
SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG
--------------------
(Đề thi có 2 trang)
KIỂM TRA CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2024 -
2025
MÔN: Công nghệ trồng trọt 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 101
Phần I. Trắc nghiệm: 7 điểm
Câu 1. Phương pháp chọn lọc cá thể có nhược điểm gì?
A. Giống có độ đồng đều thấp, chọn giống lâu đạt được kết quả.
B. Tiến hành công phu, tốn kém, cần diện tích gieo trồng lớn.
C. Tiến hành đơn giản, ít tốn kém, năng suất không ổn định.
D. Không đánh giá được đặc điểm di truyền của từng cá thể.
Câu 2. Loại phân bón nào sau đây bón vào đất có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất?
A. Phân rác, phân kali, phân đạm và phân than bùn. B. Phân chuồng, phân rác, than bùn và phân xanh.
C. Phân đạm, NPK và phân kali. D. Phân lân, phân hỗn hợp NPK, phân đạm.
Câu 3. Ý nào sau đây là đặc điểm của phân bón hữu cơ?
A. Khó tiêu, cây không sử dụng được ngay các chất dinh dưỡng mà cần được chuyển hóa thành chất
khoáng.
B. Gây hại cho người, vật nuôi, cây trồng và ô nhiễm môi trường.
C. Là loại phân bón có chứa vi sinh vật sống đặc hiệu.
D. Mỗi loại phân bón thuộc nhóm phân hữu cơ chỉ thích hợp với một nhóm cây trồng nhất định.
Câu 4. Những loại phân bón nào sau đây có thể dùng để bón thúc?
A. Phân lân, kali, hỗn hợp NPK. B. Phân lân, đạm, NPK, phân vi sinh cố định đạm.
C. Phân đạm, kali, hỗn hợp NPK. D. Phân đạm, lân, kali.
Câu 5. Đâu là ưu điểm của nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào?
A. Hệ số nhân giống cao. B. Ít công sức.
C. Không đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao. D. Tốn rất ít kinh phí.
Câu 6. Bước thứ hai của quy trình sản xuất giá thể trấu hun là gì?
A. Kiểm tra chất lượng, đóng gói. B. Đốt trấu trong điều kiện kị khí.
C. Phối trộn với chế phẩm vi sinh vật. D. Thu nhận trấu về cơ sở sản xuất.
Câu 7. Vì sao phân bón hóa học thường dùng để bón thúc?
A. Vì phân thường ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay các chất dinh dưỡng mà phải có thời gian
khoáng hóa để các vi sinh vật chuyển hóa thành chất khoáng thì cây mới sử dụng được.
B. Vì phân ở dạng hòa tan, cây chưa sử dụng được ngay các chất dinh dưỡng mà phải có thời gian để các vi
sinh vật chuyển hóa thành chất khoáng.
C. Vì phân thường ở dạng dễ hòa tan, cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng, cho hiệu quả nhanh.
D. Vì phân thường ở dạng chưa hòa tan, cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng, cho hiệu quả chậm.
Câu 8. Nguyên nhân gây ra phản ứng kiềm của đất là gì?
A. Do trong dung dịch đất không tồn tại H+ .
B. Do nồng độ H+ trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ OH-.
C. Do nồng độ H+ trong dung dịch đất nhỏ hơn nồng độ OH-.
D. Do nồng độ H+ trong dung dịch đất bằng nồng độ OH-.
Câu 9. Nhóm cây trồng nào sau đây được phân chia không dựa theo đặc tính sinh vật học?
A. Cây hằng năm và cây lâu năm. B. Cây thân gỗ và cây thân thảo.
C. Cây ăn quả và cây dược liệu. D. Cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
Câu 10. Nước mưa làm rửa trôi các cation kiềm trong đất; cây trồng lấy đi một lượng cation kiếm trong đất
mà không hoàn trả; bón phân hóa học chua sinh lí vào đất; phân giải chất hữu cơ trong điều kiện kị khí,...là
những nguyên nhân hình thành loại đất trồng nào ở nước ta?
A. Đất xói mòn. B. Đất xám bạc màu. C. Đất chua. D. Đất mặn.
Câu 11. Giá thể trồng cây trơ cứng gồm những loại nào sau đây?
A. Mùn cưa, perlite, trấu hun, xơ dừa. B. Perlite, gốm.
C. Than bùn, trấu hun. D. Mùn cưa, xơ dừa, than bùn, trấu hun.
Mã đề 101 Trang Seq/2