A. Tóm tắt lý thuyết về Xã hội nguyên thuỷ SGK Lịch sử 10
1. Thị tộc và bộ lạc
- Thị tộc là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình và có cùng chung một dòng máu. Đứng đầu là tộc trưởng.
- Bộ lạc là tập hợp những thị tộc sống gần nhau sống ở ven sông suối, có quan hệ gắn bó với nhau, mọi của cải sinh hoạt được coi là của chung, cùng làm chung, cùng ăn chung, cùng hưởng thụ như nhau…. đứng đầu là tù trưởng và tính “cộng đồng” rất cao
Chế tác công cụ kim loại
2. Buổi đầu của thời đại kim khí
- Cư dân Tây Á và Ai Cập biết sử dụng đồng sớm nhất, đồng đỏ – khoảng 5500 trước đây.
- Khoảng 4000 năm trước đây nhiều cư dân trên trái đất biết sử dụng đồng thau.
- Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân Tây Á và Nam Âu biết dùng đồ sắt.
- Công cụ kim khí đã mở ra thời đại mới, năng xuất tăng rất nhanh, đây là cuộc cách mạng trong sản xuất.
- Vào buổi đầu thời đại kim khí con người tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.
3. Sự xuất hiện của tư hữu và xã hội có giai cấp
- Khi xã hội có sản phẩm thừa, một số người lợi dụng chức phận đã chiếm một phẩm của xã hội làm sản phẩm riêng cho mình.
- Tư hữu bắt đầu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ, gia đình thay đổi theo, gia đình phụ hệ xuất hiện.
- Khả năng lao động của các gia đình khác nhau, thúc đẩy sự phân biệt giàu, nghèo. Xã hội nguyên thủy tan vỡ. Con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên – Xã hội cổ đại.
B. Bài tập SGK về Xã hội nguyên thuỷ SGK Lịch sử 10
Dưới đây là 2 bài tập về Xã hội nguyên thuỷ SGK Lịch sử 10
Bài 1 trang 11 SGK Lịch sử 10
Bài 2 trang 11 SGK Lịch sử 10
Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:
>> Bài trước: Giải bài Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy SGK Lịch sử 10
>> Bài tiếp theo: Giải bài Các quốc gia cổ đại phương đông SGK Lịch sử 10