Giáo trình Dân số và Phát triển: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Nam Phương (chủ biên)
lượt xem 207
download
Giáo trình Dân số và Phát triển do PGS.TS. Nguyễn Nam Phương (chủ biên) có kết cấu gồm 9 chương và được chia làm 2 phần. Phần 1 sau đây gồm nội dung 4 chương đầu tài liệu, gồm có: Chương 1 - Tổng quan về mối quan hệ giữa dân số và phát triển, Chương 2 - Quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số, Chương 3 - Biến động tự nhiên dân số, Chương 4 - Di dân và đô thị hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Dân số và Phát triển: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Nam Phương (chủ biên)
- Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n KHOA KINH TÕ QU¶N Lý NGUåN NH¢N LùC Bé m«n d©n sè vμ ph¸t triÓn ---------------- Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Nam Phương Gi¸o tr×nh d©n sè vμ ph¸t triÓn (Dùng cho sinh viên các trường cao đẳng và đại học) Nhμ xuÊt b¶n ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n Hμ Néi - 2011 1
- Gi¸o tr×nh d©n sè vμ ph¸t triÓn Nhµ xuÊt b¶n §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n §Þa chØ: 207 §−êng Gi¶i Phãng, Hµ Néi Website: http://nxb.neu.edu.vn-Email: nxb@neu.edu.vn §iÖn tho¹i: (04) 38696407-36282486-36282483 Fax: (04) 36282485 ChÞu tr¸ch nhiÖm xuÊt b¶n: GS.TS. NguyÔn Thμnh §é ChÞu tr¸ch nhiÖm néi dung: PGS.TS NguyÔn nam ph−¬ng Biªn tËp kü thuËt: Ngäc Lan - TrÞnh Quyªn ChÕ b¶n vi tÝnh: NguyÔn Lan ThiÕt kÕ b×a: 3D Hμ néi Söa b¶n in vμ ®äc s¸ch mÉu: Ngäc Lan - TrÞnh Quyªn In 1.000 cuèn, khæ 16 x 24 cm t¹i X−ëng in Tr−êng §HKTQD vµ C«ng ty in Phó ThÞnh 328M· sè §KXB: 597-2011/CXB/02-109/§HKTQD vµ ISBN: 978-604-909-682-2. In xong vµ nép l−u chiÓu quý III n¨m 2011.
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN............................................................................................... 3 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ........................................................ 3 1.1.1. Khái niệm dân số ........................................................................ 3 1.1.2. Khái niệm phát triển ................................................................... 4 1.1.3. Khái niệm phát triển bền vững ................................................. 10 1.1.4. Nội dung phát triển bền vững ................................................... 12 1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN. ...................... 25 1.2.1. Tác động của dân số đến phát triển .......................................... 26 1.2.2. Sự tác động của phát triển đến dân số ...................................... 34 1.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC ...... 38 1.3.1. Nội dung và nhiệm vụ môn học ............................................... 38 1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu ................................................... 41 1.3.3. Ý nghĩa của môn học ................................................................ 43 CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 44 CHƯƠNG 2: QUY MÔ, CƠ CẤU VÀ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ ........ 45 2.1. QUY MÔ VÀ PHÂN BỐ DÂN SỐ .................................................. 45 2.1.1. Quy mô và sự biến đổi quy mô dân số ..................................... 45 2.1.2. Phân bố dân số .......................................................................... 48 2.2. CƠ CẤU DÂN SỐ ............................................................................ 51 2.2.1. Cơ cấu tuổi của dân số.............................................................. 51 2.2.2. Cơ cấu giới tính của dân số ...................................................... 53 2.2.3. Tháp dân số .............................................................................. 55 2.3. CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ................................................................. 56 2.3.1. Các khái niệm và phạm trù liên quan tới chất lượng dân số .... 56 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dân số ................................... 58 i
- 2.4. VAI TRÒ CỦA QUY MÔ, CƠ CẤU DÂN SỐ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ...................................................................... 60 2.4.1. Vai trò của quy mô dân số ........................................................ 60 2.4.2. Vai trò của sự thay đổi cơ cấu dân số ....................................... 63 CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 71 CHƯƠNG 3: BIẾN ĐỘNG TỰ NHIÊN DÂN SỐ .................................. 72 3.1. MỨC SINH ...................................................................................... 72 3.1.1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá mức sinh ........................... 72 3.1.2. Xu hướng biến động mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng ......... 78 3.2. MỨC CHẾT ..................................................................................... 85 3.2.1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá mức chết ........................... 85 3.2.2. Bảng sống (bảng chết) .............................................................. 90 3.2.3. Biến động mức chết và các yếu tố ảnh hưởng .......................... 97 3.3. BIẾN ĐỘNG TỰ NHIÊN DÂN SỐ VÀ LÝ THUYẾT QUÁ ĐỘ DÂN SỐ ................................................................................................ 103 3.3.1. Đo lường biến động tự nhiên dân số ...................................... 103 3.3.2. Xu hướng biến động tự nhiên dân số ..................................... 104 3.3.3. Lý thuyết quá độ dân số ......................................................... 104 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 110 CHƯƠNG 4: DI DÂN VÀ ĐÔ THỊ HÓA ............................................. 112 4.1. DI DÂN .......................................................................................... 112 4.1.1. Khái niệm, phân loại và các đặc trưng cơ bản........................ 112 4.1.2. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá di dân ........................ 123 4.1.3. Xu hướng di dân và ảnh hưởng của di dân đến phát triển dân số và KTXH .......................................................................................... 125 4.2. ĐÔ THỊ HÓA ................................................................................. 133 4.2.1. Khái niệm, phân loại và các nguyên nhân của quá trình đô thị hóa .................................................................................................... 133 4.2.2. Một số đặc điểm chủ yếu của đô thị hoá ................................ 141 ii
- 4.2.3. Các thước đo đánh giá đô thị hóa ........................................... 147 4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ........................................................................ 149 4.3.1. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển dân số ............... 149 4.3.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đối với kinh tế-xã hội ................... 150 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................... 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 156 CHƯƠNG 5: DỰ BÁO DÂN SỐ VÀ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ........... 157 5.1. DỰ BÁO DÂN SỐ ......................................................................... 157 5.1.1. Khái niệm, nhiệm vụ, phân loại dự báo dân số ...................... 157 5.1.2. Các phương pháp dự báo dân số ............................................ 160 5.2. CHÍNH SÁCH DÂN SỐ ................................................................ 168 5.2.1. Khái niệm ............................................................................... 168 5.2.2. Những mục tiêu và biện pháp của chính sách dân số ............. 168 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................... 178 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 179 CHƯƠNG 6: DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ .......................... 180 6.1. DÂN SỐ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM ......................... 180 6.1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................ 180 6.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá mối quan hệ dân số-lao động-việc làm 183 6.1.3. Mối quan hệ dân số và nguồn lao động, việc làm (cung, cầu lao động) ................................................................................................. 187 6.2. DÂN SỐ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ................................... 197 6.2.1. Dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế ................................ 198 6.2.2. Tăng trưởng kinh tế tác động đến dân số ............................... 208 6.3. DÂN SỐ VÀ THU NHẬP, TIÊU DÙNG, TIẾT KIỆM ................. 212 6.3.1. Dân số và thu nhập ................................................................. 212 6.3.2. Dân số và tiêu dùng ................................................................ 213 6.3.3. Dân số và tiết kiệm (tích lũy), đầu tư ..................................... 215 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................... 217 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 217 iii
- CHƯƠNG 7: DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ............................ 218 7.1. DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC ............................................................... 218 7.1.1. Khái niệm và vai trò của giáo dục .......................................... 218 7.1.2. Mối quan hệ giữa dân số và giáo dục ..................................... 219 7.2. DÂN SỐ VÀ Y TẾ ......................................................................... 229 7.2.1. Ảnh hưởng của dân số đến y tế .............................................. 230 7.2.2. Ảnh hưởng của y tế đến dân số .............................................. 238 7.3. DÂN SỐ VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI................................................... 241 7.3.1. Khái niệm và thước đo bình đẳng giới ................................... 241 7.3.2. Mối quan hệ giữa dân số và bình đẳng giới ........................... 246 7.3.3. Ảnh hưởng của bình đẳng giới đến dân số ............................. 249 7.3.4. Ảnh hưởng của bình đẳng giới đến phát triển kinh tế xã hội . 252 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................... 260 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 261 CHƯƠNG 8: DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG ................................................................................................. 262 8.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN .................................................... 262 8.1.1. Môi trường.............................................................................. 262 8.1.2. Ô nhiễm môi trường ............................................................... 266 8.1.3. Tài nguyên và cạn kiệt tài nguyên .......................................... 269 8.2. MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA DÂN SỐ VÀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG................................................................... 271 8.2.1. Ảnh hưởng của dân số đến nguồn tài nguyên, môi trường .... 271 8.2.2. Ảnh hưởng của tài nguyên, môi trường đến dân số ............... 291 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................... 297 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 298 CHƯƠNG 9: LỒNG GHÉP DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN VÀO KẾ HOẠCH HOÁ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ............................ 299 9.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LỒNG GHÉP DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN VÀO KẾ HOẠCH HOÁ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ................. 299 iv
- 9.1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................. 299 9.1.2. Các thành phần cơ bản của lồng ghép dân số phát triển ........ 301 9.1.3. Sự cần thiết phải lồng ghép dân số phát triển trong kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội .................................................................... 302 9.2. PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP GIỚI VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG ................................. 303 9.2.1. Khái niệm, mục tiêu và sự cần thiết tiến hành lồng ghép giới vào kế hoạch phát triển KT-XH địa phương .................................... 303 9.2.2. Các điều kiện để lồng ghép giới trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương ................................................................. 308 9.2.3. Các bước tiến hành lồng ghép giới trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương .............................................................. 313 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................... 323 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 323 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 325 v
- LỜI NÓI ĐẦU Dân số vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu dùng của cải của xã hội. Vì vậy, qui mô, cơ cấu của dân số quyết định qui mô, cơ cấu của sản xuất và tiêu dùng. Con người - dân số đóng vai trò trung tâm trong mọi chương trình, chiến lược phát triển, nó vừa là điều kiện, phương tiện, vừa là mục tiêu của phát triển. Phát triển kinh tế xã hội dù ở đâu và thời kỳ nào đều nhằm hướng tới việc phục vụ cho mục tiêu phát triển toàn diện con người. Dân số và phát triển thường xuyên biến động và bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố tác động đến dân số và phát triển rất đa dạng, phong phú và không ngừng biến đổi. Kiến thức cũng như những hiểu biết về sự vận động, biến đổi của các quá trình, các kết quả dân số (sinh, chết, di dân, qui mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số...) và đặt lồng ghép nó trong mối quan hệ tác động qua lại với các biến số phát triển (kinh tế, xã hội, môi trường), nhận diện được xu hướng, tính quy luật tác động qua lại giữa chúng là rất quan trọng và cần thiết, nhất là đối với các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý nói chung. Lồng ghép các biến dân số với các biến phát triển khi hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội là rất cần thiết. Nó là tiền đề, điều kiện rất quan trọng để kiểm soát, khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả cao các nguồn lực về tài nguyên, thiên nhiên, con người, nâng cao tính khả thi của các kế hoạch, chương trình phát triển, hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý XH, nhằm đạt tới mục tiêu phát triển toàn diện con người- dân số. Giáo trình Dân số và phát triển ra đời đã, đang và sẽ đáp ứng được những yêu cầu như vậy. Giáo trình Dân số và phát triển đã được biên soạn, giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng nói chung và Đại học Kinh tế Quốc Dân nói riêng từ những năm 1990. Cho đến nay nhiều biến cố lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường... đã thay đổi đáng kể. Vì vậy, hoàn thiện và nâng cao chất lượng giáo trình sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, giảng dạy, học tập của giáo viên và sinh viên, phổ cập những kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa dân số và phát triển cho những người quan tâm cũng như 1
- cả cộng đồng xã hội. Giáo trình Dân số và phát triển được tập thể các tác giả của Bộ môn Dân số và Phát triển biên soạn, bổ sung, chỉnh sửa lại cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, yêu cầu hội nhập và đổi mới trong các chương trình đào tạo, nhu cầu thiết thực trong quá trình học tập, nghiên cứu của sinh viên kinh tế và các trường, ngành khác cấp học từ cao đẳng trở lên, cũng như của nhiều giáo viên giảng dạy môn học này nói riêng, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách nói chung. Tham gia biên soạn giáo trình này gồm có: - PGS.TS Nguyễn Nam Phương chủ biên, biên soạn các chương 1,4,9. - TS Võ Nhất Trí biên soạn các chương 3,5,6,8. - Th.S Ngô Quỳnh An biên soạn chương 2. - Cử nhân Vũ Xuân Đốc, PGS.TS Nguyễn Nam Phương biên soạn chương 7. Đây là cuốn giáo trình biên soạn lại cho sinh viên ngoài ngành dân số nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, giáo trình chắc chắn sẽ không tránh khỏi được những khiếm khuyết. Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn các thành viên bộ môn và các nhà khoa học đã đóng góp những ý kiến quí báu để hoàn thiện cuốn giáo trình này. Chúng tôi mong nhận được thêm các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý và đông đảo bạn đọc để giáo trình tái bản những lần sau được hoàn thiện hơn. Mọi đóng góp xin gửi về Bộ môn Dân số và Phát triển, Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2011 Thay mặt các tác giả Chủ biên PGS.TS Nguyễn Nam Phương 2
- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Mục đích - Trình bày được vai trò của dân số trong sự phát triển kinh tế xã hội. - Nêu và phân tích các khái niệm về dân số, phát triển và phát triển bền vững. - Nắm được thước đo của sự phát triển. - Phân tích được mối quan hệ giữa dân số và phát triển cũng như mối quan hệ giữa phát triển và dân số. - Nêu và phân tích được đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của môn học - Áp dụng những hiểu biết này trong quá trình KHH phát triển kinh tế xã hội. 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Khái niệm dân số Dân số có liên quan đến nhiều hoạt động, nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, có nhiều môn học nghiên cứu dân số. Dân số theo nghĩa thông thường là số lượng dân trên một vùng lãnh thổ, một địa phương nhất định. Bởi vì dân số có thể coi là số lượng dân của cả trái đất hay một phần của nó, của một quốc gia hay một vùng địa lý nào đó. Dân số theo nghĩa rộng được hiểu là một tập hợp người. Tập hợp này không chỉ là số lượng mà cả cơ cấu và chất lượng. Tập hợp này bao gồm nhiều cá nhân hợp lại, nó không cố định mà thường xuyên biến động. Ngay bản thân mỗi cá nhân cũng thường xuyên biến động: sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già hóa và tử vong. 3
- Các hoạt động của mỗi cá nhân cũng thường xuyên thay đổi; tuổi niên thiếu đi học (từ nhà trẻ, mẫu giáo... đến các trường chuyên nghiệp; tuổi trưởng thành làm việc, già nua nghỉ ngơi). Trình độ văn hóa chuyên môn cũng thay đổi. Nơi ở cũng không hoàn toàn cố định, đơn vị xã hội cũng thay đổi. Những thay đổi của mỗi cá nhân làm thay đổi số lượng, thành phần kết cấu của dân số nói chung. Trong Dân số học, thuật ngữ “Dân số” không chỉ hiểu theo nghĩa thông thường, mà còn hiểu theo nghĩa rộng của nó. Nó nghiên cứu cả ở trạng thái tĩnh và trạng thái động cùng những yếu tố gây nên sự biến động đó. Ngoài từ dân số trong cuộc sống, các tài liệu, sách báo... còn dùng các từ dân cư, nhân khẩu, dân tộc, nhân dân; giữa các từ này với dân số có điểm chung giống nhau, nhưng cũng có những nét đặc trưng khác nhau. Mặc dù đôi khi có thể dùng từ này thay cho từ khác, khi ngữ nghĩa gần giống nhau, nhưng cũng có trường hợp không thể thay thế cho nhau được. 1.1.2. Khái niệm phát triển Các quá trình dân số (sinh, chết, kết hôn, ly hôn, di cư...) bao giờ cũng diễn ra trong một khung cảnh kinh tế - xã hội và môi trường nhất định. Các khung cảnh này biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (giữa các thời kỳ) và không gian (giữa các nước, các vùng, các châu lục). Để phân biệt các khung cảnh này người ta thường sử dụng khái niệm phát triển. Phát triển là một khái niệm rộng chỉ tất cả hoạt động của con người nhằm thúc đẩy xã hội tiến lên về đời sống vật chất và tinh thần. Khái niệm này có quá trình hoàn thiện dần từ đơn sơ, phiến diện đến toàn diện và đầy đủ hơn, từ đơn thuần là tăng trưởng kinh tế đến phát triển bền vững. Theo thời gian và không gian, trình độ phát triển rất khác nhau. Vào những năm 50 sau chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới nghèo đói và đổ nát, cả loài người hy vọng sự tăng trưởng kinh tế, tức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm giúp con người thoát khỏi nghèo đói lạc hậu. Thời đó, người ta coi phát triển đơn thuần chỉ là sự tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, thước đo trình độ phát triển là mức đạt được về GDP bình quân đầu người (GDP/P). Những năm 60 và 70 được coi là “những thập kỷ của sự phát triển” của Liên Hợp Quốc. Tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu mà Liên Hợp 4
- Quốc đề ra nhưng người ta lại hoàn toàn vỡ mộng: nghèo đói, thất nghiệp vẫn tràn lan và bất bình đẳng thể hiện ở sự chênh lệch về mức độ tiếp cận các dịch vụ cơ bản giữa các nhóm dân cư ngày càng sâu sắc. Mặc dù kinh tế là cốt lõi của sự phát triển, nhưng càng ngày người ta càng nhận thức và phát hiện nhiều hạn chế của thước đo GDP bình quân đầu người. Nhiều quốc gia có sự tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng số người đói nghèo không giảm và đời sống của những người dưới đáy của xã hội không được cải thiện. Vì vậy, cần tiếp cận phát triển theo hướng khác, đó là sự thỏa mãn (đáp ứng) những nhu cầu thiết yếu của các nhóm dân cư. Nếu coi phát triển là đối lập với nghèo khổ, thì phát triển được coi là quá trình giảm dần đi đến xóa bỏ nạn đói ăn, bệnh tật, mù chữ, tình trạng mất vệ sinh, thất nghiệp và bất bình đẳng. Vì vậy, nhiều nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách kêu gọi: “Hạ bệ quan điểm về GDP”, tức là phát triển không thể nhìn nhận ở một góc độ hẹp GDP bình quân và sự tăng lên của nó. Đương nhiên, tiền rất quan trọng nhưng không phải là tất cả. Nói như Aristote - Nhà triết học cổ đại thì: “Tài sản rõ ràng không phải là thứ chúng ta đang tìm kiếm, nó chỉ là thứ cần thiết cho những thứ khác”. Những cái khác có thể là: Sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại: tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Giảm nghèo: Nếu tăng trưởng kinh tế mà vẫn phải đối mặt với tỷ lệ nghèo cao thì đó chưa phải là phát triển. Giảm bất công trong thu nhập và tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Giảm thất nghiệp, cải thiện lĩnh vực y tế, giáo dục, dinh dưỡng, nhà ở… tức là phải nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường nguồn lực con người, v.v… Vì vậy, phát triển được quan niệm là quá trình tăng tiến toàn diện về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Phát triển là quá trình biến đổi liên tục cả lượng và chất của nền kinh tế. Khái niệm phát triển được cụ thể hoá bằng công thức đơn giản. Tăng trưởng Sự chuyển dịch Sự tiến bộ Phát triển = kinh tế + cơ cấu kinh tế + xã hội 5
- Công thức trên phản ánh: (1) Sự biến đổi về lượng của nền kinh tế và nó chính là điều kiện cần của sự phát triển; (2) Sự thay đổi trong bản chất kinh tế của sự phát triển và (3) Thể hiện mục tiêu cuối cùng của sự phát triển. Thước đo của sự phát triển Do phát triển không chỉ đơn thuần là tăng trưởng hay phát triển kinh tế mà còn là tiến bộ về xã hội và sự bền vững về môi trường, nên phát triển thường được đo lường, phản ảnh bằng một hệ thống gồm các nhóm chỉ tiêu, như: nhóm chỉ tiêu kinh tế, nhóm chỉ tiêu dân số- KHHGĐ, nhóm chỉ tiêu y tế và sức khoẻ, …; nhóm chỉ tiêu về môi trường. Nhiều nước và tổ chức quốc tế đã xây dựng hệ thống thước đo phát triển xã hội hoặc kinh tế-xã hội hoặc xã hội-môi trường (Xem bảng 1.1). Hệ thống chỉ báo phát triển bền vững đồng bộ cũng được xây dựng như: mục tiêu thiên niên kỷ hoặc các đề xuất thử nghiệm. Bảng 1.1: Hệ thống thước đo phát triển NƯỚC HOẶC SỐ CHỈ STT TỔ CHỨC SỐ NHÓM CHỈ TIÊU TIÊU QUỐC TẾ 12 nhóm: xoá đói; dân số; y tế và sức khoẻ; 1 ESCAP kiểm soát HIV/AIDS; giáo dục; việc làm; nhà 45 ở; môi trường; thiên tai; tội phạm; bảo vệ xã hội; gia đình 13 nhóm: tuổi thọ; …; môi trường nước; 74 2 UNDP môi trường biển; môi trường xã hội; chi phí cho hoạt động môi trường UNFPA và 10 nhóm: kinh tế; dân số; KHHGĐ; y tế và 3 UNICEP giúp sức khoẻ; giáo dục và đào tạo; văn hoá; lao 104 xây dựng cho động-việc làm; mức sống; trật tự, an toàn Việt Nam XH và luật pháp; đầu tư phát triển xã hội. Hệ thống chỉ tiêu dân số - xã hội Chính phủ đề nghị áp dụng từ năm 2000, gồm 10 nhóm: giáo dục và đào tạo; y tế và sức khoẻ; 4 Việt Nam 164 dân số; các vấn đề xã hội; lao động-việc làm; văn hoá, văn nghệ; thể dục, thể thao; phát thanh, truyền hình; nghiên cứu khoa học; môi trường. 6
- Thước đo tổng hợp Năm 1990, lần đầu tiên "Báo cáo phát triển con người" của Liên Hợp Quốc được công bố, đưa ra và ngày càng hoàn thiện khái niệm "phát triển con người", phát triển mang tính nhân văn (Human development). Đó là: "sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khoẻ mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người. Quan niệm này bao hàm hai khía cạnh chính là mở rộng các cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực lựa chọn của con người nhằm hưởng thụ một cuộc sống hạnh phúc, bền vững". Một cách rõ ràng hơn: quá trình phát triển được gọi là “mang tính nhân văn” nếu quá trình đó: (1) mở rộng các cơ hội lựa chọn cho mọi người, (2) nâng cao năng lực lựa chọn cho mọi người, (3) mọi người cùng tham gia vào quá trình phát triển và (4) mọi người cùng được hưởng lợi từ quá trình này. "Phát triển con người" coi con người là mục tiêu, chứ không phải là phương tiện của phát triển, những quan niệm "phát triển nguồn lao động", "phát triển nguồn nhân lực", "vốn con người" coi con người là phương tiện của tăng trưởng kinh tế, dù đó là phương tiện quan trọng nhất. Chỉ số HDI là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia. Các nước có trình độ phát triển cao có HDI >0, 8; các nước có trình độ phát triển trung bình có HDI từ 0, 5 đến 0, 8; các nước có trình độ phát triển thấp có HDI
- Chỉ số học vấn Là chỉ tiêu tổng hợp được đo bằng tổng 2/3 tỉ lệ số người lớn biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên, biết đọc, biết viết một đoạn văn ngắn, đơn giản liên quan đến cuộc sống hàng ngày và 1/3 tỉ lệ đi học chung (là tỷ số giữa tổng số người ở mọi độ tuổi đang đi học ở tất cả các bậc: phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học, sau đại học và tổng số dân từ 5 đến 24 tuổi). Chỉ số GDP bình quân đầu người (GDP tính theo phương pháp sức mua tương đương quy ra dollar Mỹ): Chỉ số thu nhập lg(GDP/ng) – lg(100) = đầu người lg(40000) – lg(100) Nhóm nước có HDI rất cao, nhóm nước có HDI cao vừa, nhóm nước có HDI trung bình, nhóm nước có HDI thấp: 10 nước có chỉ số HDI cao nhất là Na Uy, Úc, Iceland, Canada, Ireland, Hà Lan, Thụy Điển, Pháp, Thụy Sĩ và Nhật. Mỹ đứng thứ 13. 10 nước cuối danh sách gồm có Guinea Bissau, Burundi, Chad, CHDC Congo, Burkina Faso, Mali, Trung Phi, Sierra Leone, Afghanistan, Niger. Việt Nam đứng thứ 116/182 nước thuộc nhóm có HDI trung bình, trong giai đoạn 1985-2007 mỗi năm HDI của VN tăng thêm 1, 16% (từ 0, 561 lên 0, 725). Tuy vậy, chỉ số này không phản ánh một số mặt quan trọng khác như bình đẳng giới, mức độ tôn trọng quyền con người. Tính trên toàn thế giới, Na Uy đứng đầu về chỉ số HDI nhưng xét từng tiêu chí, Nhật Bản mới là nước đứng đầu về tuổi thọ trung bình, Gruzia đứng đầu về tỉ lệ biết chữ ở người lớn, Australia đứng đầu về tỉ lệ nhập học chung và Công quốc Liechstenstein (quốc gia nói tiếng Đức nhỏ nhất thế giới với diện tích 160km2, giáp Thụy Sĩ ở phía tây và giáp Áo ở phía đông) có GDP theo đầu người (tính theo sức mua ngang bằng) cao nhất thế giới. Chỉ số phát triển con người ở Việt Nam Báo cáo phát triển con người năm 2007/2008 của LHQ cho thấy, Việt Nam hiện có chỉ số HDI ở hạng trung bình, với chỉ số là 0, 733. So với năm trước, Việt Nam đã tăng 4 bậc từ vị trí 109 lên vị trí 105 trong 8
- tổng số 177 nước. Chỉ số HDI của Việt Nam đã liên tục tăng trong những năm gần đây: Từ 0, 671 điểm (năm 2000) và đã tăng lên 0, 688 điểm (2003); 0, 704 điểm (2005); 0, 733 (2007) và đạt tới 0, 750 điểm vào năm 2010 như mục tiêu chiến lược dân số đã đề ra. Đáng lưu là, từ năm 1995 đến nay (2007), xếp hạng HDI của Việt Nam trong khu vực đã được nâng lên từ thứ bậc 7 lên thứ bậc 6; ở Châu Á từ thứ bậc 32 lên thứ bậc 28 và trên thế giới từ thứ bậc 122 lên thứ bậc 105 so vớí 177 nước trên thế giới. Diễn giải cụ thể hơn về động thái nội hàm chỉ số HDI của Việt Nam đã cho thấy như sau: - Thu nhập GDP bình quân/người của cả nước đã tăng từ 5, 7 triệu đồng năm 2000 lên trên 10 triệu đồng năm 2005, tương đương 640 USD (tăng 12, 1%/năm và 1, 75 lần sau 5 năm). Năm 2007 vừa qua đã đạt 835USD. Năm 2008 này theo Báo cáo Chính phủ tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII hiện vẫn đang trong thời gian tiến hành, đã cho thấy, GDP/người của nước ta ước tính có thể đạt tới trên 1000USD, vượt qua được ngưỡng nước nghèo theo quy định đã nêu trên của UNDP. - Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đã tăng từ 60 tuổi năm 1980 lên 65, 2 tuổi năm 1995, lên 70 tuổi năm 2003, lên 71, 5 tuổi năm 2005 và hiện nay (2008) là 73, 1 tuổi vào mức khá cao trong tương quan so sánh với nhiều nước khác, góp phần lớn nâng chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam cao khoảng 30 bậc so với bảng xếp hạng GDP. - Năm 2000, cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đến năm 2008, có 42/64 tỉnh, thành phố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 94%, trong khi đó trung bình của thế giới là 79%, các nước thu nhập thấp là 61%, các nước thu nhập trung bình là 90%, các nước châu Á - Thái Bình Dương là 90%. Đến hết năm 2005, số học sinh đi học bậc tiểu học đạt 97, 5%, số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 15, 1%/năm, dạy nghề dài hạn tăng 12%/năm, sinh viên đại học và cao đẳng tăng 8, 4%/năm. Tính đến tháng 8/2008, cả nước có 369 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 160 trường đại học và 209 trường cao đẳng. Theo Báo cáo phát triển năm 2008 của LHQ, Việt Nam chỉ xếp thứ 122 trong số 177 quốc gia về thu nhập bình 9
- quân đầu người. Tuy nhiên, so với nhiều nước có thu nhập thấp khác, thậm chí so với cả một số nước có thu nhập cao hơn thì Việt Nam lại đi đầu về các chỉ số tuổi thọ, tỉ lệ biết chữ ở người lớn. Xếp hạng tương ứng của Việt Nam ở hai chỉ số này là 56/177 và 57/177. Chính vì thế mà đã khiến cho HDI của Việt Nam đạt tới mức trung bình trong so sánh với nhiều nước khác chỉ ở mức thấp, mặc dù GDP/người của Việt Nam còn thấp hơn nhiều và vẫn là nước nghèo. Trong khi đó, nhìn vào tổng số người đang được đi học trong độ tuổi đi học tiểu học, trung học và đại học, Việt Nam hiện xếp thứ 121/177 nước, với 63, 9% người trẻ được tiếp cận với giáo dục. Nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là do tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã đạt tới mức khá cao trong liên tục nhiều năm, đã là cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng tăng nhanh theo. Phát triển kinh tế - xã hội sẽ tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân và tăng đầu tư cho giáo dục là hai giải pháp cơ bản làm thay đổi đáng kể chỉ số HDI. Chỉ riêng việc cải thiện tỉ lệ nhập học của trẻ em và nâng cao dân trí cho người dân sẽ giúp Việt Nam tăng nhanh chỉ số phát triển con người của mình. Điều này hoàn toàn đúng với thực tiễn phát triển của Việt Nam những năm đổi mới vừa qua và vẫn đang là một trong những định hướng chỉ đạo cơ bản của Đảng và Nhà nước ta. 1.1.3. Khái niệm phát triển bền vững Gần đây chúng ta nghe nhiều đến khái niệm “Phát triển nhanh, bền vững”. Đặc biệt khái niệm này lại được đề cập nhiều trong các văn kiện của Đảng; các bài diễn văn và cả trong đời sống xã hội. Mặc dù còn có sự khác nhau về cách nhìn, điểm xuất phát kinh tế và cả quan điểm chính trị... nhưng đều có sự thống nhất chung rằng: để mỗi quốc gia nói riêng và cả nhân loại nói chung phát triển bền vững, đòi hỏi mỗi quốc gia và nhân loại phải đảm bảo hài hoà cả ba yếu tố: phát triển kinh tế; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Ba yếu tố này luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cùng thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững. Năm 1972, thế giới đối mặt với tình trạng khan hiếm năng lượng và ô nhiễm môi trường nặng nề. Liên hiệp quốc đã tổ chức Hội nghị Quốc tế về 10
- Môi trường ở Stockholm (Thụy Điển). Trên phạm vi toàn cầu, nhằm tìm cách đối phó với tình trạng cuộc sống ngày càng xấu đi do sự gia tăng của nghèo đói, bệnh tật, thất học, do sự cách biệt ngày càng sâu sắc giữa giàu và nghèo và đặc biệt do sự xuống cấp không ngừng của môi trường, Liên hiệp quốc đã thành lập Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển năm 1983. Báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) ấn hành năm 1987 đã chính thức đưa ra quan điểm về phát triển bền vững: Phát triển bền vững được hiểu là “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng (các) nhu cầu (ấy) của các thế hệ mai sau”. Định nghĩa này đã thể hiện được sự quan tâm đến các thế hệ tương lai trong khi tìm cách đáp ứng các nhu cầu hiện tại. Tính bền vững của sự phát triển đòi hỏi: - Cân nhắc giữa lợi ích của thế hệ tương lai và thế hệ hiện tại. - So sánh giữa chi phí và lợi ích của tăng trưởng kinh tế. - Lựa chọn cơ cấu các sản phẩm dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế có lợi nhất cho việc bảo vệ môi trường. - Nâng cao hiệu suất: giảm thiểu khối lượng nguyên liệu đầu vào đối với một đơn vị sản phẩm. - Sử dụng các vật liệu nhân tạo có khả năng thay thế đối với các tài nguyên ngày càng trở nên khan hiếm. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Quan điểm ban đầu về phát triển bền vững chủ yếu chỉ nhấn mạnh đến việc giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu bảo vệ tài nguyên và môi trường sống của con người. Đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, chúng ta đã phát hiện ra trong quá trình chạy theo các mục tiêu tăng trưởng nhanh con người không chỉ đứng trước thảm họa về tài nguyên, môi trường mà kể cả các tiêu chí về xã hội cũng bị vi phạm. Con người, vị trí trung tâm của sự phát triển cũng bị xúc 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Dân số và Phát triển: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Nam Phương (chủ biên)
171 p | 410 | 125
-
SLIDE TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - CƠ SỞ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
39 p | 791 | 89
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Viết Thông
163 p | 246 | 63
-
Bài giảng Giáo dục Dân số Môi trường - Dân số và chất lượng cuộc sống
29 p | 394 | 61
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2019)
144 p | 375 | 44
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Mạch Quang Thắng (Dành cho bậc ĐH - Không chuyên ngành Lý luận chính trị)
152 p | 592 | 44
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 2
161 p | 184 | 42
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị): Phần 1
121 p | 370 | 40
-
GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Biên soạn: Ts. Bùi Thị Nga 2008
187 p | 98 | 20
-
Giáo trình Dân số phát triển (tài liệu đào tạo sơ cấp dân số y tế): Phần 1
18 p | 131 | 15
-
Giáo trình Dân số phát triển (tài liệu đào tạo sơ cấp dân số y tế): Phần 2
30 p | 128 | 12
-
Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009
44 p | 112 | 10
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Xuất bản lần thứ 11): Phần 1
162 p | 52 | 9
-
Tìm hiểu dân số và phát triển ở Việt Nam: Phần 2
356 p | 12 | 9
-
Quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục phổ thông ở quận Bình Tân (Thành phố Hồ Chí Minh) sau 10 năm thành lập
9 p | 78 | 3
-
Giáo trình Dân số học (Dùng cho hệ cử nhân chính trị - Tái bản): Phần 1
121 p | 11 | 2
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam (Ngành: Quản trị khách sạn - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
35 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn