D. Khicch lêa, đôang viên, baan be_ quan tâm, ca`m thông va_ chia se` vơci ngươ_i khacc.
Câu 3. Biểu hiện nào sau đây trái với tính tự giác, tích cực trong học tập?
A. Chây lười. B. Trung thực. C. Siêng năng. D. Kiên trì.
Câu 4. Thành ngữ: “Một lần mất tín, vạn lần mất tin” nói đến điều gì?
A. Khiêm tốn. B. Chữ tín. C. Trung thực. D. giản dị.
Câu 5. Những việc làm nào dưới đây góp phần bảo tồn di sản văn hoá?
A. Đập phá các di sản văn hoá. B. Lấn chiếm đất trong khu đền thờ, khu di tích.
C. Khắc tên mình lên di tích khi đến tham quan. D. Sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hoá ở địa phương.
Câu 6. Em không đồng tình với cách ứng phó tâm lí căng thẳng nào dưới đây ?
A. Đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng. B. Hút thuốc, uống rượu bia.
C. Đến nơi có không gian thoáng đãng. D. Đi bộ, chạy bộ, đạp xe.
Câu 7. Dòng nào dưới đây không phải ý nghĩa của việc giữ chữ tín?
A. Người giữ chữ tín sẽ có được niểm tin từ người khác.
B. Khi giữ chữ tín sẽ được sự hợp tác tích cực từ người khác.
C. Việc giữ được chữ tín sẽ xây dựng được tinh thần đoàn kết với mọi người.
D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu.
Câu 8. Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên chúng ta nên
A. dũng cảm. B. tích cực học tập. C. giữ chữ tín D. tiết kiệm.
Câu 9. Chùa Cầu được UNESCO công nhận là ……………………………. thế giới.
A. danh lam thắng cảnh
B. di sản văn hóa vật thể
C. di sản văn hóa
D. di sản văn hóa phi vật thể
Câu 10. Câu ca dao “Đà Nẵng tàu lớn vào ra/ Hội An phố xá đông người bán buôn” có liên quan đến
A. di sản văn hóa vật thể.
B. di sản văn hóa phi vật thể.
C. di sản quần thể.
D. danh lam thắng cảnh.
Câu 11. Di sản văn hóa vật thể bao gồm
A. di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.
B. di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.
C. tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
D. danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.
Câu 12. Một trong những biện pháp ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là
A. thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
B. tách biệt, không trò chuyện với mọi người.
C. âm thầm chịu đựng những tổn thương tinh thần.
D. lo lắng, sợ hãi không dám tâm sự với ai.
Câu 13. Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho học sinh?
A. Kết quả học tập thi cử không như mong muốn. B. Được nhận thưởng cuối năm vì thành tích cao.
C. Đi tham quan, du lịch cùng gia đình. D. Được cô giáo tuyên dương trước lớp.
Câu 14. Người có hành vi nào dưới đây là người biết giữ chữ tín?
A. Chỉ giữ lời hứa với người thân. B. Chỉ giữ đúng lời hứa với thầy cô giáo.
C. Luôn làm tốt những điều mình đã nhận. D. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện.
Câu 15. Biểu hiện nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?
A. Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân.
B. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.
C. Tâm lí không ổn định, bất an, thể chất yếu đuối.
D. Gặp khó khăn trắc trở, thất bại, biến cố trong đời sống.
Câu 16: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam?
A. Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Trung Bộ. D. Bắc Bộ.
Câu 17: Thường xuyên chú ý đến người khác là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Cảm thông. B. Quan tâm. C. Chia sẻ. D. Yêu thương.
Câu 18: Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác tích cực?