Đề thi thử Đại học lần 1 môn Địa lý (2014) - Trường THPT Hai Bà Trưng
lượt xem 9
download
Tham khảo Đề thi thử Đại học lần 1 môn Địa lý (2014) - Trường THPT Hai Bà Trưng để thử sức với các bài tập và dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi tuyển sinh 2014. Cấu trúc đề thi thử được biên soạn theo chuẩn mới nhất của Bộ GD&ĐT sẽ giúp bạn tổng quan kiến thức trọng tâm cần ôn tập để luyện thi hiệu quả và nhanh chóng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử Đại học lần 1 môn Địa lý (2014) - Trường THPT Hai Bà Trưng
- Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ 1 - NĂM 2014 Trường THPT Hai Bà Trưng MÔN: ĐỊA LÝ (KHỐI C) (ĐỀ CHÍNH THỨC) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) ----------------- Họ và tên thí sinh: …………………………………….……. Số báo danh: ………………... I . PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 8,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm ) 1.Tại sao khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới? Tính chất này được thể hiện như thế nào? 2.Dựa vào căn cứ nào có thể xác định Việt Nam là nước có dân số tăng nhanh và cơ cấu dân số trẻ? Câu II ( 3,5 điểm ) 1. So sánh đặc điểm địa hình của vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc nước ta. 2. Cho bảng số liệu sau: “Một số chỉ tiêu về vận tải hàng hoá.” Khối lượng vận chuyển (1000 tấn) Khối lượng luân chuyển (triệu Loại hình vận tải tấn/km) 1990 1996 1990 1996 Tổng số 53889,0 100140,3 12544,2 29414,8 Đường sắt 2341,0 4041,5 847,0 1683,6 Đường bộ 31765,0 63813,0 1631,0 3498,3 Đường sông 16295,0 23395,0 1749,0 2487,3 Đường biển 3484,0 8843,0 8131,1 21365,5 Đường hàng không 4,0 47,8 4,1 107,1 a. Tính cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển & luân chuyển phân theo loại hình vận tải. b. So sánh khối lượng vận chuyển & luân chuyển năm 1996 so với 1990 ở các loại hình vận tải. c. Nhận xét về vai trò của từng loại hình vận tải & xu hướng biến đổi từ năm 1990 đến năm 1996. Câu III ( 2,5 điểm ) Cho bảng số liệu: Tình hình sử dụng đất ở nước ta trong 2 năm 1993 và 2006. Năm 1993 (%) 2006 (1000 ha) Các loại đất Đất nông nghiệp 22,2 9412200 Đất lâm nghiệp có rừng 30,0 14437300 Đất chuyên dùng và thổ cư 5,6 2003700 Đất chưa sử dụng 42,2 7268000 Tổng 100,0 33121200 1. Vẽ biểu đồ về cơ cấu sử dụng đất của nước ta năm 1993 và năm 2006. 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất của nước ta trong 2 năm 1993 và 2006. II. PHẦN RIÊNG ( 2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Tại sao phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo lại có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta? Câu IV. b. Vì sao tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) có tầm quan trọng hàng đầu trong mục tiêu phát triển kinh tế của nước ta? Trình bày những thành tựu và hạn chế của nền kinh tế trong những năm đầu của thời kì Đổi mới. --------------------------------------Hết----------------------------------------
- ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 ( Năm học : 2013 – 2014) Môn thi: Địa Lí ( Đáp án gồm có 5 trang ) Câu Nội dung Điểm Câu I 1. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta . 1,0 điểm (2,0 - Nguyên nhân: Do vị trí địa lí nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực nội 0.5 đ điểm) chí tuyến. Hằng năm, nước ta nhận được lượng được lượng bức xạ mặt trời lớn, mọi địa phương trong năm đều có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh. - Biểu hiện: + Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. 