A. Tóm tắt lý thuyết Phong trào kháng pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX SGK Lịch sử 8
I. CUỘC PHẢN CÔNG CŨA PHÁI KHÁNG CHIẾN TẠI KINH ĐÔ HUẾ – VUA HÀM NGHI RA “CHIẾU CẦN VƯƠNG”
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7-1885.
* Nguyên nhân:
- Phe chủ chiến muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp .
- Thực dân Pháp tìm mọi cách để tịêu diệt khi có điều kiện .
* Diễn biến :
- Đêm 4 rạng 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết (Thượng Thư Bộ binh) hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Tòa Khâm Sứ và Đồn Mang Cá .
- Quân Pháp nhất thời rối loạn -, sau khi củng cố tinh thần, chúng phản công chiếm Hoàng Thành. Trên đường đi chúng giết người cướp của dã man .
Lược đồ kinh thành Huế 1885
2. Phong trào Cần Vương
- Kinh thành Huế thất thủ , Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở ( Quảng Trị ) . Tại đây 13-7-1885 ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương “ kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước .-Từ đó phong trào chống xâm lược dâng lên sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỷ XIX .* 1885-1888 bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ , Bắc Kỳ .
* 1888- 1896 : sau Vua Hàm Nghi bị bắt , qui tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn 1885-1888 như Ba Đình- Bãi Sậy- Hương Khê
3 .Cuộc xuất bôn của Vua Hàm Nghi
* 1888-1896: Cuộc xuất bôn của Hàm Nghi :địa bàn Tân Sở chật hẹp, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi vượt Trường Sơn lập căn cứ Phú Gia ( Hương Khê - Hà Tĩnh ), được nhân dân ủng hộ. Cuối 1888 Vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang An giê ri .
II. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG : BA ĐÌNH , BÃI SẬY, HƯƠNG KHÊ
1. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887
- Căn cứ Ba Đình được xây dựng ở ba làng Mĩ Khê , Thượng Thọ , Mậu Thịnh, thuộc huyện Nga Sơn , tỉnh Thanh Hóa , liền kề nhau giữa một vùng đồng chiêm trũng mênh mông lầy lội., kiểm soát con đường số 1 .
- Căn cứ Ba Đình được bố trí thành một cứ điểm phòng thủ kiên cố .
* Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng .
* Lực lượng : người Kinh, người Mường , người Thái .
* Diễn biến chính :
- 12-1886 đến 1-1887 Pháp tấn công quy mô vào căn cứ , nghĩa quân cầm cự suốt 34 ngày đêm .
Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng .
- Thất bại nên rút lên Mã Cao .
* Mặt mạnh:
- Án ngữ con đường số 1, có thể tiếp tế lương thực, vũ khí bằng thuyền .
- Căn cứ Ba Đình là một cứ điểm phòng thủ kiên cố nổi lên 1 vùng nước mênh mông lầy lội .
* Điểm yếu : dễ bị cô lập, Pháp tập trung lực lượng tấn công, nghĩa quân rút lui khó khăn .
B. Bài tập SGK về Phong trào kháng pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX SGK Lịch sử 8
Dưới đây là 3 bài tập Phong trào kháng pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX SGK Lịch sử 8
Bài 1 trang 130 SGK Lịch sử 8
Bài 2 trang 130 SGK Lịch sử 8
Bài 3 trang 130 SGK Lịch sử 8
Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:
>> Bài trước: Giải bài Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884) SGK Lịch sử 8
>> Bài tiếp theo: Giải bài Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX SGK Lịch sử 8