
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo một nghĩa nào đó, giấc mơ và tri nhận là những trải nghiệm của hai
mặt đối lập trong phạm trù hoạt động não bộ nhằm ý niệm hoá hiện thực khách quan
của thế giới vật chất hoặc vô hình. Góc nhìn từ thời trung cổ, giấc mơ đƣợc nhìn nhận
nhƣ một kênh liên lạc, phƣơng thức truyền tin tiềm năng đƣợc gửi trực tiếp từ Chúa/
Phật/ các đấng siêu nhiên (tôn giáo, tín ngƣỡng); và, luận điểm này cũng xuất hiện
trong cả văn học Anh cổ và Trung cổ (qua văn học, nghệ thuật) cho đến nay. Nhiều
nghiên cứu giấc mơ (về mặt phân tâm học) nhấn mạnh các khía cạnh trần tục, vô
nghĩa đến tiên tri, thần thánh xảy ra khi ngủ (vô thức) và đồng thời cho rằng, tri nhận,
mặt thứ hai của phạm trù hoạt động não bộ: giấc mơ đại diện cho những chuyến du
ngoạn siêu nhiên do một số ít ngƣời có đƣợc đặc quyền trải qua. Do đó, giấc mơ có
thể đƣợc giải mã thông qua các đƣờng hƣớng tiếp cận và phân tích từ nhiều phƣơng
diện khác nhau nhƣ: phân tâm (thần kinh) học, tâm lý học và tôn giáo…v.v. Qua
phƣơng tiện ngôn ngữ, giấc mơ đƣợc tái hiện và truyền tải thông điệp, ý nghĩa - ý
niệm mới. Vì vậy, giải mã các cấu trúc bề mặt của ngôn ngữ mô tả giấc mơ cũng là
một trong nhiều phƣơng thức tiếp cận ý niệm mới đƣợc hình thành trong cơ chế hoạt
động não bộ của con ngƣời.
Ẩn dụ ý niệm (Conceptual metaphor - CM) và ẩn dụ hỗn hợp ý niệm
(Conceptual mixing metaphor - CMM) dƣới góc độ ngôn ngữ học Tri nhận
(Cognitive linguistics - CL) đƣợc nhìn nhận nhƣ một cơ chế hoạt động trí não
(tƣ duy) nhằm hình thành các ý niệm mới dựa trên trải nghiệm nghiệm thân và kiến
thức sẵn có của cá nhân và nhân loại. Từ quan điểm này, luận án lựa chọn các đặc
điểm tri nhận của ý niệm giấc mơ làm đối tƣợng nghiên cứu nhằm hƣớng đến mục
đích góp phần làm sáng tỏ (ở mức độ nào đó) những thứ tƣởng chừng nhƣ vô hình,
trừu tƣợng trong giấc mơ hoàn toàn có thể đƣợc tiếp cận qua ý niệm hoá những hình
ảnh hữu hình (lƣợc đồ ánh xạ). Đồng thời, nghiên cứu tập trung vào phân tích, đối
chiếu các đặc điểm tri nhận trong kết cấu ẩn dụ hỗn hợp ý niệm giấc mơ dựa trên ngữ
liệu văn chƣơng đƣợc viết bằng hai ngôn ngữ Anh - Việt qua hai bình diện: Kết cấu
hoà kết và ngữ nghĩa, ngữ dụng tri nhận.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1.Mục đích nghiên cứu
Với mục đích làm sáng tỏ và đối chiếu các đặc điểm tri nhận trong ẩn
dụ hỗn hợp ý niệm giấc mơ dựa trên cứ liệu văn chƣơng tiếng Anh -tiếng Việt,
nghiên cứu tập trung phân tích ẩn dụ hỗn hợp ý niệm giấc mơ qua bình diện kết
cấu hoà kết - các kiểu hoà kết trong ẩn dụ hỗn hợp ý niệm giấc mơ; và bình
diện ngữ nghĩa, ngữ dụng tri nhận giấc mơ - hiện tƣợng thống hợp và chồng lấn
trong ẩn dụ hỗn hợp ý niệm giấc mơ trong mối quan hệ đối chiếu những tƣơng
đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể trong từng chƣơng nhƣ trình bày sau đây.