0.5 đ + Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 200C ( trừ vùng núi cao). + Số giờ nắng lớn, đạt 1.400 – 3.000 giờ. 2. Căn cứ nào có thể xác định Việt Nam là nước có dân số tăng nhanh và 1,0 điểm cơ cấu dân số trẻ: - Căn cứ để xác định nước ta có dân số tăng nhanh: 0.5 đ + Thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn( dẫn chứng) + Tốc độ gia tăng dân số không đều giữa các thời kì tuy có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của thế giới. - Căn cứ để xác định nước ta có cơ cấu dân số trẻ: 0.5 đ + Theo qui định, một nước được coi là có cơ cấu dân số trẻ khi độ tuổi từ 0-14 chiếm trên 35%, độ tuổi trên 60 chiếm dưới 10% và phần còn lại là tuổi lao động. + Ở nước ta, tuy tỉ lệ trẻ em ( ở độ tuổi từ 0-14) đã giảm nhiều từ 33,5% năm 1999 xuống còn 27,0% năm 2005, tức là dưới 35% nhưng tỉ lệ nhóm trên tuổi lao động vẫn dưới 10% ( 8,1% năm 1999 và 9% năm 2005). Câu 1. So sánh đặc điểm địa hình của vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc 1,5 điểm II nước ta. - Giống nhau: 0.5 đ (3,5 + Đều là địa hình miền núi , hướng nghiêng chung: Tây Bắc – Đông Nam; điểm) đều có các dạng địa hình: Đá vôi, các cao nguyên, sơn nguyên đá vôi. + Xen kẻ giữa các dãy núi tương đối cao là các cao nguyên thấp, các thung lũng sông. - Khác nhau: 1.0 đ Đông Bắc Tây Bắc Phạm vi - Nằm ở tả ngạn Sông Hồng - Nằm giữa S.Hồng và S.Cả Độ cao Chủ yếu là ĐH núi thấp ĐH cao, đồ sộ nhấtVNam (Phan (Tây Côn Lĩnh cao nhất xi păng cao nhất 3143m 2419m) Hướng núi 4 cánh cung chụm về Tam Đảo 3 dải ĐH cùng hướng TB - ĐN Hướng ĐH nghiêng từ TB - ĐN ĐH nghiêng từ TB – Đ nghiêng
- Các dạng +Các cánh cung: Sông Gâm, -Các dạng ĐH.. ĐH Ngân Sơn,Bắc Sơn,Đông Triều +Phía đông :dãy HL Sơn có đỉnh chính +Một số đỉnh núi cao nằm ở Phan xi păng(3143m) thượng nguồn sông Chảy:Tây +Phía tây các dãy núi trung bình Côn Lĩnh, Pu Tha Ca,Kiều ở biên giới Việt-Lào:từ Khoa La Liêu Ti San đến sông cả (Pu đen Đinh, +Các khối núi đá vôi giáp biên Pu sam Sao) giới Việt-Trung ,Hà Giang,Cao +Ở giữa thấp hơn:Các dãy núi bằng xen lẫn các cao nguyên đá +Đồi núi thấp ở trung tâm cao vôi(Tà phình, Sơn La )nối tiếp 500-600m với vùng núi đá vôi NBình, +Vùng đồi trung du thấp giáp Thanh Hoá ĐBằng
- bộ trước đây chiếm ưu thế về cự ly v/chuyển ngắn & TB, nhưng gần đây v/tải đường bộ đã tăng lên về cự ly v/chuyển đường dài (đ/biệt là v/tải B - N). Đường sắt, gần đây đã có sự tăng trưởng khá nhanh (đ/biệt là cự ly v/chuyển trên tuyến đường sắt B-N). Đ.Sông, cự ly v/chuyển chỉ trên / dưới 100 km, cho thấy ngành này vẫn chủ yếu ph/vụ cho nhu cầu địa phương (tập trung ở các lưu vực sông tự nhiên là chính). Đường biển tăng nhanh về khối lượng luân chuyển, cho thấy rõ ưu thế trong v/chuyển đường dài (>2000 km) 1. Vẽ biểu đồ về cơ cấu sử dụng đất của nước ta năm 1993 và năm 2006. 1,5 điểm a. Chọn biểu đồ: Vẽ biểu đồ hình tròn bằng nhau (vì không có cơ sở để vẽ 2 hình tròn khác nhau) Câu - Phải xử lý số liệu: Tính tỉ lệ cơ cấu (%) của các loại đất năm 2006. ( 0,5 điểm ) III Lập bảng: Cơ cấu sử dụng đất tự nhiên của nước ta năm 1993 và 2006 (%) (2,5 Năm điểm ) 1993 2006 Các loại đất Đất nông nghiệp 22,20 28,42 Đất lâm nghiệp có rừng 30,00 43,59 Đất chuyên dùng và thổ cư 5,60 6,05 Đất chưa sử dụng 42,20 21,94 Tổng 100,0 100,0 - Vẽ biểu đồ :( 1,0 điểm ) Thực hiện đầy đủ theo qui trình vẽ biểu đồ hình tròn (như đã hướng dẫn). (không phải tính bán kính cho mỗi vòng tròn, vì tổng diện tích đất tự nhiên của nước ta không thay đổi) Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất tự nhiên trong 2 năm 1993 và 2006. 2. Nhận xét và giải thích 1,0 điểm
- Từ 1993 - 2006: - Diện tích đất nông nghiệp tăng cả về qui mô và cơ cấu (tương ứng là 2,06 triệu ha và 6,22%). Nguyên nhân do có chính sách khai hoang, mở rộng diện tích; Phát triển kinh tế trang trại; Do quản lý qui hoạch tốt đất chuyên dùng, nên tuy một phần đất nông nghiệp đã chuyển sang đất chuyên dùng và đô thị nhưng đất nông nghiệp vẫn tăng. - Đất lâm nghiệp tăng nhanh hơn (4,5 triệu ha và 13,59%), do có chính sách đóng cửa rừng; chính sách phủ xanh ĐTĐNT, phát triển rừng và phát triển kinh tế trang trại. - Đất CD và TC tăng chậm (1,48 triệu ha và 0,55%), do thực hiện tốt chính sách dân số, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất trong quá trình đô thị hoá. - Đất chưa SD giảm mạnh (giảm 6,7 triệu ha, tỉ trọng giảm 20,26%), do tăng cường khai hoang, đẩy mạnh phong trào trồng rừng. Câu Việc phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo lại có ý nghĩa chiến lược hết 2,0 điểm IVa sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta vì: - Có thể phát triển và đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, cũng như khai thác (2,0 các đặc sản biển như: bào ngư, đồi mồi, ngọc trai, tổ yến…Cung cấp điểm) hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, thu nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. - Phát triển công nghiệp chế biến hải sản: nước mắm, hàng đông lạnh … - Phát triển dịch vụ du lịch biển – đảo. - Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. - Việc khẳng định chủ quyền ở các huyện đảolà cơ sở để nước ta khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. Câu 1. Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) có tầm quan trọng IVb hàng đầu trong mục tiêu phát triển kinh tế ở nước ta vì: 0,5 điểm (2,0 - Quy mô nền kinh tế nước ta còn nhỏ, vì vậy tăng trưởng GDP với tốc độ cao điểm) và bền vững là con đường đúng đắn để chống tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Tăng trưởng GDP tạo tiền đề cho việc xuất khẩu, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. 2. Những thành tựu và hạn chế của nền kinh tế nước ta trong những năm 1,5 điểm đầu của thời kì Đổi mới. a) Thành tựu: 1,0 điẻm - Từ năm 1990- 2005 GDP của nươc ta tăng liên tục, tốc độ tăng trung bình hơn 7,2%/năm, Việt Nam đứng vào hàng các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của khu vực và châu Á. - Đặc biệt những năm cuối thế kỉ XX nhiều nước trong khu vực xảy ra khủng hoảng tài chính trầm trọng và tốc độ GDP bị giảm sút mà VN vẫn duy trì tốc độ
- tăng trưởng GDP tương đối cao. - Trong các ngành cũng đạt nhiều thành tựu: + NN: Vấn đề an ninh lương thực được giải quyết vững chắc, VN trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh. + CN: Đi dần vào thế ổn định với tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 1991-2005 đạt trên 14%. Sản phẩm CN tăng cả về số lượng và chất lượng, sức cạnh tranh trên thị trường được cải thiện. b ) Hạn chế : 0,5 điểm - Nền kinh tế nước ta vẫn phát triển chủ yếu theo chiều rộng, tăng về số lượng nhưng chất lượng chậm chuyển biến. - Chưa đảm bảo phát triển bền vững. - Năng lực cạnh tranh yếu, hiệu quả kinh tế thấp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử Đại học lần 1 (2007-2008)
1 p | 872 | 155
-
Đề thi thử Đại học lần 3 môn Tiếng Anh (Mã đề thi 135) - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
48 p | 255 | 12
-
Đề thi thử Đại học lần 1 môn Vật lý (Mã đề 069) - Trường THPT Ngô Quyền
6 p | 149 | 6
-
Đề thi thử Đại học lần 4 môn Toán
6 p | 108 | 5
-
Đề thi thử Đại học lần II môn Ngữ văn khối D
1 p | 89 | 3
-
Đề thi thử Đại học lần II năm học 2013-2014 môn Vật lý (Mã đề thi 722) - Trường THPT Lương Thế Vinh
7 p | 124 | 3
-
Đề thi thử Đại học lần IV năm học 2012 môn Vật lý (Mã đề 896) - Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ
6 p | 93 | 3
-
Đề thi thử Đại học lần 2 năm 2013-2014 môn Sinh học - Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (Mã đề thi 231)
9 p | 125 | 3
-
Đề thi thử đại học lần III năm học 2011-2012 môn Hóa học (Mã đề 935)
5 p | 83 | 3
-
Đề thi thử Đại học lần 3 năm 2014 môn Toán (khối D) - Trường THPT Hồng Quang
8 p | 110 | 3
-
Đề thi thử Đại học, lần III năm 2014 môn Vật lý (Mã đề 134) - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
6 p | 109 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần I năm 2014 môn Vật lý (Mã đề thi 249) - Trường THPT Quỳnh Lưu 3
15 p | 97 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần 1 năm học 2013-2014 môn Hóa học (Mã đề thi 001) - Trường THCS, THPT Nguyễn Khuyến
6 p | 117 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần 3 năm 2010 môn Sinh học – khối B (Mã đề 157)
4 p | 80 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần 1 năm học 2010 - 2011 môn Sinh học - Trường THPT Lê Hồng Phong
8 p | 112 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần II môn Ngữ văn khối D - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
1 p | 98 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần II năm học 2013-2014 môn Vật lý (Mã đề thi 132) - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
7 p | 134 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần 2 năm học 2012-2013 môn Hóa học (Mã đề thi 002) - Trường THCS, THPT Nguyễn Khuyến
6 p | 113 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn