intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Chính sách quản lý chất thải rắn tại Thụy Điển và bài học kinh nghiệm cho Tp.HCM

Chia sẻ: Nguyễn Lê Huy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

296
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giới thiệu chính sách quản lý chất thải tại Thụy Điển – một trong những đất nước đứng đầu trong việc quản lý chất thải - 99% chất thải rắn từ hộ gia đình được tái chế để tạo ra năng lượng và vật chất mới. Trình bày về hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Tp.Hồ Chí Minh, so sánh chính sách này với Thụy Điển - rút ra các bài học kinh nghiệm ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Chính sách quản lý chất thải rắn tại Thụy Điển và bài học kinh nghiệm cho Tp.HCM

  1. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THỤY ĐIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TP.HCM
  2. Các thành viên trong nhóm - Đỗ Kiều Anh - Trần Thị Việt Anh - Bùi Phan Quỳnh Chi - Phạm Thị Hương Giang - Trần Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Thùy Liên - Vũ Hà Nhung
  3. I • Giới thiệu II • Giới thiệu chính sách III • Hiện trạng QLCT tại TP.HCM IV • Bài học kinh nghiệm V • Kết luận và kiến nghị
  4. I. Giới thiệu
  5. 1. Mở đầu - Giới thiệu chính sách quản lý chất thải tại Thụy Điển – một trong những đất nước đứng đầu trong việc quản lý chất thải - 99% chất thải rắn từ hộ gia đình được tái chế để tạo ra năng lượng và vật chất mới. - Trình bày về hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Tp.Hồ Chí Minh, so sánh chính sách này với Thụy Điển => rút ra các bài học kinh nghiệm về quản lý chất thải rắn cho Tp.Hồ Chí Minh.
  6. 2. Giới thiệu về tiểu luận Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu chính sách quản lý chất thải tại Thụy Điển, chính sách “Không chất thải” mà Thụy Điển áp dụng, so sánh và rút kinh nghiệm tại Tp.Hồ Chí Minh. Nội dung của tiểu luận  Hiện trạng quản lý và thực hiện chính sách tại Thụy Điển trong cả hai lĩnh vực sinh hoạt và công nghiệp;  Giới thiệu chính sách “không chất thải” mà Thụy Điển đang là thành viên chủ chốt;
  7.  Khung pháp lý phục vụ cho việc thực hiện chính sách “không chất thải”, kết quả thực hiện đến năm 2011, đánh giá chính sách này theo thuyết EM và chương trình nghị sự Agenda 21;  Nêu hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Tp.Hồ Chí Minh, khung pháp lý thực hiện;  So sánh với chính sách quản lý của Thụy Điển và rút ra bài học tại Tp.HCM.
  8. Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận:  Chính sách quản lý chất thải sinh hoạt và công nghiệp tại Thụy Điển;  Chính sách “Không chất thải” được áp dụng tại Thụy Điển;  Chính sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp tại Tp.Hồ Chí Minh.
  9. Phương pháp nghiên cứu  Tìm kiếm, dịch và đọc tài liệu nghiên cứu về chính sách quản lý chất thải rắn tại Thụy Điển;  Phân tích đánh giá các chính sách quản lý chất thải rắn;  Thu thập hiện trạng về quản lý chất thải rắn tại Tp. Hồ Chí Minh;  So sánh, tổng hợp các số liệu phù hợp, viết báo cáo.
  10. II. Giới thiệu chính sách 1. Giới thiệu về Thụy Điển  Diện tích: 449.964 km2  Dân số: 8,9 triệu  Thủ đô: Stockholm  Ngôn ngữ chính: Tiếng Thụy Điển  Quốc khánh: ngày 06/06 (1809)  Đơn vị tiền tệ: Sek (1 sek = 0,15$ USD)
  11. 2. Các vấn đề CTR mà Thụy Điển cần giải quyết 2.1. Hiện trạng về quản lý CTR của Thụy Điển Hệ thống thu gom Có hai hệ thống thu gom khác nhau: một cho các hộ gia đình và một cho ngành công nghiệp  Thu gom từ các hộ gia đình là một hệ thống “thu gom mang đi”.
  12.  Lượng chất thải phát sinh lớn nhất tại Thụy Điển được tạo ra từ các ngành công nghiệp. Các công ty này thường chọn một trung tâm tái chế tại thành phố của công ty đó để lưu chứa và tái chế chất thải. Thu gom và xử lý từng loại chất thải  Đối với các loại chất thải khác nhau được các tổ chức khác nhau chuyên về chất thải đó thu gom và tái chế.  Trong khi đó, chất thải từ quá trình sản xuất của một nhà máy thuộc trách nhiệm xử lý của nhà máy đó, điều này chứng tỏ nhà máy sản xuất phải kèm theo công nghệ tái chế và xử lý chất thải.
  13. Các công ty tái chế Để đáp ứng với các điều luật đưa ra từ luật pháp Thụy Điển, cộng đồng các nhà sản xuất đã hình thành các công ty vật liệu, các công ty này chịu trách nhiệm pháp lý đại diện cho các doanh nghiệp tái chế và xử lý chất thải do chính các doanh nghiệp phát sinh và hoạt động theo hình thức phi lợi nhuận.  Plastkretsen, MetallKretse, Svensk Kartongåtervinning, Returwell, Svensk GlasÅtervinning …..
  14. Sơ đồ tổ chức các công ty vật liệu như sau: Các công ty vật liệu thuê các nhà thầu phụ khác nhau tại Trung ương và địa phương nhằm đảm bảo hệ thống thu gom hoạt động trên 1 diện rộng.
  15. Chi phí xử lý chất thải rắn của hộ gia đình Chính quyền địa phương được phép thu phí tùy thuộc vào khối lượng chất thải rắn phát sinh, tần suất thu gom chất thải. Bảng sau trình bày phí xử lý bằng các phương pháp khác nhau đối với chất thải rắn: Phương pháp xử lý Phí xử lý/tấn (Euro) Chôn lấp 70 – 120 Đốt 30 – 60 Phương pháp sinh học 40 – 100 Nguồn: Cơ quan quản lý chất thải rắn Thụy Điển, 2005
  16. Năm 2003, mỗi hộ gia đình trả 130 euro/năm Năm 2005, mỗi hộ gia đình trả 160 euro/năm Tần suất 1 lần/2 tuần Chất thải có thể tái chế từ hộ gia đình Trách nhiệm về chất thải bao bì và giấy thuộc về các nhà sản xuất, họ phải trả phí môi trường để xử lý các loại chất thải mà họ phát sinh, tất nhiên số tiền họ phải trả sẽ được thêm vào giá sản phẩm.
  17. 2.2. Chính sách “Không chất thải”  Không chất thải là một triết lý mà khuyến khích việc thiết kế lại của vòng đời tài nguyên để tất cả các sản phẩm đều được tái sử dụng (2004)  Hướng đến sự phát triển bền vững chất thải, chính sách không chất thải không những giảm thiểu tối đa chất thải rắn phát sinh trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người mà còn tiết kiệm nguồn tài nguyên sử dụng, giảm thiểu các tác động đến môi trường đem lại một môi trường sống xanh sạch đẹp.
  18. 2.3. Mục tiêu quản lý chất thải của Thụy Điển Chất thải phải được quản lý theo cách có thể đạt được lợi ích tối đa cho môi trường và xã hội. - Các thành phố: chịu trách nhiệm cho chất thải rắn sinh hoạt. - Các nhà sản xuất: chịu trách nhiệm cho sản phẩm của họ và các nhà khai thác trong các lĩnh vực chịu trách nhiệm cho của tất cả các chất thải mà không phải là hộ gia đình. - Các hộ gia đình: chịu trách nhiệm phân loại và để vào các nơi khác nhau và thực hiện quản lý chất thải do thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
  19. Mục tiêu dài hạn cho Quản lý CTR tại Thụy Điển  Đến năm 2015, chất thải thực phẩm được giảm ít nhất 20% so với năm 2010;  Đến năm 2015, ít nhất 40% chất thải thực phẩm từ hộ gia đình, nhà cung cấp suất ăn, mặt bằng bán lẻ và nhà hàng sẽ được xử lý sinh học để cung cấp phân bón và năng lượng;  Đến năm 2015, ít nhất 60% lượng photpho ô nhiễm trong nước thải sẽ được xử lý và sử dụng trên các vùng đất sản xuất, trong đó có ít nhất 1/2 nên được sử dụng trên đất canh tác;  Bằng cách tái sử dụng và tái chế, chất thải không nguy hại được xử lý ít nhất 70% chất thải vào năm 2020;
  20. Chất thải được quản lý theo hệ thống phân cấp chất thải theo thứ tự ưu tiên như sau:  Giảm thiểu chất thải;  Chất thải có thể tái sử dụng;  Chất thải có thể tái chế;  Chất thải phục hồi - chẳng hạn như sử dụng chất thải tạo ra năng lượng phục hồi;  Xử lý chất thải.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2