SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT NAM TRỰC<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2016 – 2017<br />
MÔN: NGỮ VĂN 12.<br />
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):<br />
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :<br />
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc<br />
đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị<br />
chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc.<br />
Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến<br />
những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ cho bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng<br />
con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc<br />
yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng<br />
gia sản xuất , không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào<br />
điền chủ quyên ruộng đất cho Chính Phủ… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm,<br />
nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yên nước.<br />
(Trích Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng – Hồ Chí Minh,<br />
Dẫn theo Thơ Văn Hồ Chí Minh)<br />
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.<br />
Câu 2. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong cụm từ “lòng nồng nàn yêu<br />
nước”? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?<br />
Câu 3. Nét đặc sắc trong cách sử dụng câu của đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng của cách<br />
diễn đạt đó.<br />
Câu 4. Theo anh/chị, thanh niên ngày nay cần phải làm gì để “xứng đáng với tổ tiên ta ngày<br />
trước”?<br />
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Câu 1 (2,0 điểm):<br />
“Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều<br />
vẻ vang như nhau” (Hồ Chí Minh).<br />
Viết bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày quan điểm của anh/chị về ý kiến trên?<br />
Câu 2 ( 5,0 điểm):<br />
Khi nói tới bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng : Bài thơ là bức tranh<br />
thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt. Ý kiến khác lại khẳng<br />
định: Bài thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi<br />
lãng mạn, hào hoa.<br />
Từ cảm nhận của mình về bài thơ, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên.<br />
------------------- Hết -------------------<br />
<br />
SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT NAM TRỰC<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
HƯỚNG DẤN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG<br />
GIỮA HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2016 – 2017<br />
MÔN: NGỮ VĂN 12.<br />
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)<br />
*) Yêu cầu chung:<br />
- Thí sinh cần thể hiện năng lực đọc - hiểu một đoạn văn bản thuộc loại văn nghị luận.<br />
- Đề chỉ yêu cầu đọc - hiểu một số khía cạnh của đoạn văn bản. Cách hiểu của học sinh có thể<br />
phong phú nhưng cần nắm bắt được yêu cầu của câu hỏi và vận dụng vào tình huống thực tế.<br />
*) Yêu cầu cụ thể:<br />
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn là nghị luận/ Phương thức nghị luận.<br />
- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên<br />
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời<br />
Câu 2: Trong cụm từ “lòng nồng nàn yêu nước” tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật: đảo<br />
ngữ; từ láy. Tác dụng nhấn mạnh tính chất, mức độ của lòng yêu nước, làm nổi bật lòng yêu nước<br />
của nhân dân ta.<br />
- Điểm 1,0: Trả lời theo cách trên<br />
- Điểm 0,75: nêu đúng biện pháp tu từ, nêu được hiệu quả nghệ thuật nhưng không đầy đủ<br />
- Điểm 0,25- 0,5: Câu trả lời chung chung, chưa rõ ý<br />
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời<br />
Câu 3: Tác giả sử dụng nghệ thuật điệp cấu trúc câu/ Cấu trúc trùng điệp, câu văn dài: Từ<br />
….đến…”. Cách diễn đạt này có tác dụng : Tạo âm hưởng hào hùng mạnh mẽ cho đoạn văn;<br />
chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta, nhấn mạnh tính chất phổ biến, rộng khắp của lòng<br />
yêu nước, ở mọi nơi, ở mọi tầng lớp nhân dân.<br />
- Điểm 1,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên<br />
- Điểm 0,5- 0,75: Chỉ ra được nét đặc sắc trong việc sử dụng câu văn như trên, nêu được hiệu quả<br />
nghệ thuật nhưng không đầy đủ<br />
- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa rõ ý<br />
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời<br />
Câu 4: - Hs nêu được những việc làm hữu ích, lối sống, suy nghĩ và hành động đẹp, sống có lí<br />
tưởng và cống hiến… Phê phán những biểu hiện tiêu cực.<br />
- Quan điểm rõ ràng, trình bày suy nghĩ một cách thuyết phục.<br />
- Điểm 0,5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên<br />
- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa rõ ý<br />
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời<br />
II. Làm văn (7,0 điểm)<br />
Câu 1. (2,0 điểm)<br />
<br />
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo<br />
lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo<br />
đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.<br />
* Yêu cầu cụ thể:<br />
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm):<br />
- Điểm 0,25 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn<br />
dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ<br />
với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận<br />
thức của cá nhân.<br />
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn<br />
văn.<br />
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm):<br />
- Điểm 0,25: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:<br />
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.<br />
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo<br />
trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận<br />
điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và<br />
đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):<br />
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:<br />
*) Yêu cầu cụ thể:<br />
1. Giải thích :<br />
- Người nấu bếp, người quét rác, thầy giáo, kĩ sư: những nghề nghiệp khác nhau của con người<br />
trong xã hội.<br />
- nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau: nghề nào cũng đáng được trân trọng, tôn<br />
vinh khi người lao động đã cống hiến hết mình cho xã hội, làm tròn trách nhiệm của mình.<br />
=>Ý cả câu: Trong xã hội, không có nghề thấp hèn mà nghề nào cũng cao quý, cũng đáng trân<br />
trọng. Người lao động dù là ai, làm nghề gì cũng đáng được coi trọng khi đã đóng góp sức mình<br />
cho sự phát triển của xã hội.<br />
2. Bàn luận vấn đề<br />
- Nghề nào cũng cao quý: Mỗi nghề nghiệp đều nảy sinh từ nhu cầu xã hội nên có đặc điểm, vị trí<br />
riêng, không thể thay thế trong đời sống xã hội.<br />
- Con người làm vẻ vang nghề nghiệp: Làm nghề gì, người lao động cũng cần nhiều thời gian và<br />
công sức, có thế là lao động cơ bắp, cũng có thể là lao động trí óc. Nhưng dù là công việc gì, họ<br />
cũng đã đóng góp sức lao động chân chính của mình để xây dựng xã hội. Do vậy, họ đáng được<br />
tôn vinh.<br />
- Phê phán quan niệm lệch lạc của một số người: coi trọng lao động trí óc, xem thường lao động<br />
chân tay, chạy theo những nghề đem lại lợi ích trước mắt cho bản thân.<br />
- Mở rộng: Tuổi trẻ thời đại hôm nay có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp. Sự thành đạt của mỗi<br />
cá nhân chính ở sự lựa chọn đúng đắn và biết sống hết mình với nghề nghiệp của mình.<br />
3. Bài học nhận thức và hành động<br />
<br />
- Nghề nghiệp không làm nên giá trị con người, chỉ có con người làm vẻ vang nghề nghiệp;<br />
không nên có tư tưởng phân biệt nghề sang trọng, cao quý hay nghề thấp hèn.<br />
- Cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề, không nên chạy theo quan điểm hời hợt (nghề sang/<br />
hèn…) mà chọn nghề phù hợp với năng lực, với ước mơ, hoàn cảnh của bản thân, nhu cầu và sự<br />
phát triển của xã hội.<br />
- Cần yêu nghề và trau dồi, phát triển năng lực nghề nghiệp bản thân để cống hiến cho xã hội.<br />
- Điểm 1,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên .<br />
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích,<br />
chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.<br />
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.<br />
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.<br />
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.<br />
d) Sáng tạo (0,25 điểm)<br />
- Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và<br />
các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với<br />
chuẩn mực đạo đức và pháp luật.<br />
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc<br />
quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.<br />
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):<br />
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
Câu 2. (5,0 điểm)<br />
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo<br />
lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm<br />
thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ<br />
pháp.<br />
* Yêu cầu cụ thể:<br />
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):<br />
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn<br />
dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ<br />
với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng,<br />
cảm xúc sâu đậm của cá nhân.<br />
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện<br />
được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.<br />
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn<br />
văn.<br />
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):<br />
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bức tranh thiên nhiên và hình tượng người lính<br />
trong bài thơ "Tây Tiến"<br />
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.<br />
<br />
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.<br />
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo<br />
trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận<br />
điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa<br />
dẫn chứng 3,0 điểm):<br />
+ Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm và giới thiệu khái quát các ý kiến nhận định..<br />
+ Giải thích 2 lời nhận định: 2 lời nhận định hướng tới 2 đối tượng khác nhau trong cùng tác<br />
phẩm. Lời nhận định thứ nhất đưa ra nhận xét về thiên nhiên Tây Bắc được tác giả khắc họa trong<br />
trang thơ với vẻ thơ mộng, hùng vĩ mà dữ dội khắc nghiệt: Lời nhận định thứ 2 lại đưa ra lời bình<br />
về hình tượng người lính được nhà thơ khắc họa trong tác phẩm gắn với cuộc sống và vẻ đẹp tâm<br />
hồn của những người lính gốc Hà thành<br />
+ Chứng minh theo từng lời nhận định<br />
++ Nhận định thứ nhất: Bài thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng<br />
đầy dữ dội, khắc nghiệt:<br />
+++ Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng được khắc họa bằng nét bút tài hoa, những câu thơ<br />
nhiều thanh bằng gắn với các hình ảnh: sương mờ bao phủ cả vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa về<br />
trong đêm hơi, những ngôi nhà bồng bềnh trong màn mưa, trong làn sương mênh mông như biển<br />
khơi, thiên nhiên sông nước miền Tây thơ mộng, huyền ảo qua khung cảnh chiều sương nơi Châu<br />
Mộc có hồn lau nẻo bến bờ và hoa đong đưa trên dòng nước lũ ,...<br />
+++ Thiên nhiên Tây Bắc cũng rất dữ dội, khắc nghiệt: Gắn liền với các địa danh xa xôi, heo hút:<br />
Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu; Bằng những câu thơ nhiều thanh<br />
trắc, nghệ thuật đối, lặp từ, lặp cấu trúc, ngắt nhịp câu thơ, sự dữ dội của thiên nhiên miền Tây<br />
hằn in như một ấn tượng: hình ảnh núi cao, vực sâu, đèo dốc, sương rừng, mưa núi, thác gầm, cọp<br />
dữ, những ngôi mồ viễn xứ nằm rải rác nơi biên cương...<br />
++ Nhận định thứ hai: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi<br />
sinh song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa.<br />
+++ Họ phải đối mặt với bao khó khăn, thử thách, gian khổ,mất mát, hi sinh: Đoàn binh có chặng<br />
đường hành quân đầy gian khổ với những bước đi mệt mỏi lẩn khuất như chìm đi trong sương<br />
dày đặc; Họ phải đối mặt với dốc cao, vực sâu, thác gầm cọp rú, họ phải chịu những cơn sốt rét<br />
rừng tới vàng da, rụng tóc. Thậm chí họ phải đối mặt với những hi sinh: "gục lên súng mũ bỏ<br />
quên đời", "áo bào thay chiếu anh về đất"...<br />
+++ Tâm hồn vẫn rất lãng mạn, hào hoa: Đối mặt với gian nan họ vẫn tinh nghịch, tếu táo, chất<br />
lính ngang tàng như thách thách cùng hiểm nguy, gian khổ.Họ say mê trước vẻ đẹp của thiên<br />
nhiên (hoa về) và tình người (tình quân dân cá nước dọc chặng đường hành quân hay trong đêm<br />
liên hoan lửa trại, nỗi nhớ hào hoa lãng mạn của họ về những kiều nữ chốn Hà thành). Nét đẹp<br />
trong tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những chàng lính thủ đô giúp họ vượt qua được khó khăn,<br />
thử thách để tiếp bước trên đường hành quân, hoàn thành nvụ.<br />
+ Bày tỏ ý kiến về 2 lời nhận định: Hai nhận định đã cho thấy cái nhìn đầy đủ, rõ nét về thiên<br />
nhiên Tây Bắc và người lính Tây Tiến hiện về trong nỗi “nhớ chơi vơi” của nhà thơ khi ông đã<br />
rời xa đơn vị, lúc sông Mã đã xa và Tây Tiến đã chia phôi. Hai lời nhận định trên bổ sung cho<br />
nhau, hướng tới làm nổi bật nội dung cơ bản của đoạn thơ: Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trên<br />
nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây. Đó chính là tình yêu, sự gắn bó máu thịt của nhà thơ với<br />
Tây Bắc, với Tây Tiến.<br />
+ Mở rộng: Thí sinh có thể so sánh với bút pháp miêu tả thiên nhiên và người lính trong các sáng<br />
tác khác về người lính (như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên)<br />
<br />