Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh
lượt xem 2
download
Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: SINH HỌC 10 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có ___ trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ........... Mã đề 204 Câu 1. Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn tăng lên rất nhanh. Pha đó là: A. Pha cân bằng B. Pha lũy thừa C. Pha tiềm phát D. Pha suy vong Câu 2. Công nghệ tế bào thực vật là: A. nuôi cấy các tế bào và mô thực vật trong điều kiện bình thường để tạo ra các cây có kiểu gen giống nhau nhằm mục đích nhân giống. B. nuôi cấy các tế bào và mô thực vật trong điều kiện vô trùng để tạo ra các cây có kiểu gen giống nhau nhằm mục đích nhân giống. C. dùng hoá chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào. D. kích thích sự sinh trưởng của tế bào trong cơ thể sống. Câu 3. Nghiên cứu vi sinh vật thường áp dụng những phương pháp nào sau đây? A. Phương pháp phân lập và nuôi cấy vi sinh vật. B. Phương pháp quan sát, phương pháp phân lập. C. Phương pháp quan sát, phương pháp phân lập và nuôi cấy sinh vật. D. Phương pháp phân lập và nuôi cấy vi sinh vật, phương pháp quan sát. Câu 4. Quá trình giảm phân xảy ra ở? A. Hợp tử. B. Tế bào mầm sinh dục. C. Giao tử. D. Tế bào sinh dưỡng. Câu 5. Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa như hình dưới đây: Cho biết quá trình phân bào bình thường, không xảy ra đột biến. Hình này mô tả: A. kì giữa của nguyên phân. B. kì sau của giảm phân I. C. kì sau của giảm phân II. D. kì sau của nguyên nhân. Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cừu Dolly được tạo ra bằng phương pháp nhân bản vô tính? A. Cừu Dolly chỉ mang vật chất di truyền của cừu cho nhân. B. Quá trình tạo ra cừu Dolly thông qua sự giảm phân và thụ tinh. C. Cừu Dolly không trải qua giai đoạn phát triển trong tử cung của cừu cái. D. Cừu Dolly có tuổi thọ dài hơn những con cừu bình thường khác. Câu 7. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian được xác định là: A. thời gian của quá trình nguyên phân. B. thời gian kì trung gian. C. từ khi tế bào sinh ra, lớn lên và tạo thành 2 tế bào con. D. từ khi tế bào sinh ra, lớn lên và phân chia và tạo thành 2 tế bào con. Câu 8. Ba thành tựu nổi bật và có ý nghĩa lớn trong thực tiễn công nghệ tế bào động vật là? A. Phương pháp phân lập và nuôi cấy vi sinh vật, phương pháp quan sát. B. Nhân bản vô tính, liệu pháp tế bào gốc, liệu pháp gen. C. Nhân bản vô tính, liệu pháp tế bào gốc, liệu pháp NST. D. Nhân bản vô tính, liệu pháp tế bào gốc, lai tế bào sinh dưỡng. Câu 9. Tại sao pha G1 được vừa được coi là pha sinh trưởng vừa được coi là pha kiểm soát của chu kì tế bào? Mã đề 204 Trang 2/3
- A. Pha G1 vừa diễn ra sự tổng hợp các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/M. B. Pha G1 vừa diễn ra sự tổng hợp các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/S. C. Pha G1 vừa diễn ra sự phân giải các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/S. D. Pha G1 vừa diễn ra sự phân giải các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/M. Câu 10. Căn cứ vào nguồn carbon là chất hữu cơ, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng là: A. tự dưỡng và dị dưỡng. B. quang dị dưỡng và hóa dị dưỡng. C. quang tự dưỡng và quang dị dưỡng. D. quang dưỡng và hóa dưỡng. Câu 11. Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật? A. Nuôi cấy hạt phấn và noãn chưa thụ tinh. B. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi. C. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại. D. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm. Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không phải của vi sinh vật? A. Cơ thể đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào nhân sơ. B. Kích thước cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi. C. Có nhiều kiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng. D. Sinh trưởng, sinh sản rất nhanh. Câu 13. Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia các vi sinh vật thành: A. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng. B. 5 nhóm: vi sinh vật ưa siêu lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt. C. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng. D. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt. Câu 14. Sắp xếp các bước làm tiêu bản và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào (mẫu vật châu chấu lúa): 1. Mổ châu chấu. 2. Làm tiêu bản. 3. Quan sát tiêu bản. 4. Cố định mẫu. A. 1, 2, 3, 4. B. 4, 3, 1, 2. C. 1, 4, 2, 3. D. 4, 3, 2, 1. Câu 15. Khối u ác tính khác với khối lành tính ở điểm: A. không có khả năng di chuyển đến vị trí mới. B. có khả năng tăng sinh không giới hạn. C. không có cơ chế kiểm soát chu kì tế bào không hoạt động hoặc hoạt động bất thường. D. có khả năng tách khỏi vị trí ban đầu và di chuyển đến vị trí mới. II. Tự luận (5.0đ) Câu 1 (2.0đ): Một tế bào lưỡng bội của ruồi giấm 2n = 8 nguyên phân liên tiếp một số đợt, ở thế hệ tế bào cuối cùng người ta thấy có tổng số 256 NST đơn. 1. Xác định số đợt phân bào nguyên phân của tế bào ban đầu? 2. Cho rằng các tế bào mới được tạo thành từ các đợt phân bào nói trên lại diễn ra đợt nguyên phân tiếp theo. Hãy xác định: a. Số tâm động ở kì giữa và của mỗi tế bào. b. Số NST ở kì sau của mỗi tế bào. Câu 2(2.0đ): Ngựa có bộ nhiễm sắc 2n = 64 và lừa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 62. Con lai giữa ngựa cái và lừa đực là con la. Vậy con la có bao nhiêu nhiễm sắc thể? Con la có khả năng sinh con không? Vì sao? Câu 3(1.0đ): Hãy cho biết ưu điểm và hạn chế trong nhân bản vô tính ở động vật? Mã đề 204 Trang 2/3
- ------ HẾT ------ Mã đề 204 Trang 2/3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 154 | 17
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 47 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 40 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 42 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 43 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 62 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn