1<br />
<br />
Chương 1.<br />
<br />
KHÁI NIỆM VÙNG VEN BỜ VÀ QUẢN LÝ TỔNG<br />
HỢP VÙNG VEN BỜ<br />
Vùng ven bờ luôn là nơi được con người quan tâm do nguồn tài nguyên của nó. Đây là<br />
nơi có vùng đồng bằng màu mỡ và tài nguyên biển phong phú, vùng ven bờ cũng là nơi dễ<br />
dàng cho sự tiếp cận của thị trường quốc tế. Nó tạo ra không gian sống, các tài nguyên sinh<br />
vật và phi sinh vật cho các hoạt động của con người và có chức năng điều hoà đối với môi<br />
trường tự nhiên cũng như môi trường nhân tạo.<br />
Vùng ven bờ là trọng tâm của nhiều ngành kinh tế quốc gia, là nơi mà phần lớn các hoạt<br />
động về kinh tế, xã hội diễn ra và cũng là nơi mà tác động của các hoạt động này nhiều nhất.<br />
Đối với những nước có vùng bờ, hơn một nữa dân số sống tại đây và tầm quan trọng của vùng<br />
ven bờ còn gia tăng trong tương lai do sự gia tăng không ngừng của việc di dân từ các vùng<br />
sâu trong lãnh thổ tới đây. Do vậy, không ngạc nhiên khi có sự xung đột sâu sắc giữa nhu cầu<br />
tiêu dùng hiện nay đối với tài nguyên và việc đảm bảo cho việc tiêu thụ tài nguyên đó trong<br />
tương lai. Trong một số quốc gia, sự xung đột đó đã đạt đến mức nguy cấp do phần lớn vùng<br />
ven bờ đã bị ô nhiễm do các nguồn khác nhau. Rất nhiều hoạt động phát triển đô thị, công<br />
nghiệp và nông nghiệp trên vùng ven biển là nằm trong vùng đất ngập nước ven biển có năng<br />
suất cao và các dự án phát triển đang làm biến đổi hệ sinh thái ven biển trên một qui mô rất<br />
lớn. Nước thải từ hầu hết các đô thị và khu công nghiệp trên thế giới đổ trực tiếp vào biển<br />
hoặc gián tiếp qua các hệ thống sông mà không được xử lý hoặc xử lý rất ít. Nghề cá bị sa sút,<br />
đất ngập nước bị khô, các rạn san hô bị phá hủy, các bãi biển bị xuống cấp,...<br />
Để các vùng ven bờ được duy trì và bảo vệ, cần phải có hành động hiệu quả và kịp thời.<br />
Để giải quyết cho yêu cầu này, một hệ thống quản lý đã được hình thành: Quản lý tổng hợp<br />
vùng ven bờ: (ICZM, Integrated Coastal Zone Management).<br />
Quản lý tổng hợp vùng ven bờ (QLTHVB) có thể cho phép giải quyết các vấn đề nảy<br />
sinh trong phát triển như:<br />
•<br />
Tăng dân số ở vùng ven biển, đô thị hoá, cạnh tranh đất đai, nguồn nước và các vấn<br />
đề liên quan đến ô nhiễm.<br />
•<br />
Sự dâng cao của mức nước biển làm cho nhiều quốc gia ven biển dễ bị ảnh hưởng<br />
của lụt lội và đe dọa cuộc sống và các hoạt động kinh tế.<br />
•<br />
Quản lý tài nguyên kém làm tăng phạm vi ảnh hưởng và tính khốc liệt của các tai<br />
biến thiên nhiên như bão lụt, xói lở bờ biển,... đối với cuộc sống và dân cư.<br />
•<br />
Tài nguyên bị khai thác quá mức và sử dụng không hợp lý, ví dụ như vấn đề khai<br />
thác cạn kiệt các loài thuỷ hải sản, khai thác san hô làm vật liệu xây dựng, phá rừng<br />
ngập mặn để nuôi tôm.<br />
<br />
I. Khái niệm vùng ven bờ<br />
Hầu hết các hướng dẫn QLTHVB được xuất bản đều đồng ý rằng vùng ven bờ là khu<br />
vực có giao diện khá hẹp giữa biển và đất liền. Đó là nơi các quá trình sinh thái phụ thuộc vào<br />
sự tác động lẫn nhau giữa đất liền và biển, các tác động này diễn ra khá phức tạp và nhạy<br />
cảm.<br />
Vùng ven bờ thường được hiểu như là nơi tương tác giữa đất và biển, bao gồm các môi<br />
trường ven bờ cũng như vùng nước kế cận. Các thành phần của nó bao gồm các vùng châu<br />
thổ, vùng đồng bằng ven biển, các vùng đất ngập nước, các bãi biển và cồn cát, các rạn san<br />
hô, các vùng rừng ngập mặn, đầm phá, và các đặc trưng ven bờ khác. Khái niệm vùng ven bờ<br />
thường được xác định một cách tùy tiện, hơi khác nhau giữa các quốc gia và thường dựa vào<br />
giới hạn pháp lý và ranh giới hành chánh. Ngoài ra, còn có những sai khác về địa văn<br />
<br />
2<br />
<br />
(physiography), sinh thái và kinh tế giữa các vùng khác nhau, do đó không có một định nghĩa<br />
được chấp nhận rộng rãi về vùng ven bờ. Thay vào đó, có nhiều định nghĩa bổ sung phục vụ<br />
cho những mục đích quản lý khác nhau, trong đó vấn đề ranh giới cần được xem xét. Ví dụ ở<br />
một số nước Châu Âu, vùng ven bờ mở rộng ra tới vùng lãnh hải, một số nước khác thì lấy<br />
đường đẳng sâu làm giới hạn. Còn về ranh giới đất liền thì cũng rất mơ hồ do tác động của<br />
biển vào khí hậu có thể vào đến vùng nội địa bên trong cũng như vùng đồng bằng ngập lụt<br />
rộng lớn.<br />
Vấn đề ranh giới vùng ven bờ có thể được xác định một cách thực tế bao gồm các khu<br />
vực và các hoạt động liên quan đến vấn đề quản lý mà chương trình sẽ nhắm vào. Trong nhiều<br />
trường hợp, ranh giới vùng đất và biển được chọn thường có một khoảng cách nhất định với<br />
một mốc tự nhiên chẳng hạn như là mức nước thấp trung bình (MLWM, Mean Low Water<br />
Mark) hay mức nước cao trung bình (MHWM, Mean High Water Mark).<br />
Bảng 1. Một số ví dụ về ranh giới vùng ven bờ<br />
Nước, bang<br />
<br />
Ranh giới đất liền<br />
<br />
Ranh giới biển<br />
<br />
Rhode Island<br />
<br />
200 bộ kể từ bờ biển<br />
<br />
Vùng lãnh hải (3 dặm)<br />
<br />
Hawaii<br />
<br />
Tất cả đất liền trừ vùng các khu rừng Vùng nước của Bang<br />
bảo vệ<br />
<br />
Brunei<br />
<br />
Tất cả vùng đất liền và nước cách Từ MHWM đến 200 m nước sâu<br />
MHWM 1 km<br />
<br />
Singapore<br />
<br />
Toàn bộ đất liền<br />
<br />
Vùng lãnh hải và các đảo xa bờ<br />
<br />
Sri Lanka<br />
<br />
300 m từ MHWM<br />
<br />
2 km từ MLWM<br />
<br />
Malaysia<br />
<br />
Ranh giới huyện<br />
<br />
20 km từ bờ<br />
<br />
Theo IUCN (1986), vùng ven bờ được định nghĩa như sau: "là vùng ở đó đất và biển<br />
tương tác với nhau, trong đó ranh giới về đất liền được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng<br />
của biển đến đất và ranh giới về biển được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của đất và<br />
nước ngọt đến biển."<br />
Theo World Bank, vùng ven bờ được hiểu là "... dựa vào những mục tiêu thực tiễn, mà<br />
vùng ven bờ là một vùng đặc biệt có những thuộc tính đặc biệt, mà ranh giới được xác định,<br />
thường dựa vào những vấn đề được giải quyết"<br />
Ngoài ra còn có một số thuật ngữ khác được sử dụng trong QLTHVB bao gồm:<br />
•<br />
Vùng ven biển (Coastal area): về mặt địa lý thì rộng hơn vùng ven bờ, đường biên<br />
của nó mở rộng về phía đất liền hơn. Vùng ven bờ chỉ là một phần của khu vực<br />
ven biển. Điều này rất quan trọng, đứng trên phương diện chức năng, bởi trong<br />
nhiều quy trình về môi trường, nhân khẩu, kinh tế và xã hội trên thực tế bắt nguồn<br />
từ vùng ven biển rộng lớn, tuy nhiên những biểu hiện của chúng chỉ thấy rõ được<br />
trong phạm vi vùng ven bờ.<br />
•<br />
Vùng nước ven biển (Coastal water): vành đai hẹp gần bờ có nước biển và nước<br />
cửa sông.<br />
•<br />
Vùng gian triều (Intertidal area): vùng giữa đường ngập triều khi triều thấp nhất và<br />
đường ngập triều khi triều cao nhất (phần đất liền chịu tác động của thủy triều).<br />
•<br />
Vùng bờ biển (Coastline): đường tiếp xúc tại điểm chia cắt đất liền với các vùng<br />
nước ven biển.<br />
•<br />
Vùng đất ven bờ (Shore lands): vùng đất liền xuống tới đường biên cao nhất bị ảnh<br />
hưởng bởi thủy triều<br />
<br />
3<br />
<br />
Do có nhiều sự khác nhau trong định nghĩa về khái niệm vùng ven bờ, có một số vấn để<br />
thường nảy sinh trong quá trình thực thi quản lý tổng hợp vùng ven bờ. Thứ nhất, pháp luật<br />
quốc gia liên quan tới giải quyết vấn đề này, nếu nó tồn tại, thường không rõ ràng trong việc<br />
đưa ra những định nghĩa và tiêu chí biên giới vùng ven bờ một cách chính xác. Thứ hai,<br />
thường các ranh giới được xác định theo qui định của hành chính không đồng nhất với ranh<br />
giới của hệ sinh thái. Thứ ba, việc quản lý các vùng ven bờ xuyên quốc gia thường rất khó<br />
khăn do nó liên quan tới lợi ích từng quốc gia. Ngoài ra, pháp chế và sự phân định đới bờ có<br />
thể có sự khác nhau rất lớn giữa các quốc gia cận kề nhau.<br />
Như vậy có thể thấy là định nghĩa về vùng ven bờ thường phục vụ và hỗ trợ cho các kế<br />
hoạch chính trị, chính sách để cân bằng nhu cầu đối với tài nguyên và giải quyết các xung đột<br />
nhiều mặt trong vấn đề sử dụng tài nguyên.<br />
Do vậy, định nghĩa vùng ven bờ phải phản ảnh các tiếp cận tổng hợp bao gồm (a) vùng<br />
ven bờ được quản lý là một hệ tổng hợp về tài nguyên và sử dụng tài nguyên và (b) chức năng<br />
quản lý phối hợp giữa các tổ chức khác nhau liên quan đến qui hoạch và thực thi.<br />
Để định nghĩa về vùng ven bờ tiếp tục được chuẩn bị kỹ lưỡng và cập nhật trong các dự<br />
án của các quốc gia, các yếu tố sau đây cần phải được tính đến:<br />
•<br />
Phạm vi phần đất bên trong vùng ven bờ phải được thoả thuận cũng như phần<br />
nước thuộc lãnh thổ quản lý.<br />
•<br />
Định nghĩa vùng ven bờ phải xuất phát từ các đặc điểm tự nhiên (địa mạo) và chức<br />
năng sinh thái.<br />
•<br />
Xác định ranh giới hành chính dựa vào pháp luật quốc gia, các vùng đặc trưng và<br />
các qui hoạch chi tiết.<br />
•<br />
Sử dụng các kỹ thuật bản đồ để phác họa ranh giới đường bờ và đường vùng ven<br />
bờ trên các bản đồ<br />
<br />
II. Đặc tính của vùng ven bờ<br />
1. Vùng ven bờ bao gồm sự đa dạng lớn về nơi ở và các hệ sinh thái (như vùng cửa<br />
sông, rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, đầm phá, vũng biển,..)<br />
2. Các hệ sinh thái trên có các đặc điểm vốn có được mô tả như là các chức năng khi<br />
chú ý đến phạm vi hệ thống tài nguyên ven bờ. Đối với các vùng đất ngập nước, các chức<br />
năng đó bao gồm năng suất sơ cấp và năng suất thứ cấp để duy trì khu hệ động, thực vật; dự<br />
trữ trầm tích và các chất carbon hữu cơ để nâng cao săng suất sinh học; liên kết các hệ sinh<br />
thái cần thiết để duy trì chuỗi thức ăn, tuyến di cư và gia tăng sản lượng. Đối với các rạn san<br />
hô các chức năng đó sẽ bao gồm năng suất sinh học cao và tỷ lệ cố định carbon cao dẫn đến<br />
sự phát triển đáng kể các rạn san hô và sự ăn mòn vật lý và sinh học dẫn đến sự tạo thành<br />
trầm tích đá vôi.<br />
3. Lần lượt, các chức năng đó sản sinh ra "hàng hoá" (ví dụ như cá, dầu khí, khoáng<br />
sản,...) và các dịch vụ có ích (ví dụ như chống lại sóng, bão, sự giải trí và vận chuyển,..). Các<br />
hàng hoá và dịch vụ như thế có giá trị kinh tế, một số có thể trao đổi theo cơ chế thị trường,<br />
nhưng số khác không thể đánh giá trực tiếp. Ví dụ tốt nhất là giá trị của san hô về nơi ở, giá trị<br />
giải trí như bơi lội, chèo thuyền, câu cá giải trí hay đơn giản chỉ là ngắm nhìn đại dương. Đối<br />
với các rừng ngập mặn, sự quan tâm đối với các nguồn tài nguyên này không được mua bán<br />
và cũng không được đánh giá như hàng hoá hay như dịch vụ và thường bị loại trừ khi phân<br />
tích về giá trị của rừng ngập mặn khi phát triển thành giá trị sử dụng thay thế khác (ví dụ như<br />
chuyển đổi thành vùng nuôi tôm). Các giá trị thường buôn bán là cọc chống, than củi, cua,<br />
tôm rừng ngập mặn; các giá trị có thể buôn bán là cá, thân mềm 2 mảnh bắt trong vùng kế<br />
cận; các giá trị ít khi tính đến là dược liệu, chất đốt trong gia đình, thức ăn trong những lúc<br />
nghèo đói, chổ ở cho cá con, bãi thức ăn đối với các loài cá, tôm vùng cửa sông, quan sát và<br />
<br />
4<br />
<br />
nghiên cứu động vật hoang dã; các giá trị thường bị bỏ qua là dòng dinh dưỡng cho vùng cửa<br />
sông, vùng đệm đối với tác hại của gió bão.<br />
4. Có một mối liên hệ trực tiếp giữa các chức năng môi trường và việc sản sinh ra các<br />
hàng hoá để có thể sử dụng được nhiều dạng hơn chỉ là một dạng trong các hoạt động của con<br />
người (ví dụ như đá san hô được sử dụng trong việc xây dựng và sản xuất vôi).<br />
5. Trong vùng ven bờ, nơi mà có sự cạnh tranh giữa các bên liên quan khác nhau (các<br />
bên liên quan được xác định là các nhóm trong cộng đồng có những mối quan tâm đặc biệt<br />
hay là liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên như là tài sản chung) đối với việc sử<br />
dụng đất và biển thường dẫn đến những xung khắc mãnh liệt và phá huỷ sự thống nhất của hệ<br />
thống tài nguyên.<br />
6. Các hoạt động ở vùng ven bờ trong nhiều nước đã góp phần đáng kể vào GDP của<br />
kinh tế quốc gia. Ví dụ như ở Sry Lanka, vùng ven bờ chiếm 24% diện tích đất cả nước,<br />
nhưng đã đóng góp 40% GDP của quốc gia với 50% dân số sống ở đây. Nhiều cộng đồng<br />
trong vùng Đông Nam Á phụ thuộc vào công nghiệp dầu lửa và tàu thuyền, du lịch ven bờ,...<br />
7. Vùng ven bờ là nơi tập trung cao sự định cư của con người và là nơi thích hợp cho sự<br />
đô thị hoá. Hầu hết các thành phố lớn của các nước vùng Đông Nam Á, cũng như các nước<br />
khác trên thế giới nằm ở vùng ven bờ.<br />
8. Vùng ven bờ là sẽ tâm điểm cho sự phát triển trong tương lai trong vòng 50 năm tới<br />
với sự gia tăng dân số và mở rộng các ngành công nghiệp. Những sự phát triển như thế sẽ dẫn<br />
đến sự gia tăng những xung đột về môi trường và xã hội, đòi hỏi cần phải có việc thực hiện kế<br />
hoạch quản lý tổng hợp.<br />
<br />
III. Các yếu tố sinh thái môi trường vùng ven bờ<br />
1. Vị trí địa lý<br />
Nằm tiếp giáp với đường bờ biển, có thể có các dạng địa hình:<br />
Đồng bằng thấp trũng thuộc khu vực các sông lớn, chịu ảnh hưởng của thủy triều<br />
Núi cao ăn ra tận biển, địa hình không bằng phẳng, cao hoặc là những gò đá sát biển và<br />
ít chịu ảnh hưởng của thủy triều<br />
Vùng đầm lầy hoặc đầm phá.<br />
2. Khí hậu<br />
Tần suất xuất hiện gió và bão cao, nhất là vùng ven biển nhiệt đới.<br />
Có chế độ gió mùa và ảnh hưởng rõ của chế độ này.<br />
Biên độ nhiệt độ dao động ngày và đêm không lớn như ở lục địa.<br />
Lượng mưa và độ ẩm không khí thường cao hơn các vùng khác. Đây cũng là vùng dễ có<br />
các sự cố môi trường như bão lốc, sóng thần.<br />
3. Môi trường đất<br />
Có thể có các dạng đất như đất mặn, đất phèn, phèn mặn hoặc đất cát, cồn cát ven biển.<br />
Dễ mẫn cảm với các điều kiện biến đổi của môi trường như dễ bị xói lở do tác động của<br />
sóng gió.<br />
Môi trường đất bị ảnh hưởng mạnh của cả độ mặn trong nước biển và thủy triều.<br />
Môi trường sinh thái ở đây không có tính ổn định, dễ phát triển nhưng cũng dễ bị phá<br />
hủy, thay đổi.<br />
4. Môi trường nước<br />
Nước từ mặn cho đến lợ, độ mặn giảm từ biển vào đất liền, điều kiện nước cũng thay<br />
đổi theo chế độ thủy văn ở các cửa sông đổ ra biển. Trong nước biển, nước sông và nhất là<br />
<br />
5<br />
<br />
nước lợ, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, có nhiều chất phù sa lơ lững và nhiều hạt sét mịn<br />
tạo nên trầm tích nhiều sét.<br />
Chế độ thủy triều ảnh hưởng mạnh đến hệ sinh thái thể hiện qua mức triều cực đại hay<br />
cực tiểu của chế độ nhật triều hay bán nhật triều.<br />
Chế độ nước ngọt rất khan hiếm, chỉ thấy từ các nguồn nước mưa hoặc giếng sâu từ<br />
tầng nước ngầm.<br />
5. Môi trường không khí<br />
Thường chất lượng không khí ở các vùng ven biển rất tốt nếu không có các hoạt động<br />
công nghiệp. Trong những vùng hoạt động công nghiệp ven biển thì môi trường không khí sẽ<br />
bị ảnh hưởng. Tuy nhiên khả năng đảo nhiệt thường ít xảy ra hơn. Hàm lượng muối trong<br />
không khí cao dễ gây ăn mòn kim loại, các công trình xây dựng, vật liệu.<br />
6. Đa dạng sinh học<br />
Được chia làm hai phần: phần dưới nước và trên cạn. Phần trên cạn lại được chia ra sinh<br />
vật ở vùng cao và sinh vật ở vùng ngập và bán ngập. Phần dưới nước chia ra sinh vật tầng<br />
mặt, sinh vật tầng nước nông và sinh vật tầng nước sâu.<br />
Nhìn chung đa dạng sinh học ở vùng ven biển rất phong phú và đa dạng. Tính đa dạng<br />
này phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường tự nhiên như nhiệt độ, chế độ nước, môi trường<br />
đất. Đối với vùng đất cao, ít ngập triều và không có nước ngọt, đất dễ nhiễm mặn và khô hạn<br />
thì đa dạng sinh học nghèo nàn. Đối với vùng ngập nước và bán ngập triều hay còn gọi là đất<br />
ngập nước, thì đa dạng sinh học phong phú hơn nhiều.<br />
7. Ô nhiễm môi trường vùng ven biển<br />
Ngày nay với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của<br />
con người đã tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái ven biển theo hướng ngày một xấu<br />
đi. Nguyên nhân của ô nhiễm xuất phát từ:<br />
Nguồn nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp từ các khu dân cư ven biển;<br />
Nước thải công nghiệp;<br />
Nguồn nước thải từ các cống rãnh đô thị;<br />
Chất thải rắn từ công nghiệp, nông nghiệp.<br />
8. Các dạng năng lượng trong môi trường ven biển<br />
Năng lượng sóng biển: vô cùng lớn nhưng đến nay con người chỉ mới khai thác, sử<br />
dụng được khoảng 1-2%. Một số nước trên thế giới đã sử dụng một phần năng lượng sóng<br />
biển để phát điện, tuy nhiên vấn đề này còn có nhiều khó khăn trong thiết kế, xử lý công trình.<br />
Năng lượng gió: là loại năng lượng có tiềm năng rất lớn dùng để phát điện, bơm nước,<br />
quay các động cơ,... Tuy nhiên nguồn năng lượng này cũng chưa được khai thác nhiều.<br />
Năng lượng ánh sáng mặt trời: sinh vật sử dụng năng lượng này cho quang hợp, sinh<br />
trưởng và phát triển, con người sử dụng để sấy khô nguyên liệu, làm muối<br />
<br />
IV. Khái niệm về Quản lý tổng hợp vùng ven bờ<br />
Tại Hội nghị Quốc tế về Vùng bờ, QLTHVB được định nghĩa như sau: QLTHVB bao<br />
gồm việc đánh giá toàn diện, đặt ra các mục tiêu, quy hoạch và quản lý các hệ thống tài<br />
nguyên ven biển, có xét đến các yếu tố lịch sử, văn hóa và truyền thống, và các lợi ích trong<br />
mâu thuẩn sử dụng; là quá trình liên tục tiến triển nhằm đạt được sự phát triển bền vững.<br />
Quản lý tổng hợp vùng ven bờ là một cơ cấu để tập hợp những người sử dụng, các chủ<br />
thể và những người ra quyết định tại vùng ven bờ nhằm đảm bảo quản lý hệ sinh thái có hiệu<br />
quả hơn đồng thời phát triển được kinh tế và phân chia quyền lợi hợp lý giữa các thế hệ và<br />
trong cùng thế hệ, thông qua việc áp dụng những nguyên tắc có tính bền vững. Pháp chế và<br />
quy hoạch ở lãnh hải và nội địa thường là công cụ thuận lợi để thực thi QLTHVB.<br />
<br />