intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề phòng bỏng nước sôi cho trẻ em

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

112
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoa Bỏng trẻ em, Việt Bỏng quốc gia hiện chữa trị khoảng 44 bé bị bỏng. Trong đó, đa phần bị bỏng nước sôi do bất cẩn của người lớn khi pha nước tắm, nấu nướng… Cả buồng bệnh có 4 trẻ nằm thì 2 bé bị bỏng liên quan đến tắm nước nóng, còn lại do phích nước sôi và canh nóng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề phòng bỏng nước sôi cho trẻ em

  1. Đề phòng bỏng nước sôi cho trẻ em Khoa Bỏng trẻ em, Việt Bỏng quốc gia hiện chữa trị khoảng 44 bé bị bỏng. Trong đó, đa phần bị bỏng nước sôi do bất cẩn của người lớn khi pha nước tắm, nấu nướng… Cả buồng bệnh có 4 trẻ nằm thì 2 bé bị bỏng liên quan đến tắm nước nóng, còn lại do phích nước sôi và canh nóng. Chăm con tại khoa Bỏng trẻ em, thi thoảng chị Dỉnh, ở Mèo Vạc, Hà Giang lại nựng “Mẹ đây, mẹ đây” khi cô con gái 3 tuổi cựa mình kêu đau. Tai nạn xảy ra tuần trước, khi đó chị đưa con vào buồng chuẩn bị tắm. Vừa đổ phích nước nóng ra chậu, chưa kịp đổ nước lạnh quay đi quay lại chị đã thấy con ngã chống hai tay vào chậu, khóc thét lên. Thấy vậy chị liền ngâm tay cháu vào nước sạch, nhưng sợ con bị lạnh nên chỉ dám ngâm 1-2 phút. “Sau đó tôi vội vàng cởi quần áo cho cháu không ngờ làm trợt cả da ở tay. Lúc đấy quýnh quá, thương con không kịp suy gì cả. Vì thế, cánh tay phải con bị nặng nhất. Bình hay tôi vẫn đổ nước lạnh trước, hôm đấy không hiểu thế nào mà lại đổ nước nóng trước mới dẫn đến cơ sự này”, chị Dinh buồn bã kể lại.
  2. Lúc bị bỏng, cần đưa phần bị thương ngâm nước mát từ 15 – 30 phút Nằm cạnh giường hai mẹ con chị Dỉnh là chị Cúc và cô con gái mới 14 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc bị bỏng ở ngực, tay phải do nước canh nóng. “Hôm đó, nhà có việc, tôi đã để bát canh vừa nấu xong lên trên bàn cao rồi quay đi làm việc khác. Đến lúc nghe tiếng khóc thét của cháu, tôi vội chạy vào thì thấy bát canh bị đổ bắn vào cằm chảy xuống cổ, tay khiến cháu bị bỏng”, chị Cúc kể lại. Thạc sĩ Nguyễn Băng Tâm, Khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng quốc gia cho biết, trong thời gian qua, trẻ bị bỏng chủ yếu dưới 3 tuổi, lý do đa phần do bỏng nước sôi. Rất nhiều trường hợp là do sơ suất, bất cẩn của người lớn. Có người pha nước tắm cho con thì lại đổ nước nóng trước, chưa kịp đổ nước lạnh thì trẻ đã ngã vào. Có gia đình lại để phích nước sôi ở dưới đất, trẻ bò với vào nên bị bỏng. “Bên cạnh đó, thời gian gần đây do thời tiết lạnh, trẻ mặc nhiều quần áo nên khi bị bỏng hay bị bỏng sâu. Lý do là vì cha mẹ không kịp cởi bỏ quần áo nên nhiệt giữ lâu trên cơ thể, dẫn đến bỏng sâu”, thạc sĩ Tâm nói. Trẻ 2-5 tuổi rất hiếu động, tò mò, chưa ý thức được sự nguy hiểm nên sự an toàn của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức và kỹ năng của cha mẹ. Trẻ dễ bị bỏng khi người lớn để
  3. những vật dễ dẫn đến bỏng như nước sôi, canh nóng, bếp nấu ăn, bàn là nóng… trong tầm với của trẻ hoặc nơi trẻ hay qua lại. Để phòng tránh, cha mẹ cần để những vật này ở những nơi trẻ không sờ hoặc với tới được. Cũng theo thạc sĩ Tâm, các gia đình nên đậy nước phích nước nóng cẩn thận, để xa tầm với của bé. Nên dùng loại có nắp vặn vì loại có nắp đậy nhiều khi các cháu với tới là nước đã đổ vào người. Lúc pha nước tắm thì chú ý pha nước lạnh trước, sau đó cho nước nóng. Đặc biệt là phải luôn có người lớn ở bên cạnh. Trong những giờ cao điểm chuẩn bị làm bếp thì chú ý có người trông coi các cháu cẩn thận. Nếu không trẻ rất dễ với tay vào bát canh nóng đổ trực tiếp vào người, mặt, dẫn đến bỏng rất thương tâm. Nếu chẳng may trẻ bị bỏng thì cha mẹ phải bình tĩnh, gỡ bỏ quần áo dính nước sôi, ngâm vùng bỏng vào nước mát, tốt nhất là nước 16-20 độ C. Trong trường hợp không có thì dùng nguồn nước mát sạch ở ngay bên cạnh, từ vòi nước. Lưu ý trong thời tiết rét đậm như hiện nay nếu diện tích bỏng rộng, trẻ quá nhỏ thì thời gian ngâm nước mát không quá lâu, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh. Việc ngâm nước mát có tác dụng hạ nhiệt độ tại chỗ vết bỏng, đỡ hình thành nốt phỏng, giảm đau đớn cho trẻ. Thời gian ngâm 15-30 phút, khi ngâm xong thì băng ép nhẹ, đưa đến cơ sở y tế. Trong quá trình đó, có thể cho trẻ bù dịch trước bằng nước cam, chanh, muối đường. Tại vết bỏng khuyến cáo không bôi trứng gà, mẻ, tương, dầu hoả, rất độc. Việc sơ cứu không đúng cách sẽ khiến bệnh nặng thêm, khó khăn trong chữa trị. Chẳng hạn, mẻ là môi trường axít, không có tác dụng chữa bỏng mà tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Không đưa đưa trẻ đến thầy lang, những người không có kinh nghiệm. Có những bé được đắp thuốc đông y nhập viện trong tình trạng bị nhiễm độc, dị ứng. Ngoài ra, cởi bỏ quần áo trước khi phần bị bỏng sưng lên, chú ý dùng kéo cắt bỏ quần áo cho bé nếu quần áo dính vào vết bỏng. Không được lấy bất cứ vật gì bám trên vết bỏng.
  4. Phòng tránh tai nạn bỏng cho các bé Chào các mẹ,nhóm topic viện bỏng của Trái tim nhân ái WTT hàng tuần đều đi vào viện Bỏng Quốc gia thăm và hỗ trợ các cháu bé bị bỏng nặng,thực tế từ các chuyến đi bọn mình nhận thấy có rất nhiều trường hợp bé bị bỏng do những sơ xuất đáng tiếc từ người lớn,vì vậy mình lập topic này mong các mẹ sẽ thật nâng cao cảnh giác cho cả bản thân mình và những người chăm sóc bé,nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc. Thực tế các TH bị bỏng nặng đều đến từ các địa phương nghèo khó, dân trí thấp như Thanh Hóa,Nghệ an,Lào cai.... Ở đó các gia đình rất nghèo khó nên những người chăm bé toàn tranh thủ vừa làm vừa chăm nên đã xảy ra những tai nạn vô cùng thương tâm Topic này của mình lập ra không gì ngoài mục đích đưa những case bọn mình đã thực tế gặp từ đó các mẹ sẽ rút kinh nghiệm cho bản thân và tuyên truyền đến cho họ hàng,người thân,nhất là những người ở vùng nông thôn để họ nhân cao nhận thức,giúp tránh những tai nạn đáng tiếc và thương tâm. Hàng tuần thứ 7 bọn mình đi thăm các bé về sẽ update thông tin để các mẹ tham khảo nhé. Rất mong các mẹ ủng hộ và đóng góp ý kiến,các mẹ nào biết những tình huống nào khiến có thể gây ra tai nạn cho bé thì cũng post lên đây để cả nhà tham khảo nhé,hy vọng càng ngày càng có ít bé bị bỏng hơn Mình xin phép được bắt đầu nhé TH các bé bị bỏng đa phần rơi vào Bỏng nước sôi (90%),bỏng cháo,bỏng cồn,bỏng lửa,bỏng xăng Bỏng nước sôi Có đến 90 % các bé bị nặng đều là do bỏng nước sôi,mình sẽ list tóm tắt các tình huống khiến bé bị bỏng, rồi dần dần mình sẽ bổ sung thêm 1. Bé đi xe tập đi,phích nước hoặc dụng cụ nước sôi để gần,bé lao xe tập đi tới và vật dụng chứa nước nóng đổ vào người 2.Người lớn pha nước uống (chè ) bé với tay làm đổ nước 3.Người lớn để nước nóng trên bàn,bé nghịch uống phải nước nóng 4.Nhà có đám hiếu,hỷ, người lớn làm cỗ ko để ý bé bị ngã vào nồi nước canh, nước luộc
  5. gà,luộc khoai.... 5. Người lớn pha nước tắm,bé chạy chơi và ngã vào chậu nước tắm 6.Bé bị bỏng nước sôi do mải chơi kéo đổ phích.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1