Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
lượt xem 20
download
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp trình bày những nội dung chính sau: Những vấn đề cơ bản trong thống kê doanh nghiệp, thống kê kết quả sản xuất của doanh nghiệp, thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất, thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp,… Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP Giới thiệu: Những vấn đề cơ bản trong thống kê doanh nghiệp giúp cho người học xác định được đối tượng, phạm vi nghiên cứu của thống kê và nhiệm vụ công tác thống kê trong doanh nghiệp, từ đó hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp, qua đó có phương pháp học - phương pháp tự nghiên cứu để vận dụng kiến thức học được khi đi làm thực tế Mục tiêu: - Phân tích được vai trò thông tin của thống kê đối với quản lý; - Xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê; - Trình bày được nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp; - Hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp. - Có ý thức tự học, tự nghiên cứu tài liệu. Nội dung chính: 1.1. Vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp 1.1.1. Vai trò của thông tin đối với quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Thông tin là phạm trù được dùng để miêu tả các tin tức của một sự vật hiện tượng, một quá trình đã xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Trên thực tế người ta thu nhiều thông tin ở các lĩnh vực khác nhau bằng các phương tiện khác nhau. 1.1.1.1. Vai trò xác định phương hướng sản xuất kinh doanh Đối với quản lý kinh tế, hoạt động kinh doanh, quản lý hành chính, thông tin giúp nhà quản trị, nhà lãnh đạo ra quyết định đúng đắn về các chính sách đầu tư, về giải pháp… Trong nền kinh tế thị trường, thông tin được coi là nguồn lực tham gia vào sản xuất kinh doanh, ai nắm được thông tin người ấy làm chủ. Vì vậy sự ra đời, phát triển, phá sản của một doanh nghiệp phụ thuộc vào thông tin. Ví dụ: Để sản xuất một mặt hàng bánh kẹo, doanh nghiệp phải nắm vững các thông tin sau: - Nhu cầu về thị trường với sản phẩm: chất lượng, số lượng, thị hiếu, phong tục liên quan đến sản phẩm. Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 2 - Các quy trình đang áp dụng đối với sản phẩm, chi phí, gián thành mỗi quy trình, ưu nhược điểm. - Thực trạng yếu tố đầu vào, vốn, đất đai doanh nghiệp có và sẽ có. - Giá bán ở các thị trường như thế nào, có lãi không. - Xu hướng phát triển của sản phẩm. 1.1.1.2. Thông tin đảm bảo lợi thế cạnh tranh Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung: Nhà nước điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp nên việc thu thập và xử lý thông tin chưa được quan tâm nhiều. Trong cơ chế thị trường: Luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt, điều đó đòi hỏi doanh nghiệp một mặt phải bảo mật các thông tin có liên quan đến công ty mình, mặt khác phải nắm bắt được các thông tin về đối thủ cạnh tranh bằng cách tổ chức một mạng lưới thông tin về đối thủ cạnh tranh, thị hiếu, giá cả đầu vào, đầu ra… Có như vậy mới giúp doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình một cách lành mạnh. 1.1.1.3. Thông tin phuc vụ tối ưu hóa sản xuất Để tối ưu hóa sản xuất (lợi nhuận lớn nhất) thì doanh thu lớn nhất, chi phí nhỏ nhất. Điều đó không có nghĩa là phải bỏ ra nhiều vốn để sản xuất nhiều hàng hóa đó. Mà phải so sánh đơn vị lợi nhuận thu được của mỗi đơn vị vốn bỏ ra. Cần phải thu thập thông tin “đầu ra” và thông tin “đầu vào” để giúp doanh nghiệp đưa ra sản lượng sản phẩm sản xuất hợp lý nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất. Doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin liên quan đến sản xuất, giá cả các yếu tố đầu vào, tình hình tiêu thụ sản phẩm ra thị trường trong nước và nước ngoài. 1.1.1.4. Thông tin về kinh tế vĩ mô Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Những đối tượng nghiên cứu cụ thể của kinh tế học vĩ mô bao gồm tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế, vai trò ổn định của kinh tế vĩ mô của Chính phủ,v.v… Các thông tin về kinh tế vĩ mô giúp doanh nghiệp dự đoán hướng phát triển trong tương lai để từ đó tìm ra phương hướng, đồng thời ngăn chặn, khắc phục các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. 1.1.2. Nguồn thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp Để có thông tin phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp người ta có thể thu thập thông tin từ hai nguồn: - Nguồn thông tin tự thu thập, bao gồm: Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 3 + Nguồn thông tin bên trong doanh nghiệp: tổ chức ghi chép hoặc điều tra thống kê. + Thông tin bên ngoài doanh nghiệp: phải tổ chức một mạng lưới thông tin kịp thời, đáng tin cậy để thu thập thông tin bằng nhiều cách: điều tra thống kê, mua lại thông tin của các cơ quan có liên quan. - Nguồn thông tin sẵn có: Các thông tin lan truyền trên thông tin đại chúng: Thông tin quảng cáo sách báo truyền hình… 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm thống kê doanh nghiệp Thống kê doanh nghiệp là một bộ phận của hạch toán thống kê. Nó là một loại thống kê nghiệp vụ chuyên đi sâu nghiên cứu và hoàn thiện các phương pháp tính, các hệ thống chỉ tiêu phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp 1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp là mặt lượng gắn liền với mặt chất của các hiện tượng và sự kiện xảy ra trong phạm vi doanh nghiệp và những hiện tượng sự kiện xảy ra bên ngoài doanh nghiệp có liên quan trực tiếp hoặc gián tiến đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định: 1.2.2.1. Các hiện tượng và sự kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các hiện tượng và sự kiện vể sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được coi là đối tượng nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp bao gồm: - Các hiện tượng về lao động, tài sản, vốn… sử dụng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự kiện về tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng và kết quả sử dụng các yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động. - Các hiện tượng và sự kiện về nhu cầu tiêu dùng cả xã hội (trong nước và nước ngoài), về sự biến động kinh tế. - Các hiện tượng thiên nhiên tác động đến tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Khái niệm Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là những công việc mà lao động của doanh nghiệp đã tham gia hoàn thành nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng và thu được lợi nhuận. Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 4 - Các loại hoạt động kinh doanh + Hoạt động sản xuất – kinh doanh là hoạt động của người lao động sử dụng công cụ lao động tác động vào nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm vật chất + Hoạt động kinh doanh dịch vụ sản xuất là những hoạt động không tạo ra sản phẩm vật chất, chỉ làm tăng thêm giá trị sản phẩm. + Hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại là những hoạt động thực hiện chức năng lưu thông phân phối, chuyển hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng. + Hoạt động kinh doanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân như: họat động tài chính, tín dụng, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. - Tổ chức hoạt động sản xuất Để tiến hành hoạt động sản xuất, trong doanh nghiệp thường tổ chức thành các bộ phận sau: + Các bộ phận sản xuất chính: gồm các bộ phận trực tiếp tham gia vào nhiệm vụ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Hoạt động của bộ phận này quyết định kết quả thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp + Các bộ phận sản xuất phụ trợ, phụ thuộc: kết quả hoạt động của các bộ phận này chủ yếu phục vụ cho bộ phận sản xuất chính của doanh nghiệp, góp phần hoàn thành mục tiêu chính của doanh nghiệp. + Các bộ phận sản xuất khác ngoài tính chất hoạt động kinh doanh sản xuất chính của doanh nghiệp. Mục đích nhằm tận dụng khai thác lực lượng lao động vốn có, phục vụ đời sống, tăng thu nhập cho người lao động của doanh nghiệp. 1.3. Phương pháp luận của thống kê doanh nghiệp 1.3.1. Cơ sở phương pháp luận của môn học Cơ sở phương pháp luận của thống kê doanh nghiệp là chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, lý thuyết sắc xuất, lý thuyết thống kê: - Phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin đề ra phương pháp quan sát và nhận thức sự vật tồn tại của xã hội một cách thực tế khách quan trong mọi mối liên hệ biện chứng ràng buộc lẫn nhau như một thể thống nhất ở trạng thái vận động không ngừng. - Lý thuyết sắc xuất, lý thuyết thống kê đề ra phương pháp thu thập dữ liệu (tình hình và số liệu), tính toán các chỉ tiêu, phân tích, đánh giá tình và dự báo thống kê… là cơ sở cần thiết để thống kê doanh nghiệp hình thành hệ thống chỉ tiêu thống kê doanh nghiệp thích hợp. Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 5 Thống kê doanh nghiệp lấy chủ nghĩa duy vật làm cơ sở phương pháp luận. Điều đó được thể hiện: - Đánh giá quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong trạng thái động. - Xem xét trong mối quan hệ biện chứng, quan hệ nhân quả - Xây dựng các phương pháp tính toán mang tính hệ thống và logic 1.3.2. Cơ sở lý luận của môn học Cơ sở lý luận của môn học là kinh tế chính trị, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác Lênin và kinh tế học (học thuyết kinh tế). Chủ nghĩa duy vật lịch sử, kinh tế chính trị học nghiên cứu các phạm trù kinh tế, bản chất và quy luật chung về sự phát triển kinh tế - xã hội… là cơ sở nền tảng lý luận cho việc nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất. 1.4. Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp bao gồm: - Thống kê, phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ sở vật chất, vốn, lao động, nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở từng thời kỳ. - Thống kê và phân tích giá thành, hoạt động tài chính của doanh nghiệp - Thống kê và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận kinh doanh của nghiệp - Thống kê và phân tích lựa chọn quyết định đúng đắn cho hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian trước mắt và lâu dài. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp? 2. Trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp? 3. Trình bày phương pháp luận của thống kê doanh nghiệp? 4. Trình bày nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp? Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 6 CHƯƠNG 2 THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP Giới thiệu: Thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp người học tính toán , trình bày, giải thích và phấn tích được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua đó đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để có những đề xuất cụ thể cho doanh nghiệp. Mục tiêu: - Mô tả được những khái niệm cơ bản liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; - Phân tích được hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phương pháp tính; - Trình bày được nội dụng thống kê chất lượng sản phẩm; - Giải thích được phương pháp phân tích thống kê nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; - Thống kê và tính được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; - Thống kê và đánh giá được chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp; - Đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; - Đánh giá được kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có những đề xuất cụ thể cho doanh nghiệp. - Có ý thái độ nghiêm túc trong học tập; - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong luyện tập. Nộ dung chính: 2.1. Những khái niệm cơ bản 2.1.1. Hoạt động sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất: là hoạt động của người lao động sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ. Hoạt động sản xuất - kinh doanh: Là việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ nhằm đáp ứng cho mục đích cung cấp sản phẩm cho xã hội và thu lợi nhuận. Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 7 2.1.2. Khái niệm về kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp - Kết quả hoạt động sản xuất : Là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội, được thể hiện là sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ. - Kết quả sản xuất phải đạt các điều kiện sau: + Đáp ứng nhu cầu xã hội. + Đúng mục đích sản xuất của doanh nghiệp và đúng chất lượng theo quy định. + Là kết quả do doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động sản xuất. + Đối với sản phẩm phi vật chất thường được biểu hiện bằng đơn vị giá trị. 2.1.3. Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp 2.1.3.1. Bán thành phẩm Bán thành phẩm là kết quả sản xuất đã qua chế biến ở một hoặc một số giai đoạn công nghệ nhưng chưa qua chế biến ở giai đoạn công nghệ cuối cùng trong quy trình công nghệ chế biến sản phẩm. Bán thành phẩm có đủ tiêu chuẩn chất lượng công nghệ đã qua chế biến (bán thành phẩm có thể bán ra ngoài phạm vi doanh nghiệp, trường hợp này coi như sản phẩm hoàn thành). Nó có thể chế biến ở các giai đoạn công nghệ tiếp theo để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh (thành phẩm) của doanh nghiệp. Bộ phận bán thành phẩm tiếp tục chế biến coi là sản phẩm chưa hoàn thành của doanh nghiệp. Ví dụ: Chè búp tươi, qua phơi sấy đạt chất lượng bán cho cơ sở chế biến; sắn tười thái phơi khô có thể bán cho nhà máy sản xuất bánh kẹo… 2.1.3.2. Sản phẩm hoàn thành (thành phẩm) Sản phẩm hoàn thành là những sản phẩm đã qua chế biến ở tất cả các giai đoạn công nghệ cần thiết trong quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm và đã hoàn thành chế biến ở giai đoạn cuối cùng, đã qua kiểm tra và đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Cafe Trung Nguyên, Bia Hà Nội… 2.1.3.3. Tại chế phẩm Tại chế phẩm là sản phẩm đã được hoàn thành ở một hoặc một số khâu của quy trình sản xuất nhưng chưa đến khâu sản xuất cuối cùng và hiện tại đang được chế biến ở một khâu nào đó. Nó không đem đi tiêu thụ được. 2.1.3.4. Sản phẩm sản xuất dở dang Sản phẩm sản xuất dở dang gồm toàn bộ bán thành phẩm, tại chế phẩm có tại thời điểm nghiên cứu Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 8 2.1.3.5. Sản phẩm chính Sản phẩm chính là sản phẩm thu được thuộc mục đích chính của quy trình sản xuất 2.1.3.6. Sản phẩm phụ Sản phẩm phụ là sản phẩm thu được thuộc mục đích phụ của quy trình sản xuất 2.1.3.7. Sản phẩm song đôi Sản phẩm song đôi gồm hai hoặc nhiều sản phẩm cùng là sản phẩm chính hoặc thu được trong một quy trình sản xuất. 2.1.3.8. Hoạt động sản xuất chính Hoạt động sản xuất chính là hoạt động tạo ra giá trị gia tăng nhiều nhất của một đơn vị sản xuất 2.1.3.9. Hoạt động sản xuất phụ Hoạt động sản xuất phụ là các hoạt động của một đơn vị sản xuất được thực hiện nhằm tận dụng các yếu tố dư thừa của hoạt động chính để sản xuất ra các sản phẩm phụ nhưng giá trị gia tăng của nó phải nhỏ hơn giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất chính 2.1.3.10. Hoạt động sản xuất hỗ trợ Hoạt động sản xuất hỗ trợ là các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp để tự thỏa mãn nhu cầu cho sản xuất chính hoặc sản xuất phụ của doanh nghiệp. Nó không phục vụ cho bên ngoài doanh nghiệp 2.1.4. Đơn vị biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các đơn vị dùng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên thang đo định danh như đơn vị đo hiện vật, đơn vị đo hiện vật kép… Ví dụ: Chiếc, cái, con, tấn, tạ, yến, KW/giờ, tấn/giờ… 2.1.5. Những nguyên tắc chung tính kết quả sản xuất kinh doanh - Phải là kết quả lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong kỳ và chỉ tính các kết quả đã hoàn thành trong kỳ báo cáo. - Được tính toàn bộ sản phẩm làm ra trong kỳ báo cáo - Tính cho các đơn vị thường trú tại Việt Nam - Tính theo 2 loại giá: Giá so sánh (cố định) và giá hiện hành - Không tính trùng giá trị luân chuyển nội bộ trong doanh nghiệp Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 9 - Chỉ tính những sản phẩm đủ tiêu chuẩn nằm trong khung chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam. 2.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phương pháp tính 2.2.1. Chỉ tiêu sản phẩm hiện vật của doanh nghiệp - Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ khối lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp đã sản xuất được trong một thời kỳ nhất định. - Chỉ tiêu sản phẩm được tính bằng các đơn vị sau: + Sản lượng sản phẩm tính bằng hiện vật. + Sản lượng sản phẩm tính bằng hiện vật quy ước. - Phương pháp tính: + Phương pháp tính bằng hiện vật ▪ Phương pháp tính: Cộng dồn số lượng sản phẩm mà các đơn vị đã sản xuất từ đầu kỳ báo cáo đến cuối kỳ thống kê theo đơn vị hiện vật thích hợp và tương ứng. ▪ Yêu cầu: Đơn vị hiện vật là đơn vị đo lường phù hợp với tính chất cơ, lý, hoá của sản phẩm. Ưu điểm: Dễ tính, số liệu dễ đưa lên bảng CĐKT. Khuyết điểm: => Thường chỉ áp dụng cho DN sản xuất một loại sản phẩm => Tốn nhiều thời gian => Chưa biểu hiện được sản phẩm dở dang mà DN đang sản xuất. + Phương pháp tính bằng hiện vật qui ước ▪ Phương pháp: Quy đổi các sản phẩm khác nhau về thứ hạng, quy cách về cùng một loại sản phẩm được chọn làm chuẩn thông qua hệ số tính đổi. Đặc tính của sản phẩm quy đổi Hệ số tính đổi = Đặc tính của sản phẩm chuẩn Đặc tính của sản phẩm có thể biểu hiện bằng giá trị sử dụng, hàm lượng chất chủ yếu, lao động hao phí…. ▪ Sản lượng hiện vật quy ước của một loại sản phẩm được tính bằng công thức n Q qu = ∑ i=1 q ih i Trong đó: Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 10 Qqu : Sản lượng hiện vật quy ước. qi : Sản lượng theo thứ hạng. hi Hệ số tính đổi Ưu điểm: Phản ánh chính xác hơn về kết quả sản xuất của doanh nghiệp, mở rộng được phạm vi tính toán và so sánh. Nhược điểm: chưa tính đến sản phẩm dở dang, mang tính chất trừu tượng vì kết quả không có trong thực tế. 2.2.2. Giá trị sản xuất Là toàn bộ giá trị của sản phẩm do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Giá trị sản xuất bao gồm giá trị nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng, chi phí dịch vụ phục vụ sản xuất, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động và giá trị mới sáng tạo ra trong cấu thành giá trị sản phẩm của doanh nghiệp. Phương pháp tính: - Nguyên tắc chung: + Phản ánh đúng và đủ giá trị của sản phẩm, nghĩa là phải phản ánh đầy đủ các thành phần tạo ra giá trị của sản phẩm, bao gồm: ▪ Giá trị lao động quá khứ : C C = Khấu hao tài sản cố định + Chi phí trung gian ▪ Giá trị lao động sống: V. ▪ Giá trị mới sáng tạo: m. + Chỉ tính kết quả đã hoàn thành trong kỳ báo cáo, nghĩa là cho từng thời kỳ nhất định, kết quả của kỳ nào tính cho thời kỳ đó. + Được tính toàn bộ kết quả, nghĩa là kể cả sản phẩm tự sản tự tiêu, sản phẩm chính và sản phẩm phụ đã sản xuất trong kỳ. + Tính thống nhất theo giá cố định hoặc giá hiện hành. ▪ Giá hiện hành (giá thực tế): giá nhà sản xuất bán thực tế trên thị trường và trên sổ sách hạch toán của kỳ báo cáo. ▪ Giá cố định (giá so sánh) là giá thực tế của một năm được chọn là năm gốc để so sánh, nhằm phản ánh tốc độ và xu thế phát triển của các chỉ tiêu qua các thời kỳ khác nhau. - Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (các ngành khác được đưa vào phần tham khảo) + Nội dung: gồm 5 yếu tố Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 11 ▪ YT1: Giá trị thành phẩm đã sản xuất trong kỳ, bao gồm: => Là những sản phẩm sản xuất từ NVL của DN và những sản phẩm sản xuất từ NVL của khách hàng đưa đến gia công => Sản phẩm phụ đã hoàn thành và sản phẩm phụ trợ đã bán ra ngoài như: Bán thành phẩm, vật tư, bao bì ▪ YT2: Giá trị có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài và những sản phẩm dịch vụ công nghiệp đã hoàn thành. ▪ YT3: Giá trị thu hồi những phế liệu phế phẩm trong quá trình sản xuất thực tế đã bán và tiêu thụ được tiền. ▪ YT4: Doanh thu cho thuê máy móc thiết bị của doanh nghiệp. ▪ YT5: Giá trị chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ của sản phẩm dở dang. + Phương pháp tính: ▪ Phương pháp cộng các yếu tố GO = YT1 + YT2 + YT3 + YT4 + YT5 ▪ Phương pháp tính trên doanh thu GO = doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính, phụ, phế liệu + doanh thu cho thuê máy móc thiết bị + chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ của thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán và sản phẩm dở dang ▪ Theo giá của sản phẩm n GO = ∑ i =1 piqi Trong đó: GO: Giá trị sản xuất pi: Giá sản phảm i qi: Số lượng sản phẩm i 2.2.3. Chi phí trung gian : IC Chi phí trung gian của doanh nghiệp là những chi phí vật chất và dịch vụ mua ngoài của doanh nghiệp để dùng cho sản xuất, trong những chi phí vật chất không tính đến khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất. Kết cấu chung của chi phí trung gian - Chi phí vật chất: + Nguyên vật liệu chính, phụ + Bán thành phẩm Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 12 + Nhiên liệu, động lực + Giá trị công cụ là vật rẻ tiền mau hỏng được phân bổ trong năm + Quần áo, dụng cụ bảo hộ lao động dùng trong thời gian làm việc + Chi phí vật chất khác - Chi phí dịch: + Cước phí vận tải, bưu điện + Chi phí về tuyên truyền, quảng cáo + Phí dịch vụ trả cho ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ pháp lý + Công tác phí (không kể phụ cấp đi đường và lưu trú) + Chi đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, chuyên gia, nhà trẻ mẫu giáo + Chi thường xuyên về y tế, văn hóa, thể dục, thể thao + Chi tiếp khách, hội nghị + Dịch vụ khác 2.2.4. Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA) Khái niệm Giá trị gia tăng của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị các sản phẩm vật chất và dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo thêm trong thời kỳ sản xuất. Nó phản ánh toàn bộ phần giá trị mới được tạo ra của các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà người lao động mới làm ra. Bao gồm: Phần giá trị cho mình (V), phần cho doanh nghiệp và xã hội (M) và phần giá trị hoàn vốn cố định (Khấu hao tài sản cố định) Tổng giá trị gia tăng của các ngành sản xuất xã hội sáng tạo ra trên lãnh thổ quốc gia sẽ tạo thành chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) Phương pháp tính - Phương pháp sản xuất: VA = GO – IC Trong đó VA: Giá trị gia tăng. GO: giá trị sản xuất IC: Giá trị trung gian: Đối với sản xuất công nghiệp, giá trị này bao gồm: + Chi phí vật chất như: nguyên, vật liệu chính, nguyên, vật liệu phụ, điện năng, nhiên liệu..,mua sắm dụng cụ nhỏ, vật tư sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, văn phòng phẩm, chi phí vật chất khác. + Chi phí dịch vụ: công tác phí, tiền thuê nhà, máy móc, tiền thuê sửa chữa nhỏ …, Tiền dịch vụ pháp lý, tiền công đào tạo cho cán bộ CNV, tiền thuê quảng cáo, tiền vệ sinh, cước phí vận chuyển… - Phương pháp phân phối: VA = C1 + V + M Trong đó Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 13 C1: Khấu hao tài sản cố định. V: giá trị lao động sống, bao gồm thu nhập của người sản xuất như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản thu nhập khác như tiền ăn trưa… M: Giá trị mới, gồm: + Thuế sản xuất gồm thuế doanh thu, thuế xuất khẩu phải nộp, thuế sản xuất khác và các khoản lệ phí, không bao gồm thuế nhập khẩu. + Giá trị thặng dư gồm lợi tức thuần thực hiện, lãi vay ngân hàng (không gộp dịch vụ phí vì đã tính vào chi phí trung gian), chi phí mua bảo hiểm nhà nước, chi nộp cấp trên … 2.2.5. Giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp - Giá trị gia tăng thuần là chỉ tiêu biểu hiện giá trị mới sáng tạo hoàn toàn, không kể phần khấu hao tài sản cố định. - Phương pháp tính: + Phương pháp sản xuất: NVA = GO – IC – C1 + Phương pháp phân phối: NVA = V + M 2.2.6. Doanh thu Nội dung Tổng doanh thu: theo quy định hiện hành, tổng doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các thành phần sau: + Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của hoạt động kinh doanh chính. + Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của lao vụ, dịch vụ. + Thu nhập từ các hoạt động liên doanh, liên kết. + Thu nhập của các nghiệp vụ tài chính. + Các khoản thu nhập từ bán phế liệu, phế phẩm … n Công thức tính: D = ∑ Di i =1 Trong đó: + D: tổng doanh thu + Di : Doanh thu của từng loại hoạt động kinh doanh. 2.2.7. Doanh thu thuần Doanh thu thuần là doanh thu sau khi đã trừ các khoản giảm trừ và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu. Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 14 2.2.8. Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp - Lợi nhuận kinh doanh: là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặc mức hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận kinh doanh = doanh thu kinh doanh - chi phí kinh doanh - Lợi nhuận trước thuế: là giá trị còn lại sau khi đã trừ giá vốn và các chi phí kinh doanh vào doanh thu thuần. Bao gồm: + Lợi nhuận thu từ kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. + Lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động tài chính: ▪ Lợi nhuận gửi tiết kiệm ngân hàng ▪ Lợi nhuận cho vay vốn ▪ Lợi nhuận vốn tham gia liên doanh, mua chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu… ▪ Lợi nhuận cho thuê tài sản ▪ Lợi nhuận kinh doanh bất động sản ▪ Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn… + Lãi khác: Là các khoản lãi thu được trong năm mà doanh nghiệp không dự tính được trước hoặc những khoản lãi thu được không xảy ra một cách đều đặn và thường xuyên trong năm, bao gồm: ▪ Lãi do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định ▪ Tiền thu được do phạt vi phạm hợp đồng ▪Thu các khoản nợ khó đòi xử lý xóa sổ ▪Thu các khoản nợ không xác định được chủ ▪ Các khoản lãi kinh doanh năm trước bị bỏ sót ▪ Hoàn nhập dự phòng, giám giá hàng tồn kho và phải thu khó đòi… - Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. 2.3. Thống kê chất lượng sản phẩm 2.3.1 Ý nghĩa công tác thống kê chất lượng sản phẩm 2.3.1.1 Ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm - Chất lượng sản phẩm là vấn đề cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh. Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 15 - Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng không chỉ đến doanh thu mà còn cả chi phí sản xuất của doanh nghiệp. - Bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong các mục tiêu hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp. 2.3.1.2.Ý nghĩa công tác thống kê chất lượng sản phẩm - Cung cấp thông tin cho các nhà quản lý về tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. - Cung cấp các thông tin là cơ sở để các nhà quản lý xác lập phương hướng, mục tiêu và kế hoạch cụ thể cho việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm tại doanh nghiệp. 2.3.2 Phương pháp thống kê chất lượng sản phẩm trong trường hợp sản phẩm có phân chia thành cấp chất lượng 2.3.2.1. Phương pháp hệ số phẩm cấp - Nguyên tắc: đánh giá chất lượng sản phẩm kỳ báo cáo thông qua hệ số phẩm cấp. Hệ số này là chỉ tiêu tương đối phản ánh sự biến động về cấp chất lượng sản phẩm của kỳ báo cáo so với kỳ gốc, C1 HC = C0 Trong đó: Hc: Hệ số phẩm cấp C1 , C O : Phẩm cấp bình quân từng loại sp của doanh nghiệp kỳ báo cáo và kỳ gốc - Các trường hợp biến động Khi Hc = 1: Chất lượng kỳ báo cáo so với kỳ gốc không thay đổi. Khi Hc > 1: Chất lượng kỳ báo cáo suy giảm Khi Hc < 1: Chất lượng kỳ báo cáo gia tăng. - Phương pháp tính Xác định chất lượng bình quân theo từng thời kỳ r C= ∑C q i i ∑q i Trong đó: C : Phẩm cấp bình quân. Ci : Phẩm cấp loại i (loại 1, lọai 2, loại 3…) qi : Sản lượng của phẩm cấp loại i 2.3.2.2. Phương pháp giá bình quân Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 16 - Nguyên tắc: Thông qua giá bình quân của từng loại sản phẩm giữa các kỳ để đánh giá sự biến động của chất lượng sản phẩm. Để loại trừ ảnh hưởng của việc tăng giảm giá qua các thời kỳ, cần sử dụng giá cố định trong tính toán. - Phương pháp tính + Tính giá bình quân: Pc = ∑Pq c c ∑q c Trong đó: Pc : Giá bình quân các mức độ chất lượng của một loại sản phẩm. Pc : Đơn giá sản phẩm ở từng mức độ chất lượng. qc : Số lượng sản phẩm ở từng mức độ chất lượng + Tính chỉ số giá bình quân: ▪ Chỉ số giá bình quân cho một loại sản phẩm i Pc = Pc1 : Pc0 = ∑Pq c c1 : ∑Pq c c0 ∑q c1 ∑q c0 ▪ Chỉ số giá bình quân cho nhiều loại sản phẩm (chỉ số tổng hợp) i Pc = ∑P c1 q1 ∑P c0 q1 Trong đó: Pc1 và Pc 0 : là giá bình quân các mức độ chất lượng của từng loại sản phẩm kỳ báo cáo. q1: Số lượng sản phẩm từng loại kỳ báo cáo. + Tính giá trị thay đổi do biến động chất lượng ∑ ( Pc1 − Pc0 ) q 1 - Các trường hợp biến động iPc = 1: Chất lượng sản phẩm không thay đổi. iPc > 1: Chất lượng sản phẩm tăng. iPc < 1: Chất lượng sản phẩm giảm. 2.3.2.3 Phương pháp tính tỷ trọng - Nguyên tắc: tính số tương đối kết cấu. Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 17 qi ti = ∑ qi Trong đó: ti : Tỷ trọng sản phẩm loại i. qi : Lượng sản phẩm loại i. - Vận dụng: So sánh tỷ trọng của từng loại sản phẩm giữa kỳ báo cáo và kỳ gốc để đánh giá biến động của chất lượng sản phẩm. 2.3.3. Phương pháp thống kê chất lượng sản phẩm trong trường hợp sản phẩm không được phân chia cấp chất lượng Nguyên tắc tính: Chất lượng của các loại sản phẩm này thường được đánh giá trên nhiều tiêu chuẩn khác nhau thông qua thang điểm chất lượng của bộ phận kiểm tra. Việc đánh giá chất lượng sản phẩm được thực hiện thông qua tích hợp các chỉ số chất lượng từng tiêu chuẩn. Phương pháp tính: So sánh chất lượng trên từng tiêu chuẩn giữa hai kỳ báo cáo (tính chỉ số chất lượng trên từng tiêu chuẩn) Chỉ số chất lượng Điểm chất lượng tiêu chuẩn j của kỳ báo cáo = tiêu chuẩn j Điểm chất lượng tiêu chuẩn j của kỳ gốc Tính chỉ số chất lượng tổng hợp của một loại sản phẩm Ic = Πicj Trong đó: Π: tích số icj :Chỉ số chất lượng theo từng tiêu chuẩn. Tính chỉ số chất lượng tổng hợp của nhiều loại sản phẩm. icl = ∑ i Pq c 1 ∑ Pq 1 Trong đó: icl : Chỉ số chất lượng tổng hợp của nhiều loại sản phẩm ic : Chỉ số chất lượng tổng hợp của từng loại sản phẩm P : Giá cố định của từng loại sản phẩm q1 : Khối lượng sản phẩm từng loại kỳ báo cáo. 2.3.4. Phương pháp thống kê sản phẩm hỏng Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 18 2.3.4.1. Khái quát về sản phẩm hỏng - Sản phẩm hỏng là sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng. Tỷ lệ sản phẩm hỏng là một trong các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng sản phẩm. - Sản phẩm hỏng thường được chia làm hai loại: + Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được. + Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. 2.3.4.2 Phương pháp thống kê sản phẩm hỏng - Nguyên tắc: tính tỷ lệ sản phẩm hỏng. - Phương pháp tính + Tính tỷ lệ sản phẩm hỏng cho từng loại sản phẩm Số lượng sản phẩm hỏng Tỷ lệ sản phẩm hỏng = X 100 Số lượng sản phẩm sản xuất + Tính tỷ lệ sản phẩm hỏng cho nhiều loại sản phẩm: ba cách ▪ Cách 1 Tỷ lệ sản phẩm Giá trị sản phẩm hỏng = X 100 hỏng Giá trị sản phẩm sản xuất ▪ Cách 2 Giờ công hao phí cho sản xuất Tỷ lệ sản phẩm sản phẩm hỏng = X 100 hỏng Tổng giờ công hao phí cho toàn bộ sản phẩm sản xuất Trong đó: Giờ công hao phí cho SX SP hỏng = Giờ công hao phí cho SX phế phẩm + giờ công hao phí cho sửa chữa SP hỏng. ▪ Cách 3 Tỷ lệ sp Chi phí cho sx sp hỏng = x 100 hỏng Tổng chi phí cho sx toàn bộ sp Trong đó: Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 19 Chi phí cho SX SP hỏng = Chi phí cho SX phế phẩm + Chi phí cho sửa chửa SP hỏng. 2.4. Phương pháp phân tích thống kê nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhiều chỉ tiêu như đã nêu ở phần trên: Số lượng sản phẩm sản xuất, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, doanh thu để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh có thể thông qua tiêu thức nguyên nhân. Phương pháp thường dùng là phương pháp chỉ số, được tiến hành như sau: Nếu gọi a, b, c là lượng biến của các tiêu thức nguyên nhân ảnh hưởng tới tiêu thức kết quả là giá trị sản xuất (Go) Ia, Ib, Ic là chỉ số của các tiêu thức nguyên nhân a, b, c. Sự biến động về số tương đối được xác định theo công thức sau: IGO = Ia x Ib x Ic a1b1c1 a1b1c1 a0b1c1 a0b0c1 Hay = x x a0b0c0 a0b1c1 a0b0c1 a0b0c0 Ia: ảnh hưởng của nhân tố a Ib: ảnh hưởng của nhân tố b Ic: ảnh hưởng của nhân tố c Sự biến động về số tuyệt đối được xác định theo công thức sau: ∆G0 = (a1b1c1 - a0b1c1) + (a0b1c1 - a0b0c1) + (a0b0c1 - a0b0c0) Ví dụ minh họa: Ví dụ 1: Một doanh nghiệp sản xuất cơ khí có 3 phân xưởng sản xuất chính và các bộ phận sản xuất phụ trợ. Có tình hình sản xuất 2014 như sau: - Phân xưởng chế tạo phôi: trong kỳ sản xuất được 18.000 kg phôi. + Bán ra 2.000 kg với giá 12.000đ/kg + Chuyển sang phân xưởng gia công chi tiết 15.000 kg. + Chi phí phôi đang chế tạo dở dang đầu kỳ 5 triệu đồng, cuối kỳ 3 triệu đồng. - Phân xưởng gia công chi tiết: Trong kỳ sản xuất một số chi tiết trị giá 485 triệu đồng. + Đã bán một số chi tiết cho bên ngoài trị giá 40 triệu đồng. + Chuyển sang phân xưởng lắp ráp quạt một số chi tiết trị giá 445 triệu đồng. Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
- Trang 20 + Chi phí cho số chi tiết gia công dở dang đầu kỳ 15 triệu đồng, cuối kỳ 20 triệu đồng. - Phân xưởng lắp ráp quạt: + Quạt thành phẩm nhập kho:1.000 cáI, trong đó đã bán 600 cái, giá mỗi cái quạt 150.000 đồng. + Chi phí quạt lắp ráp dở dang đầu kỳ 22 triệu đồng, cuối kỳ 46 triệu đồng. - Phân xưởng dụng cụ: làm xong một số dụng cụ trị giá 55 triệu đồng, bán ra ngoài - Phân xưởng phát điện: Sx một lượng điện năng trị giá 42 triệu đồng, trong đó: + Đã dùng cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp 30 triệu đồng. + Dùng cho nhu cầu không sản xuất công nghiệp 5 triệu đồng. + Bán ra ngoài 7 triệu đồng. - Phân xưởng sửa chữa máy móc thiết bị (MMTB): + Giá trị sửa chữa MMTB công nghiệp của DN 35 triệu đồng. + Doanh thu sửa chữa MMTB cho bên ngoài 45 triệu đồng. Yêu cầu: Xác định giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp năm 2014 theo các yếu tố cấu thành. Hướng dẫn giải: Giá trị sx: GO = YT1 + YT2 + YT3 + YT4 + YT5 Trong đó: -YT1 = 24 + 40 + 150 + 55 + 5 + 7 = 281 - YT2 = 45 = 45 - YT3 = 0 = 0 - YT4 = 0 = 0 - YT5 = 12 +(-2) +5 + 24 = 39 GTSX công nghiệp = 365 triệu đồng Ví dụ 2: Tài liệu thống kê kết quả sản xuất tại một doanh nghiệp theo bảng sau: Bảng 2.1: Bảng thống kê sản lượng sản xuất Loại máy Sản lượng hiện vật Kế hoạch Thực hiện Máy kéo 5 tấn 30 40 Máy kéo 7 tấn 40 40 Máy kéo 12 tấn 30 20 Yêu cầu: Thống kê sản phẩm sản xuất theo phương pháp hiện vật quy ước, trong đó máy 5 tấn được chọn làm chuẩn? và đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch. Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp - GS.TS Bùi Xuân Phong
232 p | 2771 | 1265
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp - ThS Đồng Thị Vân Hồng
146 p | 694 | 255
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
157 p | 77 | 17
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
60 p | 61 | 16
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
145 p | 49 | 15
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Tái bản lần thứ nhất): Phần 1
250 p | 18 | 13
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017)
117 p | 29 | 12
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
49 p | 28 | 10
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
59 p | 42 | 10
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
104 p | 73 | 10
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
90 p | 47 | 9
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Tái bản lần thứ nhất): Phần 2
464 p | 11 | 9
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
35 p | 9 | 7
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
59 p | 13 | 5
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
50 p | 28 | 3
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
54 p | 23 | 3
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
77 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn