intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 và lớp 9 có hướng dẫn giải

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với "Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 và lớp 9 có hướng dẫn giải" giúp bạn hệ thống được các kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tư duy và kỹ năng làm bài thi hiệu quả để chuẩn bị bước vào kì thi sắp tới đạt điểm số tốt nhất! Mời các bạn cùng tham khảo đề cương!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 và lớp 9 có hướng dẫn giải

  1. Đề cương Ngữ Văn 9 Đề I. I.Đọc – hiểu: Câu 1 (3 điêm). ̉ Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ..Và chủ nhân của chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ   quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến   sĩ Trường Sơn đã được một tác giả  phương Tây ca ngợi như  một vật thần   kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món   ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo   hoa. (Theo SGK Ngữ Văn 9, tập 1, trang 6) a.  Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác? b. Đoạn văn trên đã nêu lên vẻ đẹp gì trong phong cách của Bác? Hãy ghi lại  một vài câu thơ mà em biết viết về vẻ đẹp của Bác mà em vừa xác định? c. Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện   nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào? Câu 2 (2 điêm) ̉ a. Kể tên các phương châm hội thoại đã học? b. Các thành ngữ sau đây liên quan đến những phương châm hội thoại nào? – Nói phải củ cải cũng nghe – Ông nói gà, bà nói vịt – Lắm mồm lắm miệng II:  PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm): Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một di tích lịch  sử hoặc một danh lam thắng của địa phương mình. (Địa phương được hiểu  đến đơn vị cấp xã, huyện, tỉnh)
  2. ­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­ ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Nội dung cần đạt Điểm I/ PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)  1/ – Đoạn văn trích từ văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” – Tác giả: Lê Anh trà (0,5 điểm) 2/ – Nội dung chính của đoạn văn: Vẻ đẹp về  sự  giản dị trong  phong cách của Hồ Chí Minh (giản dị trong cách ăn, mặc) – HS có thể  chép lại một vài câu thơ  hoặc bài thơ  ngắn viết   về sự giản dị của Bác. VD: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” (Ngữ Văn 8) (1,5 điểm) + Nhớ ông cụ mắt sáng ngời Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường (“Việt Bắc” – Tố Hữu) + Đôi dép đơn sơ Đôi dép Bác Hồ  Bác đi từ ở chiến khu Bác về (0,5 điểm) Phố phường, trận địa, nhà máy, đồng quê.  Đều in dấu dép Bác về Bác ơi… (“Đôi dép Bác Hồ” – Tạ Hữu Yên) (HS chỉ cần chép 1 ví dụ là  cho điểm tối đa) 3 – Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế  (0,5 điểm) giới như  hiện nay, một trong những vấn đề  đặt ra là phải  tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại đồng thời giữ  gìn và phát  huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đó là một nhiệm vụ  to lớn   nhưng không dễ  thực hiện. Phong cách Hồ  Chí Minh là một  tấm gương lớn về phương diện này.  –   Vì   vậy,   việc   học   tập   phong   cáchcủa   Bác   sẽ   giúp   mọi  người,   đặc   biệt   là   thế   hệ   trẻ,   có   được   một   bài   học   sinh 
  3. độngvề  việc kết hợp giữa tinh hoa văb hoá thế  giới với bản   sắc văn hoá dân tộc. (HS có thể có cách diễn đạt khác, nhưng đúng ý vẫn cho điểm   tối đa) – Các phương châm hội thoại: + Phương châm về luợng + Phương châm về chất + Phương châm lịch sự (0,5 điểm) + Phương châm quan hệ + Phương châm cách thức 4/ b.  – Các thành ngữ liên quan đến các phương châm hội thoại: + Lắm mồm lắm miệng: Phương châm về lượng + Nói phải củ cải cũng nghe: Phương châm về chất (1,0 điểm) + Ông nói gà, bà nói vịt: Phương châm quan hệ ( Xác định đúng mỗi phương châm hội thoại  được 0,5 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN:  (6.0 điểm) 1  1. Yêu cầu về kĩ năng: – HS viết thành bài văn thuyết minh hoàn chỉnh, bố  cục 3  phần: MB, TB, KB – Xác định đúng thể loại: Thuyết minh về một di tích lịch sử  hoặc một danh lam thắng cảnh của địa phương – Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn thuyết minh kết hợp yếu  tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
  4. – Hành văn mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả,   dùng từ, ngữ pháp – Biết sử dụng các biện pháp tu từ trong bài văn. 2. Yêu cầu về nội dung: a. Mở bài – Lời chào, giới thiệu tên, nơi sinh sống của bản thân – Giới thiệu chung về  di tích lịch sử  hoặc danh lam thắng  (0,5 điểm) cảnh của địa phương. b. Thân bài:  * Giới thiệu về  lịch sử  hình thành di tích lịch sử  hoặc danh   lam thắng cảnh của địa phương 2 * Các giai đoạn hình thành và phát triển của di tích lịch sử  hoặc danh lam thắng cảnh, gắn với những thay đổi về  kiến  trúc, diện mạo (nếu có) * Giới thiệu vị trí, diện tích, cảnh quan, kiến trúc của di tích  lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh. * Vị trí, vai trò của di tích lịch sử  hoặc danh lam thắng cảnh   (5,0 điểm) trong đời sống tinh thần của người dân  địa phương và du  khách thập phương (nếu có) c. Kết bài:  – Suy nghĩ, tình cảm của bản thân về sức sống và ý nghĩa văn   hoá của di tích lịch sử  hoặc danh lam thắng cảnh của  địa  phương.  (0,5 điểm) – Lời nhắn gửi, lời chào. ĐỀ II
  5. A/ PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm):  Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên  dưới: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. 1/ Đoạn thơ trên thuộc đoạn trích nào của Truyện Kiều? 2/ Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo những trình tự nào? Diễn tả  điều gì? 3/ Chỉ ra các từ láy sử dụng trong đoạn trích trên? 4/ Xác định một biện pháp tu từ  tiêu biểu được Nguyễn Du sử dụng trong  đoạn trích? Tác dụng của biện pháp tu từ đó (Trả lời bằng một đoạn văn  khoảng 5 đến 8 dòng) B. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm):                         Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại  trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy  xúc động đó. * Hoạt động 2: HS LÀM ĐÁP ÁN 1. Mục tiêu: Giúp học sinh lập dàn ý 2. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề. 3. Phương tiện: Phấn 4. Năng lực: lập dàn ý Câu Nội dung cần đạt Điểm I/ PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)  1/ Thuộc   đoạn   trích   “Kiều   ở   lầu   Ngưng   Bích”   trong   Truyện  Kiều (0,5 điểm) 2/ Cảnh vật trong đoạn thơ  được miêu tả  theo trình tự  từ  xa tới  (1,5 điểm) gần. Từ “cửa bể chiều hôm” tới “ghế ngồi”, bốn khung cảnh khác  nhau:     + Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển.     + Những cánh hoa lụi tàn trôi man mác trên ngọn nước mới.     + Nơi cỏ héo úa, rầu rầu. (0,5 điểm)
  6.     + Cảnh tưởng tượng sóng quanh ghế ngồi. →  Diễn đạt nỗi buồn dâng lên đầy  ắp, càng ngày như  muốn  nhấn chìm Kiều trước cuộc bể dâu. 3 Các từ láy: thấp thoáng, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm (0,5 điểm) Biện pháp tu từ  điệp ngữ “Buồn trông”(HS có thể  chỉ  ra các  biện pháp tu từ khác nếu đúng vẫn cho điểm – như ẩn dụ...) (0,5 điểm) 4/ ­ Tác dụng biện pháp tu từ: Nhấn mạnh tâm trạng buồn mà trông ra cảnh vật của Thúy  (1,0 điểm) Kiều II. PHẦN LÀM VĂN:  (6.0 điểm)  1. Đầu thư: ­ Thời gian, địa điểm viết thư. 1 ­ Lời chào gửi đầu thư. (0,5 điểm) ­ Lí do viết thư. 2 2. Nội dung bức thư: (5,0 điểm) ­ Hỏi thăm tình hình trong những năm qua ( học tập, cuộcsống,  công tác của bạn và một số bạn khác trong lớp ). ­ Giới thiệu về hoàn cảnh hiện tại của bản thân ( công  việc,gia đình…) ­ Kể lại tình huống về thăm trường: + Lí do về thăm trường cũ ( đi ngang qua, có chủ định về  thăm…) + Thời gian ( mùa hè); đi một mình hay đi với ai? + Tâm trạng trước khi về thăm ( nếu là chủ định ): bồi hồi,xúc  động, hồi hộp… ­ Quang cảnh ngôi trường khi đếm thăm: + Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy trường. + Cảnh vật, thiên nhiên, sự thay đổi của cảnh vật ( hàng cây,  cổng trường…) + Quang cảnh ngôi trường khi đến thăm: miêu tả đôi nét về  ngôi trường ( các dãy nhà, các phòng học, phòng chức năng, cơ  sở vật chất của trường…) + Cảnh vật gợi nhớ đến những hình ảnh xưa của bạn bè, thầy  cô ( những kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò…) ( Chú ý: Lồng cảm nghĩ và nhận xét về sự thay đổi của ngôi  trường) ­ Kể lại những cuộc gặp gỡ: đã gặp ai ( thầy cô, bạn bè…)?
  7. Nói chuyện gì? (tâm sự, ôn lại những kỉ niệm trong quá  khứ…)? Cảm nghĩ sau buổi trò chuyện? ­ Kết thúc buổi thăm trường: cảm xúc về buổi thăm trường;  những suy tưởng; tình cảm; những động lực thúc đẩy bản thân  trong tương lai… 3. Cuối thư: ­ Lời chào, lời chúc và lời hứa hẹn. 3 (0,5 điểm) ­ Ký tên. Ngữ văn 7 ĐỀ 1 A/ PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm):  Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên  dưới: Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.                                                                                (Ngữ văn 7, tập 1) 1/ Bài thơ trên có nhan đề là gì? Tác giả là ai? 2/ Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Vì sao em lại khẳng định vậy? 3/ Tìm đại từ trong bài thơ? Cho biết đại từ đó thuộc loại nào? 4/ Bài thơ có những tầng nghĩa nào? Từ đó em có suy nghĩ gì về hình ảnh  người phụ nữ trong xã hội phong kiến?(Trả lời bằng một đoạn văn khoảng  6­10 dòng) B/ TẬP LÀM VĂN (6.0 điểm):  Loài hoa em yêu.
  8. * HƯỚNG DẪN CHẤM  Câu Nội dung cần đạt Điểm I/ PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)   1/ Nhan đề bài thơ: Bánh trôi nước, tác giả: Hồ Xuân Hương (0,5 điểm) 2/ ­ Bài thơ được viết theo thể: Thất ngôn tứ tuyệt (0,5 điểm) ­ Vì: Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng 3 Đại từ: “em”. Thuộc loại đại từ để trỏ (Đại từ xưng hô) (1,0 điểm) Bài thơ có 2 tầng nghĩa:  + Nghĩa thực: Miêu tả chiếc bánh trôi nước (1,0 điểm) + Nghĩa  ẩn dụ: Hình  ảnh người phụ  nữ  trong xã hội phong  kiến 4/ Người phụ nữ trong xã hội phong kiến: (0,5 điểm) + Số phận: lênh đênh, bất hạnh và chịu phụ thuộc + Vẻ đẹp: về hình thức và tâm hồn. (0,5 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN:  (7.0 điểm)  1. Mở bài 1 (0,5 điểm) ­ Giới thiệu về loài hoa mà em yêu thích 2. Thân bài: * Biểu cảm về đặc điểm loài hoa mà em yêu thích ­ Cây, cành, nhánh, lá đẹp như thế nào? 2 ­ Chú ý biểu cảm đến hoa của nó ra sao? (thời gian ra hoa,  (5,0 điểm) hình dáng, màu sắc, hương hoa...) ­ Từ hoa đó đã cho quả như thế nào? * Biểu cảm một kỉ niệm sâu sắc của em với loài hoa ấy... 3. Kết bài: 3 (0,5 điểm) Khẳng định lại tình cảm của em đối với loài hoa ấy.   ===================================== ĐỀ SỐ 2 ĐỌC­ HIỂU: (4,0 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi: “Vừa mới hôm nào nghe trong đó Nắng lửa liên miên kiệt nước nguồn Hôm rày đã lại nghe trong nớ Mười ngày hai trận lũ, mưa tuôn Thương những hàng cây khô trong cát
  9. Giờ gặp bão giông bật gốc cành Thương những nấm mồ khô trên cát Giờ lại ngâm mình trong nước xanh Thương những mẹ già da tím tái Gồng lưng chống lại gió mưa giông Thương những em thơ mờ mắt đói Dõi nhìn con nước, nước mênh mông Vẫn biết ngày mai qua bão lũ Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành Miền Trung ­ Cây cột thu lôi ấy Nhận hết bão giông lại phía mình.”. (Theo https://dantri.com.vn/, ngày 19/ 10/ 2020). Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu cảm của văn bản trên. Câu 2: (0,5 điểm) Qua khổ thơ đầu, em hãy cho biết đồng bào miền Trung đã  liên tục gặp phải những thiên tai gì? Câu 3: (1,0 điểm) Xét về  cấu tạo, các từ bão giông, tím tái thuộc loại từ  gì?  Đặt câu với 1 trong 2 từ đó. Câu 4. (2,0) Em hiểu tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu thơ: “Vẫn biết ngày mai qua bão lũ Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành” ­Trả lời bằng một đoạn văn ngắn II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về khu vườn nhà em. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 7 GIỮA KÌ 1 SỐ 2 Phầ Câu Nội dung Điểm n 1 Phương thức biểu cảm: biểu cảm trực tiếp. 0, 5 Những thiên tai mà miền Trung liên tục trải qua: hạn hán  2 0,5 (nắng lửa ... kiệt nước nguồn) và lũ lụt. Đọc  ­ bão giông, tím tái: từ ghép đẳng lập. 0,5 ­  3 ­ Đặt câu theo yêu cầu. 0,5 hiểu Tác giả muốn nhắn gửi thông điệp đến mọi người: Đồng bào miền Trung sẽ vượt qua khó khăn thử thách,  4 1,0 hướng đến một ngày mai tươi sáng. (HS có cách diễn đạt khác nhưng phù hợp vẫn cho điểm). Phầ 1. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0,25 n  b. Xác định đúng vấn đề , chủ đề của đoạn văn. 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày  1,0
  10. Tạo  theo hướng sau: lập  ­ Đồng bào miền Trung đang phải chịu nhiều khó khăn,  văn  thử thách bởi thiên tai liên tiếp, gây ra nhiều thiệt hại về  bản người và của. ­ Những tin tức về miền Trung thường xuyên được cập  nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút sự  quan tâm của nhân dân cả nước. 0,25 ­ Hơn lúc nào hết, mọi người cần sẻ chia những đau  0,25 thương, mất mát và chung tay giúp đỡ đồng bào miền  Trung ruột thịt. ­ Liên hệ bản thân. d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị  luận. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp,  ngữ nghĩa TV. 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ  0,25 Mở bài, Thân bài, kết bài. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,25 c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn nghị luận. Có thể  4,0 trình bày theo hướng sau: 0,5 1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về khu vườn nhà em. 1,0 Ví dụ: Em sinh ra ở nông thôn nên vì thế mảnh vườn  1,0 nhà đã trở thành một nơi quen thuộc. Và cũng ở nơi ấy,  1,0 tâm hồn em trở nên sinh động bởi hương hoa và tiếng  0,5 chim ca hát suốt ngày. 2. Thân bài: * Biểu cảm về cảnh quan khu vườn: Khu vườn có từ bao giờ? Do ai thiết kế, ai chăm sóc?  Diện tích và cách trồng loại cây trong khu vườn như thế  nào? Cảm xúc của em khi đứng trước khu vườn vào các  thời điểm khác nhau ra sao? * Biểu cảm về các loại cây, hoa: Vườn có những loại hoa, quả gì? Cảm xúc đối với mỗi  loài hoa, quả ấy? Loài cây, hoa, quả nào có ấn tượng  đặc biệt đối với bản thân em? ... * Cảm xúc của bản thân về những kỉ niệm cùng khu  vườn: Em có nững kỉ niệm đáng nhớ nào đối với khu vườn?  Kể và bộc lộ cảm xúc về một trong những kỷ niệm đó.
  11. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về khu vườn. Ví dụ: Em yêu khu vườn và vì thế tôi cũng khát khao  làm được nhiều việc có ích cho đời, nhiều việc có ích ...  và dù đi đâu cũng luôn nhớ về khu vườn nhà em. d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. 0,25 e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp,  0,25 ngữ nghĩa TV. ===================
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2