Điều Trị Nội Khoa - Bài 11: SAY NÓNG
lượt xem 9
download
Say nóng thường gọi là phát sa. Do ở mùa hạ lao động làm lụng ở nơi nóng cao hoặc dưới mặt trời gay gắt, bị cảm nắng nóng hoặc khí nóng ẩm hôi tanh, tà nhiệt uất ở trong, che mờ thanh khiếu gây ra; quá lắm thì động phong co giật cứng đơ, thể hư thì hao thương tân dịch, dễ tới hư thoát.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều Trị Nội Khoa - Bài 11: SAY NÓNG
- Điều Trị Nội Khoa - Bài 11: SAY NÓNG Say nóng thường gọi là phát sa. Do ở mùa hạ lao động làm lụng ở nơi nóng cao hoặc dưới mặt trời gay gắt, bị cảm nắng nóng hoặc khí nóng ẩm hôi tanh, t à nhiệt uất ở trong, che mờ thanh khiếu gây ra; quá lắm thì động phong co giật cứng đơ, thể hư thì hao thương tân dịch, dễ tới hư thoát. ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN. 1. Bệnh mới nổi lên thì đầu choáng, đầu đau, ngực buồn bằn không có sức miệng khát, quặn bụng trên muốn nôn, toàn thân buốt đau không hợp, quá lắm thì mồ hôi bế, sốt cao vật vã không yên, nghiêm trọng thì thần chí không rõ ràng, nói nhảm, tối mắt ngã đổ; hoặc mồ hôi nhiều mà tiểu tiện ít, tứ chi co quắp, bắp thịt cong giật, bắp chân chuột rút đau buốt, hoặc mồ hôi ra chi lạnh, sắc mặt trắng xanh, tim ho ảng, ngắn hơi. 2. Có trải qua phát bệnh ở trong hoàn cảnh nóng bứt, rứt, hoặc lao động dưới mặt trời gay gắt thời gian dài. 3. Chú ý quan sát thân nhiệt, mạch, huyết áp, có mồ hôi hay không có mồ hôi, có hay không tiểu tiện và tình hình thoát nước. 4. Người say nóng hôn mê, cần chú ý xem xét khác với viêm não B - lây lan, bệnh sốt rét não hình (xem thêm bài hôn mê và sốt rét).
- PHƯƠNG PHÁP CHỮA 1 . Xử lý khẩn cấp a. Nhanh chóng đưa bệnh nhân dời đến nơi bóng mát thoáng gió nới rộng quần áo, trước hết dùng khăn ướt nóng đắp lên vùng đầu và xoa xát toàn thân. Sau đó dùng nước giếng đắp lên vùng đầu, dùng cồn 500 xát toàn thân, lại quạt mát để tản nóng, cho uống nước đun sôi để mát, nước chè mát, nước muối loãng, nước bí ngô. b. Chữa bằng châm cứu: (1) Thể châm: Thập tuyên (châm trước hết, nặn máu), Bách hội. Nhân trung Dũng tuyền. Gia giảm: + Giật co, chi trên châm thêm Hợp cốc, Khúc trì, chi dưới châm thêm Uỷ trung, Thừa sơn. + Phát sốt gia Đại chùy, Khúc trì. Các huyệt kể trên đều phải dùng thủ pháp kích thích mạnh, làm đi làm lại, để nhanh chóng khống chế chứng trạng. (2) Nhĩ châm: Thần môn, Giao cảm c. Cách chữa cạo gió
- Thao tác: Dùng mép sáng trơn của chiếc chìa khoá hoặc tiền cổ 1 bằng đồng tẩm dầu vừng cạo ở hai cạnh cột sống, khe sườn, xương ngực, khuỷu tay và lõm gối, cạo từ trên xuống dưới, từ sau lưng ra trước ngực, trước nhẹ sau nặng, lấy xuất hiện điểm xuất huyết màu đỏ tím làm mức dừng cạo. 2. Biện chứng thí trị. Do ở phát bệnh say nóng thường cấp, cho nên nhất định cần xử lý khẩn cấp đồng thời kết hợp biện chứng thí trị, căn cứ vào đặc điểm bệnh lý của bệnh say nóng, trị thì lấy thanh nhiệt giải thử làm chủ,lại khu biệt bệnh t ình nặng nhẹ, chứng trạng không giống nhau, chọn lây cách làm phù hợp. a. Chứng nhẹ: Đầu đau, tối mắt chóng mặt, hoa mắt, tim đập mạnh, thân nóng không có mồ hôi, tinh thần mệt mỏi, ngực buồn bằn, quặn bụng trên, muốn nôn, mạch sác, rêu lưỡi trơn. Cách chữa Thanh thử hoá thấp. Bài thuốc ví dụ: Hoắc hương, Bội lan, Thanh cao, mỗi thứ đều 3 đồng cân Ngân hoa 5 đồng cân, Liên kiều 3 đồng cân, Ích nguyên tán 5 đồng cân bao lại sắc, Thanh hà diệp 1 góc. Gia giảm: + Không có mồ hôi, gia Hương nhu lâu năm 1,5 đồng cân.
- + Ngực buồn bằn, nôn sợ, gia Bạch khấu nhân 1 đồng cân hậu hạ. b. Chững nặng: Sốt cao, mồ hôi nhiều hoặc không có mồ hôi, miệng khát uống nhiều, vật vã không yên, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi hồng khô, mạch hồng sác, hoặc tế sác. Cách chữa Tân hàn thanh nhiệt. 1, Bài thuốc ví dụ: Bạch hổ thang gia giảm. Sinh thạch cao 1 lạng, Tri mẫu 3 đồng cân, Tiên lô căn (rễ lau tươi) 1 lạng, Lá tre tươi 30 lá, Vỏ xanh quả bí ngô 1 lạng, Lá sen tươi 30 lá, Kê tô tán 5 đồng cân bao lại (có mồ hôi thì không được dùng). Gia giảm: + Tà vào tâm bào, thần mờ tối, dùng riêng Vạn thị ngưu hoàng hoàn 1 viên ngoáy tan với nước uống hoặc Tử tuyết đan 5 phân, hoà tan với nước sôi uống. + Phong động co giật: Cơ bắp tứ chi co rút , giật cong, chuột rút, gia Mộc qua 3 đồng cân, Câu đằng 4 đồng cân, Thạch quyết minh 1 lạng. + Xuất hiện chứng có hình ảnh hư thoát tất cần xử lý khẩn cấp có thể xem thêm bài choáng ngất . 3. Phương lẻ:
- a. Hoàng kinh diệp, giã nát lấy nước cốt nhỏ vào trong mũi gây hắt hơi b. Minh phàn 3 - 4 phân, nghiền nhỏ nuốt uống nắng. Dùng hợp ở chứng bệnh mặt trời chiếu nắng, đầu mờ tối choáng, bứt rứt buồn bằn, quặn bụng trên. c. Đại toản 3-4 nhánh, giã nát hoà với nước uống vào. d. Lá sen tươi, lá Tre tươi,rễ cây Lau tươi, Hoắc hương tươi, Bội lan tươi, Thanh cao, chọn lấy một hai loại, sắc nước hoặc hãm như chè uống đều đều, lại có thể dùng làm dự phòng. DỰ PHÒNG 1 . Làm tốt công việc phòng nóng, giảm nhiệt độ xuống. 2. Ngày hạ thường uống nước muối lạt đun sôi hoặc sắc nước đậu xanh. 3. Sẵn đủ Nhân đơn, dầu mát, mươi giọt nước thuốc chống say nóng. 4. Nếu cảm thấy không ra mồ hôi, đầu choáng, tim đập mạnh, đến ngay chỗ bóng mát nghỉ ngơi. BÀI THUỐC THAM KHẢO 1. Hành quân tán: Ngưu hoàng. Xạ hương, Trân châu, Băng phiến, Nguyệt thạch, mỗi thứ 5 đồng cân, Hùng hoàng 8 đồng cân, Hoa tiêu 3 phân. Kim bạc 20 lá. Thuốc trên nghiền chung nhỏ mịn, cho vào lọ gốm nút thật kín.
- Dùng 1 phân, ngoáy nước sôi uống, dùng ở khi say nóng, đầu, mắt tối xoay, ngực và bụng trên buồn bằn bứt rứt nôn mửa, thậm chí bất tỉnh nhân sự. 2. Tịch ôn đan: Xạ hương, Băng phiến, Trầm hương, Đinh hương, Ma hoàng, Yên hoàng, Nguyệt thạch, Chu sa. Dùng 2 - 4 miếng nuốt uống. Dùng ở say nóng đầu xoay nôn mửa. 3. Ngọc khu đan: Sơn từ cô, Tục tùy tử sương, Hồng mao đại kích, Ngũ bội tử, Yên hoàng, Chu sa, Xạ hương. Dùng 2 phân, ngoáy với nước sô i uống. Dùng ở đầu mờ tối, ngực buồn bằn nôn mửa quặn bụng trên, rêu lưỡi trơn. 4. Thông quan tán: Nha tạo, Tế tân, hai vị bàng nhau, nghiền cực nhỏ mịnh, trộn đều, khi dùng lấy chút ít thổi vào) trong mũi gây hắt hơi. Dùng ở say nóng, tối mặt ngã nhào. 5. Vạn thị ngưu hoàng thanh tâm hoàn: Thành phần và tễ lượng xem ở bài Viêm gan lây lan. 6. Tử tuyết đan:
- Thành phần và tề lượng xem ờ bài Bệnh lỵ . 7. ích nguyên tán (Lục nhất tán gia Chu sa) Hoạt thạch 6 lạng, Cam thảo 1 lạng, Chu sa nghiền chung nhỏ mịn 8. Kê tô tán: Hoạt thạch 6 lạng, Cam thảo 1 lạng, nghiền chung nhỏ mịn. KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ CỦA TÁC GIẢ Châm tả Đại lăng, Ngoại quan. Gia giảm: + Có tà nhập tâm bào, châm tả: Tâm du, Thần đạo, Thiên tỉnh + Có chảy máu cam ở mũi miệng, châm tả: thượng tinh, Tố liêu + Có co giật, chuột rút, châm tả: Hợp cốc. Tháixung
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Bệnh học và điều trị nội khoa
0 p | 1125 | 499
-
Bệnh học và điều trị nội khoa part 1
57 p | 306 | 104
-
Điều trị nội khoa và Thực hành cấp cứu: Phần 1
128 p | 300 | 103
-
Điều trị nội khoa và Thực hành cấp cứu: Phần 2
107 p | 200 | 88
-
Bệnh học và điều trị nội khoa part 2
57 p | 242 | 86
-
Bệnh học và điều trị nội khoa part 3
57 p | 192 | 65
-
Bệnh học và điều trị nội khoa part 4
57 p | 209 | 54
-
Bệnh học và điều trị nội khoa part 5
57 p | 178 | 54
-
Bệnh học và điều trị nội khoa part 6
57 p | 174 | 48
-
Bệnh học và điều trị nội khoa part 7
57 p | 169 | 47
-
Bệnh học và điều trị nội khoa part 8
57 p | 175 | 46
-
Bệnh học và điều trị nội khoa part 10
50 p | 172 | 43
-
Bệnh học và điều trị nội khoa part 9
57 p | 161 | 43
-
Điều trị nội khoa tối ưu bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định chúng ta đã làm đúng và đủ chưa?
32 p | 53 | 3
-
Đặc điểm của suy thận cấp ở người cao tuổi được điều trị nội khoa
6 p | 59 | 3
-
Hình ảnh siêu âm áp-xe gan a-míp theo thời gian điều trị nội khoa
4 p | 64 | 2
-
Hướng dẫn điều trị nội khoa: Phần 1
231 p | 4 | 2
-
Hướng dẫn điều trị nội khoa: Phần 2
237 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn