Mời các em học sinh cùng tham khảo đoạn trích Giải bài tập Tính theo phương trình hóa học SGK Hóa 8 dưới đây để nắm rõ nội dung hơn. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Tính theo công thức hóa học SGK Hóa 8.
A. Lý thuyết tính theo phương trình hóa học
Các bước tiến hành:
– Viết phương trình hóa học.
– Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất
=> Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành
– Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng (m = n . M) hoặc thể tích khí ở đktc (V = 22,4 . n)
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa 8 trang 75, 76.
Bài 1. Giải bài tập Tính theo phương trình hóa học (SGK Hóa 8 trang 75).
Sắt tác dụng với axit clohiđric:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
Nếu có 2,8 g sắt tham gia phản ứng, em hãy tìm:
a) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
b) Khối lượng axit clohiđric cần dùng.
Giải bài 1:
Số mol sắt tham gia phản ứng:
nFe = 0,05 mol
a) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
Theo phương trình hóa học, ta có: nH2 = nFe = 0,05 mol
Thể tích khí thu được ở đktc là: VH2= 22,4 . n = 22,4 . 0,05 = 1,12 lít
b) Khối lượng axit clohiđric cần dùng
Theo phương trình hóa học, ta có:
nHCl = 2nFe = 2 . 0,05 = 0,1 mol
Khối lượng HCl cần dùng là: mHCl = M . n = 0,1 . 36,5 = 3,65 g
Bài 2. Giải bài tập Tính theo phương trình hóa học (SGK Hóa 8 trang 75).
Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng lưu huỳnh cháy trong không khí.
b) Biết khối lượng lưu huỳnh đioxit tham gia phản ứng là 1,6 g. Hãy tìm:
– Thể tích khí lưu huỳnh đioxit sinh ra ở đktc
– Thể tích không khí cần dùng ở đktc. Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí.
Giải bài 2:
a) Phương trình hóa học của S cháy trong không khí:
S + O2 → SO2
Số mol của S tham gia phản ứng:
nS = 16/32 = 0,05 mol
Theo phương trình hóa học, ta có: nSO2 = nS = nO2 = 0,05 mol
=> Thể tích khí sunfurơ sinh ra ở đktc là:
VSO2= 22,4 . 0,05 = 1,12 lít
Tương tự thể tích khí oxi cần dùng ở đktc là:
VO2 = 22,4 . 0,05 = 1,12 lít
Vì khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí nên thể tích không khí cần là:
=> Vkk = 5 VO2 = 5 . 1,12 = 5,6 lít
Bài 3. Giải bài tập Tính theo phương trình hóa học (SGK Hóa 8 trang 75).
Có phương trình hóa học sau:
CaCO3 →t0 CaO + CO2
a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3để điều chế được 11,2 g CaO ?
b) Muốn điều chế được 7 g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3?
c) Nếu có 3,5 mol CaCO3tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2(đktc) ?
d) Nếu thu được 13,44 lít khí CO2ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng ?
Giải bài 3:
Phương trình phản ứng hóa học:
CaCO3 →t0 CaO + CO2
a) Số mol CaCO3cần dùng là:
Theo phương trình phản ứng hóa học, ta có:
nCaCO3 = nCaO = 11,2/56 = 0,2 mol
Vậy cần dùng 0,2 mol CaCO3 để điều chế CaO
b) Khối lượng CaCO3cần dùng để điều chế 7g CaO là:
Số mol: nCaCO3 = nCaO = 7/56 = 0,125 mol
Khối lượng CaCO3 cần thiết là:
mCaCO3 = M . n = 100 . 0,125 = 12,5 gam
c) Thể tích CO2sinh ra:
Theo phương trình phản ứng hóa học, ta có:
nCaCO3= nCaO = 3,5 mol
VCO2 = 22,4 . n = 22,4 . 3,5 = 78,4 lít
d) Khối lượng CaCO3tham gia và CaO tạo thành:
nCaCO3 = nCaO = nCO2 = 13,44/22,4 = 0,6 mol
Vậy khối lượng các chất: mCaCO3= 0,6 . 100 = 60 gam
mCaO = 0,6 . 56 = 33,6 gam
Các em có thể tải tài liệu
Giải bài tập Tính theo phương trình hóa học SGK Hóa 8 về máy để thuận tiện hơn trong việc tham khảo bằng cách đăng nhập tài khoản trên trang tailieu.vn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theo
Giải bài tập Bài luyện tập 4 (ôn tập chương 3) SGK Hóa 8.