Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay tiêu dùng của công ty tài chính theo pháp luật
lượt xem 1
download
Trong chuyên đề này nhóm tác giả sẽ trình bày, làm rõ những rủi ro của hoạt động cho vay tiêu dùng mà công ty tài chính gặp phải. Bên cạnh đó là kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật và đưa ra những giải pháp để giảm thiểu rủi ro trong cho vay tiêu dùng mang tính hiệu quả hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay tiêu dùng của công ty tài chính theo pháp luật
- GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH THEO PHÁP LUẬT Ngô Gia Phương, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đoàn Trọng Chỉnh TÓM TẮT Trong thời đại công nghệ, mọi người dễ dàng tiếp xúc được nhiều với các nguồn thông tin, cập nhập tình hình biến động trong và ngoài nước, do vậy các dịch vụ cũng theo đó mà phát triển. Hoạt động cho vay tiêu dùng cũng được xem như một loại dịch vụ giúp người dân có mức thu nhập trung bình - thấp tiếp cận gần hơn với những thị hiếu tiêu dùng, những công nghệ tân tiến, môi trường giáo dục tốt hơn và những yêu cầu về một cuộc sống ở mức cao hơn so với thu nhập hiện tại của mình nhưng có thể chi trả dần được trong tương lai. Hiện tại thì công ty tài chính đang dẫn đầu về hoạt động cho vay tiêu dùng với thời gian giải ngân tiền mặt nhanh, giấy tờ thủ tục dễ dàng. Do đó, dẫn đến nhiều rủi ro. Trong chuyên đề này nhóm tác giả sẽ trình bày, làm rõ những rủi ro của hoạt động cho vay tiêu dùng mà công ty tài chính gặp phải. Bên cạnh đó là kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật và đưa ra những giải pháp để giảm thiểu rủi ro trong cho vay tiêu dùng mang tính hiệu quả hơn. Từ khóa: công ty tài chính, cho vay tiêu dùng, hoạt động cho vay, rủi ro cho vay. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khái niệm “cho vay tiêu dùng của Công ty tài chính (CTTC)” theo luật định được hiểu là “việc CTTC cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình”[1]. Mục đích chính của cho vay tiêu dùng là cung cấp cho người dân những lợi ích có thể được hưởng vượt quá mức thu nhập ở hiện tại nhưng có thể chi trả dần trong tương lai. Chính vì mục đích vay là nhắm vào nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng nên CTTC đã đơn giản hóa việc cho vay để thu hút được nhiều cá nhân vay và vì là vay tiêu dùng nên số tiền vay không lớn, thời gian vay cũng không dài nên CTTC đơn giản hóa bằng việc cho vay tín chấp để thu hút đối tượng vay, với những ưu đãi như giải ngân tiền mặt nhanh, thủ tục nhanh gọn, bên vay có thể được đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngay lập tức. Việt Nam hiện là một quốc gia đang phát triển, thu nhập của người dân đang từng ngày cải thiện, nhu cầu về mức sống cũng ngày càng được nâng cao. Do vậy, “cho vay tiêu dùng” ngày càng phát triển mạnh và trở nên phổ biến. Việc CTTC cho vay dựa trên hình thức tín chấp, hay có thể hiểu CTTC dựa vào sự uy tín về năng lực trả nợ của cá nhân, hộ gia đình để cho vay. Hình thức cho vay này mang nhiều rủi ro cho CTTC bởi việc cho vay không dựa trên sự bảo đảm của 1938
- bất kì tài sản nào, chính vì vậy dễ nảy sinh tranh chấp đối với việc cho vay. Nhằm đáp ứng nhu cầu vay ngày càng tăng của các cá nhân, nhiều CTTC đã đẩy nhanh các bước thủ tục bằng cách rút gọn khâu thẩm định đối với người đi vay dẫn đến nguy cơ rủi ro cao bởi vì mặc dù nhu cầu vay của mỗi cá nhân tuy nhỏ nhưng khi tổng hợp lại từ nhiều cá nhân đi vay thì lại trở thành một con số khổng lồ. Khi CTTC phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, những nhà chuyên gia đánh giá đây là nhân tố giúp hạn chế tín dụng đen, đảm bảo an toàn vay của chính đối tượng vay. Không thể phủ nhận, khi hoạt động cho vay tiêu dùng của CTTC trở nên phổ biến đối với người tiêu dùng thì tín dụng đen đã giảm bớt nhưng bên cạnh đó CTTC đang phải gánh chịu những rủi ro lớn về mặt tổn thất: Thứ nhất từ phía người đi vay: vấn đề về đạo đức được xem là một trong những vấn đề mấu chốt tạo ra sự rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng của CTTC bởi việc cho vay tiêu dùng của CTTC đối với các cá nhân đi vay được dựa vào mức độ uy tín của cá nhân đi vay đối với CTTC; những giấy tờ làm giả, khai không đúng sự thật từ phía người đi vay nhằm mục đích vay được tiền, nhưng lại không có khả năng chi trả. Thứ hai là vấn đề đến từ CTTC khi đặt lợi nhuận lên trên sự an toàn của tổ chức, thả lỏng việc thẩm định để có thể duyệt được càng nhiều hồ sơ càng tốt gây nên những rủi ro không đáng có. Vậy làm như thế nào để rủi ro của CTTC có thể giảm xuống mức tối thiểu nhất hay nói cách khác làm cách nào để rủi ro ở mức thấp nhất có thể đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của CTTC? Sau đây nhóm tác giả sẽ đưa ra một số bất cập đang hiện có và kiến nghị những giải pháp giúp hạn chế rủi ro cho CTTC trong hoạt động cho vay tiêu dùng. 2 ĐIỀU KIỆN CHO VAY THEO PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP Về đối tượng được CTTC cho vay tiêu dùng thì ở Thông tư 43/2016/TT-NHNN-Quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính không quy định chi tiết về đối tượng được cho vay mà phải áp dụng những văn bản pháp luật liên quan khác, cụ thể ở đây đối tượng cho vay được định nghĩa “Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật”[2]. Có thể hiểu là người từ đủ 15 tuổi trở lên chỉ cần không bị cấm hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật thì có thể được vay tiêu dùng. Xét từ góc độ pháp luật, theo Luật Trẻ em 2016 thì “người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em”[3] vậy trong trường hợp này người từ đủ 15 tuổi đến dưới 16 tuổi được xem là trẻ em, vậy trẻ em có những quyền hạn gì? Có được phép thực hiện hành vi giao dịch dân sự cụ thể ở đây là vay tiêu dùng hay không? Có cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật khi thực hiện giao dịch dân sự này hay không? Đây là một trong những bất cập mâu thuẫn giữa các quy định trong luật với nhau cần được sửa đổi. Theo Bộ luật Dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì “người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi”[4] và “giao dịch dân sự của người chưa đủ 16 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập thực hiện”[5]. Vậy theo quy định về độ tuổi được vay tiêu dùng trong Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN hết sức là vô lý khi đưa ra độ tuổi cá nhân có thể được vay tiêu dùng là từ đủ 15 tuổi. Chính 1939
- điều này dẫn đến phát sinh mâu thuẫn, rủi ro không đáng có đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của CTTC. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 16 tuổi vẫn được coi là trẻ em theo Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016; vậy đặt trường hợp nếu như cá nhân từ đủ 15 tuổi muốn được vay tiêu dùng thì phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, như vậy xảy ra trường hợp mục đích vay của cá nhân này có phải là vay tiêu dùng hay không? Cá nhân là tự nguyện đi vay hay bị ép buộc đi vay? Từ định nghĩa vay tiêu dùng có thể hiểu là những khoản vay sử dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân như mua nhà ở, mua sắm đồ dùng gia đình, mua xe, sử dụng cho giáo dục và các dịch vụ khác phục vụ cuộc sống hàng ngày. Trẻ em là độ tuổi chưa chính chắn, chưa hoàn thiện đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần và vẫn luôn được sự bao bọc bởi cha mẹ hay người dám hộ, ở độ tuổi không cần lo nghĩ về vật chất như vậy việc vay tiêu dùng hầu như là không cần thiết. Trên thực tế, để được vay tín chấp ở CTTC thì cá nhân thường phải từ đủ 18 tuổi trở lên và có đẩy đủ năng lực pháp luật, bởi vì đây được xem là độ tuổi mà cá nhân đó phải chịu toàn bộ trách nhiệm với những việc mà cá nhân đó gây ra. Các CTTC không đồng nhất quy định một mức tuổi cụ thể nào nhưng thông thường nếu xét duyệt hồ sơ thì độ tuổi sẽ là một vấn đề được chú ý, đối với những người quá trẻ để có thể chịu trách nhiệm với hành vi của cá nhân thì CTTC sẽ hạn chế quyền vay của những cá nhân đó bởi vì từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi được xem là trẻ vị thành niên, nếu trường hợp một trẻ vị thành niên cần tiền để trang trải học phí nhưng khả năng trả nợ hầu như không có bởi vì rất ít nơi nhận trẻ vị thành niên là thêm vì một số vấn đề pháp lý liên quan đến những việc mang tính hình sự ví dụ như bóc lộ sức lao động trẻ vị thành niên; hoặc trong trường hợp lợi dụng trẻ vị thành niên với mục vay để đi học nhưng thực chất không phải như vậy, để chiếm đoạt và sử dụng nguồn vay một cách không chính đáng dẫn đến việc không trả được nợ, cá nhân đó cũng sẽ trở thành người có lịch sử xấu trong vay tín dụng, sau này đối với việc vay tiêu dùng khi thực sự cần thiết nói riêng hay vay tín dụng nói chung sẽ rất khó khăn, chưa kể đến việc CTTC khó có thể đòi lại số tiền đó đối với hình thức cho vay là tín chấp. Nên hầu hết các CTTC sẽ cho các cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên vay tiêu dùng, để giảm thiểu rủi ro xảy ra. Bảng tổng hợp yêu cầu về độ tuổi cho vay của các CTTC[6] Công ty tài chính Yêu cầu về độ tuổi cho vay HD SaiSon Từ 18-70 tuổi (72 tuổi đối với du lịch trả góp) Nữ: Từ 20-55 tuổi Fe Credit Nam: Từ 20-58 tuổi Mcredit Từ đủ 18-60 tuổi SHB Finance Từ đủ 20-59 tuổi 1940
- Việc xác định độ tuổi rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về hoạt động cho vay tiêu dùng của CTTC. Theo Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân thì “người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”[7]. Độ tuổi 18 được xem là độ tuổi đã phát triển gần như hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần, có thể tự chịu trách nhiệm với chính bản thân mình nên đây được xem là độ tuổi phù hợp để làm cột mốc đối với điều kiện về độ tuổi được vay tiêu dùng cũng như chịu mọi trách nhiệm đối với hành vi của mình trong giao dịch dân sự. Bản chất của cho vay tiêu dùng giữa CTTC và cá nhân đi vay là giao dịch dân sự dựa trên hợp đồng thỏa thuận của hai bên nên nhóm tác giả kiến nghị sửa đổi độ tuổi cá nhân được phép vay tiêu dùng là từ đủ 18 tuổi, không bị mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự. Bởi vì ở độ tuổi này bắt đầu phát sinh ra những vấn đề liên quan đến tài chính tiêu dùng và một số cá nhân cần được hỗ trợ vay tiêu dùng sử dụng cho mục đích học tập, sinh hoạt hàng ngày. So với độ tuổi ban đầu được quy định trong Thông tư 43/2016/TT-NHNN thì nhóm tác giả nhận thấy độ tuổi được vay tiêu dùng từ 15 tuổi là không hợp lý và trên thực tiễn cũng không có bất kỳ CTTC nào cho vay tiêu dùng đối với cá nhân từ đủ 15 tuổi. Mặt khác vay tiêu dùng được CTTC thực hiện cho vay dưới hình thức tín chấp, cá nhân 15 tuổi chưa thể nào xác định được mức độ tin tưởng của bản thân đối với CTTC, cũng như khả năng chỉ trả gần như là rất thấp, rủi ro cao nên các CTTC đã loại ngay từ bước xét duyệt hồ sơ đối với cá nhân vay từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. Nhưng không phải chỉ cần từ đủ 18 tuổi, không bị mất hay bị hạn chế năng hành vi dân sự là đã có thể vay tiêu dùng từ CTTC, rủi ro không chỉ mặc định đến từ phía người đi vay mà còn đến từ những CTTC ở các bước thẩm định cho vay. Bởi vì cho vay tiêu dùng là khoản vay không lớn, nhưng số lượng người đi vay lại rất nhiều, dẫn đến sự sai sót trong quá trình thẩm định hồ sơ, buông lỏng trong việc thẩm định nhằm thu hút được càng nhiều cá nhân đi vay càng tốt do đó mặc dù số tiền cá nhân riêng lẻ mượn là không nhiều nhưng gộp nhiều cá nhân lại với nhau thì lại là một con số khổng lồ, rủi ro là điều không thể tránh khỏi; đặc biệt là đối với hình thức vay tín chấp, rủi ro càng tăng khi khó kiểm soát được hết các cá nhân đi vay. Nên ngoài việc kiến nghị sửa đổi về độ tuổi được vay tiêu dùng thì nhóm tác giả đưa ra thêm một số giải pháp nhằm hạn chế được rủi ro trong việc cho vay tiêu dùng của CTTC; đó là về quy trình thẩm định cho vay. Quy trình thẩm định và quyết định cho vay thuộc về quyền của CTTC, mỗi tổ chức tài chính khác nhau có cách thẩm định khác nhau và thường là vấn đề nội bộ. Không có sự thống nhất ngay từ đầu sẽ dẫn đến những hậu quả khác nhau, mỗi CTTC dựa vào phán đoán của riêng tổ chức để chấp thuận việc cho vay với mức vay bao nhiêu, thời hạn vay bao lâu, lãi suất như thế nào, đối tượng cho vay là ai... Như vậy đối với người đi vay không có tính công bằng, cũng không có tính minh bạch trong việc xét duyệt. Có thể thấy cho vay tiêu dùng có thể thu lại lợi ích lớn đối với những CTTC, việc càng nhiều cá nhân đi vay đến tổ chức của mình vay thì đây được xem là một tín hiệu tốt nên dẫn đến việc rất khó để CTTC có thể hủy bỏ yêu cầu vay của người đi vay. Nên cần đưa ra một tiêu chuẩn chung đối với những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thẩm định cho vay, và phải 1941
- được đào tạo một cách bài bản, có giấy chứng nhận được đào tạo ở những tổ chức có nghiệp vụ về cho vay hàng đầu hay những cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Các cơ quan có nhiệm vụ chức năng về lĩnh vực cho vay tín dụng hay những tổ chức uy tín nên mở những lớp đào tạo chuyên dụng về vấn đề thẩm định cho vay, đưa ra một khuôn chuẩn về xét hồ sơ thẩm định cũng như cách xử lý khéo trong những trường hợp không được phép cho vay. Ví dụ như nếu thấy cá nhân vay vẫn còn số dư nợ với một số tổ chức nghiệp vụ về cho vay khác, phải khuyến khích khách hàng thanh tán khoản vay đó xong mới được vay khoản vay mới bằng cách có thể ưu đãi về mức lãi suất, về phí làm thủ tục, hay khuyến khích sử dụng tài sản để đảm bảo cho khoản vay của mình. Phải cân bằng được việc thực thi pháp luật và lợi ích của CTTC, cá nhân đi vay là một điều không hề dễ dàng đối với các nhà làm luật cũng như người thi hành luật. Trong Điều 7 của Thông tư 39/2016 còn có những yêu cầu như nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp, có phương án sử dụng vốn khả thi, có khả năng tài chính để trả nợ. Điều kiện trong luật định có vẻ cầu kỳ và phức tạp lại còn khó hiểu nhưng trên thực tế điều kiện về đối tượng cho vay ngoài độ tuổi ra thì chỉ cần chứng minh được thu nhập hoặc chỉ cần có giấy chứng minh nhân dân, bằng lái xe là đã có thể vay với mục đích vay tiêu dùng theo hình thức tín chấp ở các CTTC. Trong thực tiễn, những điều kiện này không được thực tế hóa với việc sử dụng vốn vào mục đích hợp pháp bởi vì thông tin được cung cấp đều dựa vào những tài liệu mà người đi vay cung cấp nên tính rủi ro rất cao không có tính xác thực làm cho quá trình thẩm định hồ sơ kéo dài, đôi khi có sự sai sót do quá nhiều hồ sơ cần được xét duyệt. Ngoài ra luật còn quy định về khả năng thanh toán nợ, đây được xem là một trong những lý do gây nên sự rủi ro đối với CTTC khi cho cá nhân vay tiêu dùng với hình thức vay tín chấp. Bởi vì đối với việc vay tín chấp, cá nhân chỉ cần chứng minh nhân dân hay bằng lái xe, bảng lương... thì có thể dễ dàng được vay với mục đích tiêu dùng; những giấy tờ đó rất dễ làm giả, dẫn đến việc thẩm định không đúng; nếu cho vay thì khả năng hoàn trả không cao, từ đó hình thành rủi ro trong TDTD của CTTC. Cá nhân đi vay chỉ cần cung cấp bảng lương từ 3 triệu đồng một tháng trở lên là có thể vay được vay tiêu dùng từ 05 (năm) triệu cho đến 50 (năm mươi) triệu tùy vào từng điều kiện cho vay của CTTC. Việc cung cấp dữ liệu thông tin cá nhân khách hàng là sự phiến diện từ một phía người đi vay cung cấp; nếu như không thẩm định một cách kỹ lưỡng sẽ dẫn đến rủi ro cao; trên thực tế rất nhiều vụ việc xảy ra đối với cho vay tiêu dùng. Khi cá nhân là người được hưởng lợi và được đặt lợi ích lên đầu rất dễ có nhiều cá nhân có hành vi không tốt, lợi dụng sơ hở của pháp luật cũng như từ phía CTTC mà trục lợi cá nhân. Về nguyên tắc cho vay, chỉ là những quy định cụ thể một cách chung nhất, nếu nói đến việc bản thân cá nhân đi vay phải thành thật khai báo với CTTC cho vay và đảm bảo những gì mình khai là đúng sự thật thì hầu như không cá nhân nào lại tự nói xấu về bản thân của mình hay nói thật về việc mục đích vay tín dụng; đó là dựa vào nhân phẩm, đạo đức của người đi vay mà xác định cá nhân đó được vay hay không; hay dựa vào sự thỏa thuận giữa CTTC và cá nhân đi vay; đây được xem như một sợi dây trói buộc không có một chút sức lực nào đối với cá nhân đi vay. Nếu chỉ cần viết đơn yêu cầu cho vay và cam kết vay đúng 1942
- mục đích là có thể vay được một khoản trang trải cho việc tiêu dùng cá nhân thì rủi ro về vấn đề cho vay tiêu dùng không còn là vấn đề riêng của CTTC mà còn là vấn đề của cả quốc gia. Mở ra một hướng đi tươi sáng cho các cá nhân để cải thiện chất lượng cuộc sống nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia, tốc độ phát triển của quốc gia có vấn đề này cần được đề cập đến và chú ý nhiều hơn nữa trong không chỉ hiện tại mà còn phát triển đến tương lai. Nếu quá gắt trong vấn đề này thì tín dụng đen lại bắt đầu tăng trở lại, không chỉ làm thụt lùi nền kinh tế một cách nhanh hơn mà còn liên quan đến an ninh – xã hội. Nhưng quá nới lỏng như hiện tại lại không mang đến sự hiệu quả nhất định, nên phải tìm được sự mềm dẻo trong vấn đề này có thể kể đến như cụ thể hóa độ tuổi cho vay, mức vay mà ở độ tuổi đó có thể đạt được như nhóm tác giả đã đề cập bên trên hay những quy định cụ thể đối với các cá nhân làm công việc thẩm định cho vay. Ví dụ như nếu cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực pháp luật đầy đủ muốn vay với mục đích tiêu dùng cho việc mua phương tiện đi lại thì cá nhân đó ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi còn phải chứng minh về vấn đề tài chính, không chỉ là bảng lương mà còn cần có sự xác nhận nơi đang làm việc ngoài ra cá nhân đó sẽ chỉ nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu phương tiện đi lại khi đã trả đầy đủ cả phần gốc lẫn phần lãi cho CTTC, và CTTC có quyền xử lý tài sản này nếu cá nhân đó nợ quá hạn 05 tháng mà không thanh toán đầy đủ và sẽ phải bù thêm tiền cho phần trăm hao mòn của xe trong quá trình sử dụng mà chưa trả hết nợ. Trên đây là một số ý kiến của nhóm tác giả nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng của CTTC. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Điều 1. Trẻ em – Luật Trẻ em 2016 ban hành ngày 05/04/2016 có hiệu lực ngày 01/06/2017. [2] Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân - Bộ luật Dân sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017. [3] Điều 7. Quy định về đối tượng được cho vay – Thông tư 39-2016/TT-NHNN. Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. [4] Khoản 1 Điều 21. Người chưa thành niên – Bộ luật Dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. [5] Khoản 4 Điều 21. Người chưa thành niên – Bộ luật Dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 [6] Khoản 1, Điều 3, Thông tư 43/2016/TT-NHNN về Quy định cho vay tiêu dùng của Công ty tài chính ngày 30/12/2016. [7] Nhóm tác giả tự tổng hợp dựa vào thông tin từ các CTTC. [8] Fe Credit: Vay tiêu dùng cá nhân: những điều người vay cần nắm chắc, https://fecredit.com.vn/vay-tieu-dung-ca-nhan-nhung-dieu-nguoi-vay-can-nam-chac/. Đã truy cập vào 14/08/2015. 1943
- [9] HD Saison: Thủ tục và quy trình vay, https://www.hdsaison.com.vn/vn/hoi-dap/thu-tuc- va-quy-trinh-vay-1.html. Đã truy cập vào 2020. [10] Mcredit: Hỏi đáp vay tiền mặt, https://mcredit.com.vn/vi/hoi-dap-vay-tien-mat/. Đã truy cập vào 2020. [11] SHB Finance: Điều kiện đi vay, https://www.shbfinance.com.vn/san-pham-cho-vay/cho- vay-tien-mat/di-lam-huong-luong/dieu-kien-vay-1. Đã truy cập vào 2018. [12] Nguyễn Thị Phương Liên, Tô Thanh Hương, Tạp chí Khoa học Thương mại – Đại học Thương mại (2020). Developing Consumption Crediting Channels in Financial Companies under Commercial Banks in Vietnam - Phát triển kênh phân phối tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam, ISSN: 1859-3666, Mã số: 144.2FiBa.21, [13] http://tckhtm.tmu.edu.vn/uploads/tckhtm/news/2020_11/ruot-so-144-b5.pdf 1944
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị dự án - Chương 3: Lựa chọn dự án trong điều kiện rủi ro
21 p | 165 | 18
-
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA để phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới
6 p | 144 | 18
-
Rủi ro nợ công và giải pháp hạn chế rủi ro nợ công ở Việt Nam
3 p | 81 | 12
-
Bài giảng Lập và phân tích dự án: Bài 9 - TS. Cao Hào Thi
76 p | 62 | 11
-
Bài giảng Bài 09: Phân tích rủi ro - TS. Cao Hào Thi
76 p | 99 | 10
-
Pháp nhân thương mại – Chủ thể của pháp luật hình sự
9 p | 41 | 8
-
Định giá tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam
13 p | 30 | 5
-
Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về quản lý ví điện tử tại Việt Nam
10 p | 65 | 5
-
Giải pháp pháp luật về hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại
5 p | 75 | 5
-
Khởi nghiệp 4.0 và nhu cầu hoàn thiện pháp luật bán hàng đa cấp tại Việt Nam
15 p | 20 | 4
-
Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
15 p | 64 | 4
-
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật: Số 5/2014
100 p | 60 | 4
-
Những rủi ro khi nhận chuyển nhượng suất tái định cư là đất ở chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
7 p | 51 | 3
-
Giá chuyển nhượng - nhận diện những nguy cơ thách thức và phản ứng của các bên liên quan trong kỷ nguyên hội nhập toàn cầu
11 p | 47 | 3
-
Góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế trong doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam
10 p | 85 | 3
-
Trách nhiệm của chính phủ đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong tranh chấp đầu tư quốc tế: Vụ ông Emilio Agustin Mafezini kiện Chính phủ Vương quốc Tây Ban Nha (vụ việc ARB/97/7)
7 p | 20 | 2
-
Tội phạm công nghệ cao trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam
5 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn