Đề tài " Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô ở Sơn La "
lượt xem 60
download
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, việc sản xuất những cây làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp này cũng không ngừng phát triển, trong đó có cây ngô. Từ việc sản xuất với mục đích phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi của gia đình là chính đến nay ngô đã trở thành một loại nông sản mang tính hàng hoá cao. Nói đến sản xuất ngô ở miền Bắc ta không thể không nhắc tới Sơn La, bởi đây là một tỉnh phát triển sản xuất ngô rất mạnh. Ngô của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài " Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô ở Sơn La "
- SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGÔ Ở SƠN LA Trần Ðình Thao Nguyễn Tuấn Sơn I. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, việc sản xuất những cây làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp này cũng không ngừng phát triển, trong đó có cây ngô. Từ việc sản xuất với mục đích phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi của gia đình là chính đến nay ngô đã trở thành một loại nông sản mang tính hàng hoá cao. Nói đến sản xuất ngô ở miền Bắc ta không thể không nhắc tới Sơn La, bởi đây là một tỉnh phát triển sản xuất ngô rất mạnh. Ngô của Sơn La được trồng chủ yếu trên chân đất nương, các vùng đất bãi ven sông, suối. Trong thời gian gần đây, diện tích ngô đã được mở rộng trên các chân đất ruộng vào vụ xuân. Ngô của Sơn La đã được tiêu thụ ở rất nhiều thị trường như : Hà Tây, Thanh Hoá, Nam Ðịnh, Vinh điều này cho thấy ngô ở Sơn La đã trở thành một loại sản phẩm mang tính hàng hoá cao. Tuy nhiên, trong thời gian tới đây khi nước ta bước vào thời kỳ hội nhập với kinh tế khu vực thì việc cạnh tranh giữa các loại nông sản hàng hoá là không thể tránh khỏi. Do vậy, việc tìm ra những hạn chế gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và tiêu thụ ngô ở Sơn La nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ngô nơi đây là cần thiết. Xuất phát từ quan điểm này chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô ở Sơn La” nhằm xác định được những tiềm năng và hạn chế trong quá trình sản xuất và tiêu thụ ngô ở khu vực này làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách đề ra được những chính sách phù hợp giúp Sơn La trở thành một vùng ngô hàng hoá. II. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thu thập số liệu Số liệu dùng cho nghiên cứu có hai loại: số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp 2.1.1. Số liệu thứ cấp Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu thứ cấp trên các tài liệu, tạp chí, báo cáo của các tỉnh đã được công bố về tình hình diện tích, năng suất, sản lượng, lượng ngô được tiêu thụ hàng năm 2.1.2. Số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp đó là tình hình đầu tư chi phí, năng suất, sản lượng, tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hộ được chúng tôi thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua biểu mẫu câu hỏi điều tra được chuẩn bị sẵn. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra 100 hộ tại 2 huyện là Mộc Châu và Mai Châu của tỉnh Sơn La. 2.2. Phương pháp phân tích Trong quá trình phân tích chúng tôi sử dụng các phương pháp như sau: a. Phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất b. Phương pháp so sánh   1
- III. Kết quả nghiên cứu 3.1. Tình hình sản xuất ngô ở Sơn La Qua điều tra chúng tôi thấy, ngô ở Sơn La được trồng vào hai vụ chính đó là vụ hè thu trên các chân đất nương (trồng từ tháng 4 và thu hoạch vào tháng 7 hàng năm), vụ đông trồng trên các vùng đất bãi ven sông suối. Trong thời gian gần đây, bà con đã trồng thử nghiệm vụ ngô xuân trên các chân đất ruộng sau khi đã thu hoạch lúa mùa. Với lợi thế về đất đai và khí hậu của mình, sản xuất ngô ở Sơn La đã không ngừng phát triển trong những năm vừa qua. Diện tích và sản lượng ngô của Sơn La không ngừng tăng lên và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng diện tích và sản lượng ngô của cả nước. Ðồ thị 1. Diện tích và sản lượng ngô của Sơn La giai đoạn 1998-2002 200 180 160 140 120 DiÖ tÝ n ch 100 S¶n l- î ng 80 60 40 20 0 1998 1999 2000 2001 2002 Qua đồ thị 1 cho thấy, diện tích ngô của Sơn La không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua. Diện tích ngô của Sơn La năm 1998 là 35,5 nghìn ha, đến năm 2002 diện tích ngô của Sơn La là 64,9 nghìn ha. Cùng với sự tăng lên về diện tích, sản lượng ngô của Sơn La cũng không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua. Năm 1998 sản lượng ngô của Sơn La là 82,3 nghìn tấn, đến năm 2002 con số này đã là 175,1 nghìn tấn. Như vậy ta thấy, diện tích và sản lượng ngô ở Sơn La đã không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua. Ðiều này cho thấy ngô đã trở thành một loại cây trồng chính, có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Sơn La. Qua điều tra chúng tôi cũng xác định được vị trí của cây ngô trong cơ cấu cây trồng tại tỉnh Sơn La như sau: * Chân đất nương: 1 vụ lúa Ngô hè thu * Ðất bãi ven sông, suối: 1 vụ lúa mùa Ngô đông * Ðất ruộng Lúa Lúa Ngô xuân 2
- 3.2. Tình hình sản xuất ngô của các hộ điều tra 3.2.1. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất ngô của các hộ điều tra Việc đánh giá được các mức đầu tư chi phí (cao hay thấp) trong sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong một quá trình sản xuất. Nó giúp cho người sản xuất có thể nhìn nhận một cách tổng quát quá trình đầu tư của mình, từ đó họ sẽ có mức đầu tư hợp lý hơn. Trong nông nghiệp, việc xác định được mức đầu tư phù hợp sẽ góp phần nang cao năng suất cây trồng, hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu và nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ đầu tư chi phí trong sản xuất ngô của các hộ điều tra, trong các vụ khác nhau nhằm xác định xem vụ nào là vụ có ưu thế hơn trong việc hạ giá thành trong sản xuất ngô. Bảng 1. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất ngô của các hộ điều tra tỉnh Sơn La (tính bình quân cho 1 tấn sản phẩm) Vụ hè thu Vụ đông Vụ xuân So sánh (lần) Diễn giải ÐVT (1) (2) (3) 2/1 3/1 1. Chi phí vật chất 1000 đ 441,94 513,87 518,67 1,16 1,17 2. Các khoản thuê, nộp 1000 đ 346,31 301,46 334,41 0,87 0,97 Tổng chi phí sản xuất 1000 đ 788,25 815,33 853,08 1,03 1,08 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Kết quả điều tra cho thấy, chi phí sản xuất 1 tấn ngô trong vụ hè thu có chi phí thấp nhất mức chi phí này cao nhất ở vụ xuân là 853,08 nghìn đồng/tấn. Nguyên nhân là do ngô hè thu thường được trồng trên các chân đất đồi, đất nương, đây là các loại đất có độ màu mỡ cao, chính vì vậy mà chi phí vật tư, phân bón ở vụ hè thu cũng thấp, do vậy mà chi phí sản xuất thấp. Còn ngô đông và ngô xuân được trồng trên các chân đất ruộng, hoặc các vùng đất bãi ven suối. Ðây là các diện tích có hệ số quay vòng cao, do vậy độ màu mỡ giảm. Chính vì thế mà chi phí vật tư, phân bón cao từ đó dẫn tới chi phí sản xuất cao. Như vậy, ta có thể kết luận chi phí sản xuất ngô/ 1 tấn sản phẩm trong vụ hè thu là thấp nhất trong các vụ ngô ở Sơn La. Hay nói cách khác, vụ hè thu ở Sơn La là vụ có ưu thế hơn trong việc hạ giá thành sản xuất ngô ở Sơn La. Bảng 2. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất ngô của các nhóm hộ điều tra (tính bình quân cho 1 ha canh tác) Quy mô Quy mô tr. Quy mô So sánh (lần) Diễn giải ÐVT lớn (1) bình nhỏ 2/1 3/1 (2) (3) 1. Chi phí vật chất 1000 đ 2385,84 2668,9 3073,28 1,12 1,29 2. Các khoản thuê, nộp 1000 đ 2505,38 1901,25 1330,87 0,76 0,53 Tổng chi phí sản xuất 1000 đ 4891,22 4570,15 4404,15 0,93 0,90 Nguồn: Số liệu điều tra Ghi chú: Nhóm hộ quy mô lớn, diện tích > 1 ha Nhóm hộ quy mô trung bình, diện tích từ 0,5 1 ha Nhóm hộ quy mô nhỏ, diện tích < 0,5 ha 3
- Bên cạnh việc đánh giá mức độ đầu tư của các hộ qua các vụ, chúng tôi cũng tiến hành đánh giá mức độ dầu tư chi phí của các nhóm hộ theo quy mô diện tích khác nhau (quy mô lớn, trung bình, quy mô nhỏ), nhằm xác định xem nhóm hộ sản xuất theo quy mô diện tích nào sẽ có ưu thế trong việc hạ giá thành sản xuất ngô ở Sơn La. Số liệu bảng 3 cho thấy, tổng chi phí sản xuất của nhóm hộ có quy mô diện tích lớn là cao nhất, thấp nhất là tổng chi phí của nhóm hộ có quy mô diện tích nhỏ. Tuy nhiên, khi xét cụ thể từng khoản mục chi phí thì chi phí vật chất của nhóm hộ có quy mô diện tích nhỏ cao hơn so với các nhóm hộ khác. Do vậy, xét ở một góc độ nào đó thì sản xuất theo quy mô lớn sẽ tránh được sự lãng phí các yếu tố đầu vào hơn. Nếu xét về chi phí thuê (trong đó chủ yếu là chi phí thuê lao động) thì nhóm hộ có quy mô diện tích nhỏ có chi phí thuê thấp hơn rất nhiều so với nhóm hộ có quy mô diện tích lớn. Nguyên nhân là do nhóm hộ có quy mô diện tích lớn do quy mô sản xuất lớn hơn nên họ phải thuê lao động thường xuyên. Như vậy, qua đây ta thấy nhóm hộ có quy mô diện tích lớn sản xuất ngô vẫn mang tính sản xuất hàng hoá cao hơn so với nhóm hộ khác. Bên cạnh đó, chính việc sử dụng nhiều lao động thuê, nhóm hộ sản xuất ngô theo quy mô lớn đã góp phần giải quyết được việc làm cho một bộ phận lao động tại địa phương. 