intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013 - 2020

Chia sẻ: Nguyen Nguyen | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:73

1.027
lượt xem
145
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giới thiệu Tập đoàn Hoa Sen, phân tích môi trường kinh doanh và hoàn cảnh nội bộ, dự báo và xác định mục tiêu chiến lược là những nội dung chính trong đề tài "Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013 - 2020". Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013 - 2020

  1. Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013 - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ĐỀ TÀI:  HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN HOA SEN GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang Lời nói đầu I. GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN HOA SEN...................................................................1 1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Hoa Sen...............................................................1 2. Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................................2 3. Tầm nhìn............................................................................................................... 6 4. Sứ mệnh...............................................................................................................7 5. Triết lý kinh doanh...............................................................................................7 6. Chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi...........................................................................7 II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ HOÀN CẢNH NỘI BỘ......7 1. Phân tích môi trường kinh doanh..........................................................................7 1.1. Môi trường vĩ mô...............................................................................................7 1.1.1............................................................................................Các   yếu   tố   kinh   tế ........................................................................................................................ 7 1.1.2...................................................................Môi   trường   chính   trị   và   pháp   luật ...................................................................................................................... 10 1.1.3..............................................................................Môi   trường   văn   hóa   xã   hội ......................................................................................................................12 1.1.4..........................................................................................Môi   trường   tự   nhiên ......................................................................................................................12 1.1.5......................................................................................Môi   trường   công   nghệ ......................................................................................................................12 1.2. Môi trường vi mô.............................................................................................14 1.2.1. Đối thủ cạnh tranh.........................................................................................14 1.2.2. Khách hàng....................................................................................................16
  3. Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013 - 2020 1.2.3. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu..................................................................16 1.2.4. Hàng thay thế.................................................................................................16 1.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE..................................................16 2. Phân tích môi trường nội bộ...............................................................................17 2.1. Nguồn nhân lực................................................................................................17 2.2. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực............................................18 2.3. Tình hình tài chính............................................................................................18 2.4. Sản phẩm.......................................................................................................... 19 2.5. Hoạt động Marketing.......................................................................................20 2.6. Xây dựng thương hiệu.....................................................................................21 2.7. Hệ thống phân phối..........................................................................................22 2.8. Hoạt động RD (nghiên cứu và phát triển).......................................................22 2.9. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE...................................................23 3. Năng lực cốt lõi của Tập đoàn Hoa Sen............................................................24 III. DỰ BÁO VÀ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC..................................24 1............................................................................................................................Dự   báo .......................................................................................................................... 24 1.1. Sản phẩm tôn mạ, thép mạ..............................................................................24 1.2. Sản phẩm ống thép..........................................................................................27
  4. Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013­2020 1.3. Sản phẩm nhựa 28 2. Chuỗi giá trị và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.....................................29 2.1. Chuỗi giá trị của Doanh nghiệp 29 2.1.1. Các hoạt động sơ cấp 29 2.1.2. Các hoạt động hỗ trợ 30 2.2. Lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp 32 2.2.1. Quy trình sản xuất kinh doanh khép kín.....................................................32 2.2.2. Sở  hữu hệ  thống 108 chi nhánh phân phối ­ bán lẻ  và mô hình đại lý  nhượng quyền thương mại 33 2.2.3. Thương hiệu mạnh, thân thiện và hướng đến cộng đồng........................33 2.2.4. Hệ thống quản trị và văn hóa doanh nghiệp đặc thù.................................34 2.2.5. Tiên phong đầu tư công nghệ mới 34 3. Mục tiêu chiến lược.........................................................................................35 3.1. Mục tiêu trung và dài hạn (2015­2020)..........................................................35 3.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................35 3.2.1. Ngành tôn – thép..........................................................................................35 3.2.2. Ngành nhựa.................................................................................................35 3.3. Mục tiêu ngắn hạn năm 2013........................................................................36 IV. XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC..............36 1. Phân tích ma trận SWOT..................................................................................36 2. Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM)...........................39 V. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY TỪ 2013 – 2020....................41 1. Ma trận BCG cho 3 nhóm ngành tôn, thép, nhựa..............................................41 2. Lựa chọn chiến lược cấp công ty trong giai đoạn từ năm 2013 – 2020..........44 2.1. Chiến lược cấp công ty.................................................................................44 2.2. Chiến lược chức năng...................................................................................44 3. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (Chiến lược các  SBU)............................46 4
  5. Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013­2020 3.1. Chiến lược đối với SBU tôn..........................................................................46 3.1.1. Chiến lược Marketing.................................................................................46 3.1.2. Chiến lược nghiên cứu và phát triển..........................................................47 3.1.3. Chiến lược sản xuất...................................................................................48 3.1.4. Chiến lược tài chính....................................................................................48 3.1.5. Chiến lược nguồn nhân lực........................................................................49 3.2. Chiến lược đối với SBU thép.......................................................................49 3.2.1. Chiến lược Marketing.................................................................................49 3.2.2. Chiến lược Nguyên vật liệu – mua hàng...................................................49 