Đề tài " khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội "
lượt xem 152
download
Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài " khu công nghiệp, khu chế xuất hà nội "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài " khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội "
- Đề Tài : khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội
- ®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp LỜI NÓI ĐẦU Để đạt được mục tiêu năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, thì phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) là một trong những nhân tố quan trọng. Có thể nói đến nay các KCN, KCX đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong ngành công nghiệp Việt Nam cũng như trong nền kinh tế đất nước. Các KCN, KCX trong thời gian qua đã và đang có những kết quả đáng khích lệ đối với kinh tế xã hội đất nước. Các KCN, KCX với quy hoạch đồng bộ, các cơ sở hạ tầng khá tốt, hình thành các dịch vụ cần thiết và có thủ tục đơn giản đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư. Các KCN, KCX được đánh giá là một nhân tố quan trọng trong chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, công nghệ tiên tiến. Trong những năm vừa qua các KCN trên địa bàn Hà Nội đã có những bước phát triển tương đối tốt. Sự phát triển này đã thúc đẩy kinh tế thủ đô phát triển. Tuy nhiên, các KCN vẫn tồn tại một số vấn đề khó khăn cần có phương hướng và biện pháp khắc phục nhằm khai thác được những tiềm năng. Mục đích nghiên cứu đề tài này là dựa trên những lý luận chung về KCN, KCX, thực trạng đầu tư vào các KCN trên địa bàn Hà Nội. Trong giai đoạn hiện nay để đưa ra một số phương hướng nhằm thu hút đầu tư vào các KCN Hà Nội. Đề án bao gồm có 3 phần: Chương I: Lý luận chung về KCN và KCX Chương II: Thực trạng đầu tư vào các KCN Hà Nội Chương III: Một số giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển các KCN Hà Nội Do còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo. 1
- ®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT 1. KHÁI NIỆM 1.1.Khái niệm khu công nghiệp(KCN) Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất. Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ. 1.2.Đặc điểm của khu công nghiệp. Về mặt pháp lý: các khu công nghiệp là phần lãnh thổ của nước sở tại, các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp của Việt Nam chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam như: luật đầu tư nước ngoài, luật lao động, quy chế về khu công nghiệp và khu chế xuất... - Về mặt kinh tế: khu công nghiệp là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp, Các nguồn lực của nước sở tại, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung vào một khu vực địa lý xác định, các nguồn lực này đóng góp vào phát triển cơ cấu, nhưng ngành mà mới sở tại ưu tiên, cho phép đầu tư. Bê cạnh đó, thủ tục hành chính đơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh, an toàn xã hội tốt tại đây thuận lợi cho việc sản xuất - kinh doanh hàng hóa hơn các khu vực khác. Mục tiêu của nước sở tại khi xây dựng khu công nghiệp là thu hút vốn đầu tư với quy mô lớn, thúc đẩy xuất khẩu tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ kiểm soát ô nhiễm môi trường. 1.3 Các lĩnh vực đượcphép đầu tư trong công nghiệp 2
- ®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp Trong các khu công nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư vào các lĩnh vực sau: - Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng. - Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghệ để xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong nước, phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ. - Dịch vụ và hỗ trợ sản xuất công nghiệp. - Nghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới. Các ngành công nghiệp dưới nhà nước khuyến khích đầu tư là cơ khí, luyện kim, điện tử, công nghệ thông tin, hóa chất, hóa dầu, công nghiệp hàng dùng và một số ngành khác. 2. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 2.1. Khái niệm hoạt động đầu tư phát triển Đầu tư theo nghĩa chung nhất được hiểu đó là sự bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại như tiền của, sức lao động, trí tuệ... nhằm đạt được một kết quả có lợi cho nhà đầu tư trong tương lai. Đầu tư phát triển là loại đầu tư trong đó người đầu tư có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác. Là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm và nâng cao đời sống cho mọi người dân trong xã hội. 2.2 Vai trò của đầu tư phát triển Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức độ trung bình thì tỉ lệ đầu tư phải đạt từ 15-25% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước. Đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với những ngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai, các khả năng sinh học do vậy muốn 3
- ®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp đạt tốc độ tăng trưởng cao rất khó khăn. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, muốn đạt tốc độ tăng trưởng cao phải tăng cường đầu tư vào khu vực công nghiệp và dịch vụ. Do tập trung phát triển công nghiệp, nên đã làm thay đổi công nghệ, Có hai con đường cơ bản để có được công nghệ đó là tự nghiên cứu phát minh công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhật từ nước ngoài cần phải có tiền, phải có vốn đầu tư. Do đó mọi phản ánh đổi mới công nghệ phải gắn liền với nguồn đầu tư. Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở, để tạo dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp đòi hỏi phải có vốn đầu tư. 2.3 Vốn đầu tư phát triển 2.3.1. Vốn đầu tư phát triển của đất nước nói chung được hình thành từ hai nguồn cơ bản đó là vốn huy động từ trong nước và vốn huy động từ nước ngoài -- Vốn đầu tư trong nước: Được hình thành từ các nguồn vốn sau đây: + Vốn tích luỹ từ ngân sách. + Vốn tích luỹ của các doanh nghiệp. + Vốn tiết kiệm của dân cư. -- Vốn đầu tư từ nước ngoài: Bao gồm vốn đầu từ trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp. Vốn đầu tư trực tiếp là vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn. Vốn đầu tư gián tiếp là vốn của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ được thực hiện dưới hình thức viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp, vốn viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển (ODA). 2.3.2. Nguồn vốn đầu tư của các cơ sở 4
- ®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ sở hoạt động xã hội phúc lợi công cộng vốn đầu tư do ngân sách cấp (tích luỹ từ ngân sách và viện trợ qua ngân sách) vốn viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho cơ sở và vốn tự có của cơ sở. 3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất rất quan trọng. Với lợi thế của nó việc phát triển khu công nghệ, khu chế xuất sẽ góp phần to lớn phát triển kinh tế địa phương. 3.1.Đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nguồn vốn phát triển kinh tế Đối với Việt Nam, để tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn.Vốn trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đó. Do đó thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX là rất quan trọng vì KCN, KCX phản ánh tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi nước. Theo ngân hàng thế giới(WB), các dự án thực hiện trong KCN, KCX do các nhà đầu tư nước ngoài hoặc do liên doanh với nước ngoài thực hiện (24% do liên doanh với nước ngoài, 33 do các nhà đầu tư nước ngoài, 43% do đầu tư trong nước). Do vậy KCN, KCX đã góp phần đáng kể trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nước chủ nhà. 3. 2.Thu hút công nghệ Việc tiếp thu công nghệ và kỹ năng là mục đích mà các nước đang và chưa phát triển rất quan tâm.Tình trạng lạc hậu về công nghệ của các nước này làm cho họ hy vọng thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX công nghệ sẽ được chuyển giao. Bởi vì để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và thị trường nội địa, nhà đầu tư thường đưa vào KCN, KCX những công nghệ tương đối hiện đại và cả những công nghệ loại tiên tiến nhất của thể giới. Mặc dù trong các KCN, người ta chủ yếu thực hiện sản xuất hàng tiêu dùng, gia công lắp ráp, song qúa trình chuyển giao công nghệ vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức: đào tạo công nhân nước chủ nhà sử dụng máy móc, công nghệ sản xuất. Ngoài ra chúng ta còn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quản lý của nước ngoà 5
- ®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp 3.3.Đầu tư vào KCN, KCX thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Do tác động của vốn, khoa học kỹ thuật do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại làm cơ cấu kinh tế được chuyển dịch. Hướng chuyển dịch là tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp. Số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong KCN, KCX tăng sẽ thu hút được số lượng khá lớn lao động, giải quyết được công ăn việc làm cho nước sở tại. Ngoài ra, KCN, KCX còn góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Theo thống kê của WEPZA (Hiệp hội KCX thế giới) một KCX diện tích khoảng 100ha, cần đầu tư 50 triệu USD cho cơ sở hạ tầng trong vòng 20 năm sẽ tạo việc làm làm cho 10.000 lao động. Từ đó tạo ra hàng xuất trị giá 100 triệu USD/năm và 100 triệu USD/năm thông qua thu nhập gián tiếp ngoài KCX. Như vậy tính bình quân một công nhân trong KCX tạo ra giá trị 5.000- 10.000USD/năm. Thực tế có rất nhiều nước đã tiến hành CNH, HĐH đất nước thành công nhờ một phần không nhỏ vào kết quả hoạt động của KCN, KCX. Trung Quốc thời kỳ bắt đầu mở cửa đã chọn các tỉnh duyên hải xây dựng hàng loạt các KCX tập trung đã biến các vùng đất không có khả năng sản xuất nông nghiệp thành trung tâm công nghiệp, đô thị từ đó mở rộng hơn vào nội địa. Hàn Quốc từ cuối thập kỷ 60 đã xây dựng mới hàng loạt các KCX cùng các thành phố mới, các tập đoàn công nghiệp lớn lên từ đó... Nhật Bản, Đài Loan thành công trong việc xây dựng các khu công nghệ cao tạo ra các đột phá về công nghệ thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, chiếm vị trí hàng đầu thế giới như các sản phẩm điện tử, tin học, viễn thông, chế tạo xe hơi, luyện kim... Tại Việt Nam vào đầu thập kỷ này đã hình thành một số KCN, KCX. Thành công bước đầu và quá trình phát triển, lớn mạnh các KCX góp phần quan trọng đưa đất nước ta tiến nhanh trên con đường CNH, HĐH đất nước. 3.4.Mở rộng hợp tác đầu tư quốc tế 6
- ®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp Ngày nay trên thế giới không chỉ diễn ra sự cạnh tranh của các nước tiếp nhận đầu tư mà còn diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đi đầu tư. Xu hướng đa cực trong đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo điều kiện cho các nước thực hiện đường lối mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy, đầu tư trực tiếp vào KCN, KCX cũng góp phần mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước chủ nhà với các nước, lãnh thổ của chủ đầu tư. 4. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP 4.1.Vị trí địa lý Trong 10 yếu tố thành công của KCN, KCX của hiệp hội các khu chế xuất thế giới đã tổng kế thì có hai yếu tố thuộc về yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên. Đó là: Gần các tuyến giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển. Có nguồn cung cấp nguyên vật liệu và lao động. Rõ ràng việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các khu vực này sẽ tận dụng được đầu vào sẵn có, làm giảm chi phí vận chuyển, có điều kiện mở rộng trong điều kiện khu công nghiệp thành công. 4.2.Vị trí kinh tế xã hội Các trung tâm đô thị vừa là trung tâm kinh tế, vừa là trung tâm chính trị. Do đó sẽ là nơi tập trung nhiều ngành sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, đội ngũ lao động có trình độ cao, chuyên môn giỏi. Do vậy hiện nay ở nước ta các KCN, KCX chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn để tận dụng các điều kiện sẵn có, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư, tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư. 4.3.Kết cấu hạ tầng Đây là yếu tố (xuất phát điểm) có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút vốn đầu tư vào KCN, KCX. Với các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mối quan tâm là vị trí thì với các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh lại là kết cấu hạ tầng. Kết cấu hạ tầng: điện, 7
- ®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp nước, công trình công cộng khác đường xá, cầu cống... Tác động trực tiếp đến giá thuế đất, ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư. 4.4.Thị trường Đối với các công ty nước ngoài, mục tiêu đầu tư vào các KCN, KCX là tận dung thị trường nước chủ nhà, đưa nguồn vốn và hoạt động sinh lợi tránh tình trạng ứ đọng vốn, đồng thời có thể tận dụng được nguồn tài nguyên nhân công rẻ cộng với thị trường rộng lớn. Nghiên cứu thị trường là một trong các hạng mục phải xem xét trong quá trình lập dự án nghiên cứu khả thi. 4.5.Vốn đầu tư nước ngoài Trong khi các nước đang phát triển gặp phải tình trạng thiếu vốn thì các công ty xuyên quốc gia đang có nguồn vốn lớn mong muốn có một môi trường đầu tư có lợi nhất song không phải bất kỳ đâu họ cũng bỏ vốn vào đầu tư. 4.6.Yếu tố chính trị Quan hệ chính trị tốt đẹp sẽ là dấu hiệu tốt cho việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế. Thông thường những tác động này thể hiện ở: Việc giành cho các nước kém phát triển điều kiện ưu đãi về vốn đặc biệt là vốn ODA, các khoản việc trợ không hoàn lại hoặc các khoản cho vay ưu đãi. Tạo điều kiện xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, sản phẩm, thiết bị công nghệ. Ký kết các hiệp ước thương mại giữa các Chính phủ cho phép các tổ chức kinh tế, cá nhân, các đơn vị kinh tế đầu tư sang nước kia. 8
- ®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI 1. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM 1.1.Tình hình phát triển Từ ngày 24/9/1991 khu ủy ban hợp tác và đâu tư (nay là Bộ KH và đầu tư) được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm cấp giấy phép số 245 thành lập khi chế xuất đầu tiên với quy mô 300 ha đất tại xã Tân Thuận Đông, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh, đến hết 12/2001 trên địa bàn cả nước đã có 69 dự án khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành phát triển hoặc được Chính phủ cấp phép thành lập đang trong quá trình triển khai, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng. Trong số đó có 65 khu công nghiệp tập trung, 3 khu chế xuất, một khu công nghệ cao với tổng diện tích lên tới hơn 10.500 ha bình quân khu công nghiệp có diện tích 160 ha. Các khu công nghiệp được hình thành tại 27 tỉnh thành trong đó các tỉnh miền Bắc có 15 KCN, miền Trung có 13 KCN và miền Nam có 1. Về loại hình, có 16 KCN hình thành trên cơ sở đã có một số doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động, 10 KCN phục vụ di dời, 22 KCN có quy mô nhỏ ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, 21 KCN mới được xây dựng quy mô khá lớn, trong đó có 13 KCN có hợp tác với nước ngoài để thu hút vốn vào, phát triển cơ sở hạ tầng. 1.2. Những đóng góp của mô hình khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam Tính đến thời điểm năm 2000 đã có 914 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động trong các khu công nghiệp với tổng vốn kinh doanh đăng ký là 7,8 tỷ USD. Trong đó có 596 doanh nghiệp nước ngoài thuộc 24 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, có tổng vốn đầu tư đăng ký là 6,4 tỷ USD chiếm 82% tổng vốn đăng ký kinh doanh trong các khu công nghiệp 345 doanh nghiệp trong nước được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký 18.000 tỷ, chiếm 36% số dự án (tương 9
- ®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp đương 1,4 tỷ USD), chiếm 18% tổng vốn kinh doanh trong các khu công nghiệp được cấp phép. Số vốn thu hiện đạt khoảng 40% số vốn đăng ký. Ngành nghề phát triển kinh doanh trong các KCN gồm có các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp nhẹ, điện tử, hóa chất, cơ khí chế tạo, luyện thép, dầu khí, chế biến thức ăn gia súc, phân bón, dịch vụ thương mại xuất khẩu... Trong các khu công nghiệp, đã giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, có 2.300 ha mặt bằng được thuê, chiếm 32% diện tích đất công nghiệp, 21 khu công nghiệp cho thuê trên 50% diện tích đất công nghiệp. Các doanh nghiệp tại KCN, KCX có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao nhờ khai thác các nguồn lực từ bên ngoài kết hợp với các nguồn lực của từng vùng, địa phương. Chỉ tính riêng 3 năm 1997-1999, giá trị sản lượng và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN cả nước là: Giá trị xuất Tốc độ tăng trưởng hàng năm Giá trị sản lượng khẩu Giá trị sản Giá trị xuất (triệu USD) (triệu USD) lượng khẩu 1997 1.155 848 1998 1.871 1.300 61% 53% 1999 2.982 1.761 59% 35% Năm 1999, các KCN đóng góp 25% giá trị sản lượng công nghiệp và 16% giá trị của cả nước, thu hút 140.000 lao động, tạo thêm sức mua cho thị trường các nước khoảng 1.000 tỷ đồng/năm. Ngay trong các KCN phần lớn các nhà máy có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm cao đã trực tiếp đưa tỷ lệ xuất khẩu của KCN đạt hơn 70%, các KCN đã thực sự tiếp nhận được một số phương pháp quản lý tiến bộ, kinh nghiệm về tổ chức kinh doanh của nhiều nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới. 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KCN Ở HÀ NỘI 2.1.Các khu công nghiệp mới tập trung của Hà Nội Để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế mở cửa hội nhập với thế giới, Hà Nội đã sớm bắt tay vào xây dựng một số khu công 10
- ®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp nghiệp mới, coi đó là giải pháp thực tế để đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 5 khu công nghiệp đã được Nhà nước cấp giấy phép hoạt động, đó là KCN Sài Đồng B, KCN Nội Bài, KCN Đài Tu, KCN Thăng Long, KCN Sài Đồng A (Daewoo Hanel). Các khu công nghiệp mới tập trung trên địa bàn Hà Nội Năm Diện Vốn Chủ đầu tư xây Vốn ĐT TT Khu công nghiệp cấp tích T.hiện dựng cơ sở hạ tầng (tr.USD) GP (ha) (tr.USD) 1 KCN Sài Đồng B 1996 97 Việt Nam 12 5 2 KCN Thăng Long 1997 121 Nhật Bản - Việt Nam 53,2 12 3 KCN Nội Bài 1994 100 Malaysia - Việt Nam 30 20 4 KCN Sài Đồng A 1996 407 Hàn Quốc - Việt Nam 152 2 5 KCN Hà Nội - Đài 1995 40 Đài Loan 12 3 Tư 2.1.1. Khu công nghiệp Sài Đồng B Sài Đồng B, khu công nghiệp duy nhất trên địa bàn Hà Nội, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là bên Việt Nam (Công ty Điện tử Hanel). Tổng diện tích KCN là 97 ha, trong đó đất xây dựng công nghiệp là 79 ha. Hướng ưu tiên đầu tư KCN này là các sản phẩm điện tử và các sản phẩm không có chất thải gây ô nhiễm môi trường. 2.1.2. Khu công nghiệp Thăng Long Chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là công ty liên doanh giữa tập đoàn Sumitomo và Công ty Cơ khí Đông Anh. Tổng số vốn đầu tư của dự án là 53228000 USD, vốn pháp định là 16.867.000 USD, trong đó bên Việt Nam đóng góp 42%, phía Nhật Bản đóng góp 58%. Tổng diện tích KCN là 121 ha. Hạ tầng kỹ thuật KCN Thăng Long được hoàn thành vào 6/2000 chỉ trong một thời gian ngắn, KCN đã thu hút được 6 doanh nghiệp với tổn vốn đầu tư 123.350.000 USD. Hướng ưu tiên đầu tư vào KCN là các sản phẩm điện, điện tử, viễn thông và các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng khác. 2.1.3. Khu công nghiệp Nội Bài 11
- ®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Công ty liên doanh giữa công ty Renong Malaysia và công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội. Tổng số vốn đầu tư của dự án là 29.950.000 USD, vốn pháp định là 11.667.000 USD với tổng diện tích 100 ha. Hướng ưu tiên cho đầu tư vào KCN Nội Bài là các sản phẩm cơ khí, máy móc. 2.1.4. Khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư Đây là KCN duy nhất của Hà Nội có 100% vốn đầu tư nước ngoài (Đài Loan). KCN có tổng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng là 12 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 3.600.000 USD. Tổng diện tích KCN là 40 ha. Đến 4/2000 hạ tầng kỹ thuật KCN đã cơ bản được hoàn thành. Tính đến 6/2000 đã có 4 doanh nghiệp đầu tư vào KCN với tổng vốn đầu tư 6210 USD. Chủ đầu tư KCN hy vọng có thể lấp đầu KCN trong thời gian không xa. Hướng ưu tiên đầu tư vào KCN Hà Nội - Đài Tư là các sản phẩm điện tử, chế biến nông sản thực phẩm, may mặc và sản xuất các đồ dùng gia đình. 2.1.5. Khu công nghiệp Sài Đồng A (chưa triển khai) Đây là dự án hợp tác giữa tập đoàn điện tử Daewoo và công ty điện tử Hanel. Tổng diện tích KCN là 407 ha với 3 chức năng: KCN 197 ha, khu nhà ở 100 ha, 110 ha làm công viên, vườn hoa. Do một số khó khăn phía đối tác là tập đoàn Daewoo nên KCN vẫn chưa thể đi vào hoạt động. Đầu năm 2001 KCN đã được khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngoài những KCN tập trung trên, thành phố đã xây dựng đề án KCN vừa và nhỏ ven đô: KCN Phú Thụy - Gia Lâm, Vĩnh Tuy - Thanh Trì... Các KCN này sẽ giải quyết được những yêu cầu bức xúc của các doanh nghiệp trong diện phải di dời khỏi nội đô, giải quyết được tình trạng khu sản xuất xen kẽ với khu dân cư. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN 2.2.1.Thủ tục cấp giấy phép đầu tư Ban Quản lý cỏc khu cụng nghiệp và chế xuất Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập để quản lý cỏc khu cụng nghiệp và khu chế xuất trờn địa bàn. Ban Quản lý cỏc khu cụng nghiệp và chế xuất Hà Nội hoạt động theo cơ chế "một 12
- ®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp cửa", "tại chỗ", giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp. Ban Quản lý được Bộ Kế hoạch và éầu tư ủy quyền cấp GPéT cho cỏc loại dự ỏn sau đây: + Phự hợp với quy hoạch khu cụng nghiệp + Doanh nghiệp chế xuất có quy mô vốn đầu tư dưới 40 triệuUSD. + Các dự án sản xuất có quy mô đến 10 triệu USD. + Các dự án dịch vụ công nghiệp có quy mô vốn đến 5 triệu USD. + Không thuộc danh mục dự án có tiềm năng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Thời gian cấp GPéT là 15 ngày kể từ ngày cơ quan cấp GPéT nhận được hồ sơ hợp lệ. Ban Quản lý được Bộ Thương mại ủy quyền cấp giấy phép xuất nhập khẩu, cấp chứng chỉ xuất xứ hàng hóa vào các nước ASEAN. Ban quản lý tổ chức đào tạo và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp. 2.2.2. Các ưu đãi về thuế dành cho các dự án đầu tư trong KCN Mức thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng chung cho các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp là 25%. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án đầu tư vào khu công nghiệp bao gồm các mức sau: + 20% đối với doanh ngiệp dịch vụ khu công nghiệp. Doanh nghiệp được miễn thuế 1 năm và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo kể từ khi kinh doanh có lói. + 15% đối với doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp. Doanh nghiệp được miễn thuế 1 năm và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo kể từ khi kinh doanh cú lói. + 10% đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư và các dự án đầu tư vào khu công nghiệp Nội Bài mà có xuất khẩu sản phẩm. Doanh nghiệp được miễn thuế 4 năm và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo kể từ khi kinh doanh cú lói. 2.2.3.Tình hình thuế sử dụng đất và giá các dịch vụ Tổng diện tích của 5 khu công nghiệp của Hà Nội là 765 ha, trong đó đất để xây dựng công nghiệp là 597 ha. Đến đầu năm 2001 đã có 250 ha trong tổng 13
- ®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp số 597 ha, đã hoàn thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 (dự tính để hoàn thành cơ sở hạ tầng 5 KCN này cần 250 triệu USD và 107 tỷ VNĐ vốn đầu tư). Hiện nay, diện tích đất của các KCN được sử dụng (cho thuê) vẫn còn hạn chế. Đến hết năm 2000 mới có 80 ha đất được thuê với 22 dự án. Trong 4 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, chỉ có KCN Sài Đồng B có tỷ lệ sử dụng đất cao nhất và được đánh giá là một trong 4 KCN thành công nhất tại Việt Nam. Tổng diện tích đất mà KCN Sài Đồng B được thuê là 39,1 ha. Như vậy, 3 KCN còn lại chỉ cho thuê được 40,9 ha. Đây là 1 tỷ lệ khá thấp so với các KCN trong cả nước. Tình hình xây dựng CSHT và sử dụng đất của các KCN Hà Nội DTCSHT DT TT Khu công nghiệp Tổng diện tích đã hoàn thành đã cho thuê 1 KCN Sài Đồng B 97 39 39 2 KCN Thăng Long 121 121 - 3 KCN Nội Bài 100 50 - 4 KCN Đài Tư 40 40 6,6 5 KCN Sài Đồng A 407 - - Về giá thuê đất tùy thuộc vào diện tích thuê, thời gian thuê có thể trả theo từng năm hoặc cả đời dự án. Mức giá cụ thể kể cả chi phí hạ tầng không quá 3 USD/m2/năm. Doanh nghiệp có thể thỏa thuận mức giá thấp hơn với Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN. Giá thuê Giá điện CF hạ tầng đất USD/kWh Giá nước TT Khu công nghiệp USD/m2/nă USD/m /nă2 USD/m3 m m 1 KCN Sài Đồng B 1,2 0,5 0,07 0,2 2 KCN Thăng Long 1,2 1 0,08 0,2 3 KCN Nội Bài 1,3 1 0,08 0,2 4 KCN Sài Đồng A 1,3 0,5 0,08 0,2 5 KCN Hà Nội - Đài - - - - 14
- ®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp Tư Nhìn chung giá thuê đất và phí quản lý của các KCN Hà Nội còn khá cao so với các KCN khác trong cả nước. Đây là một trong những yếu tố bất lợi về cạnh tranh của các KCN Hà Nội. 2. 3.Tình hình đầu tư, sản xuất kinh doanh trong các KCN của Hà Nội Đến hết năm 2000 đã có 4/5 KCN của Hà Nội đi vào hoạt động, đó là Sài Đồng B, Thăng Long, Nội Bài, Hà Nội - Đài Tư. Đến đầu năm 2001, đã có 35 dự án được cấp giấy phép đầu tư vào các KCN với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 379,5 triệu USD. Số dự án TT Khu công nghiệp Tổng số vốn đầu tư đầu tư 299.223.320 USD và 1 KCN Sài Đồng B 19 6,5 tỷ VNĐ 2 KCN Thăng Long 6 123.350.000 USD 3 KCN Nội Bài 6 50.764.000 USD 4 KCN Hà Nội - Đài Tư 4 6.210.000 USD Ngoài các dự án đầu tư mới, nhiều doanh nghiệp đã và đang hoàn tất hồ sơ xin tăng vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, điển hình là Công ty Orio-Hanel, Zamil Steel, Daewoo Hanel... Trong số các dự án đăng ký đầu tư vào KCN Hà Nội, chỉ có 1 dự án có vốn đầu tư hoàn toàn trong nước (dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Sài Đồng B với tổng vốn đăng ký là 12 triệu USD, chiếm 3,16% tổng số vốn đăng ký đầu tư vào 4 KCN trên địa bàn Hà Nội). Thế nhưng dự án này lại là một trong những dự án đang hoạt động có hiệu quả cao nhất do việc sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả cao. Các chủ đầu tư vào các KCN của Hà Nội chủ yếu là từ các nước châu Á như Malysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan... trong một số KCN đã hình thành các nhà đầu tư theo khu vực. KCN Thăng Long đang là điểm thu hút, chú ý của các nhà đầu tư Nhật Bản. Đa phần các dự án đầu tư ở đây là vốn của các nhà đầu tư Nhật Bản. Bên cạnh đó KCN Hà Nội - Đài Tư cũng đang được sự chú ý của các nhà đầu tư Đài Loan. Có một câu hỏi đặt ra: tại sao các KCN Hà Nội lại 15
- ®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp không thu hút được các nhà đầu tư đến từ Tây Âu và Mỹ, những nhà đầu tư với tiềm lực về tài chính, công nghệ lớn? Tình hình cấp giấy phép đầu tư và vốn đăng ký 1997-2000 1997 1998 1999 2000 Tổng Số giấy phép đầu tư 15 3 2 13 33 Vốn đăng ký và điều 307,3 4,2 9,4 24,1 345 chỉnh vốn Từ bảng báo cáo về tình hình cấp giấy phép ta có thể thấy số giấy phép đầu tư được cấp năm 1998 và 1999 rất thấp. Nguyên nhân là sự tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế vừa xảy ra trong khu vực. Tuy nhiên cũng còn có một lý do nữa là môi trường đầu tư tại Việt Nam đã giảm sự thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì nhiều lý do. Mặc dù vậy chúng ta vẫn thấy những tín hiệu khả quan khi năm 2000 có 13 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đầu tư 24,1 triệu USD. Trong năm 2002 đó cú thờm 19 dự ỏn đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) và chế xuất (KCX) Hà Nội, nâng tổng số dự án đầu tư trong các KCN và KCX lên thành 56 dự án với diện tích thuê đất là 1.164.275 m2; số vốn đăng ký là gần 600 triệu USD và gần 106 tỷ đồng. Trong số 5 KCN Hà Nội, hiện cú KCN Sài éồng B đó lấp đầy phần đất có hạ tầng. Dự báo KCN Thăng Long cũng sẽ lấp đầy trong năm 2003. KCN Nội Bài sau nhiều năm vắng bóng các nhà đầu tư, năm 2002 vừa qua cũng đó cú 2 dự ỏn vào đầu tư. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Trong 5 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng KCN có một dự án đầu tư vốn trong nước (KCN Sài Đồng B) có 3 dự án liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài (KCN Nội Bài, KCN Thăng Long, KCN Sài Đồng A), có 1 dự án 100% vốn nước ngoài (KCN Hà Nội - Đài Tư). Công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN Sài Đồng B hoạt động khá hiệu quả theo hình thức vốn đầu tư trong nước. Công ty đã biết dùng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn kết hợp với thế mạnh về kinh nghiệm. Phương pháp đầu tư chủ yếu 16
- ®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp mà công ty áp dụng là cuốn chiếu đầu tư trong xây dựng, vừa cho thuê đất vừa lấy lợi nhuận để tái đầu tư. Quá trình đầu tư của Công phát triển phát triển cơ sở hạ tầng làm nhiều giai đoạn. Trong tổng số 97 ha (trong đó xây dựng công nghiệp là 79 ha) của KCN được hoàn thành từng phần một. Giai đoạn 1 hoàn thiện cơ sở hạ tầng 30 ha, giai đoạn 2 sẽ hoàn thiện cơ sở hạ tầng 18 ha tiếp theo. Đây là một hình thức đầu tư khá hiệu quả đối với doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế về nguồn vốn đầu tư. Đối với các công ty liên doanh với nước ngoài ở KCN Nội Bài, KCN Thăng Long lại có lợi thế nguồn vốn đầu tư lớn nên họ có thể xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ và hiện đại. Mặc dù có cơ sở hạ tầng tốt, tuy nhiên các KCN này gặp phải giai đoạn khủng hoảng tài chính trong khu vực, do vậy hiện nay vẫn còn khá ít dự án đầu tư vào các KCN này. Ngoài ra, còn có một số điểm về chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn còn bất cập. Hiện nay tình trạng nhà đầu tư phải chấp nhận bỏ vốn đầu tư giải phóng mặt bằng là một trong những gánh nặng đối với nhà đầu tư. Hiện nay có tình trạng xảy ra tiền đề bù một mét vuông đất lớn hơn cả tiền thuê đất trong 50 năm. Với tình trạng như vậy đã làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài. Công ty phát triển hạ tầng KCN Hà Nội - Đài Tư có ưu điểm là tận dụng được vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng KCN tùy thuộc toàn bộ vào nhà đầu tư nước ngoài. Về quy mô đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trung bình vốn đầu tư các công ty phát triển hạ tầng KCN Hà Nội là 51,84 triệu USD so với 42 triệu USD mỗi KCN cả nước. Dự án có quy mô lớn nhất là 152 triệu USD (tuy nhiên do sự chậm trễ của nhà đầu tư nước ngoài nên dự án vẫn chưa thể đi vào hoạt động) và dự án có quy mô nhỏ nhất là 12 triệu USD (KCN Sài Đồng B, Đài Tư). Năm 2003, Thành phố sẽ đầu tư xây dựng 4 KCN vừa và nhỏ, nâng tổng số KCN vừa và nhỏ tại Hà Nội lên con số 11.Danh sách các KCN vừa và nhỏ đang được chuẩn bị đầu tư gồm KCN Ngọc Hồi (Thanh Trỡ, với diện tớch trờn 56 ha, tổng vốn đầu tư trên 211 tỷ đồng), KCN Toàn Thắng (tại Lệ Chi, Gia Lâm, diện 17
- ®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp tích 30 ha, vốn đầu tư 40 tỷ đồng), KCN Phú Minh (Từ Liêm, diện tích 23ha, tổng vốn đầu tư khoảng 40 tỷ đồng) và Cụm Công nghiệp Ninh Hiệp (tại Gia Lâm, với diện tích khoảng 65ha, tổng vốn đầu tư trên 96 tỷ đồng). Hiện nay, 7 KCN vừa và nhỏ đang hoạt động ở Hà Nội đó cú 69 dự ỏn vào đầu tư, với tổng số vốn đǎng ký là gần 642 tỷ đồng. Nhưng nhìn chung tình hình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư của các KCN Hà Nội vẫn chưa đạt hiệu quả cao. 3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 3.1. Những ưu điểm 3.1.1. Góp phần tăng trưởng kinh tế Mặc dù mới chỉ có 14 doanh nghiệp hoạt động trong các KCN nhưng doanh thu của doanh nghiệp này năm 2000 đã đạt 150 triệu USD, chiếm 30% giá trị sản xuất của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội. Khi các doanh nghiệp trong KCN đi vào hoạt động đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển (nhờ cung cấp các sản phẩm đầu vào và dịch vụ cho KCN). Do đó các KCN ngoài việc trực tiếp góp phần tăng trưởng kinh tế còn giáp tiếp tác động đến sự tăng trưởng kinh tế. Các KCN sẽ là một phần quan trọng trong nền kinh tế thủ đô. Năm 2002, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn đạt mức tăng trưởng khá cao, với doanh thu tăng 38%, đạt 263 triệu USD so với năm 2001. 3.1.2. Thúc đẩy phát triển ngoại thương Hầu hết các sản phẩm của KCN Hà Nội đều xuất khẩu với chất lượng cao. Các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên các thị trường Mỹ, Nhật, EU... Mặc dù chỉ có 14 doanh nghiệp nhưng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp này chiếm 35,7% kim ngạch xuất khẩu của cả thành phố. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp này có khả năng cạnh tranh cao, sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình. 18
- ®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp 1998 1999 2000 Hà SS tỷ Hà SS tỷ Hà SS tỷ KCN KCN KCN Nội lệ (%) Nội lệ (%) Nội lệ (%) XK 93,9 306,5 30,6 107,5 325 33 122,55 341,2 35,7 NK 83,7 369,5 22,6 96,8 375 25,8 102,5 351 29,2 Xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong KCN. Qua số liệu trên ta thấy tỷ trọng XNK của các doanh nghiệp trong KCN so với toàn thành phố khá lớn và đang có xu hướng tăng lên. Tỷ trọng xuất khẩu năm 1998 đạt 30,6%, năm 1999 tăng lên 33%, năm 2000 đạt 35,7%. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN hàng năm trên 14%, tốc độ này cao hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mà thành phố đề ra là 10%. 3.1.3. Góp phần tăng thu ngân sách trên địa bàn Hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN góp phần làm tăng ngân sách nhà nước. Trong 9 tháng đầu năm 2000, 14 doanh nghiệp đã nộp ngân sách nhà nước 5,3 triệu USD. 1997 1998 1999 2000 Số DN hoạt động 10 12 12 14 Số thuế nộp NS (Triệu USD) 4,6 4,8 4,6 5,3 3.1.4. Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu, tạo việc làm Các KCN được hình thành tại các vùng sản xuất nông nghiệp ở một số huyện ngoại thành của thành phố. Sự xuất hiện các KCN đã có tác động đến cơ cấu kinh tế của các huyện cũng như cơ cấu của kinh tế thành phố. Năm 1997, các KCN thu hút được khoảng 2500 lao động, năm 1998 có khoảng 3000 lao động trong đó 2750 người là lao động Việt Nam. Đến năm 2000 các KCN thu hút được khoảng 3877 người. Trong số lao động được tuyển dụng thì số lao động địa phương chiếm 35-40%. Ngoài việc thu hút trực tiếp lao động vào các KCN, các hoạt động của KCN còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp KCN. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " Nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của việc hình thành xây dựng phát triển và quản lý khu công nghiệp "
21 p | 344 | 117
-
Luận văn đề tài: Khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dương
116 p | 244 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đặc trưng của dòng thải và đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
85 p | 96 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp
84 p | 41 | 15
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp FDI tại Khu Công nghiệp Lễ Môn tỉnh Thanh Hóa
335 p | 85 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại Khu công nghiệp Sóng Thần 2
122 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II
111 p | 21 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khu Công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
130 p | 15 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn lao động vào làm việc tại khu công nghiệp Biên Hòa 2 - Tỉnh Đồng Nai
101 p | 29 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động - Khảo sát tại khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc, Quảng Nam
26 p | 47 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện môi trường hoạt động của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
138 p | 24 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị dự án đầu tư xây dựng cấp điện các phụ tải khu công nghiệp Vsip Quảng Ngãi qua trạm biến áp chuyên dùng của Công ty Điện lực Quảng Ngãi
110 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại khu công nghiệp Tịnh Phong và Quảng Phú, tỉnh Quảng Ngãi
120 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tạo lập quan hệ lao động tích cực tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Hòa Phú, tỉnh Đắk Lắk
153 p | 6 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tạo lập quan hệ lao động tích cực tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Hòa Phú, tỉnh Đắk Lắk
26 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh - Thành phố Thái Bình - Tỉnh Thái Bình
73 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
26 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn