinh chất dễ dàng nhất? A. Lớn và kị nước. B. Lớn và ưa nước. C. Nhỏ và kị nước. D. Tích điện. Câu 28: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccharose không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch A. saccharose nhược trương. B. saccharose ưu trương C. ure ưu trương. D. ure nhược trương. Câu 29: Tế bào biểu mô ở người bị bệnh xơ nang có khiếm khuyết trong cấu trúc của màng sinh chất tác động đến khả năng vận chuyển ion Cl- ra ngoài tế bào. Thành phần nào của màng liên quan đến hiện tượng này? A. Cholesterol. B. Phospholipid. C. Glycolipid. D. Protein. Câu 30: Đặc điểm các chất vận chuyển qua kênh prôtêin? A. Không phân cực, kích thước lớn. B. Phân cực, kích thước lớn. C. Không phân cực, kích thước nhỏ. D. Phân cực, kích thước nhỏ. Câu 31: Rau bị héo ta ngâm vào nước một thời gian thấy rau tươi trở lại. Đây là hiện tượng gì? A. Tan trong nước. B. Co nguyên sinh C. Phản co nguyên sinh D. Trương nước Câu 32: Khí CO2 và O2 được vận chuyển qua màng sinh chất qua phương thức vận chuyển nào sau đây? A. khuếch tán trực tiếp. B. chủ động. C. khuếch tán qua kênh prôtêin. D. nhập bào. Câu 33: Enzyme protease có tác dụng xúc tác quá trình nào sau đây? A. Phân giải lipid thành axit béo và glixerin B. Phân giải protein C. Phân giải đường disaccharide thành monosaccharide D. Phân giải đường lactose Câu 34: Nói về trung tâm hoạt động của enzyme, có các phát biểu sau:
  5. (1) Là nơi liên kết chặt chẽ, cố định với cơ chất (2) Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzyme (3) Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất (4) Mọi enzyme đều có trung tâm hoạt động giống nhau Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 35: Cho đồ thị thể hiện tốc độ của phản ứng có sự xúc tác của enzyme pepsin và trypsin theo pH như sau: Từ đồ thị cho thấy: A. Đa số enzyme hoạt động ở pH khoảng 6 – 10. B. pH tối ưu của pepsin vào khoảng 2,0. C. pH tối ưu của trypsin vào khoảng 7,0. D. Nếu tăng pH từ 1,0 đến 3,0 tốc độ phản ứng do pepsin xúc tác tăng lên. Câu 36: Cơ chất là: A. Chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác B. Chất tạo ra do nhiều enzyme liên kết lại C. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho do enzyme xúc tác D. Chất tham gia cấu tạo enzyme Câu 37: Phát biểu sau đây có nội dung đúng về enzym là: A. Enzim bị biến đổi khi tham gia vào phản ứng C. Enzyme là một chất xúc tác sinh học B. Ở động vật, enzyme do các tuyến nội tiết tiết ra D. Enzyme được cấu tạo từ các disaccharide II. Phần câu hỏi đúng -sai Câu 1: Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về hình này? a) [7] là các phân tử cholesteron. b) [8] là kênh protein. c) Màng này có 4 chú thích về các phân tử glycoprotein d) Màng này có tính khảm động, nhờ tính này mà màng linh động và có thể cho các chất qua một cách chọn lọc. Câu 2: Dựa trên hình cấu trúc ty thể. cho biết phát biểu sau đây là đúng hay sai. a. [4] là phân tử DNA nhỏ, dạng vòng. b. [1] là màng trong gấp nếp hình răng lược làm tăng diện tích bề mặt. c. [5] là nơi diễn các phản ứng của hô hấp tế bào. d. Tế bào hoạt động càng nhiều thì càng có ít ti thể.
  6. Câu 3: Dựa trên hình ảnh minh họa bên, cho biết phát biểu sau đây là đúng hay sai. a . Chất [] có thể là CO2, O2, H2O, ... b. Chất [] có thể đi qua kênh protein bề mặt. c.. Chất [] qua màng không cần tiêu tốn ATP. d. Chất [] qua màng cần có chất mang (protein vận chuyển). Câu 4: Dựa vào sơ đồ minh họa về cơ chế tác động của enzyme, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. [1] là enzyme, [3] cơ chất. II. [1] là enzyme, [2] cơ chất. III. [4 là sản phẩm, [1] cơ chất, [3] trung tâm hoạt động của enzyme. IV. [1] là enzyme, [3] trung tâm hoạt động của enzym, [4] sản phẩm. Câu 2: Quá trình trao đổi khí ở phổi với máu trong mao mạch máu đến phổi ở người được mô tả như hình bên. Những phát biểu dưới đây đúng hay sai? a) Khí O2 và CO2 được vận chuyển qua màng tế bào phế nang bằng cách khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid b) Khí O2 và CO2 được vận chuyển qua màng tế bào mao mạch máu bằng cách khuếch tán qua kênh protein xuyên màng c) Khí O2 được vận chuyển từ phế nang vào máu trong mao mạch theo cơ chế thụ động. d) Khí CO2 được vận chuyển từ máu trong mao mạch vào phế nang theo cơ chế thụ động. Câu 3. Xét các nhận định sau về ATP: Ý Mệnh đề Đúng Sai a. Liên kết P - P ở trong phân tử ATP là liên kết cao năng b. Năng lượng tích trữ trong các phân tử ATP là nhiệt năng. c. Phân tử ATP có cấu tạo gồm: adenine, đường ribose và hai nhóm phosphate. d. ATP là đồng tiền năng lượng tế bào. III. Phần tự luận Câu 1: Nêu điểm khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật. Câu 2: So sánh lục lạp và ti thể, lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn. Câu 3: Kể tên các bào quan có màng kép, màng đơn, không màng trong tế bào nhân thực. Câu 4: Lập bảng phân biệt các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất? Câu 5: Tại sao tế bào hồng cầu người không phân chia được? Giải thích. Câu 6: Tại sao các tế bào cơ, tế bào gan có số lượng ti thể (hàng nghìn) cao hơn rất nhiều so với các tế bào khác như tế bào biểu mô ở da, tế bào xương (hàng trăm)? Câu 7: Tại sao nói lưới nội chất là nhà máy sản xuất màng cho tế bào?
  7. Câu 8: Một gen có chiều dài là 0,51 miromet và có hiệu số giữa nucleotide loại G với với một loại nucleotide khác bằng 10% số nucleotide của gen. Biết T1 - G1 = 100, C1 - G1 = 300. Số lượng Nucleotide loại T trên từng mạch đơn của gene như thế nào?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2