Đề cương ôn thi học kì môn Lịch sử lớp 9 năm học 2021-2022
lượt xem 4
download
"Đề cương ôn thi học kì môn Lịch sử lớp 9 năm học 2021-2022" sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn thi học kì môn Lịch sử lớp 9 năm học 2021-2022
- ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ SỬ 9 NĂM HỌC 2021- 2022 A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (9 điểm) Câu 1. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới vào khoảng thời gian nào? A. Từ năm 1945 đến 1975. B. Từ năm 1950 đến 1980. C. Từ năm 1918 đến 1945. D. Từ năm 1945 đến 1950. Câu 2. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. Làm giàu nhờ thu lợi nhuận từ các nước thuộc địa. D. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. Câu 3. Nền kinh tế Mĩ mất dần ưu thế tuyệt đối về mọi mặt từ khoảng thời gian nào? A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 70 của thế kỉ XX. C. Những năm 80 của thế kỉ XX. D. Những năm 90 của thế kỉ XX. Câu 4. Những năm 60 của thế kỉ XX, vị thế của nền kinh tế Nhật Bản như thế nào trong giới tư bản chủ nghĩa? A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa. B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa. C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa. D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa. Câu 5. Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới từ khi nào? A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 70 của thế kỉ XX. C. Những năm 80 của thế kỉ XX. D. Những năm 90 của thế kỉ XX. Câu 6. Ở Nhật Bản yếu tố nào được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế? A. Yếu tố con người. B. Vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. C. Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật. D. Các công ti Nhật Bản có sức cạnh tranh cao. Câu 7. Để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây Âu phải làm gì? A. Tiến hành cải cách nền kinh tế. B. Nhận viện trợ từ Mĩ. C. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ. D. Trở lại xâm lược thuộc địa. Câu 8. Để nhận được viện trợ theo “Kế hoạch Mác-san”, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra? A. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập trên thị trường châu Âu. B. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động. C. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ. D. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ.
- Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những nước nào phân chia chiếm đóng lãnh thổ nước Đức? A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật. B. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản. C. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh. Câu 10. Ý nào không phải là nhiệm vụ của tổ chức Liên Hợp Quốc? A. Giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới B. Phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới. C. Phân chia các khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới. D. Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội nhân đạo. Câu 11. Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước với trọng điểm là lĩnh vực nào? A. Chính trị B. Kinh tế C. Văn hóa D. Quân sự Câu 12. Để giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hội nghị Ianta đã quyết định vấn đề gì? A. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. B. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh. C. Phân chia các khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới. D. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước bại trận. Câu 13. Xu thế chung của thế giới ngày nay là gì? A. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. B. Hình thành trật tự thế giớ đa cực, nhiều trung tâm. C. Hình thành trật tự thế giới đơn cực do Mĩ đứng đầu. D. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế Câu 14. Nguyên nhân thúc đẩy cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là gì? A. Chuẩn bị cho chiến tranh thế giới. B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới gây ra. C. Phát triển thuộc địa. D. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ của Pháp. Câu 15. Trong chính sách thương nghiệp, vì sao thực dân Pháp đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam? A. Tạo sự canh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương. B. Không cho hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. C. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển. D. Muốn độc chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương. Câu 16. Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân. A. Giai cấp tiểu tư sản. B. Giai cấp tư sản. C. Giai cấp nông dân. D. Giai cấp công nhân. Câu 17. Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là giai cấp nào? A. Giai cấp tiểu tư sản. B. Giai cấp tư sản. C. Giai cấp nông dân. D. Giai cấp công nhân. Câu 18. Sau cuộc khai thác thuộc địa lần hai, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất là gì?
- A. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ. B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp. C. Mâu thuẫn giữa công dân và tư bản. D. Mâu thuẫn giữa tư sản Pháp và tư sản dân tộc. Câu 19. Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người da đen ở Nam Phi là ai? A. Chủ nghĩa thực dân cũ B. Chủ nghĩa thực dân mới C. Chủ nghĩa A-pác-thai D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới Câu 20. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, đói nghèo, dịch bệnh B. Sự can thiệp trở lại của các nước đế quốc C. Di hại của chủ nghĩa thực dân cũ để lại D. Ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh nóng Câu 21. Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào? A. Tháng 5/1995 B. Tháng 6/1995 C. Tháng 7/1995 D. Tháng 8/1995 Câu 22. Tại sao nói “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”? A. Nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh về kinh tế B. Các nước châu Á đều thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân C. Các nước châu Á bước vào giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước D. Nhiều nước châu Á vươn lên hàng cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân Câu 23. Ba quốc gia nào ở Đông Nam Á đã chớp thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh để tiến hành khởi nghĩa vũ trang và giành thắng lợi trong năm 1945? A. Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia B. Inđônêxia, Campuchia, Lào C. Việt Nam, Lào, Campuchia D. Lào, Việt Nam, Inđônêxia Câu 24. Nội dung nào không đúng về chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đề ra “Chiến lược toàn cầu” B. “Viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước C. Xác lập trật tự thế giới “đơn cực” D. Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Câu 25. Nguyên nhân chung nào đưa đến sự khủng hoảng của hầu hết các nước trên thế giới vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX trong đó có Liên Xô và Mĩ? A. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á B. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 C. Cuộc khủng hoảng thừa D. Chủ nghĩa khủng bố tăng cường hoạt động Câu 26: Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật
- B. tài nguyên thiên nhiên phong phú C. trình độ tập trung tư bản, sản xuất cao D. nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến Câu 27: Điểm nào dưới đây KHÔNG phải mục tiêu trong chiến lược toàn cầu của Mĩ sau chiến tranh thế giới thư hai là A. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới B. Giúp đỡ Liên Xô phát triển kinh tế, ổn định chính trị và xã hội C. Ngăn chặn, tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa D. Khống chế, nô dịch các nước đồng minh Câu 28: Yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. tác dụng của những cải cách dân chủ B. biết xâm nhập thị trường thế giới C. nhân tố con người D. áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật Câu 29: Những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên trở thành A. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới B. Cường quốc kinh tế, đứng thứ hai trong thế giới tư bản C. Nước đế quốc quân phiệt với hệ thống thuộc địa rộng lớn D. Trung tâm công nghiệp – quốc phòng duy nhất của thế giới Câu 30: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX có sự thay đổi như thế nào? A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ B. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á C. Tăng cường quan hệ với các nước Tây Âu D. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới Câu 31. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên (6 – 1950) được coi là “…..” đối với nền kinh tế Nhật Bản. A. tiềm năng lớn B. cơn lốc C. nhảy vọt D. ngọn gió thần Câu 32: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã phải dựa vào đâu để phát triển kinh tế? A. Dựa vào nội lực của chính mình B. Dựa vào nhân dân lao động trong nước C. Dựa vào các thuộc địa D. Nhận viện trợ của Mĩ theo “kế hoạch phục hưng châu Âu” Câu 33. Tham gia Hội nghị I-an-ta gồm nguyên thủ của các quốc gia nào? A. Anh, Pháp, Mỹ B. Liên xô, Mỹ, Anh C. Liên Xô, Pháp, Mỹ D. Anh, Đức, Mỹ Câu 34. Nội dung nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa? A. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế B. Sự ra đời của các tổ chưc liên kết kinh tế C. Sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU) D. Việc duy trì sự liên minh Mỹ và Nhật
- Câu 35: Chính sách cai trị về văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A. thi hành chính sách văn hóa nô dịch, hạn chế mở trường học B. khuyến khích sự phát triển của nền văn hóa bản địa C. thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Pháp-Việt D. mở nhiều trường học dạy bằng tiếng Việt và tiếng Pháp Câu 36: Điểm mới của phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A. là những phong trào yêu nước mang tính dân tộc dân chủ B. đấu tranh công nhân đã có tổ chức, có mục đích chính trị rõ ràng C. các cuộc đấu tranh diễn ra liên tục những còn nặng về mục đích kinh tế D. đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ, tự phát song ý thức giai cấp đã phát triển B/ TỰ LUẬN Câu 1: So sánh sự khác nhau về kinh tế của nước Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950 Nước Mĩ: Kinh tế phát triển là nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới Nhật Bản: Kinh tế bị tàn phá hết sức nặng nề, khó khăn bao trùm đất nước - Tây Âu: Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, các nước đều bị mắc nợ. Câu 2. Với xu thế chung của thế giới hiện nay, theo em Việt Nam cần làm gì để đưa đất nước ngày càng phát triển hơn nữa? (học sinh tự làm)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn thi học kì 2 môn Lịch sử 7 năm học 2016-2017
6 p | 1002 | 38
-
Đề cương ôn thi học kì 2 môn Hóa học 8
4 p | 250 | 28
-
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa lớp 10 - Trường THPT Chu Văn An
6 p | 167 | 17
-
Đề cương ôn thi học kì I môn Ngữ Văn khối 6 năm 2016-2017
14 p | 132 | 13
-
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Thới Bình
11 p | 113 | 4
-
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa học 11 - Trường THPT Phan Liêm
12 p | 90 | 3
-
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Trần Phú
18 p | 77 | 3
-
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa học 11
15 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 – Trường THPT Thanh Bình 2
8 p | 48 | 3
-
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ
9 p | 10 | 3
-
Đề cương ôn thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ
6 p | 7 | 2
-
Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Bùi Thị Xuân
12 p | 14 | 2
-
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Ngô Quyền
2 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT An Khánh
71 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10
5 p | 60 | 2
-
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa học 9
7 p | 84 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội
14 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn