Đồ án công nghệ 2: Thiết kế nhà máy sx phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt, năng suất 10 tấn rác/giờ
lượt xem 68
download
Đồ án công nghệ 2 với đề tài "Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt, năng suất 10 tấn rác/giờ" có nội dung trình bày gồm các chương sau: chương 1 tổng quan, chương 2 chọn và thuyết minh quy trình công nghệ, chương 3 tính cân bằng vật chất, chương 4 tính toán và chọn thiết bị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án công nghệ 2: Thiết kế nhà máy sx phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt, năng suất 10 tấn rác/giờ
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng được đáp ứng, không chỉ về số lượng mà còn phong phú về cả mẫu mã và chất lượng ngày càng cao. Nó cũng đồng nghĩa với lượng rác thải sinh hoạt ngày một nhiều và trở thành vấn đề nhức nhối và bức xúc không chỉ riêng từng vùng, từng quốc gia mà cả trên toàn thế giới. Thực tế đã có những kiện tụng, tranh chấp bãi đổ rác và quan điểm về hàng phế thải giữa các quốc gia trên thế giới. Đứng trước thực trạng về tình hình ô nhiễm rác thải sinh hoạt đang nhức nhối, nước ta cũng đã có nhiều biện pháp xử lý, sử dụng nhiều phương pháp như chôn lấp, đốt rác và sản xuất phân bón hữu cơ từ rác v.v. mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và chỉ phù hợp với từng đối tượng rác. Thêm nữa các công nghệ xử lý rác từ trước, chủ yếu là công nghệ nhập ngoại, rất đắt tiền và chưa phù hợp với rác thải Việt Nam chưa qua phân loại. Yêu cầu thực tế cần có công nghệ vừa đảm bảo hiệu quả xử lý vừa phù hợp với điều kiện kinh tế trong nước và biến nguồn hữu cơ này thành phân bón phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững. Vì vậy, đề tài “Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt, năng suất 10 tấn rác/giờ” có thể xem là một phương án giải quyết việc ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra. Đây không phải là một đề tài mới vì đã có nhiều nơi trong cả nước áp dụng phương pháp này, nhưng là một đề tài có tính thực ti ễn cao, bên cạnh việc giải quyết vấn đề bức bách là ô nhiễm môi trường đang rất cần ý thức trách nhiệm của người dân và của toàn xã hội, nó còn tạo ra sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp sạch. Phân bón vi sinh có ưu điểm là không gây tổn hại cho môi trường, là loại phân bón chứa nhiều VSV có lợi cho môi trường, giúp cây hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Phân vi sinh sẽ thay thế dần cho phân bón hoá học, thích hợp cho phát triển nông nghiệp bền vững. SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 1
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về rác thải sinh hoạt 1.1.1 Khái niệm Chất thải rắn (còn gọi là rác) là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, hoạt động và sản xuất của con người và động vật. Chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, bệnh viện,… trong đó, chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Chất lượng và số lượng rác thải tại từng quốc gia và từng khu vực trong mỗi quốc gia là rất khác nhau tùy thuộc vào trình độ kinh tế và khoa học kỹ thuật. Bất kỳ hoạt động sống nào của con người, tại nhà, trường học hay nơi công sở đều sinh ra một lượng rác đáng kể, trong đó có cả hai loại vô cơ và hữu cơ. Vì vậy có thể định nghĩa rác thải sinh hoạt là những thành phần tàn tích vô cơ và hữu cơ phục vụ đời sống con người, chúng không còn được sử dụng và bị trả lại môi trường sống. 1.1.2 Tình hình ô nhiễm rác thải 1.1.2.1 Trên thế giới Trong vài thập kỷ vừa qua, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật dẫn đ ến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, do sự bùng nổ dân số, nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao, theo đó lượng các chất thải do con người gây ra càng nhiều và đa dạng về thành phần. Nạn ô nhiễm môi trường có thể thấy ở mọi nơi trên thế giới, từ Mexico, Nga, Mỹ cho tới Trung Quốc, Ấn Độ… Mumbai là một trong những thành phố đông đúc nhất và bẩn thỉu nhất trên trái đất. Mỗi ngày, người dân ở nơi đây quẳng ra hàng tấn rác. Chúng ta có thể tìm thấy rác bẩn ở khắp mọi nơi trong thành phố này. Nên nơi đây còn được gọi là “kinh đô” của thế giới về rác thải [11]. Bắc Kinh có dân số 17,6 triệu người, thải ra khoảng 18.400 tấn rác mỗi ngày. 90% rác thải được đổ tại 13 bãi rác đặt rải rác quanh thành phố [12]. Ở Anh, lượng rác thải năm 2008 là 18,1 triệu tấn, không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà hoạt động môi trường tại Anh đã gọi xứ sở sương mù là “hố rác của châu Âu” [13]. Nếu tính bình quân mỗi người một ngày đưa vào môi trường 0,5kg chất thải thì mỗi ngày trên thế giới hơn 6 tỷ người sẽ thải vào môi trường hơn 3 triệu tấn rác và mỗi năm sẽ thải trên 1 tỷ tấn rác thải. SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 2
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông Với một lượng rác khổng lồ như vậy, việc xử lý chất thải sinh hoạt đã trở thành một ngành công nghiệp thu hút nhiều công ty lớn. Tuy nhiên các bãi rác tập trung vẫn tồn tại và ngày càng có xu hướng gia tăng. Điều này do nhiều nguyên nhân, t ừ thi ếu vốn đầu tư, thiếu thiết bị đến thiếu kiến thức về chuyên môn, không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng trong việc quản lý rác. Rác có thể gây ô nhiễm toàn diện đ ến môi trường đất, nước, không khí.[1] 1.1.2.2 Ở Việt Nam Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đ ạt trên 7%/năm. Cùng với sự phát triển kinh tế thì vấn đề môi trường cũng bị ảnh hưởng theo. Việt Nam ta với trên 85 triệu người đã thải ra mỗi năm hơn 15 triệu tấn rác. Trong đó rác sinh hoạt đô thị và nông thôn chiếm khoảng 12,8 triệu tấn; rác công nghiệp khoảng 2,7 triệu tấn; lượng rác thải y tế khoảng 2,1 vạn tấn, l ượng rác thải độc hại trong công nghiệp là 13 vạn tấn và rác thải trong nông nghiệp (kể cả hóa chất khoảng 4,5 vạn tấn)… .[1] Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19.9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rach Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%),…[14] Theo thống kê hiện nay trên cả nước có 91 bãi rác lớn, chỉ có 17 bãi hợp vệ sinh, chiếm chưa tới 19%. Trong khi đó có 49 bãi rác (chiếm gần 54%) đang gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các bãi rác chôn lấp không hợp vệ sinh và các bãi rác lộ thiên gây ra ô nhiễm nước ngầm và nước mặt do nước rác không được xử lý, các chất ô nhiễm không khí, tạo ra nhiều mùi hôi thối hoặc các loại con trùng, ruồi muỗi, chuột, bọ,.. gây ảnh hưởng rất lớn đến người dân đặc biệt là những người dân sống cạnh bãi rác. Nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm rác thải sinh hoạt hiện nay xuất phát từ thực trạng quản lý môi trường và ý thức của người dân. Để giải quy ết vấn đ ề này một cách triệt để cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà quản lý, nhà khoa học và người dân nhằm tìm ra giải pháp hợp lý trong việc giảm thiểu, tái sử dụng và quay vòng rác thải đô thị.[1] 1.1.3 Sự hình thành rác thải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt được tạo ra trong hoạt động sống của con người, chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm, dịch v ụ, thương mại. SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 3
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông - Các chất thải tạo ra từ các bếp ở các gia đình hay các nhà bếp tập thể, các loại này có bản chất dể phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.. Ngoài ra còn có cả những chất khó phân hủy như: các loại bao nilông, giẻ rách, các loại bao bì từ cellulose. - Chất thải từ khu vực thương mại như chợ siêu thị. Số lượng này rất lớn và đa dạng. - Chất thải từ các khu vui chơi, giải trí, nhà trường, khách sạn, nhà máy, xí nghiệp… 1.1.4 Thành phần rác thải rắn Chất thải sinh hoạt là loại chất thải phức tạp được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau. Thành phần của nó gồm: - Rác hữu cơ : 41,98 % - Giấy : 5,27 % - Nhựa, cao su : 7,19 % - Len, vải : 1,75 % - Thủy tinh : 1,42 % - Đá, đất sét, sành sứ : 6,89 % - Xương, vỏ hộp : 1,27 % - Kim loại : 0,59 % - Tạp chất : 33,67 % Khối lượng riêng chất thải: 800kg/m3 Thành phần chiếm nhiều nhất là hợp chất hữu cơ, do đó có thể sử dụng làm nguồn nguyên liệu để sản xuất phân vi sinh.[15] 1.1.5 Vi sinh vật (VSV) có trong rác thải sinh hoạt Các VSV có trong rác thải thường xuất hiện từ hai nguồn cơ bản sau: - Có sẵn trong chất thải từ nguồn sinh ra nó, trong đó có VSV, giun, sán thường có sẵn trong chất thải ngay từ khi bắt đầu bỏ chất này vào môi trường. Đây là nguồn VSV nhiều nhất và tập trung nhất. - VSV nhiễm vào chất thải từ không khí, đất, nước trong quá trình thu nhận, vận chuyển và cả trong quá trình xử lý. Hệ sinh thái chất thải là hệ sinh thái không bền vững. Nó biến động rất nhanh trong suốt quá trình tồn trữ chất thải.[2] SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 4
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông 1.2 Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt 1.2.1 Phương pháp chôn lấp ∗ Nguyên lý: Đây là phương pháp chôn lấp rác vào các hố đào có tính toán về dung lượng, có gia cố cẩn thận để kiểm soát khí thải và kiểm soát lượng nước rò r ỉ. Nguyên lý c ủa phương pháp này là tạo môi trường yếm khí để VSV tham gia phân huỷ các thành phần hữu cơ có trong rác thải, có kiểm soát hiện tượng ô nhiêm nước, đất và không ̃ khí. Ngày nay phương pháp chôn lấp đã được cải tiến thành chôn lấp tích c ực hay chôn lấp kiểu ủ sinh học (landfill bioreactor). Nguyên tắc của phương pháp này giống như chôn lấp. Nhưng với chôn lấp kết hợp với ủ sinh học rác sẽ được ủ trong hố ủ được thiết kế như reactor để tránh rò rỉ nước rác và được bổ sung những chế phẩm vi sinh khử mùi hôi của quá trình phân hủy. ∗ Ưu điểm: - Chi phí đầu tư ít. - Xử lý được một lượng rác đáng kể. ∗ Nhược điểm: - Diện tích tiêu tốn lớn. - Thời gian phân hủy chậm, kể cả với phương pháp chôn lấp kiểu ủ có bổ sung chế phẩm sinh học. - Gây ô nhiễm không khí do thoát ra các loại khí như CH 4, CO2, H2S, NH3, indol và nhiều khí khac gây mùi khác. ́ - Gây ô nhiễm tầng nước ngầm do nước mưa thấm vào bãi rác tạo ra lượng nước rò rỉ rất lớn, rửa trôi các chất dễ phân hủy. 1.2.2 Phương pháp đốt ∗ Nguyên lý: Rác thải sau khi thu gom, vân chuyên về được đốt trong các lò đốt, có thể thu ̣ ̉ nhiệt để chạy máy phát điện, con phân tro có thể đem chôn lâp. ̀ ̀ ́ ∗ Ưu điểm: - Tiêu diệt được mầm bệnh, loại bỏ được các chất độc hại trong chất thải. - Hạn chế được vấn đề ô nhiễm liên quan đến nước rác. SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 5
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông - Cho phép xử lý nhiều loại rác. - Tiết kiệm được diện tích đất cho chôn lấp. ∗ Nhược điểm: - Chi phí vận hành và bảo trì thiết bị rất cao. - Gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng, khó kiểm soát lượng khí thải chứa dioxin, gây hiệu ứng nhà kính và các bệnh đường hô hấp. - Tốn nhiều nhiên liệu đốt. Phương pháp này chỉ thích hợp với rác thải công nghiệp, rác thải y tế. Không thích hợp cho xử lý rác thải sinh hoạt có hàm lượng rác hữu cơ cao như ở Việt Nam. 1.2.3 Phương pháp lên men kị khí tạo CH4 ∗ Nguyên lý: Sử dụng các chủng VSV phân hủy rác trong điều kiện kị khí để tạo sản phẩm cuối cùng là khí CH4 phục vụ cho quá trình chạy máy phát điện hay để nấu ăn trong hộ gia đình. ∗ Ưu điểm: - Tận dụng nguồn rác thải để chuyển thành một nguồn năng lượng quý. - Tiêu diệt kí sinh trùng gây bệnh. ∗ Nhược điểm: - Chi phí đầu tư ban đầu lớn, yêu cầu về kỹ thuật cao. - Sản phẩm tạo thành dễ rò rỉ gây ô nhiễm nguồn nước. 1.2.4 Phương pháp ủ sinh học sản xuất phân bón hữu cơ ∗ Nguyên lý: Phương pháp ủ chất thải hữu cơ là quá trình phân giai môt loat cac chât hữu cơ ̉ ̣ ̣ ́ ́ có trong chât thai sinh hoat, bun căn, phân gia suc,… dưới tac dung cua tâp đoan VSV ́ ̉ ̣ ̀ ̣ ́ ́ ̣ ̉ ̣ ̀ ban đia và VSV bổ sung vao. Quá trinh ủ được thực hiên trong cả điêu kiên hiêu khí và ̉ ̣ ̀ ̀ ̣ ̀ ̣ ́ kị khí của VSV ưa nhiệt để phân hủy rác thải sinh hoạt thành sản phẩm phân bón có chất lượng.[1- tr 106] Công nghệ có thể là ủ đống tĩnh thoáng khí cưỡng bức, ủ luống có đ ảo đ ịnh kì hoặc vừa thổi khí vừa đảo, và mới hơn là công nghệ xử lý rác thải trong các bioreactor đã khắc phục được nhược điểm là nước rác, mùi và chất lượng phân hữu cơ đầu ra của các phương pháp trước đó. ∗ Ưu điểm: SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 6
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông - Loại trừ được 50% lượng rác sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. - Sử dụng lại được 50% các chất hữu cơ có trong hành phần rác thải để chế biến làm phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái. Hạn chế việc nhập khẩu phân hóa học để bảo vệ đất đai. - Tiết kiệm đất sử dụng bãi chôn lấp. Tăng khả năng chống ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện sống của cộng đồng. - Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng. Dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm. - Giá thành tương đối thấp, có thể chấp nhận được. - Phân loại rác thải sử dụng được các chất có thể tái chế như kim loại màu, sắt thép, thủy tinh, nhựa, giấy, bìa,…) phục vụ nông nghiệp. ∗ Nhược điểm:[3-tr18] - Mức độ tự động của công nghệ chưa cao. - Việc phân loại chất thải vẫn phải thực hiện bằng phương pháp thủ công nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. - Nạp liệu thủ công, năng suất kém. - Phần pha trộn và đóng bao thủ công nên chất lượng không đều. 1.3 Phân vi sinh 1.3.1 Phân vi sinh là gì? Phân VSV (gọi tắt là phân vi sinh) là chế phẩm có chứa một hoặc nhiều chủng VSV sống, có ích cho cây trồng đã được tuyển chọn, có sức hoạt l ực cao, s ử d ụng bón vào đất hoặc xử lý cho cây để cải thiện hoạt động của VSV trong đất vùng rễ cây nhằm tăng cường sự cung cấp các chất dinh dưỡng từ đất cho cây trồng, cung cấp chất điều hòa sinh trưởng, vitamine cho các quá trình chuyển hóa vật chất, cung cấp các chất kháng sinh, góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản và tăng độ màu mỡ của đất.[16] 1.3.2 Thành phần của phân vi sinh Thành phần phân vi sinh gồm có: VSV được tuyển chọn, chất mang và VSV lạ. - VSV được tuyển chọn là VSV được nghiên cứu, đánh giá hoạt tính sinh học và hiệu quả sinh học đối với đất, cây trồng. - Chất mang: là chất VSV cấy vào đó để tồn tại và phát triển. Chất mang không chứa chất có hại cho VSV, người, động thực vật, môi trường sinh thái và chất l ượng nông sản. SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 7
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông - VSV lạ Ngoài ra, trong phân vi sinh còn chứa các chất hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng, các chất khoáng, vitamin,…[17] ∗ Các loại phân vi sinh chủ yếu:[18] a. Phân vi sinh cố định đạm (N) - Khái niệm: là chế phẩm có chứa VSV cố định Nitơ sống được đưa vào đất hoặc rễ cây để tăng cường sự cố định Nitơ của khí trời nhằm cung cấp thêm đạm cho cây trồng. - Có 3 loại phân VSV cố định đạm (N): + Loại 1: Phân vi sinh cố định đạm cộng sinh với cây họ đậu. Ví dụ: Phân Nitrgin, Rhidafo,…có tác dụng: làm tăng khả năng xâm nhập của các VSV vào hệ rễ của các cây họ đậu và khả năng cố đ ịnh N c ủa cây. + Loại 2: Phân vi sinh cố định N sống tự do. Ví dụ: Phân Azotobacterin có tác dụng xử lý hạt giống và tăng năng suất từ 5-10%. + Loại 3: Các vi khuẩn Lam cố định đạm. b. Phân vi sinh phân giải lân - Khái niệm: là các loại phân có chứa các chủng VSV có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ có chứa lân (Phospho), phân giải chất lân khó tan thành dễ tan cho cây trồng có khả năng hấp thu được. - Tác dụng: + Tăng cường cung cấp lân đã phân giải cho cây trồng. + Tăng sức hoạt động cho các VSV khác trong đất. + Cung cấp các chất điều hòa sinh trưởng. + Cung cấp kháng sinh phòng chống sâu bệnh. c. Phân vi sinh phân giải Kali - Khái niệm: là phân hay chế phẩm có chứa các chủng VSV có khả năng phân giải các hợp chất chứa kali thành các muối kali dễ tan cây có thể sử dụng được. - Tác dụng: + Cung cấp chất kali dễ tiêu cho cây trồng, góp phần tăng năng suất và phẩm chất nông sản. SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 8
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông + Cung cấp chất điều hòa sinh trưởng và chất kháng sinh cho cây trồng. + Phối hợp với các loại phân VSV khác để cải thiện tính chất đất. d. Phân VSV phân giải Cellulose - Khái niệm: là loại phân hay chế phẩm có chứa nhiều loại nấm và xạ khuẩn có khả năng phân giải mạnh chất cellulose. - Tác dụng: + Chế biến phân rác, ủ phân chuồng. + Tăng cường quá trình phân giải các xác bã thực vật trong đất. + Cung cấp các dưỡng chất dễ tiêu cho cây trồng, cải thiện độ màu mỡ của đất. 1.4 Nguyên liệu sản xuất 1.4.1 Chế phẩm EM 1.4.1.1 Khái niệm [19] EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là các VSV hữu hiệu. Chế phẩm này do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa - trường Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng thực tiễn vào đầu năm 1980. Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài VSV kỵ khí và hiếu khí thuộc các nhóm : vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc và xạ khuẩn. 1.4.1.2 Hoạt động của VSV có trong chế phẩm EM Mỗi loại VSV trong chế phẩm EM có một chức năng hoạt động riêng của chúng. Các VSV này là VSV có lợi chung sống trong một môi trường và hỗ tr ợ cho nhau, do vậy hiệu quả hoạt động của chế phẩm EM tăng lên gấp nhiều lần. Trong chế phẩm EM, loài VSV hoạt động chủ yếu là vi khuẩn quang hợp. Sản phẩm của quá trình trao đổi ở vi khuẩn quang hợp lại là nguồn dinh dưỡng cho các VSV khác như vi khuẩn lactic và xạ khuẩn. Mặt khác vi khuẩn quang hợp cũng s ử dụng các chất do các VSV khác sản sinh ra. Hiện tượng này gọi là cùng tồn tại và hỗ trợ nhau. EM sử dụng các chất do rễ cây tiết ra cho các sự tăng trưởng như hydratcacbon, axit amin, axit nucleic, vitamin và hormon là những chất dễ hấp thụ cho cây. Vì vậy cây xanh phát triển trong vùng đất có EM. Chúng ta hiểu rằng EM không phải là một hóa chất nông nghiệp và vì vậy không được sử dụng như hóa chất nông nghiệp. Ngược lại, EM là một hỗn hợp các chủng SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 9
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông VSV được phân lập từ các hệ sinh thái. Nó là một thực thể sống, không chứa bất kỳ một tổ chức nào do kỹ thuật di truyền tạo ra. Nó được phép sản xuất ở các nước khác nhau, EM được tạo ra từ sự nuôi cấy hỗn hợp các VSV có trong tự nhiên. Hi ện nay EM được sản xuất ở trên 20 nước trên thế giới. EM được sử dụng với chức năng sinh vật hữu hiệu đầu tiên như làm thành phân compost, phân hủy các chất hữu cơ làm sạch môi trường, kiểm soát được sâu hại và bệnh tật, tất cả điều đó thực hiện được là nhờ việc đưa EM - một tổ hợp các VSV có ích vào môi trường cây trồng. Do vậy, sâu hại và các tác nhân gây bệnh được kiểm soát, ngăn ngừa các quá trình tự nhiên bằng sự tăng khả năng cạnh tranh và đối kháng của các VSV hữu hiệu trong EM. 1.4.1.3 Hiệu quả tác dụng của chế phẩm EM [20] - EM có hiệu quả khử mùi rất tốt, nó có tác dụng khống chế mùi hôi trong rác thải, nước thải, giảm một số thông số vật lý, hóa học để đảm bảo về mặt vệ sinh môi trường. Do đó bất cứ loại chất hữu cơ nào cũng có thể sử dụng làm compost với EM được mà không bị phát sinh mùi hôi thối. - EM sẽ làm phân hủy các chất hữu cơ rất nhanh, khi đó nó sẽ được hấp thụ vào trong đất. Đó là sự khác biệt với mọi phương pháp bình thường khác khi muốn phân hủy hữu cơ phải mất nhiều tháng trời. - EM sẽ tạo một khối lượng lớn các chất dinh dưỡng từ các chất hữu cơ cho cây trồng. - EM làm mất hiệu lực côn trùng và sâu hại nhưng không có tác dụng đ ối với VSV có lợi. - EM phát triển hệ miễn dịch tiềm tàng của cây trồng và vật nuôi, vì vậy tăng cường sức đề kháng của cây. - EM có khả năng biến các loại chất thải thành loại có ích, không độc hại, bao gồm các chất thải từ nước cống, từ nước thải độc hại công nghiệp. - EM làm chậm khả năng quá trình ăn mòn của kim loại, giảm chi phí thay thế máy móc. 1.4.2 Men vi sinh phân hủy rác hữu cơ Men vi sinh là loại men tổng hợp dạng bột hoặc lỏng được sản xuất t ừ các chủng VSV phân giải chất xơ (Tricloderma, Streptomyces), chủng VSV phân giải chất hữu cơ (Bacillus, Candida) và chủng VSV kích thích sinh trưởng (Azotobacter) có khả năng hoạt động mạnh trong môi trường chứa chất hữu cơ. SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 10
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông Men vi sinh có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ, chuy ển hóa chúng theo hai hướng sau: - Vô cơ hóa: là quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ dễ tiêu. - Mùn hóa: là quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ và hữu cơ đơn giản hơn, kết hợp quá trình tự tiêu và tự giải của VSV. 1.4.2.1 Hệ VSV có trong men vi sinh a. Vi khuẩn Vi khuẩn đóng vai trò chính trong quá trình phân huỷ và cũng là nguồn phát sinh nhiệt. Hầu hết chúng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau và sử dung hệ enzyme đ ể ̣ phân huỷ hoá học nhiều loại hợp chất hữu cơ khác nhau. Là VSV hay gặp nhất tham gia vào chu trình cacbon, nitơ, hidro, lưu huỳnh…Các chi hay gặp nhất: Pseudomonas, Athrobacter, Alcaligenes, Acetobacter, Bacillus, Nitrosomonas,…Trong đó chi Pseudomonas, Athrobacter luôn chiếm ưu thế trong phân hủy sinh học các chất thải hữu cơ. b. Xạ khuẩn Nhóm VSV này có cấu tạo giống cả vi khuẩn và nấm, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xâm nhập chất ô nhiễm. Thuộc nhóm gram dương và phân b ố rất rộng trong các môi trường sinh thái khác nhau nên xạ khuẩn là một trong ba nhóm chiếm ưu thế. Có một số chi và loài tạo các chất kháng sinh khác nhau nhưng lại có loài chuyển hóa hữu cơ rất tốt, kể cả các chất độc và khó chuyển hóa. Đây là nhóm VSV chuyển hóa và tạo mùn lớn nhất trong đất bằng cách phân huỷ các hợp chất hữu cơ phức tạp như lignin, cellulose, chitin, protein... Chi Streptomyces là chi chiếm ưu thế và có thể chiếm đến 90% tổng các đại diện của thế giới xạ khuẩn. Những chi xạ khuẩn Mycobacterium, Terrabacterm Nocardia có khả năng chuyển hóa, phân hủy các hợp chất clo khó phân hủy. Nhóm xạ khuẩn chịu nhiệt và ưa nhiệt có vai trò rất lớn trong xử lý rác thải có nguồn gốc hữu cơ. Trong ô nhiễm chất thải rắn, xạ khuẩn luôn chiếm ưu thế. c. Nấm Nấm có nhiệm vụ phân huỷ các hợp chất polymer trong đất và phân ủ. Đối với quá trình ủ, chung đóng vai trò quan trọng trong viêc phân huỷ nhiều hợp chất phức ́ ̣ tap thành các hợp chất đơn giản, đặc biệt chúng đóng vai trò chủ đạo trong quá trình ̣ làm sạch rất nhiều chất hữu cơ ô nhiễm trong đó có đường, axit hữu cơ và đa h ợp SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 11
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông chất như lignoxenlulo. Nấm phân huỷ các chất còn lại ở điều kiện quá khô, môi trường axít và N thấp mà vi khuẩn không thể phân huỷ, là loài duy nhất phát triển trong nhiệt độ ôn hoà và nhiệt độ cao. Các chi nấm thường gặp: Aspergullus, Penicillium, Fusarium, Clodosporium, Rhizactonia, Rhizopus… 1.4.2.2 Sự chuyển hóa các hợp chất a. Sự phân giải các hợp chất cacbon [4-tr87] ∗ Sự phân giải tinh bột Nhiều loại VSV có khả năng sản sinh hệ enzyme amylase ngoại bào, phân giải tinh bột thành glucose, maltose và dextrin. Một số VSV tham gia sinh tổng hợp amylase cao và có nhiều ý nghĩa trong phân giải tinh bột: - VSV tổng hợp α-amylase: Aspergillus awamorii, Asp. oryzae, Asp. niger, Bacillus amyloliquefaciens, Clostridium acetobutylinon... - VSV tổng hợp β-amylase: Aspergillus awamorii, Asp. niger, Asp. oryzae, Saccharomyces cerevisiae, Clostridium acetobutylium... - VSV tổng hợp γ -amylase: Asp. awamorii, Asp. usamii, ∗ Sự phân giải cellulose Trong rác thải sinh hoạt có nguồn gốc thực vật, hàm lượng cellulose chiếm số lượng nhiều nhất. Đây cũng là lượng vật chất cần được chuyển hóa lớn nhất khi tiến hành xử lý. VSV phân giải cellulose: - Vi khuẩn: các giống Bacillus, giống Clotridium - Xạ khuẩn: Streptomyces - Nấm mốc: Aspergillus, Penicillium, Fusarium Tham gia vào quá trình phân giải các chất cellulose bao gồm rất nhiều loài VSV khác nhau, trong đó có cả các loài thuộc nhóm vi khuẩn, các loài thuộc nhóm xạ khuẩn và các loài thuộc nhóm nấm sợi. Các loài thuộc nhóm vi khuẩn thường phát triển trước, khi đó nhiệt độ chưa cao và sự thay đổi pH trong khối ủ chưa mạnh, sau đó là sự phát triển mạnh của các loài thuộc nhóm nấm sợi và sau cùng là nhóm xạ khuẩn. ∗ Sự phân giải pectin Trong khối ủ chất thải hữu cơ, có các loài VSV thuộc nhóm nấm sợi và vi khuẩn tham gia phân giải pectin mạnh, do chúng tổng hợp được các enzym pectinase thủy phân pectin, điển hình như: SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 12
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông - Nấm sợi: Aspergilus flavus, Rhizopustritici, Selerotina libetina... - Vi khuẩn: Bacillus polymyxa, Clostridium multifermentans, Erwinia aroideae. VSV phân giải pectin nhờ có enzym protopectinase biến protopectin không tan thành pectin hòa tan. Tiếp theo, dưới tác dụng của pectinase, pectin hòa tan s ẽ tạo thành axit pectic rồi tiếp tục tạo thành các axit D-galactouronic. ∗ Sự phân giải xilan Trong thực vật, xilan được xem như chất keo liên kết các sợi cellulose với nhau, việc phá vỡ chất keo này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình thủy phân celllulose có trong thực vật. VSV phân giải xilan: các VSV có khả năng phân giải cellulose khi sản sinh ra men cellulose thường sinh ra men xilanase. - Trong đất chua thì nấm là loại VSV đầu tiên tác động vào xilan. - Trong đất trung tính và kiềm, vi khuẩn là nhóm tác động đầu tiên vào xilan. ∗ Sự phân giải lignin Lignin có nhiều trong thực vật, có nhiều loài VSV tham gia phân giải hợp chất lignin, trong đó đáng chú ý nhất là các loài: Polysticus versicolor, stereum hirsutum, pholiota Sp., lenzies Sp., poria Sp., trametes Sp. Quá trình phân giải lignin của những loài VSV này giúp quá trình phân giải cellulose trong chất thải thực vật tốt hơn. b. Sự phân giải các hợp chất chứa nitơ [8] ∗ Quá trình amôn hóa Quá trình amôn hóa là quá trình phân giải các chất hợp hữu cơ chứa nitơ. Tham gia quá trình này là các VSV có khả năng tổng hợp protease và những enzyme khử amin. Quá trình amôn hóa gồm hai giai đoạn: - Giai đoạn phân giải protein. + Đây là quá trình phân giải protein thành NH3 dưới tác dụng của VSV. + VSV chủ yếu: vi khuẩn hiếu khí, yếm khí, xạ khuẩn, nấm. + Cơ chế: dưới tác dụng của enzym proteinase, các protein được phân giải thành các hợp chất đơn giản là polypeptit, oligopeptit. Các chất này được tiếp tục phân giải thành axit amin nhờ tác dụng của emzym peptidase ngoại bào. Các chất này cũng có thể trực tiếp hấp thụ vào tế bào VSV, sau đó được tiếp tục chuyển hóa thành axit amin. Các axit amin này sẽ được sử dụng một phần vào quá trình sinh tổng hợp protein của VSV, một phần được tiếp tục phân giải để tạo ra NH3, CO2 và nhiều sản phẩm trung gian khác. SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 13
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông - Giai đoạn khử amin. + Vi khuẩn amôn hóa urê: Micrococus ureae, Bacillus hesmogenes, Sarcina ureae…Ngoài ra, nhiều loại xạ khuẩn và nấm mốc cũng có khả năng này. + Vi khuẩn urê thường thuộc loại hiếu khí hoặc yếm khí không bắt buộc. Chúng phát triển tốt trong môi trường trung tính hoặc hơi kiềm. Chúng không sử dụng được cacbon trong urê, urê chỉ được dùng làm nguồn cung cấp nitơ cho chúng. Chúng có men urease làm xúc tác quá trình phân giải urê thành NH3, CO2, H2O. Còn với axit uric, chúng sẽ được phân giải thành urê và axit tactronic dưới tác dụng của VSV. ∗ Quá trình nitrat hóa Quá trình nitrat hóa được thực hiện qua hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: Giai đoạn nitrit hóa. Đây là giai đoạn chuyển hoá NH 3, NH4+ NO2-. Vi khuẩn tham gia vào giai đoạn này: Nitrosomonas, Nitrosospira, Nitrosococcus, Nitrosolobus. - Giai đoạn 2: Giai đoạn nitrat hóa. Giai đoạn chuyển hoá NO2- NO3- Vi khuẩn tham gia vào giai đoạn này: Nitrobacter, Nitrospina, Nitrococcus. Nhờ hoạt động của cua vi khuẩn các chất hữu cơ chứa nitơ được vô cơ hóa tạo ̉ ra các chất vô cơ chứa nitơ hòa tan. Đây là quá trình có lợi cho việc xử lý rác thải hữu cơ, cần được thúc đẩy trong quá trình ủ. ∗ Quá trình phản nitrat hóa ( NO3- NO2- NO N2O N2 ) Các vi khuẩn tham gia quá trình này như: Thiobacillus denitritficans, Bacillus licheniformis, Pseudomonas aeruginosa, Pseudomonas stutzeri. Đây là quá trình giải phóng nitơ, không có lợi cho quá trình ủ chất thải, cần hạn chế quá trình này. c. Các quá trình khác [5] Ngoài các quá trình trên còn có các quá trình chuyển hóa khác như quá trình chuyển hóa lưu huỳnh, quá trình phân giải phospho hữu cơ, phospho vô cơ... - Vi khuẩn tham gia chuyển hóa lưu huỳnh: Nhóm Thiobacillus tự dưỡng hóa năng, họ Thiorodaceae, họ Chlorobacteria ceae, Bacillus subtilis... - Vi khuẩn tham gia chuyển hóa phospho: Bacillus mycoides, Pseudomonas spp, Actinomyces spp, Mycobacterium cyaneum, Flavobacterium aurantiacus... SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 14
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông 1.4.3 Nguyên liệu khác ∗ Phân urê Phân urê có dạng tròn, màu trắng trong, dễ hút ẩm, dễ chảy nước, khi tiếp xúc với không khí. Urê dạng bột thường sử dung có công thức: (NH2)2CO. ̣ ∗ Phân lân Phân lân hay còn gọi là phân superphosphate đơn có màu xám xanh dạng bột mịn, khi gặp ẩm dễ vón cục. Trong đề tài này sử dụng phân lân dạng bột có công thức hoá học: Ca(H2PO4)2 ∗ Phân kali Phân kali có dạng viên tròn, màu đỏ, dễ hút ẩm, chảy nước khi tiếp xúc với không khí. Phân lân dạng bột có công thức hoá học: K2O hoặc KCl. SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 15
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông CHƯƠNG 2 CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 2.1 Chọn quy trình công nghệ sản xuất phân vi sinh 2.1.1 Chọn quy trình công nghệ Dựa vào đặc trưng của rác thải sinh hoạt từ các thành phố của Việt Nam, ta chọn Công nghệ An sinh - ASC để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của thành phố và sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt. ∗ Đăc điểm của công nghệ An Sinh - ASC: ̣ Công nghệ An Sinh - ASC do Công ty Cổ phần Kỹ nghệ ASC nghiên cứu theo tiêu chí 3T: Tránh chôn lấp, Tái sinh mùn hữu cơ và Tái chế phế thải dẻo và trơ. Công nghệ sử dụng nguyên lý tách, tuyển rác thải liên hoàn, nhiều tầng, nhiều cấp, phân tách rác thành các loại: Kim loại để bán cho công nghệ gang thép, chất h ữu c ơ để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, chất dẻo và chất rắn để sản xuất các sản phẩm hữu ích (cột chống cho cây tiêu, thanh long, nho, cà chua, ống dẫn nước thải, giải phân cách giao thông...). Công nghệ An Sinh - ASC xử lý rác đô thị cho ta 2 dòng sản phẩm: phân hữu cơ vi sinh từ rác hữu cơ; nguyên liệu hỗn hợp nhựa dẻo để sản xuất các laọi ống cống, tấm sàn, vách ngăn; và phần chôn lấp chiếm khoảng 5-10%. ∗ Ưu điểm: - Mang tính chất một dây chuyền thiết bị đồng bộ từ khâu tiếp nhận rác thải đến công đoạn sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. - Phù hợp với điều kiện địa phương. - Giá thành rẻ hơn so với dây chuyền xử lý rác nhập ngoại. - Giảm thiểu chôn lấp: Tỷ lệ chôn lấp không quá 10%. - Phù hợp với xử lý rác thải sinh hoạt tươi, rác được thu gom chưa có phân loại từ đầu nguồn: Tỷ lệ thu hồi từ 25% đến 30% so với trọng lượng rác tươi, tỷ l ệ thu hồi plastic từ 7% đến 10% so với trọng lượng rác tươi. [32] SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 16
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông 2.1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 17
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 18
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông 2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ 2.2.1 Xử lý EM ∗ Mục đích: Rác thai sinh hoat sau khi được đưa vào bãi tập kết rác sẽ được ̉ ̣ phun chế phẩm EM để khử mùi hôi trước khi đưa rác vào dây chuyền xử lý tiếp theo. Đông thời trong chế phâm EM chứa hôn hợp cac vi sinh vât (nhóm vi khuẩn quang ̀ ̉ ̃ ́ ̣ hợp, nhóm vi khuẩn Lactobacillus, nhóm nấm men (Saccharomyces), nhóm nấm sợi và xạ khuẩn). Chung sẽ tiên hanh phân huy rac thai sinh hoat, hỗ trợ cho quá trinh xử ly. ́ ́ ̀ ̉ ́ ̉ ̣ ̀ ́ ∗ Tiến hành: Phun chế phẩm EM dưới dạng sương mù lên rác, giữ trong một khoảng thời gian nhất định nhằm giảm mùi hôi trong rác thải, giảm một số thông số vật lý, hóa học của các thành phần có trong rác đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường. Tỉ lệ chế phẩm EM sử dụng là 2 lit/1 tấn rác thải. Rac sau khi được xử ly ́ chế phâm ́ ̉ EM được nap lên băng chuyên xử lý tiêp. ̣ ̀ ́ 3.2.2 Phân loại sơ bộ ∗ Mục đích: Rác thải sinh hoạt chứa nhiều thành phần phức tạp như: Cac chât ́ ́ hữu cơ, vô cơ, cac chât có khả năng tai sử dung... gây khó khăn trong quá trinh xử ly, ́ ́ ́ ̣ ̀ ́ tôn thât chi phí và hiêu suât san xuât phân bon không cao. Do vậy phai tiên hanh phân ̉ ́ ̣ ́ ̉ ́ ́ ̉ ́ ̀ loai sơ bộ để tách bớt thành phần các chất phi hữu cơ có kích thước lớn, tạo điều ̣ kiện thuận lợi cho các công đoạn sau. ∗ Tiến hành: Rác tại bãi tập kết được xe xúc lật đưa lên phễu nạp liệu và qua băng chuyền xử lý. Hai bên băng tải có công nhân đứng để phân loại rác bằng tay, nhặt bỏ các loại rác: Lốp cao su, than gỗ, rác y tế…ra khỏi hỗn hợp ban đầu. 3.2.3 Xé bao, làm tơi ∗ Mục đích: Rác thải sinh hoạt được chứa nhiều trong những bao nilon, vì vậy cần phải qua máy xé bao để giải phóng rác ra khỏi bao nilon và lam tơi, tạo điều kiện ̀ thuận lợi cho quá trình phân loại rác về sau. ∗ Tiến hành: Rác sau phân loại sơ bộ trên băng tải được đưa vào máy xé bao với cơ cấu cơ khí được thiết kế hợp lý, các bao chứa rác sẽ được phá vỡ và nhờ tác động lực đập của máy rác được làm tơi trước khi vào công đoạn tiếp theo. 3.2.4 Phân loại bằng sức gió ∗ Mục đích: Tách các thành phần nhẹ như bao nilon, tui mang mong nhựa deo, ... ́ ̀ ̉ ̉ ra khỏi hỗn hợp rac thai. ́ ̉ ∗ Tiến hành: Rác sau khi được xé nhỏ, làm tơi, tiêp tuc đi vào máy phân loại ́ ̣ bằng sức gió. Dưới tác dụng của luồng không khí có trong máy các thành phần màng SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 19
- Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông mỏng nhựa dẻo nhẹ sẽ được tách ra theo luồng không khí và được dồn lại thành đống, đưa đi tai chê. Hỗn hợp rác còn lại sẽ theo băng tải đi vào sàng lồng. ́ ́ 3.2.5 Sàng lồng ∗ Mục đích: Tách đất, cát, mùn vụn có trong hỗn hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình ủ về sau: Giam thể tich thiêt bi, tranh anh hưởng đên cac quá trinh ̉ ́ ́ ̣ ́ ̉ ́ ́ ̀ xử lý sinh hoc… ̣ ∗ Tiến hành: Rác sau khi tách màng mỏng, nhựa dẻo được băng tải đưa vào máy sàng lồng thùng quay. Máy có thùng quay và sàng nằm nghiêng. Vật liệu trong thùng được nâng lên một góc nhất định rồi trượt tương đối lên bề mặt sàng theo quỹ đạo xoắn ốc. Kích thước lỗ sàng khoảng 20 mm. Đất, cát, mùn vụn hữu cơ có kich thước ́ bé hơn lỗ sang sẽ lọt qua lỗ sàng và theo băng tải đi ra ngoài. Rác còn l ại s ẽ đ ược ̀ băng chuyền đưa đến công đoạn xử lý tiếp theo. 3.2.6 Tách tuyển bằng tay ∗ Mục đích: Tách tuyển các chất không có khả năng lên men mà máy phân loại không loại bỏ được. ∗ Tiến hành: Rác từ máy sàng lồng thùng quay sẽ được đưa qua băng chuyền để đưa vào công đoạn tiếp theo. Hai bên băng tải có công nhân đ ứng nhặt bỏ những phần phi hữu cơ ra khỏi hỗn hợp. 3.2.7 Tách tuyên từ tinh ̉ ́ ∗ Mục đích: Tách các kim loại ra khỏi hỗn hợp rac thai, giúp quá trình nghiền và ́ ̉ ủ rác diễn ra thuận lợi. Đồng thời tránh ăn mòn, làm hư hỏng các thiết bị nghiền, băm nhỏ,.... ∗ Tiến hành: Rác thai được xử lý ở trên tiêp tuc đưa vào xử lý tại máy phân loại ̉ ́ ̣ từ tính. Tại đây dưới tác dụng của lực từ, kim loại được tách ra khỏi hỗn h ợp rać thai. Rác sau đó được đưa vào băng chuyền xử lý tiếp theo con kim loại sau khi tách ̉ ̀ ra, kéo theo một lượng nhỏ rác hữu cơ sẽ được đưa qua sàng rung để phân loại tiếp. Mùn hữu cơ đưa qua máy băm, cắt nhỏ rác hữu cơ, còn kim loại được tập trung tại nơi tập kết và đưa đi tái chế. 3.2.8 Sàng rung ∗ Mục đích: tách vụn hữu cơ bám theo kim loại sau khi tách từ tính và đưa trở lại để ủ, còn kim loại được làm sạch trước khi đưa đến nơi tái chế. ∗ Tiến hành: Hỗn hợp được băng tải vận chuyển đến sàng rung với kích thước lỗ sàng phù hợp, tại đây kim loại và mùn hữu cơ được tách ra. SVTH: Trương Ngọc Oanh Lớp 08SH Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án: Thiết kế phân xưởng sản xuất nước ép dứa dạng trong với năng suất 2 triệu lít/năm
51 p | 881 | 155
-
Đồ án tốt nghiệp: Tính toán lựa chọn công nghệ tối ưu và các thông số cơ bản của tháp tách Etan từ nguồn khí Nam Côn Sơn 2
120 p | 519 | 130
-
Hưỡng dẫn đồ án công nghệ chế tạo máy - Chương 2
31 p | 354 | 125
-
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế nhà máy bia 10 triệu lít/năm
160 p | 521 | 118
-
Đồ án: Công nghệ mạ kẽm Cromat hóa
27 p | 461 | 102
-
Đồ án công nghệ 2: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu dân cư Hòa Minh với quy mô 6000 dân, chất lượng nước thải đạt loại A
49 p | 313 | 86
-
Đồ án: Thiết kế nhà máy sản xuất nước dứa năng suất 2 triệu lít/năm
24 p | 465 | 86
-
Đồ án: Thiết kế dây chuyền công nghệ sản xuất PVC huyền phù
46 p | 250 | 73
-
Đồ án công nghệ 2: Thiết kế hệ thống xử lí nước thải nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh với năng suất 10 tấn sản phẩm/ngày, chất lượng nước thải đạt loại A
46 p | 295 | 71
-
Đồ án công nghệ chế tạo máy - SVTH Nguyễn Tấn Định
38 p | 350 | 68
-
Đồ án công nghệ 2: Thiết kế hệ thống xử lí nước thải nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh với năng suất tấn 13 sản phẩm/ngày, chất lượng nước thải đạt loại A
58 p | 257 | 59
-
Đồ án công nghệ 2: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh năng suất nhà máy 30 tấn nguyên liệu/ngày-chất lượng nước thải sau xử lý đoạt loại B
71 p | 228 | 51
-
Đồ án công nghệ 2: Thiết kế nhà máy sản xuất malt vàng năng suất 20000 tấn sản phẩm/năm
63 p | 225 | 46
-
Đề tài: Xây dựng dây chuyền công nghệ sản xuất phô mai năng suất 1,2 tấn năng lượng trên ca từ nguyên liệu sữa bột gầy và cream
68 p | 166 | 44
-
Đồ án công nghệ 2: Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt, năng suất 10 tấn rác/giờ
47 p | 172 | 43
-
Đồ án công nghệ 2: Thiết kể phân xưởng sản xuất cà chua cô đặc năng suất 30 tấn sản phẩm/ ngày và nồng độ chất khô theo thành phẩm là 55%
59 p | 127 | 28
-
Đồ án công nghệ 2: Thiết kế nhà máy sản xuất malt diastilin với năng suất 15000 tấn sản phầm/năm
56 p | 240 | 21
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn