th<br />
<br />
ANNIVERSARY<br />
<br />
Giảm thiểu tác động lên<br />
đa dạng sinh học<br />
từ các hoạt động phát triển ở Việt Nam<br />
Nguyễn Đức Anh & Nguyễn Việt Dũng<br />
<br />
Hà Nội, 2016<br />
<br />
GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG LÊN ĐA ĐẠNG SINH<br />
HỌC TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN Ở VIỆT<br />
NAM<br />
<br />
Đề nghị trích dẫn:<br />
Nguyễn Đức Anh và Nguyễn Việt Dũng, 2016.<br />
Giảm thiểu tác động lên đa đạng sinh học từ các<br />
hoạt động phát triển ở Việt Nam. Trung tâm Con<br />
người và Thiên nhiên. Hà Nội, Việt Nam.<br />
Ấn phẩm này được thực hiện với sự hỗ trợ của<br />
Quỹ John D. and Catherine T. MacArthur. Các vấn<br />
đề trình bày trong ấn phẩm là quan điểm của các<br />
tác giả và và không thể hiện quan điểm của nhà<br />
tài trợ.<br />
Ảnh sử dụng trong ấn phẩm: PanNature.<br />
<br />
Bản quyền thuộc Trung tâm Con người và Thiên<br />
nhiên. Nội dung tài liệu có thể được sử dụng cho<br />
các mục đích phi thương mại, không cần xin phép<br />
nhưng cần trích dẫn nguồn.<br />
Các vấn đề liên quan đến ấn phẩm, xin vui lòng<br />
liên hệ:<br />
TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN<br />
Địa chỉ: Số 24 H2, Khu đô thị mới Yên Hòa, phường<br />
Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội<br />
ĐT: 04 3556-4001 . Fax: 04 3556-8941<br />
E-mail: policy@nature.org.vn<br />
Ấn bản điện tử có tại: www.nature.org.vn<br />
<br />
th<br />
<br />
ANNIVERSARY<br />
<br />
Giảm thiểu tác động<br />
lên đa dạng sinh học<br />
từ các hoạt động phát triển ở Việt Nam<br />
<br />
Nguyễn Đức Anh & Nguyễn Việt Dũng<br />
<br />
Hà Nội, 2016<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI GIỚI THIỆU<br />
I. TỔNG QUAN<br />
<br />
1.1. Định hướng phát triển kinh tế và thách thức bảo vệ môi trường-tài nguyên<br />
1.2. Khung chính sách và pháp luật về bảo vệ ĐDSH của Việt Nam<br />
II. CHÍNH SÁCH BẢO VỆ ĐDSH TRONG QUY TRÌNH THỰC THI DỰ ÁN ĐẦU TƯ<br />
<br />
6<br />
8<br />
<br />
8<br />
<br />
12<br />
<br />
9<br />
<br />
2.1. Rà soát chính sách bảo vệ ĐDSH trong quy trình dự án<br />
<br />
12<br />
<br />
2.2. Đánh giá thực thi chính sách bảo vệ ĐDSH trong quy trình dự án<br />
<br />
16<br />
<br />
2.2.3. Một số rào cản thực thi đánh giá tác động ĐDSH<br />
<br />
23<br />
<br />
2.2.1. Thực thi bảo vệ ĐDSH theo quy định về ĐTM<br />
<br />
2.2.2. Thực thi bảo vệ ĐDSH ngoài quy định về ĐTM<br />
<br />
III. CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC CHUẨN MỰC QUỐC TẾ<br />
<br />
16<br />
20<br />
25<br />
<br />
3.1. Cách tiếp cận của các tổ chức tài chính quốc tế<br />
<br />
25<br />
<br />
3.2. Tiêu chí đánh giá ĐDSH đối với dự án vay vốn của một số tổ chức tài chính quốc tế<br />
<br />
27<br />
<br />
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ<br />
<br />
IV. TÍCH HỢP ĐDSH TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
30<br />
32<br />
34<br />
<br />
Danh mục từ viết tắt<br />
ADB<br />
ĐDSH<br />
ĐTM<br />
IFC<br />
JBIC<br />
JICA<br />
NN-PTNT<br />
TN-MT<br />
PanNature<br />
WB<br />
<br />
Ngân hàng Phát triển châu Á<br />
Đa dạng sinh học<br />
Đánh giá tác động môi trường<br />
Công ty Tài chính Quốc tế<br />
Ngân hàng Hợp tác Phát triển Quốc tế Nhật Bản<br />
Tổ chức Hợp tác Phát tiển Quốc tế Nhật Bản<br />
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn<br />
Tài nguyên và Môi trường<br />
Trung tâm Con người và Thiên nhiên<br />
Ngân hàng Thế giới<br />
<br />
Danh mục bảng và hình vẽ<br />
<br />
4<br />
<br />
Danh mục bảng<br />
Bảng 1<br />
Mức độ biểu hiện của môi trường và ĐDSH trong các luật hiện hành<br />
Bảng 2<br />
Tiêu chí lựa chọn địa điểm dự án<br />
Bảng 3<br />
Chương trình giám sát và quan trắc ĐDSH của một số dự án phát triển<br />
Danh mục hình vẽ<br />
Hình 1<br />
Quy trình dự án và tác động điều chỉnh các một số luật<br />
Hình 2<br />
Khung quyết định vị trí dự án theo ĐDSH của ADB (2012)<br />
<br />
Giảm thiểu tác động lên đa dạng sinh học từ các hoạt động phát triển ở Việt Nam<br />
<br />
10<br />
27<br />
29<br />
12<br />
26<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
ánh giá tác động đa dạng sinh học<br />
(ĐDSH) là một phần của thực thi<br />
quy định đánh giá tác động môi<br />
trường (ĐTM) đối với các dự án<br />
phát triển, và được xem là công cụ góp phần<br />
bảo vệ ĐDSH và ngăn ngừa suy giảm tài<br />
nguyên sinh vật trước các áp lực đánh đổi<br />
môi trường với phát triển kinh tế. Dựa trên<br />
rà soát quy định hiện hành, đánh giá tài liệu<br />
dự án và tham vấn các bên liên quan, báo cáo<br />
này mô tả hiện trạng chính sách bảo vệ ĐDSH<br />
trong quy định hoạt động đầu tư; xác định<br />
và phân tích các lỗ hổng trong quy định và<br />
thực thi đánh giá tác động ĐDSH trong quy<br />
trình lập báo cáo ĐTM và quyết định dự án.<br />
Nội dung quan trọng của báo cáo là rà soát,<br />
đánh giá và xác định các nội dung và tiêu chí<br />
đánh giá tác động ĐDSH cần được thể chế<br />
hóa trong quy định thực hiện ĐTM hoặc đánh<br />
giá rủi ro môi trường của dự án đầu tư hay<br />
hoạt động tín dụng theo yêu cầu của các quá<br />
trình xây dựng chính sách và luật pháp.<br />
<br />
Đ<br />
<br />
Dựa trên kết quả rà soát và tham khảo các<br />
chính sách đảm bảo an toàn môi trường của<br />
các tổ chức tài chính quốc tế, các tác giả cũng<br />
đề xuất áp dụng một khung nội dung và tiêu<br />
chí đánh giá ĐDSH cần được lồng ghép bao<br />
gồm 17 tiêu chí thuộc 04 nội dung: (i) mức<br />
độ tác động đến các giá trị ĐDSH đặc trưng<br />
của khu vực; (ii) mức độ tác động đến các<br />
dịch vụ hệ sinh thái, môi trường của khu vực;<br />
(iii) mức độ tác động đến quyền và hiện trạng<br />
sử dụng ĐDSH của các bên liên quan; và (iv)<br />
mức độ tác động đến các can thiệp bảo tồn<br />
ĐDSH trong khu vực.<br />
Bên cạnh các đề xuất lồng ghép nói trên, báo<br />
cáo cũng đưa ra một số khuyến nghị chung<br />
có tính hệ thống và nền tảng để đảm bảo<br />
tính khả thi của đánh giá tác động ĐDSH. Các<br />
khuyến nghị đó bao gồm:<br />
Trung tâm Con người và Thiên nhiên<br />
<br />
Thứ nhất, quy định rõ cấu trúc và nội dung<br />
về bảo vệ, đánh giá tác động ĐDSH trong lập<br />
báo cáo ĐTM, kế hoạch quản lý môi trường,<br />
giám sát và quan trắc ĐDSH trong quá trình<br />
xây dựng và vận hành dự án; cụ thể hóa nội<br />
dung đánh giá tác động ĐDSH thông qua xác<br />
lập hệ thống các tiêu chí làm cơ sở cho đánh<br />
giá, thẩm định báo cáo ĐTM.<br />
<br />
Thứ hai, xây dựng các hướng dẫn quy chuẩn<br />
về phương pháp đánh giá tác động đến ĐDSH,<br />
bao gồm các phương pháp thu thập số liệu,<br />
đánh giá và dự báo tác động (tác động trực<br />
tiếp, gián tiếp và tích lũy), đồng thời xây dựng<br />
và ban hành các hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về<br />
thu thập thông tin ĐDSH, đánh giá giá trị dịch<br />
vụ sinh thái, đánh giá chi tiết các loại tác động<br />
và đề xuất các giải pháp giảm thiểu hợp lý.<br />
<br />
Thứ ba, quy định tham vấn đầy đủ các bên<br />
có trách nhiệm và lợi ích liên quan đến tài<br />
nguyên ĐDSH ở khu vực dự án như cộng<br />
đồng, chính quyền địa phương; ban quản<br />
lý các khu bảo tồn, khu vực tự nhiên quan<br />
trọng; các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường,<br />
hệ sinh thái; các tổ chức xã hội và chuyên gia<br />
về bảo vệ môi trường;<br />
<br />
Thứ tư, xây dựng, thống nhất và hoàn thiện<br />
cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐDSH trở thành hệ<br />
thống thông tin chính thống, thống nhất cho<br />
thực hiện ĐTM hoặc đánh giá rủi ro, làm cơ<br />
sở cho quan trắc và giám sát ĐDSH trên toàn<br />
quốc.<br />
Thứ năm, thực hiện công khai nội dung thông<br />
tin về dự án, báo cáo ĐTM và kết quả đánh<br />
giá tác động ĐDSH của các dự án nhằm hỗ<br />
trợ cho hoạt động kiểm tra, giám sát xã hội về<br />
tuân thủ các biện pháp giảm thiểu tác động,<br />
quản lý môi trường khi dự án được chấp<br />
thuận thực hiện.<br />
5<br />
<br />