intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Sơn Hà, Quãng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Sơn Hà, Quãng Ngãi" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Sơn Hà, Quãng Ngãi

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NGÃI TRƯỜNG THPT SƠN HÀ ĐỀ THAM KHẢO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 MÔN : LỊCH SỬ PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24.Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Quốc gia nào sau đây là nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới? A. Bồ Đào Nha. B. Pháp. C. Liên Xô. D. Mĩ. Phân tích: 1- Thành phần NL: Tìm hiểu lịch sử, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 2: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay, lớp 11; 3- Cấp độ tư duy: Biết Câu 2. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của phong trào Tây Sơn? A. Xoá bỏ tỉnh trạng chia cắt dân tộc, hoàn thành thống nhất nhà nước. B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất quốc gia, dân tộc và lãnh thổ. C. Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất quốc gia. D. Ngăn cách ranh giới chia cất, hoàn thành sự nghiệp thống nhất quốc gia. Phân tích: 1- Thành phần NL: Tìm hiểu lịch sử, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 4: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), lớp 11; 3- Cấp độ tư duy: Biết Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử hình thành tổ chức Liên hợp quốc? A. Nhân dân thế giới có khát vọng được chung sống hòa bình. B. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và cầm quyền ở nhiều nước. C. Ý thức của các nước Đồng minh về việc tổ chức thế giới. D. Nhu cầu thành lập tổ chức quốc tế mới thay thế tổ chức cũ.ở đây Phân tích: 1- Thành phần NL: Tìm hiểu lịch sử, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 1. Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh, lớp 12; 3- Cấp độ tư duy: Biết Câu 4. Một trong những thành tựu quan trọng của ASEAN trong giai đoạn 1999 - 2015 là A.Cộng đồng ASEAN được xây dựng. B. ASEAN phát triển số lượng thành viên từ 5 lên 10 nước. C. ASEAN ra tuyên bố về khu vực hoà bình, tự do và trung lập. D. hoàn thiện cơ cấu tổ chức. Phân tích: 1- Thành phần NL: Tìm hiểu lịch sử, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 2. ASEAN: những chặng đường lịch sử, lớp 12; 3- Cấp độ tư duy: Biết Câu 5. Phương án nào thể hiện mục tiêu của Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN? A. Năm 2003, ra kế hoạch tổ chức tập trận chung. B. Xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định, phát triển. C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. D. Tăng cường hợp tác quốc tế trong các vấn đề an sinh. Phân tích: 1- Thành phần NL: Tìm hiểu lịch sử, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 2. ASEAN: những chặng đường lịch sử, lớp 12; 3- Cấp độ tư duy: Biết Câu 6. Điều kiện khách quan thuận lợi để cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra nhanh chóng, ít đổ máu là A. Nhật đầu hàng Đồng minh. B. Liên Xô tuyên chiến với Nhật. C. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. D. Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang. Phân tích: 1- Thành phần NL: Tìm hiểu lịch sử, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 3. Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử 1
  2. Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay), lớp 12; 3- Cấp độ tư duy: Biết Câu 7. Một trong những mục tiêu của cuộc kháng chiến ở Nam Bộ nước ta năm 1945 là A. Khai thông biên giới Việt Nam – Trung Quốc. B. Làm chậm quá trình xâm lược của Pháp. C. Mở rộng khu căn cứ địa cách mạng Việt Bắc. D. Giành thế chủ động trên chiến trường chính. Phân tích: 1- Thành phần NL: Tìm hiểu lịch sử, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 3. Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay), lớp 12; 3- Cấp độ tư duy: Biết Câu 8. Từ thắng lợi của phong trào Đồng khởi (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam, đưa đến sự ra đời của A. liên minh Nhân dân Việt - Miên - Lào. B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Phân tích: 1- Thành phần NL: Tìm hiểu lịch sử, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 3. Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay), lớp 12; 3- Cấp độ tư duy: Biết Câu 9. Một trong những nội dung chính của đường lối đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986-1995 là A. đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và phát triển kinh tế tư nhân. B. xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. C. xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển văn hoá. D. đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Phân tích: 1- Thành phần NL: Tìm hiểu lịch sử, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 4. Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay, lớp 12; 3- Cấp độ tư duy: Biết Câu 10. Trong quá trình hoạt động ở Nhật Bản(1905-1909), Phan Bội Châu đã tham gia thành lập hai tổ chức nào sau đây? A.Việt Nam quang phục hội, Trung Quốc Chấn hưng hội. B.Đông Á đồng minh hội, Điền – Quế - Việt Liên minh. C.Đông Á đồng minh hội, Việt Nam quang phục hội. D.Điền - Quế - Việt Liên minh, Việt Nam Quang phục Hội. Phân tích: 1- Thành phần NL: Tìm hiểu lịch sử, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 5. Lịch sử đối ngoại của Việt Nam thời cận - hiện đại, lớp 12; 3- Cấp độ tư duy: Biết Câu 11. Một sự kiện tiêu biểu trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985 là A. tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. B. trở thành thành viên của Liên hợp quốc. C. trở thành thành viên của ASEAN. D. kí với Lào hiệp ước “Thân thiện và hợp tác”. Phân tích: 1- Thành phần NL: Tìm hiểu lịch sử, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 5. Lịch sử đối ngoại của Việt Nam thời cận - hiện đại, lớp 12; 3- Cấp độ tư duy: Biết Câu 12. Từ cuối thế ki XIX đến đầu thế kỉ XX, tình hình Việt Nam có đặc điểm nổi bật nào sau đây? A.Thực dân Pháp câu kết với tay sai mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược. B.Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến, tay sai là cơ bản nhất. C.Hai khuynh hướng cứu nước: phong kiến và dân chủ tư sản cùng xuất hiện. 2
  3. D. Phong trào chống thực dân Pháp dưới ngọn cờ phong kiến đều bị thất bại. Phân tích: 1- Thành phần NL: Tìm hiểu lịch sử, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 6. Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam, lớp 12; 3- Cấp độ tư duy: Biết Câu 13. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945), cách mạng Trung Quốc (1949) và cách mạng Cuba (1959) đã A.tăng cường lực lượng của các nước xã hội chủ nghĩa. B. đánh dấu chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. C. đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ hoàn toàn sụp đổ. D. đánh dấu cuộc kháng chiến chống Nhật kết thúc. Phân tích: 1- Thành phần NL: Nhận thức và tư duy, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 2: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay, lớp 11; 3- Cấp độ tư duy: Thông hiểu Câu 14. Thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc đã A. để lại những bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu. B. chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. C. mở ra kĩ nguyên mới: độc lập, tự chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội. D.khẳng định vai trò to lớn của lực lượng vũ trang ba thứ quân. Phân tích: 1- Thành phần NL: Nhận thức và tư duy, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 4: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), lớp 11; 3- Cấp độ tư duy: Thông hiểu Câu 15. Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Ianta (2–1945) đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương? A. Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương. B. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương. C. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. D. Hai mươi vạn quân Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc nước ta. Phân tích: 1- Thành phần NL: Nhận thức và tư duy, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 1. Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh, lớp 12; 3- Cấp độ tư duy: Thông hiểu Câu 16. Một trong những văn kiện được các nước ASEAN thông qua nhằm định hướng cho sự phát triển trong tương lai của Cộng đồng ASEAN là A. tuyên bố Băng Cốc (1967). B. hiến chương ASEAN(2007). C. hiệp ước Ba – li (1976). D. tầm nhìn ASEAN 2020 (1997). Phân tích: 1- Thành phần NL: Nhận thức và tư duy, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 2. ASEAN: những chặng đường lịch sử, lớp 12; 3- Cấp độ tư duy: Thông hiểu Câu 17. Thức hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc giai đoạn 1954-1960 thực chất là để thực hiện hóa khẩu hiệu gì ? A. Tăng gia sản xuất. B.Tấc đất tấc vàng. C. Người cày có ruộng. D. Không một tấc đất bỏ hoang. Phân tích: 1- Thành phần NL: Nhận thức và tư duy, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 3. Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay) lớp 12; 3- Cấp độ tư duy: Thông hiểu Câu 18. Thành tựu đạt được bước đầu trong thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1986-1990) của công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam chứng tỏ A. đã phát huy được sức mạnh của một dân tộc. B. phương thức hoạt động của Đảng có sự đổi mới. 3
  4. C. quan hệ đối ngoại của Việt Nam được mở rộng. D. đường lối đổi mới của Đảng là đúng, phù hợp. Phân tích: 1- Thành phần NL: Nhận thức và tư duy lịch sử, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 4. Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Hiểu. Câu 19. Hoạt động đối ngoại của những nhà yêu nước nào đã bước đầu kết nối cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới những năm đầu thế kỉ XX? A. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Đình Phùng B. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. C. Tôn Thất Thuyết, Hàm Nghi, Huỳnh Thúc Kháng. D. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc. Phân tích: 1- Thành phần NL: Nhận thức và tư duy lịch sử, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 5. Lịch sử đối ngoại của Việt Nam thời cận - hiện đại, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Hiểu. Câu 20. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng đã đưa ra chỉ đạo sáng tạo nào sau đây? A. Chỉ rõ Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định trực tiếp. B. Quyết định xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng. C. Định hướng đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng miền Bắc. D. Xây dựng hậu phương miền Bắc, tăng cường sức mạnh cho tiền tuyến miền Nam. Phân tích: 1- Thành phần NL: Vận dụng kiến thức và kĩ năng, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 6. Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Vận dụng. Câu 21. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của trật tự thế giới mới được hình thành sau khi trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ? A. Mỹ và Trung Quốc là hai siêu cường nắm hoàn toàn quyền chi phối quan hệ quốc tế. B. Vai trò của các trung tâm, các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực bị suy giảm. C. Sự hình thành trật tự là tiến trình lịch sử khách quan với sự nổi lên của các cường quốc. D. Sự hình thành trật tự bị chi phối bởi kết quả của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phân tích: 1- Thành phần NL: Vận dụng kiến thức và kĩ năng, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 1. Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Vận dụng. Câu 22. Một trong những mục tiêu của đường lối đổi mới ở Việt Nam được đề ra từ tháng 12/1986 là A. bước đầu khắc phục hậu quả chiến tranh. B. hoàn thiện cơ chế quản lý đất nước. C. phát triển đất nước, đảm bảo đời sống nhân dân. D. hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất. Phân tích: 1- Thành phần NL: Vận dụng kiến thức và kĩ năng, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 4. Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Vận dụng. Câu 23. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam? A. Giải phóng sức sản xuất, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân. B. Từng bước đưa Việt Nam ra khỏi nhóm quốc gia có thu nhập trung bình. C. Ôn định chính trị – xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. D. Tạo điều kiện nội lực để đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện. Phân tích: 1- Thành phần NL: Vận dụng kiến thức và kĩ năng, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 4. Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Vận dụng. Câu 24. Thế giới vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóakiệt xuất của Việt Nam” xuất phát từ một trong những nguyên nhân nào sau đây? A. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thế giới. B. Người đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, vì hòa bình, độc lậpdân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 4
  5. C. Người đã chỉ đạo vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, vì hòa bình, độc lậpdân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. D. Người đã cùng thế giới lãnh đạo cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, vì hòa bình,độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Phân tích: 1- Thành phần NL: Vận dụng kiến thức và kĩ năng, 2- Đơn vị kiến thức: Chủ đề 6. Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Vận dụng. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a) b) c) d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: "Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe doạ hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác, điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng biện pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lí và pháp luật quốc tế” (Trích: Điều 1, Hiến chương Liên hợp quốc, ngày 24-10-1945) a) Đoạn tư liệu thể hiện một trong những mục tiêu của Liên hợp quốc là duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.Đ b) Một trong những mục tiêu của Liên hợp quốc là giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế bằng pháp luật của các quốc gia.S c) Trong số các mục tiêu của Liên hợp quốc, duy trì hoà bình và an ninh quốc tế là mục tiêu được đặt lên hàng đầu.Đ d) Ngày nay, Liên hợp quốc vẫn tiếp tục thực hiện mục tiêu giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột quốc tế bằng biện pháp hoà bình .Đ Phân tích: 1- Thành phần NL: a) Tìm hiểu lịch sử; b) Nhận thức và tư duy lịch sử; c) và d) Vận dụng kiến thức, kĩ năng; 2- Đơn vị KT: Chủ đề 1: Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh; 3-Cấp độ tư duy: a) Biết, b) Hiểu, c) và d) Vận dụng Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Thành công của ASEAN trong 41 năm qua là do sự hội tụ của nhiều nhân tố, nhưng trướchết đó là sự chia sẻ nhiều lợi ích cơ bản cũng như tầm nhìn, quyết tâm chính trị mạnh mẽ và những nỗ lực không mệt mỏi của các nước thành viên. Nguyện vọng chung thiết tha về một khu vực ĐôngNam Á hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển đã tạo động lực và sức mạnh cho cả 10 nước khuvực phát huy những điểm tương đồng, vượt qua những điểm khác biệt về chính trị, kinh tế, văn hóacũng như những rào cản do lịch sử để lại, gắn kết dưới mái nhà chung ASEAN, cùng nhau tạo dựngmột tương lai tốt đẹp hơn cho mỗi nước cũng như cả khu vực”. (Dương Văn Quảng, Việt Nam trong tiến trình hội hập và phát triển, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2009, tr.392) a) Một trong những nhân tố đưa đến sự thành công của ASEAN là sự chia sẻ lợi ích, tầm nhìn vàquyết tâm của các nước thành viên.Đ b) Các nước thành viên ASEAN không có nhiều điểm khác biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, có sựtương đồng về quá trình đấu tranh giành độc lập.S c) Do quá trình đấu tranh giành độc lập của các nước diễn ra lâu dài đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển, mở rộng thành viên của ASEAN.Đ d) Ngay sau khi giành được độc lập, Việt Nam đã gia nhập ASEAN và góp phần tạo dựng nên mái nhà chung ASEAN ngày càng ổn định và phát triển.S Phân tích: 1- Thành phần NL: a) Tìm hiểu lịch sử; b) Nhận thức và tư duy lịch sử; c) và d) Vận dụng kiến thức, kĩ năng; 2- Đơn vị KT: Chủ đề 2. ASEAN: những chặng đường lịch sử; 3-Cấp độ tư duy: a) Biết, b) Hiểu, c) và d) Vận dụng 5
  6. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủnghĩa xã hội”. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011),NXBChínhtrị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.204 – 205) a) Nền kinh tế ở Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của Nhà nước. Đ b) Nền kinh tế Việt Nam có nhiều thành phần khác nhau, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Đ c) Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không có sự tồn tại của thành phần kinh tế tư nhân. S d) Kinh tế thị trường ở Việt Nam có sự chi phối bởi các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội. Đ Phân tích: 1- Thành phần NL: a) Tìm hiểu lịch sử; b) Nhận thức và tư duy lịch sử; c) và d) Vận dụng kiến thức, kĩ năng; 2- Đơn vị KT: Chủ đề 4. Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay; 3-Cấp độ tư duy: a) Biết, b) Hiểu, c) và d) Vận dụng Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Cộng đồng ASEAN không phải là tổ chức siêu quốc gia, cũng không phải là tổ chức khép kín của các nước trong khu vực mà được nhìn nhận như là tổ chức mở rộng hợp tác ra bên ngoài. Cộng đồng ASEAN được hình thành dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng an ninh (ASC), Cộng đồng kinh tế (AEC), Cộng đồng văn hóa - xã hội (ASCC)”. (Nguyễn Thu Mỹ (CB) (2012), Lịch sử Đông Nam Á, tập VI, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 660; Nguyễn Huy Hoàng (2013), Đánh giá thực hiện các cam kết xây dựng Cộng đồng ASEAN, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr. 33). a) Cộng đồng ASEAN được xây dưngh trên ba trụ cột chính.Đ b) Cộng đồng Văn hóa - xã hội có mục tiêu xây dựng một cộng đồng các dân tộc ASEAN hài hòa, đoàn kết, sống đùm bọc và chia sẻ.Đ c) Cộng đồng an ninh ASEAN là khung hợp tác về an ninh - chính trị toàn diện nhằm nâng cao vấn đề chính trị - an ninh lên một tầm cao mới.Đ d) Ba trụ cột sau khi thành lập đã không tạo thành thế ba chân vững chắc cho Cộng đồng ASEAN phát triển.S Phân tích: 1- Thành phần NL: a) Tìm hiểu lịch sử; b) Nhận thức và tư duy lịch sử; c) và d) Vận dụng kiến thức, kĩ năng; 2- Đơn vị KT: Chủ đề 2. ASEAN: những chặng đường lịch sử; 3- Cấp độ tư duy: a) Biết, b) Hiểu, c) và d) Vận dụng HẾT 6
  7. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0