3.2.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất ngô của các nhóm hộ điều tra Cùng với việc đánh giá tình hình đầu tư chi phí của các hộ điều tra trong các vụ khác nhau ở Sơn La, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội sản xuất ngô của các hộ trong các vụ khác nhau nhằm xác định xem vụ nào sản xuất ngô sẽ cho hiệu quả cao hơn. Bảng 3. Năng suất, HQKT cây ngô giữa các vụ tỉnh Sơn La (tính bình quân cho 1ha canh tác) Vụ xuân Vụ đông Vụ hè thu So sánh (lần) Chỉ tiêu ÐVT (1) (2) (3) 3/1 3/2 Năng suất tấn/ha 5,40 5,50 6,10 1,13 1,11 Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 8937,54 9213,05 10401,11 1,16 1,13 Chi phí trung gian (IC) 1000đ 2800,81 2826,30 2695,86 0,96 0,95 Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 6136,73 6386,75 7705,25 1,26 1,21 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 4330,93 4728,75 5592,75 1,29 1,18 Lao động gia đình công 169,80 161,47 145,85 0,86 0,90 IC/ 1 tấn sản phẩm 1000đ 518,67 513,87 441,94 0,85 0,86 VA/ 1 tấn sản phẩm 1000đ 1136,43 1161,23 1263,16 1,11 1,09 GO/IC lần 3,19 3,26 3,86 - - VA/IC lần 2,19 2,26 2,86 - - MI/IC lần 1,55 1,67 2,07 - - GO/1 công lao động gđ 1000đ 52,64 57,06 71,31 1,35 1,25 VA/1 công lao động gđ 1000đ 36,14 39,55 52,83 1,46 1,34 MI/ 1 công lao động gđ 1000đ 25,51 29,29 38,35 1,50 1,31 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Kết qủa điều tra cho thấy, năng suất và các chỉ tiêu hiệu quả trong sản xuất ngô vụ hè thu ở Sơn La đều cao hơn các chỉ tiêu này trong sản xuất ngô ở vụ đông và vụ xuân. Số liệu bảng 3 cho thấy, năng suất ngô vụ hè thu ở Sơn La là 6,1 tấn/ha cao gấp 1,13 lần so với năng 4
- suất ngô vụ xuân và cao gấp 1,13 lần năng suất ngô vụ đông. Giá trị gia tăng tạo ra 1 tấn ngô ở vụ hè thu là 1263,16 nghìn đồng cũng cao gấp 1,11 lần chỉ số này của vụ xuân và cao gấp 1,09 lần vụ đông. Tương tự như vậy, giá trị thu nhập tạo ra do 1 ngày công lao động gia đình trong sản xuất ngô ở vụ hà thu là 38,35 nghìn đồng cao gấp 1,5 lần chỉ tiêu này ở vụ xuân và cao gấp 1,31 lần so với vụ đông. Nguyên nhân là do, chi phí vật chất dùng trong sản xuất ngô ở vụ hè thu thấp hơn so với chi phí sản xuất ngô trong các vụ khác. Như vậy, ta có thể kết luận rằng sản xuất ngô ở Sơn La trong vụ hè thu cho năng suất và hiệu quả cao hơn so với vụ đông và vụ xuân, vụ hè thu là vụ sản xuất ngô chính của Sơn La. Do vậy, nên mở rộng diện tích ngô hè thu ở Sơn La. Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của sản xuất ngô trong các vụ khác nhau, chúng tôi cũng tiến hành phân tích xem giữa các nhóm hộ có quy mô diện tích khác nhau nhằm xác định xem nhóm hộ với quy mô diện tích nào sẽ cho năng suất và hiệu quả sản xuất ngô cao hơn. Bảng 4. So sánh năng suất, HQKT cây ngô giữa các nhóm hộ (tính bình quân cho 1 ha canh tác) Nhóm hộ So sánh (lần) Chỉ tiêu ÐVT Quy mô Quy mô Quy mô 1/3 2/3 lớn (1) t. bình (2) nhỏ (3) Năng suất tấn/ha 6,05 6,10 6,25 0,97 0,98 Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 10315,90 10401,10 10656,90 0,97 0,98 Chi phí trung gian (IC) 1000đ 2385,84 2668,90 3073,28 0,78 0,87 Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 7930,02 7732,21 7583,60 1,05 1,02 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 4824,64 5830,96 6252,73 0,77 0,93 Lao động gia đình công 105,01 144,39 188,15 0,56 0,77 IC/ 1 tấn sản phẩm 1000đ 394,35 437,52 491,72 0,80 0,89 VA/ 1 tấn sản phẩm 1000đ 1310,75 1267,58 1213,38 1,08 1,04 GO/IC lần 4,32 3,90 3,47 - - VA/IC lần 3,32 2,90 2,47 - - MI/IC lần 2,02 2,18 2,03 - - GO/ 1 công lao động gđ 1000đ 98,24 72,03 56,64 1,73 1,27 VA/ 1 công lao động gđ 1000đ 75,52 53,55 40,31 1,87 1,33 MI/ 1 công lao động gđ 1000đ 45,94 40,38 33,23 1,38 1,22 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy, do nhóm hộ có quy mô diện tích nhỏ (nhóm hộ 3) có điều kiện đầu tư thâm canh và canh tác cao hơn so với nhóm hộ có quy mô diện tích lớn (nhóm hộ 1), nên năng suất ngô tính bình quân/ha của nhóm hộ 3 cũng cao hơn so với năng suất ngô của nhóm hộ 1. Số liệu bảng 4 cho thấy, năng suất ngô của nhóm hộ 3 là 6,25 tấn/ha cao gấp 1,03 lần (0,2 tấn/ha) so với năng suất ngô của nhóm hộ 1. Tuy nhiên, do nhóm hộ 3 có điều kiện đầu tư thâm canh cao hơn so với nhóm hộ 1 nên chi phí vật chất trong sản xuất ngô của nhóm hộ 3 lại cao hơn so với nhóm hộ 1, chi phí sản xuất của nhóm hộ 3 là 3073,28 nghìn đồng/ha cao gấp 1,29 lần so với con số này của nhóm hộ 1. Chính vì thế mà giá trị gia tăng tạo ra trên 1 ha ngô của nhóm hộ 3 là 7583,6 nghìn đồng chỉ bằng 0,96 lần so với giá trị gia tăng tạo ra của nhóm hộ 1. Nếu ta xét bình quân trên 1 tấn 5
- ngô sản xuất ra thì chi phí vật chất dùng để sản xuất ra 1 tấn ngô của nhóm hộ 1 là thấp nhất 394,35 nghìn đồng, con số này chỉ bằng 0,80 lần so với mức chi phí vật chất để sản xuất ra 1 tấn ngô của nhóm hộ 3 (491,72) nghìn đồng). Như vậy ta có thể kết luận rằng, nhóm hộ 1 (quy mô diện tích lớn) có ưu thế hơn trong việc hạ giá thành sản xuất ngô so với nhóm hộ 3 (quy mô diện tích nhỏ). Xét dưới góc độ hiệu quả sử dụng lao động thì giá trị thu nhập tạo ra trên 1 ngày công lao động gia đình của nhóm hộ 3 thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu này của nhóm hộ 1. Số liệu bảng 5 cũng cho thấy, một ngày công lao động gia đình của nhóm hộ 3 tạo ra 33,23 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, trong khi con số này của nhóm hộ 1 đạt được khá cao là 45,94 nghìn đồng. Bên cạnh đó, nếu xét dưới góc độ hiệu quả xã hội thì việc sản xuất ngô theo quy mô lớn không những góp phần nâng cao thu nhập cho lao động gia đình mà còn góp phần tạo ra việc làm cho lao động dư thừa tại địa phương do sản xuất với quy mô lớn sử dụng rất nhiều lao động thuê. Do vậy, ta có thể kết luận sản xuất ngô theo quy mo diện tích lớn sẽ cho hiệu quả kinh tế, xã hội cao hơn so với sản xuất theo quy mô nhỏ. Vì thế nên có chính sách đất đai thích hợp nhằm tạo điều kiện cho các hộ sản xuất theo quy mô lớn để thu được hiệu quả cao hơn. Cùng với việc đánh giá hiệu quả sản xuất ngô giữa các nhóm hộ với quy mô diện tích khác nhau, chúng tôi cũng tiến hành so sánh hiệu quả sản xuất ngô ở Sơn La với một số loại cây trồng khác trong cùng một thời vụ và trên cùng một loại đất nhằm mục đích xác định xem sản xuất ngô ở Sơn La có thực sự cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác không. Bảng 5. So sánh HQKT của ngô với một số loại cây trồng khác ở tỉnh Sơn La (tính bình quân cho 1 ha canh tác) So sánh (lần) Ðậu tương Lúa nương Chỉ tiêu ÐVT Ngô (1) (2) (3) 1/2 1/3 Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 10401,11 6660,00 2207,48 1,56 4,71 Chi phí trung gian (IC) 1000đ 2695,86 2142,90 287,50 1,26 9,38 Gía trị gia tăng (VA) 1000đ 7705,25 4517,10 1919,98 1,71 4,01 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 5592,75 2715,97 1919,98 2,06 2,91 Lao động gia đình công 145,85 148,60 135,20 0,98 1,08 GO/IC lần 3,86 3,11 7,68 - - VA/IC lần 2,86 2,11 6,68 - - MI/IC lần 2,07 1,27 6,68 - - GO/1 công lao động gđ 1000đ 71,31 44,82 16,33 1,59 4,37 VA/1 công lao động gđ 1000đ 52,83 30,40 14,20 1,74 3,72 MI/ 1 công lao động gđ 1000đ 38,35 18,28 14,20 2,10 2,70 Nguồn: Số liệu điều tra Số liệu bảng 5 là kết quả điều tra của chúng tôi về tình hình sản xuất ngô, đậu tương và lúa nương ở Sơn La được các hộ canh tác trên cùng chân đất nương và trong cùng vụ hè thu. Kết quả cho thấy, mặc dù có chi phí sản xuất cao hơn rất nhiều so với sản xuất đậu tương và lúa nương nhưng sản xuất ngô ở Sơn La lại cho kết quả và các chỉ tiêu hiệu quả cao hơn rất nhiều so với sản xuất đậu tương và lúa nương trong cùng thời vụ. 6
- Qua bảng 5 ta thấy, chi phí vật chất của sản xuất ngô là 2695,86 nghìn đồng/ha cao gấp 1,26 lần chi phí sản xuất đậu tương và cao gấp 9,38 lần so với chi phí sản xuất lúa nương. Tuy nhiên, giá trị gia tăng tạo ra do sản xuất ngô lại rất cao 10401,11 nghìn đồng/ha, trong khi con số này của sản xuất đậu tương chỉ là 6660 nghìn đồng/ha, của sản xuất lúa nương chỉ là 1919,98 nghìn đồng/ha. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của sản xuất ngô cũng cao hơn rất nhiều so với sản xuất đậu tương và lúa nương, 1 ngày công lao động gia đình trong sản xuất ngô tạo ra được 38,35 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, cao gấp 2,7 lần chỉ tiêu này trong sản xuất lúa nương và cao gấp 2,1 lần chỉ tiêu này trong sản xuất đậu tương. Qua đây ta thấy, sản xuất ngô ở Sơn La đã đóng góp một vai trò đáng kể trong việc nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp, góp phần xoá đói giảm nghèo cho một tỉnh miền núi như Sơn La. Như vậy, ta có thể kết luận ngô là loại cây trồng mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều các loại cây lương thực khác ở Sơn La. Chính vì thế, các hộ nên dần thay thế việc sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả như lúa nương bằng việc sản xuất ngô nhằm nâng cao thu nhập cho hộ gia đình. Tóm lại: Qua việc phân tích, đánh giá tình hình sản xuất ngô ở Sơn La chúng tôi nhận thấy: * Chi phí sản xuất ngô trong vụ hè thu ở Sơn La thấp hơn so với chi phí sản xuất trong các vụ khác. Hay nói cách khác vụ hè thu là vụ có ưu thế trong việc hạ giá thành sản xuất ngô ở Sơn La. * Sản xuất ngô ở Sơn La trong vụ hè thu cho năng suất và hiệu quả cao hơn so với vụ đông và vụ xuân, vụ hè thu là vụ sản xuất ngô chính của Sơn La. Do vậy, nên mở rộng diện tích ngô hè thu ở Sơn La. * Nhóm hộ quy mô diện tích nhỏ có mức chi phí vật chất trong sản xuất ngô cao hơn so với nhóm hộ quy mô diện tích trung bình và lớn. Trong khi nhóm hộ quy mô diện tích lớn lại có chi phí thuê lao động cao hơn so với các nhóm hộ khác. * Năng suất ngô của nhóm hộ có quy mô diện tích nhỏ cao hơn so với năng suất ngô của nhóm hộ có quy mô diện tích trung bình và lớn. Tuy nhiên, sản xuất ngô theo quy mô lớn cho hiệu quả kinh tế, xã hội cao hơn so với sản xuất ngô của nhóm hộ có quy mô nhỏ. Do vậy, cần có các chính sách thích hợp để khuyến khích các hộ sản xuất ngô theo quy mô lớn để giúp họ thu được hiệu quả cao hơn. * Sản xuất ngô với quy mô lớn có ưu thế hơn trong việc hạ giá thành sản xuất ngô so với nhóm hộ sản xuất với quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, sản xuất ngô với quy mô lớn cũng góp phần nâng cao thu nhập gia đình và tạo thêm việc làm cho số lao động nông nghiệp dư thừa tại địa phương. * Sản xuất ngô cho hiệu quả cao hơn rất nhiều so với sản xuất đậu tương và lúa nương. Do vậy, để nâng cao thu nhập cho gia đình và góp phần xoá đói giảm nghèo các hộ nên thay thế các loại cây kém hiệu quả bằng việc sản xuất cây ngô. 3.3. Tình hình tiêu thụ ngô của các hộ điều tra 3.3.1. Kênh phân phối ngô của các hộ điều tra Qua điều tra thực tế chúng tôi xác định được kênh phân phối ngô chủ yếu của các hộ sản xuất ở Sơn La như sau: 7
- Người bán buôn Người sản xuất Nhà máy lớn 55,7% Người thu Người bán Người sản xuất Nhà máy gom buôn 44,3% 3.3.2 Tình hình tiêu thụ ngô của các nhóm hộ điều tra Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong một chu kỳ sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định trong việc thu hồi vốn và đầu tư tái sản xuất. Trong nông nghiệp, việc đánh giá được quá trình tiêu thụ sản phẩm góp phần quan trọng trong việc xác định được chính xác loại cây hàng hoá để từ đó có hướng đầu tư cho phù hợp và mở rộng sản xuất. Ðể đánh giá được một cách chính xác tình hình tiêu thụ ngô ở các địa phương chúng tôi tiến hành phân tích tình hình tiêu thụ của các nhóm hộ có quy mô diện tích khác nhau nhằm mục đích xác định xem nhóm hộ theo quy mô diện tích nào đã sản xuất ngô theo hướng sản xuất hàng hoá. Bảng 6. Tỷ lệ ngô tiêu thụ của các nhóm hộ Diễn giải Tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ (%) Nhóm hộ quy mô lớn 95,39 Nhóm hộ quy mô trung bình 86,01 Nhóm hộ quy mô nhỏ 84,09 Nguồn: Số liệu điều tra Qua điều tra chúng tôi thấy, ngô ở Sơn La mang tính hàng hoá rất cao, bởi vì lượng ngô các hộ sản xuất ra hầu như là để bán. Số liệu bảng 6 cho thấy, tỷ lệ ngô tiêu thụ của các nhóm hộ là rất cao. Nhóm hộ có quy mô diện tích lớn tiêu thụ tới 95,39 % lượng ngô do mình sản xuất ra, tỷ lệ này của nhóm hộ có quy mô sản xuất trung bình là 86,01%, của nhóm hộ quy mô nhỏ là 84,09 %. Tuy nhiên, nếu ta so sánh tỷ lệ ngô tiêu thụ giữa các nhóm hộ thì nhóm hộ quy mô diện tích lớn có tỷ lệ ngô tiêu thụ là cao nhất, thấp nhất là tỷ lệ ngô tiêu thụ của nhóm hộ quy mô nhỏ. Như vậy ta có thể thấy, ngô của các hộ quy mô diện tích lớn mang tính hàng hoá cao hơn so với ngô của nhóm hộ quy mô diện tích nhỏ. Bảng 7. Tình hình tiêu thụ ngô hè thu theo thời điểm của các hộ điều tra Diễn giải Tỷ lệ lượng bán (%) Giá bán (đ/kg) Thời điểm bán (tháng) Bán lần 1 1,08 1560 8 Bán lần 2 22,62 1520 9 Bán lần 3 48,96 1780 10 Bán lần 4 27,34 1730 11 Tổng số 100,00 - - Nguồn: Số liệu điều tra Bên cạnh việc xác định tỷ lệ tiêu thụ ngô, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tình hình tiêu thụ ngô của các hộ điều tra ở Sơn La theo thời điểm. Bởi vì, thời điểm tiêu thụ là một yếu 8
- tố có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả sản phẩm. Nếu tiêu thụ vào thời điểm thích hợp sẽ cho giá cao hơn và ngược lại. Qua điều tra chúng tôi thấy các hộ sản xuất ngô có sự lựa chọn thời điểm để bán sản phẩm khác nhau. Số liệu bảng 7 cho thấy, ở Sơn La, tỷ lệ ngô tiêu thụ ở lần bán 1 (là thời điểm ngay sau khi thu hoạch) là rất thấp chỉ đạt 1,08 %. Tỷ lệ này đạt được cao nhất là vào lần bán thứ 3 (tháng 10) 48,96 % lượng sản phẩm của các hộ, sau đó đến lần bán 4 với tỷ lệ 27,34 % lượng sản phẩm. Nguyên nhân có hiện tượng này là do, qua điều tra chúng tôi thấy vào thời điểm tháng 10-11 là thời điểm giáp ranh giữa vụ hè thu và vụ đông ở Sơn La nên giá bán lúc này cũng cao hơn do vậy các hộ đã giành phần lớn sản phẩm của mình để bán vào thời điểm này. Còn vào thời điểm tháng 8 đây là thời gian thu hoạch rộ của vụ hè thu, lượng ngô sản xuất ra lúc này nhiều chính vì thế mà giá ngô lúc này không cao bằng lúc giáp hạt. Do vậy, các hộ cần có những biện pháp bảo quản ngô sau thu hoạch để có thể tích trữ được sản phẩm để bán vào lúc giáp hạt nhằm đạt được giá cao. Tuy nhiên, qua điều tra chúng tôi thấy việc bảo quản ngô ở Sơn La chủ yếu vẫn là thủ công nên tỷ lệ hao hụt còn lớn. Do vậy, việc nghiên cứu để lựa chọn phương pháp bảo quản ngô thích hợp là rất cần thiết cho vùng sản xuất ngô lớn như Sơn La. Cùng với việc xác định tỷ lệ tiêu thụ ngô của các hộ, thời điểm tiêu thụ ngô của các hộ, chúng tôi tiến hành xác định khách hàng mua ngô của các hộ nhằm xác định được những thuận lợi và hạn chế trong việc tiêu thụ ngô của các hộ. Qua điều tra chúng tôi thấy, khách hàng chủ yếu mua ngô của các hộ là người thu gom tại địa phương hoặc những người bán buôn lớn. Ðây là hai đối tượng chính góp phần rất quan trọng trong việc tiêu thụ ngô nói riêng và các loại nông sản hàng hoá nói chung. Kết quả điều tra cho thấy, ở Sơn La nông dân thường bán ngô cho những người thu gom nhỏ tại địa phương hoặc một số người buôn lớn trên thị trấn Mộc Châu đưa xe ô tô về để thu mua. Bảng 8. Tỷ lệ ngô tiêu thụ theo đối tượng khách hàng của các hộ điều tra Diễn giải Tỷ lệ (%) 1. Tỷ lệ bán 94,32 Người thu gom 44,70 Người bán buôn 55,30 2. Sử dụng cho chăn nuôi 5,68 Tổng số lượng bán 100,00 Nguồn: Số liệu điều tra Số liệu bảng 8 cho thấy, các hộ sản xuất ngô ở Sơn La bán phần lớn lượng ngô của mình sản xuất ra (94,32 %) cho hai đối tượng khách hàng chính đó là người thu gom tại địa phương với 44,7 % lượng sản phẩm, người bán buôn lớn với 55,3 %. Qua đây ta thấy, các hộ sản xuất ngô ở Sơn La đã mang tính sản xuất hàng hoá rất lớn. Tuy nhiên, do chỉ bán sản phẩm cho hai đối tượng khách hàng này đôi khi xảy ra tình trạng người sản xuất bị ép giá, từ đó dẫn tới tình trạng hiệu quả thu được không cao. Do vậy, việc phổ biến thông tin tới người sản xuất, nhất là các thông tin về giá cả thị trường là rất cần thiết cho những vùng sản xuất mang tính hàng hoá cao như ở Sơn La. Lượng ngô dùng cho chăn nuôi trong gia đình chiếm một tỷ lệ khá thấp 5,68 %. Ðiều này cho thấy, sản xuất của các hộ mang tính hàng hoá rất cao, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để bán, lượng tiêu thụ trong gia đình rất thấp. 9
- Giá bán có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người sản xuất, nếu giá bán cao thì thu nhập sẽ cao và ngược lại. Trong quá tình nghiên cứu chúng tôi cũng nghiên cứu giá bán ngô của các hộ theo từng đối tượng mua, theo từng thời điểm trong năm nhằm xác định xem giá bán cho đối tượng khách hàng nào cao, giá bán cho đối tượng nào thấp và giá bán vào thời điểm tháng nào trong năm đạt được cao. Trên cơ sở đó giúp các hộ có những quyết định đúng đắn trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Bảng 9. Giá bán ngô bình quân theo đối tượng khách hàng Ðối tượng mua Giá bán (1000 đồng/kg) Người thu gom 1,60 Người bán buôn 1,76 Nguồn: Số liệu điều tra Qua điều tra chúng tôi thấy, giá mua ngô của người bán buôn cao hơn so với người thu gom, tuy nhiên mức độ chênh lệch giá mua của hai đối tượng này là không lớn. Số liệu bảng 10 cho thấy, người bán buôn mua ngô của nông dân với giá là 1,76 nghìn đồng/kg, giá mua của người thu gom là 1,6 nghìn đồng/kg. Sở dĩ giá mua của người thu gom lại thấp hơn so với giá mua của người bán buôn bởi vì qua tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy, người thu gom chủ yếu là người địa phương nên có mối quan hệ thân thiết với người sản xuất hơn nên họ thường mua được với mức giá ưu tiên hơn. Bên cạnh đó cũng chính người thu gom là những người thường xuyên mua hàng cho nông dân hơn kể cả lúc hàng nhiều hay ít nên họ sẽ được ưu tiên hơn. Còn những người bán buôn thường là người nơi khác về địa phương để mua hàng những lúc cần do vậy mà họ phải mua với mức giá cao hơn. Ðồ thị 2. Bién động giá bán ngô bình quân của các hộ qua các tháng Gi¸ b¸n 2.5 2 1.5 1 0.5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Th¸ng Ngoài việc phân tích giá bán ngô của nông dân theo đối tượng khách hàng chúng tôi còn tiến hành phân tích giá bán ngô theo từng tháng trong năm nhằm đánh giá được biến động giá bán ngô của người sản xuất, từ đó giúp người sản xuất có những thông tin cần thiết về giá cả để có kế hoạch bán sản phẩm cũng như bố trí thời vụ sản xuất ngô cho phù hợp. Sự biến động giá bán ngô của cá hộ điều tra vào các tháng cuối năm 2002 và các tháng đầu năm 2003 (minh hoạ qua đồ thị 2). Kết quả điều tra cho thấy, tại địa bàn Sơn La, giá bán ngô bình quân của các hộ đạt cao nhất vào tháng 4 là 2100 đồng/kg, bởi vì tháng 4 là thời 10
- điểm bắt đầu thu hoạch vụ ngô xuân. Tuy nhiên, qua điều tra chúng tôi thấy ngô xuân ở Sơn La mới được các hộ đưa vào thử nghiệm trên chân đất ruộng, do vậy sản lượng ngô vụ xuân ở Sơn La chưa nhiều do vậy vào thời điểm này giá ngô cao hơn so với các tháng khác. Ðến thời điểm tháng 8, 9 là thời điểm thu hoạch rộ ngô hè thu (đây là vụ ngô chính của Sơn La), chính vì vậy vào thời điểm này sản lượng ngô ở Sơn La rất lớn chính vì vậy giá bán ngô vào giai đoạn này rất thấp, giá bán ngô của các hộ tại Sơn La vào thời điểm tháng 8 chỉ là 1,56 nghìn đồng/kg, thấp nhất vào tháng 9 chỉ đạt 1,52 nghìn đồng/kg (thấp nhất trong năm). Do vậy, cần hỗ trợ cho nông dân kỹ thuật bảo quản ngô để có thể dự trữ ngô lâu dài nhằm bán vào những lúc khan hiếm để bán được giá cao hơn, tránh tình trạng bán tập trung vào lúc chính vụ giá sẽ không cao. Tóm lại: Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ ngô của các hộ tại các tỉnh điều tra, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: * Ngô ở Sơn La mang tính hàng hoá rất cao, bởi vì các đều bán phần lớn lượng sản phẩm mình sản xuất ra (>80%). * Nhóm hộ có quy mô diện tích lớn sản xuất ngô mang tính hàng hoá cao hơn so với nhóm hộ quy mô diện tích nhỏ, do nhóm hộ quy mô diện tích lớn có tỷ lệ ngô tiêu thụ cao hơn so với các nhóm hộ khác * Khách hàng chủ yếu tiêu thụ ngô cho các hộ là người thu gom và người bán buôn. * Giá bán ngô của nông dân cho người bán buôn cao hơn so với người thu gom. * Giá bán ngô vào thời điểm giáp hạt thường cao hơn so với lúc chính vụ. 3.4. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ ngô ở Sơn La 3.4.1. Thuận lợi Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy sản xuất và tiêu thụ ngô ở Sơn La có một số thuận lợi như sau: * Ðất đai canh tác ở Sơn La có độ màu mỡ cao, diện tích lớn nên rất thuận lợi cho việc mở rộng diện tích và tăng năng suất ngô. * Do sản xuất ngô mang lại hiệu quả khá cao nên nông dân sẵn sàng mở rộng diện tích và phát triển theo quy mô lớn. * Nhu cầu tiêu thu ngô ngày càng tăng chính vì vậy nông dân gặp rất nhiều thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm. 3.4.2. Khó khăn Tuy nhiên, quá trình sản xuất và tiêu thụ ngô ở Sơn La cũng gặp phải một số khó khăn: * Thiếu bộ giống thích hợp, giống có lá bi dài, giống chịu hạn để đưa vào sản xuất. * Kỹ thuật canh tác chưa hợp lý, còn lạc hậu do các hộ ở Sơn La chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều hạn chế. Chủ yếu các hộ canh tác vẫn phụ thuộc vào tự nhiên, do vậy năng suất còn thấp so với tiềm năng. 11
- * Các vùng sâu, vùng xa cơ sở vật chất hạ tầng như: đường giao thông, các công trình thuỷ lợi còn kém. Do vậy, các hộ sản xuất khó tiếp cận được thị trường, giá mua nguyên liệu đầu vào cao, chi phí vận chuyển cao. Ðiều này đã gây cản trở trong việc sản xuất vào tiêu thụ ngô. * Công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn thô sơ, lạc hậu nên tỷ lệ sản phẩm hao hụt sau thu hoạch là rất lớn. Do vậy, việc nghiên cứu để tìm ra công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch nhằm giảm tỷ lệ hao hụt sản phẩm là rất cần thiết cho những vùng sản xuất theo quy mô lớn. * Tình hình sâu bệnh phá hoại còn nhiều, đặc biệt là chuột và sâu xám. Chính điều này đã gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất. * Do là tỉnh miền núi nên đất canh tác ngô thường là các vùng đồi có độ dốc lớn. Tuy nhiên, trình độ canh tác ở các vùng này còn thấp, bên cạnh đó lại không có các biện pháp chống xói mòn kịp thời. Ðiều này đã dẫn tới tình trạng đất canh tác bị xói mòn và suy thoái rất nhanh. IV. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất ngô ở Sơn La * Cần có chính sách khuyến khích nghiên cứu nhằm tạo ra được các loại giống ngô thích hợp như: giống chịu hạn, các loại giống lai cho năng suất cao, các loại giống có lá bi dài, kín để hạn chế sản phẩm bị hư hỏng do thời tiết. * Nghiên cứu để tìm ra quy trình canh tác ngô hợp lý cho vùng Sơn La nhằm nâng cao được năng suất ngô của vùng này. Ðồng thời hạn chế việc đất canh tác bị xói mòn và thoái hoá nhanh. * Ðầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm giúp các hộ có điều kiện tiếp cận thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. * Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ bảo quản sau thu hoạch nhằm giúp các hộ hạn chế lượng sản phẩm hao hụt sau thu hoạch. V. Kết luận Qua nghiên cứu về tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô ở Sơn La chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: * Sản xuất ngô ở Sơn La đang phát triển rất mạnh, diện tích và sản lượng ngô không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua. * Sản xuất ngô ở Sơn La mang tính hàng hoá rất cao bởi phần lớn lượng sản phẩm sản xuất ra được bán trên thị trường. Tỷ lệ tiêu thụ trong gia đình là rất thấp. Sơn La đã trở thành một vùng sản xuất ngô hàng hoá. * Sản xuất ngô ở Sơn La cho hiệu quả cao hơn rất nhiều so với một số loại cây trồng khác như: đậu tương, dong riềng, lúa nương * Tuy nhiên, quá trình sản xuất và tiêu thụ ngô ở Sơn La cũng gặp phải một số trở ngại như: trình độ thâm canh còn thấp, cơ sở hạ tầng còn kém, kỹ thuật bảo quả sau thu hoạch còn lạc hậu, giá mua vật tư đầu vào cao, đất canh tác bị xói mòn và thoái hoá nhanh Chính các điều này đã làm giảm khả năng phát triển sản xuất cũng như gây tác động xấu tới quá trình tiêu thụ ngô của các hộ ở Sơn La. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài "Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian gần đây – Thực trạng và giải pháp"
59 p | 1784 | 1052
-
Đề tài " tình hình sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản của nước ta và các phương hướng, biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ "
31 p | 1089 | 504
-
Đề tài: Phân tích tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế từ việc trồng lúa của nông hộ ở xã Cần Đăng-H.Châu Thành-An Giang
107 p | 360 | 123
-
Đề Tài: Tình hình chung về công tác kế toán của công ty gang thép
50 p | 244 | 90
-
Đề tài "Tình hình hoạt động về công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu sản phẩm ở Công ty TNHH Thương mại An Phú"
71 p | 227 | 87
-
Đề tài: "Thực trạng sản xuất một số mặt hàng nông thuỷ sản tại nước ta"
42 p | 234 | 65
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu tại xã Cư Huê, huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk
70 p | 289 | 52
-
Đề tài “Tình hình nhập khẩu thép phế liệu và các biện pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền”
39 p | 161 | 45
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình sản xuất lúa tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắl Lắk
84 p | 273 | 45
-
LUẬN VĂN: Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động của xí nghiệp Điện Tử Truyền Hình trong thời gian qua
69 p | 179 | 37
-
Đề tài: Tình hình hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần điện tử chuyên dụng Hanel
20 p | 114 | 20
-
Luận văn tốt nghiệp ngành Mỹ thuật tạo hình: Tinh thần lạc quan trong hội họa Việt Nam về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985
107 p | 133 | 18
-
Đề tài " “Tình hình tổ chức và tài chính hiện nay của Tổng công ty Cà phê Việt Nam và hiệu quả kinh tế (số lãi) thu được trong năm 2003 vừa qua“
12 p | 93 | 16
-
Tình hình sản xuất chuối
5 p | 186 | 16
-
Đề tài: Tình hình tiêu thụ cao su tại công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
64 p | 133 | 14
-
Tiểu luận: Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong bộ phận camera của công ty Samsung Electronic tại Bắc Ninh giai đoạn 2016-2017
39 p | 99 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm của Hợp tác xã nông nghiệp Phú Lương I – Xã Phú Lương – Huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế
69 p | 116 | 11
-
Báo cáo: Tình hình sản xuất tại thôn Tây Thành, xã Quảng Thành, thành phố Huế
8 p | 82 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn