Giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh trong nhà trường phổ thông
lượt xem 6
download
Nội dung bài báo đề cập tới một vấn đề giáo dục còn khá mới mẻ nhưng vô cùng quan trọng trong sự phát triển nhân cách học sinh nói riêng và nguồn nhân lực trong tương lai nói chung. Hiện nay, trong một số trường THCS, vấn đề giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh đã được quan tâm ở mức độ nhất định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh trong nhà trường phổ thông
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 152-160 GIÁO DỤC TRÍ TUỆ XÚC CẢM CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Đào Thị Oanh Viện nghiên cứu Sư phạm - Trường ĐHSP Hà Nội Email: phanh1001@yahoo.com Tóm tắt. Nội dung bài báo đề cập tới một vấn đề giáo dục còn khá mới mẻ nhưng vô cùng quan trọng trong sự phát triển nhân cách học sinh nói riêng và nguồn nhân lực trong tương lai nói chung. Hiện nay, trong một số trường THCS, vấn đề giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh đã được quan tâm ở mức độ nhất định. Các giáo viên đều nhận thức được việc giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh là thực sự cần thiết, nhưng nội dung và cách làm còn mang tính tự phát, chủ yếu nhằm giáo dục một số kĩ năng sống cơ bản. Nội hàm khái niệm trí tuệ xúc cảm chưa được các giáo viên hiểu một cách đầy đủ, chính xác, vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho giáo viên là rất cần thiết. Kết quả này cũng gợi ra những nội dung cần quan tâm trong công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên ở các trường sư phạm trong thời gian tới, đáp ứng sự phát triển giáo dục phổ thông. 1. Mở đầu Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách cho học sinh, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước ta đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với thế giới. Xúc cảm là lĩnh vực có liên quan trực tiếp và chặt chẽ đến các hành vi đạo đức của con người nói chung và của sức khỏe tâm lí trẻ em nói riêng. Có thể nói, sau hơn 20 năm đất nước đổi mới với những biến động xã hội sâu sắc, bên cạnh những thành tựu đã đạt được về nhiều mặt, gia đình và nhà trường Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thử thách. Cuộc sống hiện đại với những áp lực không nhỏ đã có ảnh hưởng rõ rệt, và trong một số trường hợp là khá nặng nề, đến đời sống tâm lí của trẻ em. Theo các nhà chuyên môn, những rối nhiễu tâm lí thường gặp ở trẻ em trong thời gian gần đây rất đa dạng, từ những rối nhiễu cảm xúc (lo âu, trầm cảm, giận dữ. . . ), rối loạn hành vi xã hội (bạo lực học đường...) đến lạm dụng “game online”, “đi bụi”, mà nguyên nhân cơ bản là do thiếu khả năng làm chủ xúc cảm của bản thân. . . Thực tế đó đang cần có những biện pháp phòng ngừa lâu dài, hoặc sự can thiệp giúp đỡ khẩn cấp. Ý kiến của các nhà khoa học về sự cần thiết phải giáo dục xúc cảm cho trẻ ngày càng được đề cập đến nhiều hơn trong các tài liệu chuyên môn ở trong nước 152
- Giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh trong nhà trường phổ thông và nước ngoài. Theo đó, giáo dục xúc cảm phải được xem là một trong những nội dung quan trọng trong nhà trường phổ thông, bởi vì đời sống xúc cảm của trẻ có ảnh hưởng lớn tới việc học tập của các em. Học sinh phải khoẻ về cảm xúc tương tự như phải giỏi về môn Toán hay môn Văn vậy [2; 3; 7; 8; 9; 10]. Ý kiến này có cơ sở khoa học và thực tiễn của nó. Theo các nhà quản lí lao động, hiện nay các chuẩn mực trong công việc đối với người lao động đã có những thay đổi. Ngoài những yếu tố “thông minh”, “được đào tạo”, “tinh thông nghề nghiệp”, thì “cách con người ứng xử với nhau” được áp dụng ngày càng nhiều để lựa chọn nhân sự (ở lại hay ra đi, bị tụt lại sau hay được thăng tiến). Việc khích lệ năng lực xúc cảm ở người lao động được xem là cốt lõi của bất cứ triết lí quản lí nào, đặc biệt trong quá trình toàn cầu hóa lực lượng lao động. Bởi để duy trì và phát triển tổ chức, các kĩ năng ở người lao động như: kiểm soát xúc cảm, giải quyết bất đồng, làm việc theo nhóm, kĩ năng quản lí trở nên cần thiết hơn bao giờ hết [4]. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc giáo dục mặt lí trí của xúc cảm con người ở thế hệ trẻ. Học sinh ngày nay sẽ là lực lượng tham gia vào thị trường lao động trong nay mai, vì vậy, những gì xảy ra hiện nay có thể báo trước nhiều vấn đề đặt ra cho thị trường lao động tương lai. Trong khi đó, những nghiên cứu dài hạn ở nước ngoài (Mĩ và Tây Âu) về mức độ trí tuệ xúc cảm (Emotional Intelligent - EI) ở trẻ em cho thấy bức tranh không mấy lạc quan: mặc dù trẻ em ngày càng có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn nhưng năng lực trí tuệ xúc cảm (chỉ số EQ) của chúng lại có xu hướng giảm sút. Học sinh phổ thông là lứa tuổi mà quá trình phát triển nhân cách đang diễn ra mạnh mẽ, trong đó lĩnh vực xúc cảm ý chí có nhiều vấn đề cần được quan tâm đặc biệt. Nghịch lí này đặt ra những vấn đề giáo dục mới cần được quan tâm trong các nhà trường, không chỉ phổ thông mà cả các trường sư phạm. Bởi vì, để giáo viên có thể triển khai được các nội dung rèn luyện trí tuệ xúc cảm cho học sinh, hoặc họ phải được đào tạo từ trong trường sư phạm thông qua các chương trình rèn luyện nghiệp vụ, hoặc phải được bồi dưỡng thông qua các chương trình chuyên biệt. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí luận về trí tuệ xúc cảm và giáo dục trí tuệ xúc cảm Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa vào cuối thế kỉ XX đã làm thay đổi quan niệm của của các nhà tâm lí học về trí tuệ con người. Theo đó, tâm lí người, trong đó có trí tuệ, không phải là một cơ cấu khép kín, không thay đổi, mang tính di truyền, mà có bản chất xã hội. Từ đó, xu thế chủ đạo trong nghiên cứu trí tuệ là phát triển các lí thuyết đa trí tuệ với sự hỗ trợ của các khoa học tự nhiên như: Di truyền học, Thần kinh học, Công nghệ thông tin... nhằm xem xét trí tuệ một cách đầy đủ, toàn diện và phức hợp từ các góc độ sinh lí, tâm lí, xã hội và văn hóa. Các công trình nghiên cứu đã ủng hộ giả thuyết cho rằng: có những năng lực 153
- Đào Thị Oanh nằm giữa nhận thức và xúc cảm, hoà suy nghĩ vào với xúc cảm và được gọi bằng cái tên “Trí tuệ xúc cảm” (EI). Như vậy, về một ý nghĩa nào đó, chúng ta có hai loại trí tuệ là “Trí tuệ lí trí” và “Trí tuệ xúc cảm”. Cả hai loại trí tuệ này quan trọng như nhau và cùng quyết định cách con người định hướng cuộc sống của mình như thế nào. Chuẩn mực mới đòi hỏi cá nhân phải hòa hợp được lí trí với xúc cảm. Muốn thế, con người phải có trí tuệ xúc cảm, tức là phải biết làm cho xúc cảm của mình có lí trí. Kết quả các công trình nghiên cứu định tính rất quy mô đã chứng minh rằng, một người có chỉ số trí tuệ xúc cảm (EQ) cao sẽ thành công trong cuộc đời. Ngược lại, một người khác có chỉ số IQ tương đương với người đó nhưng EQ kém lại thất bại trong cuộc sống, bởi vì EQ thấp làm hạn chế việc khai thác những lợi thế của cá nhân, kể cả lợi thế về IQ. Hiện nay, khái niệm trí tuệ xúc cảm vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện nhưng nội hàm của nó nhìn chung được thống nhất gồm các yếu tố sau: a/ Khả năng nhận diện được xúc cảm của bản thân và kiểm soát được chúng; b/ Khả năng quản lí xúc cảm của bản thân; c/ Khả năng điều khiển xúc cảm bản thân; d/ Khả năng nhận diện xúc cảm của người khác, đồng cảm với họ; e/ Khả năng điều khiển xúc cảm của người khác, phối hợp hài hòa với người khác [3; 4]. Các nhà nghiên cứu cho rằng, trí tuệ xúc cảm là sự kết hợp giữa những thuộc tính của sự nhạy cảm do bẩm sinh với những thuộc tính quản lí xúc cảm có được do con người tự tạo nhờ luyện tập. Trí tuệ xúc cảm là một loại trí tuệ xã hội, vì thế, mỗi người đều có thể tự nâng cao trí tuệ xúc cảm cho mình thông qua luyện tập hàng ngày. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, EI có tương quan thuận đáng kể với tuổi tác và kinh nghiệm sống. Điều này cũng có nghĩa rằng, có thể thông qua giáo dục để phát triển EI [dẫn theo 1; 8]. Vào thập kỉ 90 của thế kỉ trước, thuật ngữ “Trí tuệ xúc cảm” xuất hiện ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lí giáo dục. Sau đó ngày càng được nhiều giới trong xã hội chú ý, trong đó có giới doanh nhân và đặc biệt là các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở trường phổ thông. Như vậy việc nghiên cứu EI sẽ giúp ích rất nhiều cho việc hiểu biết về nó để xây dựng chiến lược giáo dục phát triển các năng lực này ngay từ lứa tuổi học đường. Trên thực tế, vấn đề giáo dục xúc cảm cho học sinh từ lâu đã và đang được tiến hành trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển của xã hội hiện đại, thì nội dung giáo dục xúc cảm cũng cần phải được quan tâm nghiên cứu bổ sung những nội dung mới cho phù hợp với trẻ em hiện nay. Đó là việc giáo dục chính các xúc cảm, tức là việc rèn luyện để làm cho các xúc cảm trở nên có lí trí. Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc giáo dục trí tuệ xúc cảm cần phải được quan tâm như đối với việc giáo dục nâng cao IQ, vì thế nhiều chương trình giáo dục trí tuệ xúc cảm đã được soạn thảo và triển khai dành cho giáo viên cũng như học sinh đã được hưởng ứng áp dụng bởi các nhà trường. Kết quả đánh giá đã chứng minh 154
- Giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh trong nhà trường phổ thông hiệu quả rõ rệt của một số chương trình như thế. 2.2. Thực trạng giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh trong nhà trường * Về mối tương tác xúc cảm giữa giáo viên và học sinh trong nhà trường: Kết quả ở Bảng 1 dưới đây gợi ra cho các nhà giáo dục nhiều điều đáng quan tâm, bởi có tới gần 1/4 giáo viên dường như hoàn toàn không chủ động để hiểu tâm trạng của học sinh mình. Chỉ có 20/428 giáo viên (4,67%) “Thường xuyên” quan tâm đến tâm trạng của học sinh. Số còn lại tự đánh giá có quan tâm đến học sinh những khi các em có biểu hiện khác thường (304/428 = 71%). Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả thu được ở câu hỏi: “Khi có tâm trạng không thoải mái, học sinh thường tìm đến ai để chia sẻ?”, theo đó, câu trả lời chiếm tỉ lệ cao nhất là “Học sinh tìm đến bạn thân” - 259/428 = 69,8%; còn thấp nhất là “Tìm đến giáo viên” – 65/428 = 15,1%. Có thể thấy, giáo viên chưa thực sự trở thành nguồn “hỗ trợ xã hội” tin cậy ở học sinh. Bảng 1. Những khi giáo viên quan tâm đến tâm trạng của học sinh (N = 428) Thứ STT Thời điểm quan tâm SL/% bậc 1 Khi học sinh có biểu hiện khác thường 304/428 = 71% 1 2 Khi có ý kiến của cha mẹ học sinh 27/428 = 6.42% 4 3 Khi học sinh tìm đến giáo viên để nói 40/428 = 9.34% 2 4 Khi có ý kiến từ bạn bè của học sinh 37/428 = 8.64% 3 5 Bất kể lúc nào/Thường xuyên quan tâm 20/428 = 4.67% 5 Bảng 2: Đánh giá của GV về sự quan tâm của HS đến tâm trạng của GV (N = 428) Thứ STT Ý kiến đánh giá SL /% bậc Học sinh thường xuyên hiểu được tâm trạng 1 154/428 = 36% 1 của giáo viên (học sinh rất nhạy cảm) Học sinh chỉ hiểu được tâm trạng của giáo 2 viên khi giáo viên bộc lộ trước học sinh 140/428 = 33% 2 (không nhạy cảm) Học sinh dường như không bao giờ để ý đến 3 96/428 = 22.2% 3 tâm trạng của giáo viên (vô tâm) Giáo viên không biết là học sinh có hiểu tâm 4 trạng của mình hay không (không quan tâm 38/428 = 8.9% 4 đến điều đó) Số liệu thu được ở Bảng 2 cho thấy có sự phân hóa rõ, theo đó, tỉ lệ học sinh 155
- Đào Thị Oanh được đánh giá là “nhạy cảm” là cao nhất và gần bằng tỉ lệ học sinh được đánh giá là “không nhạy cảm”. Đặc biệt, số học sinh được cho là “vô tâm” cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Mặc dù con số không phải là lớn, nhưng 38/428 (8,9%) giáo viên tỏ ra không cần biết, rằng học sinh có quan tâm đến tâm trạng của mình hay không thực sự làm chúng ta suy nghĩ. Các nghiên cứu tâm lí học đã chỉ ra rằng, sự cảm thông bắt đầu từ bên trong. Theo Freud, con người không thể giữ được bí mật gì. Nếu miệng họ im lặng thì họ sẽ nói chuyện với đầu ngón tay; sự phản bội thúc đẩy qua từng lỗ chân lông [dẫn theo 4]. Mọi người rất hiếm khi nói ra bằng lời về những gì họ cảm thấy, thay vào đó họ cho chúng ta biết qua giọng điệu, biểu lộ xúc cảm trên khuôn mặt, hay bằng những biểu hiện không lời khác. Khả năng hiểu được những truyền đạt tinh tế này được hình thành dựa trên những kĩ năng cơ bản, đặc biệt là kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng tự chủ. Bởi không hiểu được xúc cảm của chính bản thân mình, hoặc để cho chúng chi phối bản thân mình, thì cá nhân sẽ hoàn toàn không hiểu được tâm trạng của người khác. Sự cảm thông đòi hỏi trước hết khả năng hiểu được xúc cảm của người khác. Ở mức độ cao hơn, đó là khả năng cảm nhận và phản ứng lại những mối quan tâm hay xúc cảm của người khác. Và ở mức độ cao hơn nữa, đòi hỏi phải hiểu được những vấn đề hoặc mối lo ngại ẩn giấu đằng sau xúc cảm của người khác. Như vậy, để có thể hiểu được tâm trạng của nhau, việc đầu tiên là phải quan tâm đến nhau [4]. * Đánh giá của giáo viên về những biểu hiện xúc cảm của học sinh ở trường học mà giáo viên quan sát thấy được thể hiện ở bảng 3 cũng gợi ra nhiều điều để suy nghĩ. Bảng 3: Biểu hiện xúc cảm của học sinh THCS trong nhà trường (N = 428) Thứ STT Đối tượng SL/% bậc 1 Chống đối/cãi lại người khác 109/428 = 25,7% 6 2 Dễ cáu giận/dễ nổi khùng 252/428 = 59,4% 1 3 Dễ bị kích động/dễ bốc đồng 189/428 = 44,1% 5 4 Hỗn xược/xấc láo 34/428 = 7,9% 10 5 Gây gổ/có hành vi khó đoán trước 42/428 = 9,8% 9 6 Lo sợ/rụt rè/nhút nhát 201/428 = 46% 4 7 Dễ khóc 79/428 = 18,4% 8 8 Dễ chán nản/thất vọng 229/428 = 53,5% 2 9 Tự ái/hờn dỗi 83/428 = 19,4% 7 10 Lạc quan, vui vẻ 223/428 = 52% 3 Kết quả nghiên cứu những biểu hiện xúc cảm của học sinh thiếu niên cho thấy, nhìn chung, các biểu hiện tích cực của học sinh chiếm tỉ lệ cao nhất - khoảng 50%. Bên cạnh đó, giáo viên ở trường THCS tỏ ra quan ngại trước một số biểu hiện 156
- Giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh trong nhà trường phổ thông ở học sinh của mình, như: “dễ cáu giận”; “Dễ chán nản/thất vọng”; “Lo sợ”; “Dễ bị kích động”; “Cãi lại người khác”. . . Những biểu hiện này đều có thể dễ thấy ở trẻ thiếu niên và nó có thể là những biểu hiện nhất thời hay trở thành những nét tính cách ổn định là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có giáo dục. Theo các giáo viên, ở đầu lứa tuổi THCS, các mâu thuẫn giữa học sinh ít sâu sắc nên các em cũng dễ dàng quên đi theo thời gian và dễ dàng hướng vào những mối quan hệ mới. Tuy nhiên, ý kiến của các giáo viên và cán bộ quản lí nhà trường cũng cho thấy rằng, học sinh chưa biết cách bộc lộ xúc cảm của mình phù hợp hoàn cảnh và chuẩn mực. Không có sự khác biệt đáng kể giữa học sinh nam và học sinh nữ trong biểu hiện xúc cảm. Tuy nhiên, có một điều dễ nhận thấy là học sinh nam sẵn sàng hành động nhiều hơn, trong khi đó học sinh nữ thiên về thể hiện cảm xúc nhiều hơn (khóc, buồn). Kết quả này tương tự như kết quả tự đánh giá của học sinh thu được ở một nghiên cứu khác được triển khai gần đây [6]. Điều này cho thấy, việc giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh là thực sự cần thiết để giúp các em nâng cao một số kĩ năng xúc cảm - xã hội, từ đó hạn chế những biểu hiện tiêu cực ở trong và ngoài nhà trường. * Về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh, tất cả các giáo viên cùng các cán bộ quản lí ở những trường tham gia vào nghiên cứu này đều khẳng định là rất cần thiết và rất quan trọng. Số liệu thu được là 100% ý kiến khẳng định cả trên cán bộ quản lí nhà trường lẫn các giáo viên đứng lớp. Tuy nhiên, khái niệm “Trí tuệ xúc cảm” không hẳn xa lạ với các giáo viên (khi nói đến chỉ số EQ thì nhiều người khẳng định rằng đã từng được nghe tới), song nội hàm của nó thì còn được hiểu một cách chung chung. Phần lớn các giáo viên cho rằng, trí tuệ xúc cảm là các phẩm chất đạo đức hoặc các kĩ năng sống ở con người. Hiểu như vậy không phải là sai, nhưng là chưa đầy đủ. Hơn nữa, trí tuệ xúc cảm là một lĩnh vực chuyên biệt, vì thế, để đạt hiệu quả mong muốn, cần có những biện pháp rèn luyện tương đối đặc thù. Nhiều giáo viên cũng như cán bộ quản lí đồng nhất việc giáo dục trí tuệ xúc cảm với môn học Giáo dục Công dân nên cho rằng trách nhiệm chính trong việc này là của giáo viên chủ nhiệm. Một số khác thì cho đó là nhiệm vụ của các giáo viên dạy các môn năng khiếu như Nhạc, Họa. Số giáo viên nhận thức giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh là nhiệm vụ của tất cả các giáo viên trong nhà trường chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (42/428 ≈ 9,8%). Điều này cho thấy một thực tế rất mâu thuẫn, đó là, giáo viên nào cũng nhận thức được sự cần thiết, nhưng đồng thời rất ít người coi đó là việc của chính bản thân mình. Đây là điều mà các nhà nghiên cứu giáo dục cũng như các cấp quản lí cần hết sức quan tâm lưu ý. Trên thực tế, theo Ban Giám hiệu một số trường, việc quan tâm giáo dục một số khía cạnh trí tuệ xúc cảm cho học sinh đã được quan tâm nhiều hơn trong những năm gần đây. Bởi hiện nay ở một số trường đã đưa vào giảng dạy một số kĩ năng sống cơ bản cho học sinh trong giờ đầu tuần. Có 18/33 (52,9%) trường tự đánh giá rằng, đã thực sự quan tâm đến việc giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh; 5/33 trường tự đánh giá là quan tâm đến việc dạy học hơn là giáo dục xúc cảm cho học sinh. Một điều đáng lưu ý là, trong số các trường đề tài đến, có 4/18 157
- Đào Thị Oanh trường (khoảng 22%) có hiện tượng học sinh bỏ nhà đi bụi hoặc có biểu hiện của hành vi nghiện ngập. Bên cạnh đó, một số cán bộ quản lí cho rằng đã có một môn học riêng cho việc này là môn “Giáo dục Đạo đức” rồi. Như vậy, việc nâng cao nhận thức cho bản thân giáo viên về vấn đề này là rất cần thiết. Trong công tác giáo dục, xúc cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng: nó vừa là điều kiện, vừa là phương tiện giáo dục, đồng thời cũng là nội dung giáo dục nữa. Trong quan hệ giáo dục, giáo viên phải biết kiềm chế những xúc cảm tiêu cực, đồng cảm với học sinh để có thể xử lí sáng suốt những tình huống sư phạm. Vì vậy, bản thân giáo viên cũng cần phải được giáo dục các xúc cảm. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chỉ như thế vẫn là chưa đủ. Kết quả thu được trong nghiên cứu này đã cho thấy học sinh còn rất yếu ở khả năng tự kiểm soát, khả năng quản lí xúc cảm của bản thân và của người khác, khả năng đồng cảm, khả năng tự thúc đẩy bản thân... Vì thế, việc giúp học sinh rèn luyện nâng cao các khả năng đó là rất cần thiết và cần được tiến hành trong nhà trường một cách thường xuyên, có sự phối hợp với gia đình. Kết quả khảo cứu một số công trình nghiên cứu về kĩ năng xã hội của học sinh phổ thông [6; 11] cho thấy nhà trường có vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển các kĩ năng xúc cảm – xã hội ở học sinh như: tính hợp tác, sự đồng cảm, khả năng tự kiềm chế... * Về các nội dung và biện pháp giáo dục trí tuệ xúc cảm trong nhà trường, kết quả thu được như sau: Bảng 4: Ý kiến của giáo viên về những nội dung xúc cảm nhà trường cần giáo dục cho học sinh (N = 428) Thứ STT Nội dung cần giáo dục SL/% bậc 1 Chuẩn mực đạo đức 109/428 = 25,7% 3 2 Cách giao tiếp ứng xử phù hợp 152/428 = 35,2% 1 3 Biết chia sẻ, vị tha 109/428 = 25,7% 3 4 Biết kiềm chế xúc cảm 140/428 = 32% 2 5 Hiểu biết về tâm lí lứa tuổi học sinh 12/428 = 2,8% 7 6 Các kĩ năng sống 27/428 = 6,42% 6 7 Biết giữ bình tĩnh để suy xét 83/428 = 19,4% 5 Có thể thấy, trong các nội dung mà các giáo viên đưa ra, có những nội dung không thuộc trí tuệ xúc cảm, mặc dù có liên quan, theo nghĩa, chúng đều là những khía cạnh của nhân cách con người. Điều này cho thấy, nhiều giáo viên chưa hiểu rõ khái niệm trí tuệ xúc cảm. Về phương pháp giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh trong nhà trường, các giáo viên đưa ra những ý kiến sau đây: - Gần gũi, quan tâm để hiểu hoàn cảnh của học sinh, vì phần lớn học sinh có xúc cảm tiêu cực thường là những học sinh có hoàn cảnh sống đặc biệt (294/428 = 158
- Giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh trong nhà trường phổ thông 68%); - Động viên, chia sẻ, hiểu tâm lí học sinh (261/428 = 61%); - Làm gương cho học sinh; Không gây áp lực với học sinh, sử dụng biện pháp giáo dục nhẹ nhàng, khuyên nhủ, tâm sự (110/428 = 25.7%)... Kết quả trao đổi với Ban Giám hiệu các trường tham gia vào nghiên cứu cho thấy những ý kiến tương tự. Rõ ràng những biện pháp giáo viên nêu ra ở trên không phải là sai nhưng chưa đầy đủ, chưa phải là những biện pháp rèn luyện trí tuệ xúc cảm. Như phần trên đã nói, trí tuệ xúc cảm là một lĩnh vực chuyên biệt, nên cần có biện pháp giáo dục phù hợp. Trong số các trường được hỏi, có 6/33 ý kiến (chiếm khoảng 18,1%) cho rằng, để nhà trường có thể thực hiện giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh một cách ”bài bản”, cần phải có những chương trình ”hẳn hoi” và đưa vào dạy lồng ghép trong các môn học hoặc các giờ sinh hoạt, giờ hoạt động ngoại khóa, hoặc để tư vấn cho học sinh. Bởi vì hiện nay nội dung của các giờ học đó còn nghèo nàn, chưa thu hút được sự quan tâm của giáo viên và học sinh. Và vì thế, các trường này cũng kiến nghị rằng, trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cần cập nhật nội dung này. Đây là ý kiến được đề tài rất quan tâm mặc dù chiếm một tỉ lệ không lớn. 3. Kết luận - Trong đề tài này, “Trí tuệ xúc cảm” được hiểu là khả năng nhận thức, thấu hiểu và sử dụng những thông tin xúc cảm về bản thân và về người khác để dẫn tới hoặc tạo ra những kết quả tích cực và hiệu quả. - Hiện nay, trong một số trường THCS, vấn đề giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh đã được quan tâm ở mức độ nhất định. Các giáo viên đều nhận thức được việc giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh là thực sự cần thiết, nhưng nội dung và cách làm còn mang tính tự phát, chủ yếu nhằm giáo dục một số kĩ năng sống cơ bản. Nội hàm khái niệm trí tuệ xúc cảm chưa được các giáo viên hiểu một cách đầy đủ, chính xác, vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho giáo viên là rất cần thiết. Kết quả này cũng gợi ra những nội dung cần quan tâm trong công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên ở các trường sư phạm trong thời gian tới, đáp ứng sự phát triển giáo dục phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Dung, 2008. Trí tuệ cảm xúc với công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS và con đường nâng cao loại trí tuệ này. LATS Tâm lí học, Viện KHGD, Hà Nội. [2] Edgar Morin, 2008. Bẩy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai. Nxb Tri thức, Hà Nội. [3] Goleman D., 2002. Trí tuệ cảm xúc. Làm thế nào để biến những cảm xúc của mình thành trí tuệ. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 159
- Đào Thị Oanh [4] Goleman D., 2007. Trí tuệ xúc cảm: ứng dụng trong công việc. Nxb Tri thức, Hà Nội. [5] Đào Thị Oanh, 2008. Thực trạng biểu hiện của một số xúc cảm và kĩ năng đương đầu với xúc cảm tiêu cực ở thiếu niên hiện nay. Báo cáo khoa học đề tài NCKHCN cấp Bộ. Trường ĐHSP Hà Nội. [6] Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 2010. Nghiên cứu và giảng dạy Tâm lí học, Giáo dục học trong các trường đại học sư phạm. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Đà Nẵng, tháng 06/2010. [7] Dương Thị Hoàng Yến, 2010. Trí tuệ cảm xúc của giáo viên Tiểu học. LATS Tâm lí học, Viện TLH - Viện KHXH Việt Nam. [8] Cheryl E. Sanders & Gary D. Phye, 2004. Bullying. Implications for the Class- room. Elsevier Inc. USA. [9] Lewkowicz, Adina Bloom, 2007. Teaching Emotional Intelligence (second edi- tion). Corwin Press, USA. [10] Patrick A. McGuire, 1998. School-Based prevention: one size does not fit all. Monitor on Psychology, No.10/1998. ABSTRACT Intelletual-emotional education for school children The article touches on a rather new educational issue which is of paramount importance in the personality development of children in particular and future hu- man resources in general. At present in some lower secondary schools, intellectual- emotional education receives attention to a certain extent. Teachers have considered it very necessary to provide this kind of education but its content and the ways used by teachers remained spontaneous, mainly to teach some basic life skills. The im- plications of intellectual-emotional education have not yet been fully understood by teachers. For this reason, it is necessary to enhance their awareness and knowledge. The results also suggest some contents of concern in providing professional training for teachers in Teacher Training Institutions in the future to meet general education development. 160
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN TRÍ TUỆ XÚC CẢM
29 p | 137 | 29
-
Khảo sát trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 167 | 23
-
Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục cảm xúc cho trẻ em
6 p | 165 | 22
-
Bài giảng Phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ thông qua việc đọc sách
19 p | 134 | 16
-
Tâm lý giáo dục trong tìm hiểu trẻ: Phần 1
93 p | 103 | 11
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến hiệu quả công việc: Nghiên cứu trường hợp của các giảng viên đại học tại thành phố Hà Nội
19 p | 65 | 9
-
Mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và hành vi nguy cơ ở thiếu niên
4 p | 85 | 8
-
Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của sinh viên
7 p | 96 | 7
-
Tác động của trí tuệ xúc cảm đến kết quả học tập của sinh viên: Một nghiên cứu ở khu vực Hà Nội
13 p | 7 | 5
-
Phát triển trí tuệ cảm xúc trong đổi mới giáo dục nhà trường
11 p | 18 | 5
-
Trí tuệ cảm xúc của sinh viên ngành giáo dục mầm non, trường đại học Thủ Dầu Một
6 p | 44 | 5
-
Biện pháp bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho giáo viên mầm non trong hoạt động nghề nghiệp ở trường mầm non
6 p | 58 | 5
-
Thực trạng và một số biện pháp bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho học sinh trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Đắk Lắk
5 p | 72 | 5
-
Trí tuệ cảm xúc của sinh viên ngành Sư phạm tiếng Anh
11 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và sự tự tin đưa ra quyết định nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành
6 p | 7 | 2
-
Tác động của trí tuệ cảm xúc đến sự gắn kết và hài lòng công việc của nhân viên thông qua sự cân bằng công việc và cuộc sống: Một nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng
6 p | 5 | 2
-
Thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên hiện nay
10 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn