intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề ôn thi tốt nghiệp Địa lí - THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chia sẻ: Lê Thị Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

79
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm đánh giá lại thực lực học tập của các em học sinh trước khi tham dự kì thi tốt nghiệp. Mời các em và giáo viên tham khảo đề ôn thi tốt nghiệp Địa lí - THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề ôn thi tốt nghiệp Địa lí - THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THAM KHẢO ÔN TẬP THI TN THPT Trường THPT chuyên Môn Địa lí Nguyễn Bỉnh Khiêm ( Thời gian 90 phút) I.Phần chung cho tất cả thí sinh (8,0 điểm) Câu I: (3,0 điểm) 1. Trình bày các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồng bằng nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam ( trang 6), hãy kể tên 6 vịnh biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam và cho biết chúng thuộc tỉnh ( thành phố) nào ? 3. Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và năm 2009. (Đơn vị: %) Năm 1999 2009 Độ tuổi Từ 0-14 tuổi 33,5 25 Từ 15-59 tuổi 58,4 66 Trên 60 tuổi 8,1 9 Hãy nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta giai đoạn 1999 – 2009. Câu II: (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau Sản lượng điện nước ta, giai đoạn 1990 - 2007 Năm 1990 1995 2000 2005 2007 Sản lượng điện (KWh) 8,8 14,7 26,7 52,1 64,1 1) Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng điện của nước ta giai đoạn 1990 - 2007. 2) Nhận xét tình hình tăng trưởng sản lượng điện của nước ta thời kì trên. Câu III: (3,0 điểm) 1. Trình bày những hạn chế về mặt tự nhiên đối với sự phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long. 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 30) hãy kể tên các trung tâm công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nêu cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 3. Ý nghĩa của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ. II. Phần riêng- Phần tự chọn (2,0điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong 2 câu ( Câu IVa hoặc câu IVb) Câu IVa. Theo chương trình chuẩn (2,0điểm)
  2. Trình bày hoạt động của bão ở Việt Nam. Câu IVb. Theo chương trình nâng cao (2,0 điểm) Nêu nguyên nhân ngập lụt ở các đồng bằng của nước ta. Hết ĐÁP ÁN I.Phần chung cho tất cả thí sinh (8,0 điểm) Câu I.(3,0 điểm) 1.Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồng bằng nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. (1,0 điểm). - Thế mạnh: (0,75 điểm) + Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản. + Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác: Thủy sản, khoáng sản, lâm sản. + Là nơi có điều kiện để tập trung các, thành phố, các trung tâm công nghiệp và các trung tâm thương mại… -Hạn chế: (0,25 điểm): Bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản. 2. Kể tên 6 vịnh biển (1,0 điểm) - Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) - Vịnh Đà Nằng ( thành phố Đà Nẵng) - Vịnh Qui Nhơn ( Bình Định) - Vịnh Xuân Đài ( Phú Yên) - Vịnh Vân Phong ( Khánh Hòa) - Vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) 3. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta giai đoạn 1999 - 2007 (1,0 điểm) - Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có sự thay đổi: + Tỉ trọng dân số nhóm tuổi 0 -14 giảm (d/c) + Tỉ trọng dân số nhóm tuổi 15- 59 và trên 60 tuổi tăng (d/c) Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đang có sự chuyển dịch từ trẻ sang già. Câu II (2,0 điểm) 1. Vẽ biểu đồ (1,0 điểm) - Vẽ biểu đồ cột. - Có đủ các yếu tố, tương đối chính xác. 2. Nhận xét (1,0 điểm) - Giai đoạn 2000 - 2007 tăng rất nhanh (dẫn chứng) Câu III (3,0 điểm)
  3. 1. Hạn chế về mặt tự nhiên đối với sự phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long (1,0 điểm) - Mùa khô kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền. - Tính nóng ẩm cũng phát sinh nhiều dịch bệnh, côn trùng phá hoại mùa màng. - Diện tích đất nhiễm mặn và phèn quá lớn. - Đất thiếu dinh dưỡng, nhất là các nguyên tố vi lượng hoặc quá chặt, khó thoát nước. 2. Kể tên các trung tâm công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nêu cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (1,0 điểm) - Kể tên các trung tâm công nghiệp (0,5 điểm) Tp HCM, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, Tân An, Mĩ Tho. - Cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (0,5 điểm) ( nêu đủ 12 ngành) 3. Ý nghĩa của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ (1,0 điểm) - Góp phần tạo ra cơ cấu ngành đa dạng. - Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian. - Phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng. - Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá của vùng. II. Phần riêng – phần tự chọn (2,0 điểm) IVa. Theo chương trình chuẩn (2,0 điểm) Trình bày hoạt động của bão ở Việt Nam: - Trên toàn quốc mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII, nhưng cường độ yếu hơn. - Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX sau đó đến tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của 3 tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. - Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam, bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. - Trung bình mỗi năm có 3- 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm bão nhiều có 8 -10 cơn bão. IVb. Theo chương trình nâng cao (2,0 điểm) Nguyên nhân ngập lụt ở các đồng bằng nước ta: - Châu thổ sông Hồng: (1,0 điểm) + Vùng chịu úng nghiêm trọng nhất do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc. +Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn.
  4. - Đồng bằng sông Cửu Long: Ngập lụt không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường (0,5 điểm) - Ở Trung Bộ: Nhiều vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào tháng IX - X do mưa bão nước biển dâng và lũ nguồn về. (0,5 điểm). Hết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2