3.2.3. Chiến lược nghiên cứu và phát triển..........................................................50 3.2.4. Chiến lược kỹ thuật ­ công nghệ, vận hành/sản xuất..............................50 3.2.5. Chiến lược Tài chính..................................................................................50 3.2.6. Chiến lược Nguồn nhân lực.......................................................................50 3.3. Chiến lược đối với SBU nhựa......................................................................51 3.3.1. Chiến lược Marketing.................................................................................51 3.3.2. Chiến lược Nguyên vật liệu – mua hàng...................................................51 3.3.3. Chiến lược kỹ thuật – công nghệ, vận hành / sản xuất............................51 3.3.4. Chiến lược Nguồn nhân lực.......................................................................51 Kết luận................................................................................................................53 Tài liệu tham khảo................................................................................................54 5
  6. Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013­2020 LỜI NÓI ĐẦU Trong năm 2013, các điều kiện kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục diễn ra   không thuận lợi cho các doanh nghiệp. Chính phủ phải đối mặt với vấn  đề lạm phát, bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại và áp lực   ngoại hối…do đó chính phủ phải theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt.  Các ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung gặp khó  khăn về  thanh khoản, sức mua trên thị  trường giảm, sản xuất đình trệ  do hàng hóa tiêu thụ  chậm mà chi phí vốn lại cao. Các hàng hóa có giá  trị lớn như bất động sản dễ bị   ảnh hưởng nhất. Hàng loạt công ty phá   sản trong thời gian vừa qua đã cho thấy những khó khăn thử  thách mà   các doanh nghiệp đang phải đối mặt là vô cùng khắc nghiệt. Kể từ khi được thành lập đến nay, tập đoàn Hoa Sen đã đạt được  nhiều thành tựu cũng như có mức lợi nhuận khá tốt trong thời gian vừa   qua. Tuy nhiên tình hình khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng  không nhỏ  đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Vì vậy điều kiện  tiên quyết để  đảm bảo cho HSG tiếp tục đứng vững qua thời kỳ  thử  thách này chính là việc lựa chọn chiến lược kinh doanh hợp lý cho các   lĩnh vực mà tập đoàn đang hoạt động. Từ   thực   tế   trên,   trong   thời   gian   học   tập   môn   Quản   Trị   Chiến  Lược, dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Lâm Tịnh tại trường Đại Học  Kinh Tế và những kiến thức đã được học, nhóm 5 quyết định chọn đề  tài: “Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai   đoạn 2013­2020” cho tiểu luận Quản Trị Chiến Lược của mình. 6
  7. Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013­2020 I. GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN HOA SEN 7. Giới thiệu chung về Tập đoàn Hoa Sen: Ngày 8/8/2001, nhằm ngày 19­6 Âm lịch, là ngày vía Đức Quan Thế  Âm   Bồ Tát, đánh dấu sự ra đời của Tập đoàn Hoa Sen. Tập đoàn Hoa Sen có trụ sở  chính   đặt   tại   số   09   Đại   lộ   Thống   Nhất,   Khu   Công   nghiệp   Sóng   Thần   2,   Phường Dĩ An, Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.  Thông tin tập đoàn: ­ Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN ­ Tên doanh nghiệp (tiếng Anh): HOA SEN GROUP ­ Trụ  sở  chính: Số  9 Đại lộ  Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ  An, T.Bình Dương.                        Điện thoại: +84 650 3790 955                    Fax: +84 650 3790 888 ­ Văn phòng đại diện: 94 – 96 Nguyễn Du, Bến Thành, Q.1, TP.HCM                        Điện thoại: +84 8 3910 6910                     Fax: +84 8 3910 6913 ­ Website    : www.hoasengroup.vn ­ Người đại diện theo pháp luật: Ông LÊ PHƯỚC VŨ – Chủ  tịch Hội đồng   Quản trị Cơ cấu tổ chức tập đoàn hoa sen: Tập đoàn có 03 Công ty con, 02 nhà máy sản xuất do Công ty mẹ quản lý   và hơn 108 Chi nhánh trải dài khắp cả nước.  ­ Công ty TNHH Một Thành viên Tôn Hoa Sen: Số  09 ĐL Thống Nhất, KCN  Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương ­ Công ty TNHH Một Thành viên Vật liệu Xây dựng Hoa Sen: KCN Phú Mỹ 1,  TT. Phú Mỹ, H.Tân Thành, T.Bà Rịa – Vũng Tàu 7
  8. Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013­2020 ­ Công ty TNHH Một Thành viên Vận tải & Cơ khí Hoa Sen: Số 09 ĐL Thống  Nhất, KCN Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương ­ Nhà máy Sản xuất tại Bình Dương: Số  09 Đại lộ  Thống Nhất, KCN Sóng  Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương ­ Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ: Đường số  1B, KCN Phú Mỹ  1, TT. Phú Mỹ,  H.Tân Thành, T.Bà Rịa – Vũng Tàu Từ ngày thành lập, năm đầu tiên với vốn điều lệ chỉ có 30 tỉ đồng và có 22  cán bộ  công nhân viên, đến nay, Tập đoàn Hoa Sen đã có vốn điều lệ  lên đến   gần 1.008 tỉ đồng, với gần 3.000 cán bộ công nhân viên, trong đó có nhiều Cán   bộ quản lý có tuổi đời còn rất trẻ, từ 23 đến 35, tạo nên sự năng động trong quá  trình phát triển vượt bậc của Tập đoàn Hoa Sen.  8. Lịch sử hình thành và phát triển: Khởi nghiệp: Ngày 18 tháng 5 năm 1994: gia đình Ông Lê Phước Vũ (nay là Chủ  tịch   HĐQT – TGĐ Hoa Sen Group) bắt đầu khởi nghiệp với đồng vốn ít  ỏi dành  dụm từ đồng lương của người thợ, gia đình ông vừa thuê nhà vừa làm cửa hàng   mua bán tôn lẻ  tại ngã tư  An Sương. Sau đó ít lâu, công việc kinh doanh có  nhiều chuyển biến thuận lợi, chắt chiu được ít tiền, gia đình ông đã mua trả  góp một máy cán tôn cũ, tự  cắt tôn, đi bán lẻ  khắp nơi. Và đến khi công việc   kinh doanh thuận lợi, gia đình ông mới quyết định thành lập công ty để mở rộng  sản xuất ­ kinh doanh. Năm 2001 – 2003: 8
  9. Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013­2020 Ngày 8/8/2001: Công ty Cổ phần Hoa Sen, tiền thân của Công ty Cổ phần  Tập đoàn Hoa Sen (Tập đoàn Hoa Sen) được thành lập với số vốn điều lệ  ban  đầu 30 tỷ đồng, 22 nhân viên và 3 chi nhánh phân phối – bán lẻ trực thuộc. Trong 02 năm 2002­2003, Tập đoàn thành lập thêm 31 chi nhánh phân phối   – bán lẻ, nâng tổng số chi nhánh lên 34, tập trung chủ  yếu  ở  miền Tây, miền   Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. Năm 2004: Thành lập thêm 15 chi nhánh, nâng tổng số chi nhánh phân phối­bán lẻ lên  49. Ngày 8/8/2004: Khai trương và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất   tôn mạ  màu I, công suất 45.000 tấn/năm; đồng thời khánh thành trụ  sở  Tập   đoàn tại số 9 Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, T.Bình Dương. Ngày 16/10/2004: Công bố  mở  thầu dự  án Nhà máy thép cán nguội, công   suất 180.000 tấn/năm với vốn đầu tư gần 30 triệu USD được vay từ nguồn vốn   ODA của Chính phủ Ấn Độ, Quỹ Hỗ trợ Phát triển Việt Nam và vốn đối ứng. Năm 2005: Thành lập thêm 7 chi nhánh phân phối ­ Bán lẻ, nâng tổng số  chi nhánh   phân phối ­ bán lẻ lên 56. Ngày 14/02/2005: Khai trương và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất   tôn mạ kẽm I, Công suất 50.000 tấn/năm tại KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, T.Bình   Dương. Năm 2006: Thành lập thêm 3 chi nhánh phân phối – bán lẻ, nâng tổng số  chi nhánh   phân phối – bán lẻ lên 59.   Ngày 16/2/2006: Khởi công xây dựng Nhà máy Thép cán nguội 180.000  tấn/năm trong khuôn viên có diện tích gần 24.000 m2, bên cạnh tòa nhà văn  phòng trụ sở công ty tại KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, T.Bình Dương. 9
  10. Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013­2020  Ngày 09/11/2006: Tham gia thành lập Công ty Cổ  phần Tôn Hoa Sen với   vốn điều lệ 320 tỷ đồng. Năm 2007: Thành lập thêm 16 chi nhánh phân phối – bán lẻ, nâng tổng số  chi nhánh  phân phối – bán lẻ lên 75. Ngày 03/01/2007: Khánh thành và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất  tôn mạ  kẽm II, công suất 50.000 tấn/năm, nâng tổng công suất 2 dây chuyền  mạ kẽm lên 100.000 tấn/năm. Ngày 26/3/2007: Tham gia thành lập Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng  Hoa Sen với vốn điều lệ 150 tỷ đồng và Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng   Hoa Sen với vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Ngày 06/4/2007: Khánh thành Nhà máy Thép cán nguội Hoa Sen, công suất  180.000 tấn/năm, đồng thời khởi công xây dựng dây chuyền mạ công nghệ NOF  (Non – Oxidizing Furnace) công suất 150.000 tấn/năm. Ngày 21/4/2007: Công ty Cổ  phần Vật liệu Xây dựng Hoa Sen khởi công  giai đoạn 1 Dự án Nhà máy Ống thép, Ống nhựa và Vật liệu xây dựng Hoa Sen   tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tháng 12/2007: Công ty Cổ  phần Hoa Sen đổi tên thành Công ty Cổ phần  Tập đoàn Hoa Sen và tiến hành nhận sáp nhập 3 công ty: Công ty Cổ phần Tôn   Hoa Sen, Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Hoa Sen, và Công ty Cổ phần Cơ  khí và Xây dựng Hoa Sen. Năm 2008: Thành lập thêm 4 chi nhánh phân phối – bán lẻ, nâng tổng số  chi nhánh   phân phối – bán lẻ lên 79. Ngày 16/01/2008: Hợp tác với Công ty Cổ phần Gemadept thành lập Công   ty Cổ phần Tiếp vận và Cảng quốc tế Hoa Sen – Gemadept với vốn điều lệ 39   tỷ đồng, trong đó tỷ lệ góp vốn của Tập đoàn Hoa Sen là 45%. 10
  11. Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013­2020 Ngày 06/3/2008: Khánh thành giai đoạn I và khởi công giai đoạn II Dự án   Nhà máy Ống thép, Ống nhựa và Vật liệu xây dựng Hoa Sen tại KCN Phú Mỹ I,  tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngày 19/3/2008: Khánh thành dây chuyền mạ  công nghệ  NOF công suất  150.000 tấn/năm và dây chuyền mạ màu II, công suất 45.000 tấn/năm.  Thành lập thêm 3 chi nhánh phân phối – bán lẻ, nâng tổng số  chi nhánh   phân phối – bán lẻ lên 82. Ngày 05/12/2008: niêm yết 57.038.500 cổ phiếu của Tập đoàn Hoa Sen tại  Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM với mã chứng khoán HSG. Năm 2009: Thành lập thêm 11 chi nhánh phân phối – bán lẻ, nâng tổng số  chi nhánh  phân phối – bán lẻ lên 93. Ngày 13/5/2009: Khởi công giai đoạn 1 dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen­ Phú   Mỹ  tại KCN Phú Mỹ  I, tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu trong khuôn viên có diện tích  16,6 ha. Năm 2010: Thành lập thêm 12 chi nhánh phân phối – bán lẻ, nâng tổng số  chi nhánh  phân phối – bán lẻ lên 105. Ngày 11/02/2010: phát hành riêng lẻ 11.961.500 cổ phần cho các nhà đầu tư  lớn và 1.000.000 cổ phần cho cán bộ công nhân viên, tăng vốn điều lệ từ 570 tỷ  đồng lên 700 tỷ đồng. Ngày 04/3/2010: ký kết hợp tác chiến lược với các đối tác hàng đầu trong  và ngoài nước trong lĩnh vực góp vốn đầu tư, cung cấp tín dụng dài hạn và đào   tạo, cung ứng nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật. Ngày 15/3/2010: khai trương và đưa vào hoạt động dây chuyền mạ  thép  dày công nghệ  NOF, công suất 450.000 tấn/năm và dây chuyền mạ  màu công  11
  12. Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013­2020 suất 180.000 tấn/năm thuộc Dự  án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ, chỉ  sau 10   tháng kể từ ngày khởi công, tăng năng lực sản xuất của toàn tập đoàn. Ngày 23/3/2010: Niêm yết bổ  sung 12.961.500 cổ  phiếu tại Sở  Giao dịch  Chứng khoán TP.HCM. Ngày 31/3/2010: Phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư vốn (tỷ lệ  10%) và phát hành cổ  phiếu trả  cổ  tức đợt 3 NĐTC 2008 (tỷ  lệ  10%) cho cổ  đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ lên 839,960 tỷ đồng. Ngày 25/4/2010: Niêm yết bổ  sung 13.996.000 cổ  phiếu tại Sở Giao dịch   Chứng khoán TP.HCM. Ngày 30/6/2010: Phát hành cổ  phiếu trả  cổ  tức NĐTC 2008­2009 (tỷ  lệ  20%) cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ lên 1.007,907 tỷ đồng. Ngày 27/8/2010: niêm yết bổ  sung 16.794.790 cổ  phiếu tại Sở  Giao dịch   Chứng khoán TP.HCM.  Khánh thành giai đoạn 1 Dự  án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ  với hệ  thống dây chuyền đồng bộ gồm: 01 dây chuyền tẩy rỉ công suất 700.000 tấn/năm; 02 dây chuyền cán nguội với tổng công suất 400.000 tấn/năm; 01 dây chuyền mạ thép dày công nghệ NOF công suất 450.000 tấn/năm 01   dây   chuyền   mạ   thép   mỏng   công   nghệ   NOF   công   suất   100.000  tấn/năm; 01 dây chuyền mạ màu công suất 180.000 tấn/năm; 02 hệ thống lò ủ thép, 01 dây chuyền cắt tấm, 01 dây chuyền xẻ băng, 01   dây chuyền tái sinh acid, trạm điện 110KVA và các công trình phụ  trợ  khác. Năm 2011: Ngày 8/8/2011, Tập đoàn Hoa Sen chính thức tròn 10 năm ngày thành lập.  12
  13. Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013­2020 Dấu  ấn 10 năm, Tập đoàn Hoa Sen đã trưởng thành, xây dựng được bản lĩnh  của một doanh nghiệp Việt, tạo một thương hiệu mạnh và thân thiện, khẳng   định vị  thế  của một doanh nghiệp dẫn đầu về  thị  phần tôn mạ  trong nước và   xuất khẩu tôn mạ hàng đầu trong khu vực. Với  bước khởi đầu mạnh mẽ, với tầm nhìn chiến lược và triết lý kinh   doanh sáng tạo, Tập đoàn Hoa Sen sẽ tiếp tục trưởng thành vượt bậc trong thời   gian tới. Năm 2012: Doanh thu xuất khẩu đạt 180 triệu USD, trở thành một trong những doanh  nghiệp xuất khẩu tôn mạ hàng đầu Đông Nam Á. Chủ  trương đầu tư  bổ  sung dây chuyền mạ  công nghệ  NOF công suất   120.000 tấn/năm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Thành lập thêm 02 chi nhánh phân phối – bán lẻ, nâng tổng số  chi nhánh   phân phối – bán lẻ lên 108. Khai trương đại lý nhượng quyền thương mại đầu tiên tại Đắk Nông vào   ngày 12/08/2012. 9. Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam và khu vực trong lĩnh  vực vật liệu xây dựng bằng chiến lược phát triển bền vững, trong đó tập trung   vào các sản phẩm truyền thống: tôn, thép, nhựa trên cơ  sở  xây dựng và phát  triển chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi: quy trình sản xuất kinh doanh khép kín,   hệ  thống phân phối – bán lẻ  đến tận tay người tiêu dùng, chuỗi thương hiệu   mạnh, thân thiện và hướng đến cộng đồng, hệ thống quản trị và văn hoá doanh   nghiệp đặc thù, tiên phong đầu tư  đổi mới công nghệ  để  mang lại giá trị  gia   tăng cao nhất cho cổ đông, người lao động và xã hội. 10. Sứ mệnh: 13
  14. Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013­2020 Cung cấp những sản phẩm mang thương hiệu Hoa Sen, chất lượng quốc   tế, giá hợp lý, đa dạng nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần  thay đổi diện mạo kiến trúc đất nước và phát triển cộng đồng. 11. Triết lý kinh doanh: Chất lượng sản phẩm là trọng tâm Lợi ích khách hàng là then chốt Thu nhập nhân viên là trách nhiệm Chia sẻ cộng đồng là nghĩa vụ 12. Chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi: Quy trình sản xuất kinh doanh khép kín từ nhập khẩu thép cán nóng, sản   xuất ra thành phẩm, và bán hàng đến tận tay người tiêu dùng; Hệ thống hơn 108 chi nhánh phân phối, bán lẻ trên khắp cả nước; Hệ  thống quản trị  và văn hóa doanh nghiệp đặc thù theo triết lý "Trung  Thực – Cộng Đồng – Phát Triển"; Hệ thống thương hiệu hướng về cộng đồng; Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại được liên tục đầu tư theo công nghệ  mới.   II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ HOÀN CẢNH NỘI BỘ 2. Phân tích môi trường kinh doanh: 2.1. Môi trường vĩ mô: 2.1.1. Các yếu tố kinh tế: Năm 2012, nền kinh tế  Việt Nam  đã vượt qua thời kỳ  khó khăn nhất.   Nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến tích cực hơn so với những  quý đầu năm, dù vậy vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: thiếu sự  ổn định,   sức mua trên thị trường suy giảm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên thị  trường đang có dấu hiệu tăng chậm. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế  thế  giới và trong nước năm 2012 vẫn chưa hồi phục rõ nét, sản xuất tăng trưởng   14
  15. Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013­2020 chậm, thị trường bất động sản vẫn chưa hồi phục, số doanh nghiệp ngưng hoạt  động gia tăng nhanh so với số  doanh nghiệp mới thành lập, nợ  xấu của ngân  hàng ở mức cao.., đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế VN. Ở trong nước tiếp   tục thực hiện việc thắt chặt tài khóa và tiền tệ để  kiềm chế lạm phát, hệ  quả  là cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, nợ xấu còn cao, doanh nghiệp khó   tiếp cận vốn, sản xuất gặp nhiều khó khăn. Xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân:  Theo số  liệu của Tổng cục Thống kê tình hình kinh tế  xã hội năm 2012, tổng   sản phẩm quốc nội (GDP) theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm  2011, trong đó quý 1  tăng 4,64%; quý 2 tăng 4,80%; quý 3 tăng 5,05%; quý 3 tăng  5,44%. GDP của nền kinh tế  ước đạt trên 136 tỉ  USD, thu nhập bình quân đầu  người (GNP) đạt trên 1.540 USD. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng: được kiềm chế ở mức 7,5%. Nhiều chỉ  số kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến tích cực hơn so với những quý đầu  năm, dù vậy vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: thiếu sự  ổn định, sức mua   trên thị  trường suy giảm, tổng mức bán lẻ  hàng hóa và dịch vụ  trên thị  trường   đang có dấu hiệu tăng chậm. Lãi suất cho vay:   đã giảm so với đầu năm, cơ  cấu tín dụng có chuyển   biến theo hướng tăng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, cho xuất khẩu, cho  doanh nghiệp nhỏ và vừa, và tăng tín dụng cho công nghiệp phụ trợ đã tác động   tích cực đến  ổn định kinh tế. Tỉ  giá cơ  bản  ổn định so với đầu năm, dự  trữ  ngoại hối tăng. Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2012 bằng 29,5% GDP. Kim ngạch xuất khẩu:  năm 2012  ước tính đạt 114,6 tỉ  USD, tăng 18%  (17,7 tỉ USD) so với 2011, trong đó khu vực đầu tư  nước ngoài (kể cả  dầu thô)   ước đạt 72,29 tỉ USD, tăng 31% (17,2 tỉ USD), khu vực doanh nghiệp trong nước   ước đạt 42,3 tỉ  USD, tăng 1,3% (552 triệu USD). Số  liệu trên cho thấy xuất   khẩu của VN trong năm 2012  đạt  tốc độ tăng khá cao, tình hình xuất khẩu của   15
  16. Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013­2020 VN vẫn khả  quan trong bối cảnh suy  giảm nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu   phục hồi nhưng không vững chắc và không đồng  đều giữa các quốc gia.  Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng tăng so với năm 2011 gồm: chất   dẻo nguyên liệu tăng 66% (158 triệu USD), điện tử  máy tính và linh kiện tăng  69% (3,2 tỉ  USD), điện thoại các loại và linh kiện tăng 98% (6,24 tỉ  USD). Về  cơ cấu nhóm hàng, so với năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng công  nghiệp nặng và khoáng sản tăng mạnh nhất với 49,9%, đây cũng là nhóm hàng  chiếm tỉ trọng cao 45,1%. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp  ước chiếm 34,1%, giảm 18 triệu   so với cùng kỳ. Nhóm hàng nông, lâm sản  chiếm 15,4%, tăng 18%. Hàng thuỷ sản chiếm 5,4%, tăng 0,7%. Chính sách vốn: Việc triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 1792/CT­TTg ngày  15/10/2011 của Thủ  tướng Chính phủ  về  tăng cường quản lý đầu tư  từ  vốn  ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ đã khắc phục rõ nét tình trạng   đầu tư  phân tán, dàn trải, lãng phí và kém hiệu quả, nhất là  ở  các Bộ  ngành   Trung  ương. Khu vực doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khó vay  vốn tín dụng, số doanh nghiệp giải  thể, ngừng hoạt động vẫn tăng; sản xuất,  kinh doanh phục hồi chậm; sức mua của thị  trường trong nước thấp, tồn kho   của một số ngành còn ở mức cao. Tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất  lượng chưa được ngăn chặn hiệu quả,  ảnh hưởng xấu  đến sản xuất trong   nước. Số  lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động gia tăng và chưa có  dấu hiệu dừng lại. Hàng hóa tiêu thụ sản phẩm chậm dẫn đến lượng hàng tồn  kho cao, các doanh nghiệp hiện nay cũng đang chịu những khó khăn rất lớn do   phải chi phí sản xuất đang tăng rất cao. Hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng lạm phát cao với mức hai  con số, và có nguy cơ  bùng phát  ở  mức cao hơn nữa. Điều này đã  ảnh hưởng  không nhỏ  đến nguồn vốn đầu tư  của công ty. Đồng thời, chi phí nguyên vật   liệu từ các nhà cung ứng cũng tăng cao do biến động từ lạm phát. Không những  16
  17. Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013­2020 vậy lượng tiêu dùng cũng giảm đáng kể  do tình trạng giá sản phẩm tăng cũng  ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Tổ chức tín dụng: Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng được  phê duyệt với lộ ai đồng bộ  quyết liệt, việc cơ cấu lại các ngân hàng thương   mại yếu kém, thanh khoản của hệ  thống nótrình cụ  thể  là cơ  sở  pháp lý cho  việc tái cơ  cấu các tổ  chức tín dụng. Nhờ  việc triển khi chung và các tổ  chức  tín dụng nói riêng được cải thiện đáng kể, nguy cơ  rủi ro gây mất an toàn hệ  thống đã được đẩy lùi. Tuy nhiên tổng dư  nợ  tín dụng tăng thấp hơn nhiều so  với mục tiêu đề  ra và chênh lệch lớn so với tốc độ  tăng huy động vốn; tình   trạng nợ  xấu của hệ thông ngân hàng chậm được giải quyết.  Thị  trường bất   động sản trầm lắng, chưa có khả năng phục hồi; thị trường chứng khoán giảm  mạnh. Thị trường chứng khoán VN đang mất dần thanh khoản. 2.1.2. Môi trường chính trị và pháp luật: Sự chi phối môi trường chính trị  đến hoạt động kinh doanh diễn ra theo 2   chiều hướng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi và kìm hãm, hạn chế  sự  phát triển của thị trường. Trước trào lưu hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam   đã có nhiều cơ  hội để  phát triển song cũng gặp không ít khó khăn. Một doanh  nghiệp muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải đối mặt với vô số những  yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Trong những yếu tố đó chính trị và  luật pháp là hai vấn đề  đáng quan tâm. Sự  thành công hay thất bại của doanh  nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am  hiểu các  chính sách, các  luật lệ  của  nước  sở  tại hay không. Cho dù doanh   nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của hệ thống luật pháp và các chính sách   của chính phủ  nước đó. Các hệ  thống và chính sách đó là: kinh kế  nhằm điều  chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu dùng, quan hệ trao đổi thương mại. Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của chính phủ: Đây là yếu tố  có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố  17
  18. Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013­2020 thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ  ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải  bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. Thể chế nào có   sự  bình  ổn cao sẽ  có thể  tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và   ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt  động kinh doanh trên lãnh thổ của nó. Hệ  thống pháp luật và các văn bản pháp: Để  điều tiết nền kinh tế, các  quốc gia đều ban hành một hệ  thống các văn bản để  quản lý quá trình kinh   doanh của doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật điều tiết các hoạt động của doanh  nghiệp ở Việt Nam như: Sửa đổi hiến pháp Luật doanh nghiệp Luật đầu tư nước ngoài Luật chống độc quyền Các thông tư hướng dẫn.  Tất cả các văn bản quy phạm đó nêu rõ lĩnh vực mà doanh nghiệp được  phép kinh doanh và lĩnh vực cấm kinh doanh cũng như  quyền lợi và nghĩa vụ  của doanh nghiệp. Các nhà Maketing cần nghiên cứu và năm vững nhằm tận   dụng những cơ hội tốt và hạn chế  đến mức thấp nhất rủi ro có thể  xảy ra do   thiếu thông tin về luật pháp. Hệ  thống công cụ  và chính sách của nhà nước có tác động đến hoạt động   Maketingnhư. Chính sách thuế Chính sách tài chính Chính sách tiền tệ Chính sách đối ngoại Chính sách phát triển các thành phần kinh tế… 18
  19. Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013­2020 Các chính sách này thường xuyên sửa đổi và bổ  sung cho phù hợp với sự  phát triển của nền kinh tế  do đó đều tác động tích cực hoặc kìm hãm đến sự  phát triển của doanh nghiệp. Mỗi nước đều có luật để  điều chỉnh các hoạt   động trong xúc tiến bán hàng, phát triển sản phẩm, định giá cả, và các kênh  phân phối. Chủ trương đường lối – Đảng cầm quyền và các lực lượng XH khác: Cơ  chế  điều hành của chính phủ  quyết định trực tiếp đến tính hiệu lực của pháp  luật và đường lối, chính sách kinh tế  nhà nước, do vậy sẽ  tác động đến hoạt  động kinh doanh của doanh nghiệp. Vai trò của các nhóm xã hội: Trong điều kiện kinh tế thị trường để bảo vệ  người tiêu dùng và lợi ích của xã hội, nhóm các tổ chức xã hội sẽ ngày càng gia  tăng buộc các nhà quan trị maketing phải xem xét ảnh hưởng của các yếu tố này  đến các quyết định maketing. Sự  ra đời của các tổ  chức, hiệp hội người tiêu   dùng và bảo vệ người tiêu dùng ngày càng nhiều khiến cho hoạt động của các  doanh nghiệp được kiểm tra kĩ càng hơn. Nhà maketing phải quan tâm khác   nhau đến từng nhóm người cụ  thể  để  hiểu sâu rộng nhu cầu cũng cũng như  mong muốn và thị hiếu của từng loại đối tượng để từ đó đưa ra các chính sách   phù hợp. 2.1.3. Môi trường văn hóa xã hội: An ninh xã hội  ổn định như   ở  Việt Nam là một điều kiện hoàn hảo cho  các doanh nghiệp trong và ngoài nước mạnh dạn đầu tư  công nghệ, phát triển  cơ sở hạ tầng trên một lãnh thổ quốc gia. Việc Việt Nam gia nhập WTO và AFTA sẽ  là cơ  hội cho ngành thép và  nhựa Việt Nam chứng tỏ năng lực của mình, tiếp thu nhiều kinh nghiệm, thông  tin và mở rộng thị trường, mạng lươi bán hàng… 19
  20. Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013­2020 2.1.4. Môi trường tự nhiên: ­ Bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên được xem là nhân tố đầu vào  cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: vị  trí địa lí, khí hậu,  cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển và các nguồn tài nguyên… ­ Công nghiệp phát triển đe dọa tới môi trường tự  nhiên: lũ lụt, ô nhiễm  môi trường… ­ Một số xu hướng của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến hoạt   động Marketing của Doanh nghiệp: Nạn khan hiếm một s ố  lo ại nguyên  liệu, tăng giá năng lượng. Tình trạng ô nhiễm môi trường tăng lên. Sự  can  thiệp của nhà nước vào quá trình sử dụng hợp lý và tái sản xuất các nguồn   tài nguyên. ­ Nguyên liệu ngành: Đầu vào cho ngành thép là quặng sắt và thép phế. Ở  Việt Nam phần lớn sử dụng thép phế để sản xuất phôi và hoàn toàn là phôi   vuông để  làm thép xây dựng. Phôi vuông sản xuất trong nước chỉ đáp ứng  được khoảng 50% nhu cầu cán thép, 50% còn lại là từ  nguồn nhập khẩu.   Mặc dù tự sản xuất khoảng 20% thép dẹt, nhưng chưa có doanh nghiệp nào   ở  Việt Nam sản xuất  được  phôi dẹt mà  phải nhập khẩu từ  bên ngoài.   Nguồn nhập khẩu thép, phôi thép các loại và thép phế  của Việt Nam hiện  giờ  là từ  Trung Quốc (là chủ  yếu) và một số  nước khác trên thế  giới như  Mỹ, Nhật, Nga v.v. Như  vậy có thể  thấy ngành thép Việt Nam chịu  ảnh  hưởng rất nhiều từ biến động về phôi và thép trên thế  giới. Giá thép trong   nước có xu hướng biến động cùng chiều với giá phôi trên thế giới. 2.1.5. Môi trường công nghệ: Trong môi trường kinh doanh quốc gia, nhân tố  kỹ  thuật­công nghệ  luôn  giữ  vai trò trung tâm và có  ảnh hưởng lớn, trực tiếp sâu sắc và toàn diện đến   hoạt động chiến lược của các ngành và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn  là nhân tố  có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc tạo ra lợi thế  và khả  năng  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1