intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Địa lí lớp 11 năm 2020-2021 (Lần 2) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi KSCL môn Địa lí lớp 11 năm 2020-2021 (Lần 2) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Địa lí lớp 11 năm 2020-2021 (Lần 2) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 11 LẦN 2 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: ĐỊA LÍ. (Đề thi gồm có 03 trang, 32 câu) Thời gian: 60 phút. Không kể thời gian giao đề Mã đề: 117 (Ngày kiểm tra: /3/2021) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 8,0 điểm) Câu 1: Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc? A. Khí hậu ôn đới gió mùa. B. Khí hậu ôn đới hải dương. C. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. D. Khí hậu ôn đới lục địa. Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của Nhật Bản? A. Bạn hàng duy nhất là các nước đang phát triển. B. Thương mại đứng vào hàng thứ 4 thế giới. C. Thương mại và tài chính có vai trò lớn. D. Chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu GDP. Câu 3: Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược kinh tế mới của Liên bang Nga từ năm 2000 là A. hạn chế mở rộng ngoại giao. B. đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. C. coi trọng châu Âu và châu Mĩ. D. tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp. Câu 4: Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của vùng Đông Xi- bia? A. Đường hàng không. B. Đường biển. C. Đường sông. D. Đường sắt. Câu 5: Ở các đồng bằng phía đông Trung Quốc nuôi nhiều lợn, do chủ yếu có A. vận chuyển dễ, nhiều lao động có kĩ thuật. B. cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, vận chuyển dễ. C. nguồn thức ăn phong phú, dân cư đông đúc. D. dân cư đông đúc, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt. Câu 6: Khó khăn chủ yếu nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế của Nhật Bản là A. bờ biển dài, nhiều vũng vịnh. B. trữ lượng khoáng sản rất ít. C. nhiều đảo cách xa nhau. D. có nhiều núi lửa và động đất. Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng với hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản? A. Tích cực nhập khẩu công nghệ và kĩ thuật nước ngoài. B. Thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu là ở Đông Nam Á. C. Sản xuất chủ yếu là sản phẩm của ngành nông nghiệp. D. Sản phẩm công nghệ chế biến là hàng nhập chủ yếu. Câu 8: Mặt hàng xuất khẩu nào dưới đây chiếm tỉ lệ cao nhất của Liên bang Nga? A. Nguyên liệu và năng lượng. B. Nhiên liệu và khoáng sản. C. Lương thực và thủy sản. D. Máy móc và hàng tiêu dùng. Câu 9: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư, dân tộc Liên bang Nga? A. Dân số tăng nhanh. B. Dân số đông. C. Tỉ lệ dân thành thị cao. D. Nhiều dân tộc. Câu 10: Thành tựu của chính sách dân số triệt để( mỗi gia đình chỉ có một con) của Trung Quốc là A. làm tăng số lượng lao động nữ giới. B. giảm quy mô dân số của cả nước. C. giảm tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. D. làm tăng chênh lệch cơ cấu giới tính. Câu 11: Đặc điểm nổi bật của địa hình đồng bằng Đông Âu là A. tương đối cao, xen lẫn nhiều đồi thấp. B. thấp và nhiều ô trũng ngập nước. C. chủ yếu đồi thấp và đầm lầy. D. nhiều đầm lầy và vùng trũng thấp. Câu 12: Do nghèo tài nguyên khoáng sản, nên Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều A. lao động trình độ phổ thông. B. tri thức khoa học, kĩ thuật. C. đầu tư vốn của các nước khác. D. nguyên, nhiên liệu nhập khẩu. Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ Trung Quốc- Việt Nam? A. Các mặt hàng trao đổi ngày càng đa dạng. B. Mới được tạo lập trong thời gian gần đây. C. Ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực. D. Kim ngạch thương mại song phương tăng. Câu 14: Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM Trang 1/3- Địa 11 - Mã đề thi 117
  2. Năm 1991 1995 2000 2010 2015 Dânsố( Triệu người) 148,3 147,8 145,6 143,2 144,3 ( Nguồn niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016) Nhận xét nào sau đây không đúng ? A. Giai đoạn 2010- 2015 dân số Liên bang Nga tăng lên 1,1 triệu người. B. Dân số Liên bang Nga nhìn chung có xu hướng giảm nhưng còn biến động nhẹ. C. Dân số Liên bang Nga có xu hướng giảm đều và liên tục qua các năm. D. Từ năm 1991- 2010, dân số Liên bang Nga giảm 5,1 triệu người. Câu 15: Mật độ dân số là A. số dân trên tổng diện tích lãnh thổ. B. số dân cư trú, sinh sống trên một đơn vị diện tích. C. số lao động trên một đơn vị diện tích. D. số dân trên diện tích đất cư trú. Câu 16: Khí hậu phía nam Nhật Bản phân biệt với phía bắc bởi A. mùa đông kéo dài, lạnh. B. nhiệt độ thấp và ít mưa. C. có nhiều tuyết về mùa đông. D. mùa hạ nóng, mưa to và bão. Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phân bố công nghiệp Nhật Bản? A. Chủ yếu nằm ở phần lãnh thổ phía nam. B. Phần lớn có vị trí phía Thái Bình Dương. C. Ven biển Nhật Bản có các trung tâm rất lớn. D. Các trung tâm lớn phân bố ở đảo Hôn su. Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng với sản xuất lúa gạo Nhật Bản? A. Một số diện tích lúa chuyển sang trồng cây khác. B. Chiếm 50% diện tích đất canh tác. C. Sản lượng lúa đứng vào loại hàng đầu thế giới. D. Là cây trồng chính của nông nghiệp Nhật Bản. Câu 19: Cho bảng số liệu sau: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM ( Đơn vị: %) Năm 1990 1995 2000 2004 2010 2015 Tốc độ tăng 5,1 1,5 2,3 2,5 4,7 0,5 trưởng GDP Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản không ổn định. B. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản thấp và hầu như không biến động. C. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao hàng đầu thế giới. D. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giảm liên tục. Câu 20: Hậu quả của đô thị hóa tự phát là A. làm thay đổi sự phân bố dân cư. B. làm thay đổi tỉ lệ sinh tử. C. làm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội ngày càng tăng. D. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Câu 21: Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới A. tổ chức đời sống xã hội. B. phân bố sản xuất. C. hoạch định chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia. D. trình độ phát triển kinh tế- xã hội của một đất nước. Câu 22: Cho bảng số liệu sau: GDP CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM ( Đơn vị: tỉ USD) Năm 1991 1995 2000 2004 2010 2014 GDP 475,5 363,9 259,7 582,4 1524,9 1860,6 ( Nguồn niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê 2015) Nhận xét nào sau đây là chính xác về GDP của Liên bang Nga? A. Giảm liên tục. B. Tăng liên tục. Trang 2/3- Địa 11 - Mã đề thi 117
  3. C. Tăng không đều. D. Giảm đến năm 2000 sau đó tăng liên tục. Câu 23: Điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là A. nguyên liệu phong phú, dân cư đông đúc. B. dân cư đông đúc, máy móc hiện đại. C. máy móc hiện đại, nguyên liệu dồi dào. D. nguyên liệu dồi dào, nơi phân bố rộng. Câu 24: Sự khác biệt giữa tháp mở rộng với tháp thu hẹp là A. đáy rộng, thu hẹp ở giữa, phía trên lại mở ra. B. đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải. C. đáy hẹp, đỉnh phình to. D. hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh. Câu 25: Ngành công nghiệp nào được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Liên bang Nga, hàng năm mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn? A. Điện lực. B. Khai thác dầu khí. C. Luyện kim. D. Khai thác than. Câu 26: Ý nào dưới đây là đặc điểm của quá trình đô thị hóa? A. Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn giảm mạnh. B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn. C. Ở nông thôn, hoạt động thuần nông chiếm hết quỹ thời gian lao động. D. Dân cư thành thị có tốc độ tăng trưởng bằng với tốc độ tăng của dân số ở nông thôn. Câu 27: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho giao thông vận tải đường biển của Nhật Bản phát triển ngày càng mạnh mẽ? A. Nhu cầu đi ra nước ngoài của người dân. B. Đường bờ biển dài, nhiều vịnh biển sâu. C. Nhu cầu của hoạt động xuất, nhập khẩu. D. Vùng biển rộng ở xung quanh đất nước. Câu 28: Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng quyết định đến tỉ suất sinh của một quốc gia? A. Tự nhiên- sinh học. B. Tâm lí xã hội. C. Phong tục tập quán. D. Chính sách dân số. Câu 29: Để phát triển nông nghiệp, Trung Quốc không áp dụng biện pháp nào sau đây? A. Tập trung tăng thuế nông nghiệp. B. Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất. C. Xây dựng các công trình thủy lợi. D. Giao quyền sử dụng đất cho dân. Câu 30: Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM ( Đơn vị: Tỉ USD) Năm 1990 1995 2000 2004 2010 2015 Xuất khẩu 287,6 443,1 479,2 565,7 769,8 624,8 Nhập khẩu 235,4 335,9 379,5 454,5 692,4 648,3 Cán cân thương 52,2 107,2 99,7 111,2 77,4 -23,5 mại Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990- 2015 là A. biểu đồ miền. B. biểu đồ tròn. C. biểu đồ kết hợp. D. biểu đồ cột. Câu 31: Đặc điểm nào sau đây không đúng với phần phía Đông của Liên bang Nga? A. Phần lớn là núi và cao nguyên. B. Có trữ năng thủy điện lớn. C. Có đồng bằng Đông Âu tương đối cao. D. Có nguồn khoáng sản, lâm sản lớn. Câu 32: Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất Liên bang Nga là một đất nước rộng lớn? A. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau. B. Nằm ở cả châu Á và châu Âu. C. Giáp với Bắc Băng Dương và nhiều nước châu Âu. D. Đất nước trải dài trên 11 múi giờ. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 3/3- Địa 11 - Mã đề thi 117
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2