intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình thủy sinh đại cương - Đại học An Giang - part 4

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Huỳnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

145
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thiên nhiên cũng thường có hiện tượng thủy sinh vật biển di nhập vào nước ngọt hay từ nước ngọt ra biển một thời gian. Từ những hiện tượng trên có thể đặt ra hai vấn đề: • Giữa cơ thể thủy sinh vật và môi trường nước có quan hệ nhất định về

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình thủy sinh đại cương - Đại học An Giang - part 4

  1. Trong thiên nhiên cũng thường có hiện tượng thủy sinh vật biển di nhập vào nước ngọt hay từ nước ngọt ra biển một thời gian. Từ những hiện tượng trên có thể đặt ra hai vấn đề: • Giữa cơ thể thủy sinh vật và môi trường nước có quan hệ nhất định về thành phần và nồng độ muối hay có thể gọi là quan hệ thẩm thấu, đó là điều kiện để thủy sinh vật sống được bình thường. • Thủy sinh vật có khả năng điều hòa quan hệ thẩm thấu nầy chống lại những biến đổi nồng độ muối và thành phần muối của cơ thể, do biến đổi nồng độ muối và thành phần muối của môi trường nước bên ngoài. * Quan hệ thẩm thấu giữa thủy sinh vật với môi trường nước Để chỉ quan hệ thẩm thấu, so sánh giữa cơ thể thủy sinh vật với môi trường ngoài, người ta dùng các khái niệm: • Quan hệ thẩm thấu tương đương (hay đẳng trương : Isotonic): khi dịch cơ thể và môi trường nước bên ngoài có áp suất thẩm thấu bằng nhau. • Quan hệ thẩm thấu cao hơn (hay ưu trương : Hypertonic) :khi dịch cơ thể có áp suất thẩm thấu cao hơn. • Quan hệ thẩm thấu thấp hơn (hay nhược trương: Hypotonic) :khi dịch cơ thể có áp suất thẩm thấu thấp hơn. Căn cứ vào quan hệ biến đổi giữa áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể và của môi trường, có thể chia thủy sinh vật thành các nhóm sau: • Biến thẩm thấu Poikiloosmotic: Dịch cơ thể có quan hệ thẩm thấu tương đương và biến đổi theo môi trường ngoài, chúng không có khả năng điều hòa thẩm thấu. Đa số động vật không xương sống biển thuộc vào nhóm nầy. Trong động vật nước ngọt có nhóm hải miên, ruột khoang, giun ít tơ , đỉa, thân mềm, giáp xác chân mang là các động vật biến thẩm thấu. • Đồng thẩm thấu Homoiosmotic: Khi dịch cơ thể có áp suất thẩm thấu cao hơn hay thấp hơn hay tương đối độc lập với môi trường ngoài, thủy sinh vật có khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu. Trong nhóm nầy có động vật có xương sống nước ngọt, côn trùng và ấu trùng côn trùng, cá, giáp xác cao ở biển và nước ngọt. • Giả đồng thẩm thấu Pseudohomoiosmotic: Động vật biến thẩm thấu, nhưng do ở xa bờ hay ở đáy biển sâu nồng độ muối hầu như không thay đổi, nên áp suất thẩm thấu của của dịch cơ thể cũng không thay đổi, tuy chúng không có khả năng điều hòa thẩm thấu. * Hoạt động điều hòa muối ở thủy sinh vật (Hình37) Điều hòa muối là quá trình hoạt động của cơ thể đảm bảo cho dịch cơ thể giữ nguyên được nồng độ và thành phần muối nhất định của mình chống lại những biến đổi của môi trường ngoài. Do thành phần muối trong cơ thể thủy sinh vật, không những chỉ sai khác về mặt nồng độ chung mà còn sai khác về cả thành
  2. phần ion nữa. Vì vậy, quá trình điều hòa phải đảm bảo cả hai mặt: điều hòa nồng độ muối chung (hay điều hòa thẩm thấu) và điều hòa thành phần ion (hay điều hòa ion). Điều hòa muối ở thủy sinh vật có thể tiến hành theo hai hướng: • Điều hòa tăng: nhằm chống hiện tượng giảm áp suất thẩm thấu của cơ thể. • Điều hòa giảm: chống hiện tượng tăng áp suất thẩm thấu của cơ thể. Hai quá trình nầy tiến hành ở bọn đồng thẩm thấu. Tùy theo quan hệ thẩm thấu đối với môi trường ngoài của từng loại và biến đổi của môi trường ngoài. Trường hợp thứ ba là thủy sinh vật không tiến hành điều hòa thẩm thấu, luôn có quan hệ thẩm thấu tương đương với môi trường ngoài. * Cơ chế điều hòa muối ở thủy sinh vật • Điều hòa thụ động: điều hòa thụ động nhờ hiện tượng khuyếch tán các chất từ môi trường có nồng độ muối cao sang môi trường có nồng độ muối thấp qua màng tế bào cơ thể. Trường hợp phải chống lại sự xâm nhập của muối vào cơ thể hay thoát muối ra khỏi cơ thể là nhờ vào tính ít thấm qua của các tế bào thành cơ thể (đặc biệt ở thực vật có các tế bào có màng chắc). Nhờ vậy các động vật nước ngọt khi có áp suất thẩm thấu của dịch.mô cao hơn môi trường ngoài từ 0,5 - 1atm nhưng nước vẫn không vào các tế bào được do tính chất của màng tế bào. Khả năng thấm qua màng tế bào của các chất hòa tan phụ thuộc vào độ lớn và độ phân cực của các phân tử (kích thước và độ phân cực càng thấp thì thì càng dễ lọt qua). Các ion muối N,.P,Si và các muối khác xâm nhập vào tế bào tảo theo cách thẩm thấu nầy. • Điều hòa chủ động: thực hiện nhờ các tế bào đặc biệt ở bề mặt cơ thể hay trên các cơ quan đặc biệt không cần tới lực khuyếch tán. Có thể coi quá trình điều hòa chủ động như một quá trình hấp thu và bài tiết có chọn lọc các ion cần thiết hay không cần thiết cho cơ thể, đảm bảo cho dịch cơ thể có thành phần hóa học nhất định hay đặc trưng cho từng loài. • Biến đổi của khả năng điều hòa muối ở thủy sinh vật: khả năng thích ứng với nồng độ muối phụ thuộc vào khả năng điều hòa muối ở thủy sinh vật. Khả năng nầy tăng lên khi con vật được huấn luyện dần với sự thay đổi nồng độ muối. Nồng độ muối của dịch cơ thể thủy sinh vật bao giờ cũng trong khoảng 5 -8%o, và đây là ngưỡng sinh lý chung ở thủy sinh vật, cần thiết cho các quá trình sống trong cơ thể tiến hành được. Khi nồng độ muối môi trường ngoài vượt quá khả năng điều hòa nước thì sinh vật chuyển sang sống tiềm sinh sau khi thải ra môi trường một lượng nước khá lớn. (hình38) Ý nghĩa sinh học của thành phần ion trong môi trường nước: • Các ion có tính chất đối kháng về sinh lý, khử độc lẫn nhau: Nếu là hai ion có tác dụng lẫn nhau, như Ca (giảm độ thấm màng tế bào) và Na (tăng
  3. độ thấm màng tế bào) thì ta có tính đối kháng phân cực. Nếu là hai ion có tác dụng giống nhau nhưng khử nhau khi hòa lẫn (Ca và K) thì ta có tính đối kháng không phân cực. • Đặc tính sinh lý của các muối là do các cation quyết định. • Muốn cho cho dung dịch khỏi độc, đảm bảo đời sống bình thường của thủy sinh vật thì trong dung dịch cần có một tỷ lệ nhất định giữa ion hóa trị 1 và hóa trị 2, hệ số nầy gọi là hệ số Lôb và đặc trưng cho mỗi loài. Lôb cũng đã chứng minh rằng khi độ muối chung giảm, để đảm bảo hoạt động sinh lý bình thường của thủy sinh vật thì hệ số nầy giảm theo hướng tăng thêm ion hóa trị 2 (ca, Mg), giảm bớt ion hóa trị 1(Na, K). Các thí nghiệm của Ostwald cho thấy dung dịch muối càng gần với nước biển về thành phần muối thì sinh vật càng phát triển tốt. Ví dụ: Chất lượng dung dịch muối tăng dần theo thành phần muối phức tạp như sau: NaCl < NaCl + KCl < NaCl + KCl + CaCl2 …. Do đó các ion không chỉ quan trọng về mặt hóa trị mà còn có đặc tính riêng của từng ion. Ion cùng dấu, cùng hóa trị nhưng có tác dụng sinh lý khác nhau như Na, K, Ca, và Mg. Các thí nghiệm của Ostwald cũng chứng tỏ về mặt sinh lý nguồn gốc biển của thủy sinh vật. Thành phần muối gần với thành phần muối nước biển thuận lợi đối với sinh lý bình thường của thủy sinh vật, chứng tỏ môi trường sống nguyên thủy của chúng phải là môi trường biển. Hiện tượng tích trữ muối hòa tan ở thủy sinh vật: thấy nhiều ở sinh vật biển, lượng muối nầy rất lớn như tảo khuê (Bacillariophyta) có 80%Si, Mollusca có 50% Ca, Laminaria có hàm lượng Iod gấp 30.000 lần, Hải tiêu có hàm lượng Vanadium gấp 280.000 lần hàm lượng trong nước biển. Do đó thủy sinh vật giữ vai trò quan trọng trong chu trình muối khoáng ở thủy vực. Ngoài hoạt động điều hòa muối, chúng còn ảnh hưởng tới khối lượng muối trong thủy vực bằng khả năng tích tụ. 2. Trao đổi nước giữa cơ thể sinh vật với môi trường ngoài. Trao đổi nước giữa thủy sinh vật với môi trường ngoài được tiến hành trong các hoạt động sống (tiêu hóa, bài tiết, hô hấp, trao đổi nước và muối). Môi trường nước là điều kiện tồn tại của thủy sinh vật, do đó để bảo vệ khả năng sống khi bị tách rời khỏi môi trường nước, thủy sinh vật có những thích ứng về mặt cấu tạo cũng như về sinh lý, nhằm bảo đảm giữ cho cơ thể một lượng nước cần thiết để duy trì đời sống. Có thể có nhiều cách : lẫn vào nơi kín để khỏi mất nước, có cấu tạo bảo vệ lượng nước cơ thể, chuyển sang sống tiềm sinh trong điều kiện khô cạn. - Lẫn vào nơi kín đáo để bảo vệ lượng nước trong cơ thể Khi thủy vực bị khô cạn, trước hết thủy sinh vật chạy khỏi nơi bị khô cạn. Trường hợp không ra khỏi nơi đó, các động vật có xu hướng lẫn vào nơi kín (gầm đá tầng, gần các vật dưới nước), tự vùi xuống cát, xuống lớp bùn đáy để
  4. giảm bốc hơi nước cơ thể. Các lối lẫn trốn trên thấy ở các sinh vật vùng triều ở biển. Lối chung xuống bùn phổ biến ở động vật nước ngọt. Các động vật có khả năng nầy rất nhiều: côn trùng cánh nửa (Hemiptera) ấu trùng muỗi, chuồn chuồn, đỉa, giun ít tơ, ốc Planorbidae, Bithymidae, Viviparidae, Pilidae, Limnaeidae, trai Sphaeridae, giáp xác sống nổi Diacyclops, Megacyclops, một số loài cá. Các động vật nầy có thể xuống sâu đến 1m và có thể sống kéo dài như vậy hàng tháng, có khi hàng năm. - Cấu tạo bảo vệ lượng nước trong cơ thể: Cấu tạo bảo vệ thường thấy là vỏ cơ thể dày như lớp biểu bì ở Chân khớp và vỏ đá vôi ở thân mềm, nắp miệng ở ốc. Một loại cấu tạo bảo vệ đặc sắc khác là bào xác ở động vật nguyên sinh. trứng nghỉ ở giáp xác râu ngành. Luân trùng có thể chịu điều kiện khô cạn tới hàng năm. một số sinh vật chống khô cạn bằng cách thu nhỏ thể tích, tiết màng bọc rồi chuyển sang sống tiềm sinh. Khả năng này thấy ở động vật nguyên sinh, luân trùng, bò chậm (Tardigrada), giun tròn, ấu trùng côn trùng. Khi gặp nước, vật sống tiềm sinh lại hồi sinh lại dần dần, mau hay chậm tuỳ theo thời gian sống tiềm sinh mau hay lâu. Trao đổi khí ở thuỷ sinh vật Trao đổi khí được thực hiện ở thuỷ sinh vật trong quá trình quang hợp hô hấp và quá trình nầy diễn ra trong môi trường nước. Vì vậy việc trao đổi khí một mặt phụ thuộc vào đặc điểm thich ứngcủa thuỷ sinh vật, mặt khác phụ thuộc phụ thuộc vào chế độ khí trong môi trường nước. Nhiều thuỷ sinh vật chuyển sang sống tiềm sinh trong điều kiện không có Oxy, khi có đủ Oxy chúng hoạt động hô hấp trở lại. 1. Tính thích ứng của thuỷ sinh vật với điều kiện hô hấp trong nước Hô hấp của thuỷ sinh vật trong nước là nhờ qui luật khuyếch tán của Oxy và CO2 qua thành cơ thể và trong môi trường nước. Hệ số khuyếch tán của Oxy trong nước thấp hơn 320 lần so với trong không khí. Do đó thuỷ sinh vật lấy Oxy trong nước khó hơn sinh vật ở cạn lấy Oxy trong không khí. Ngược lại việc việc thải CO2 trong nước lại dễ hơn nhiều so với ở cạn. Một mặt do hệ số khuyếch tán trong nước trong nước của CO2 khá cao, gấp 25 lần hơn hệ số khuyếch tán Oxy. Mặt khác nhờ trong nước có muối Carbonate trung hoà nhanh chóng CO2 thải ra theo sơ đồ CO2 H2CO3 Ca(HCO3)2 CaCO3 hoà tan CO3Ca lắng đọng Trao đổi khí của thuỷ sinh vật phụ thuộc rất chặt chẽ với các điều kiện của môi trường nước (hàm lượng khí trong nước, nhiệt độ, độ mặn, chuyển động của nước) và với đặc điểm cấu tạo thích ứng cơ thể của thuỷ sinh vật. Cũng do đặc điểm của môi trường nước về mặt trao đổi khí như vậy, nên các thuỷ sinh vật thứ sinh trong khi giữ nguyên lối hấp thụ Oxy của sinh vật ở cạn (phổi), lại có xu hướng chuyển sang lối thải CO2 của sinh vật ở nước (qua bề mặt cơ thể). * Thích ứng về mặt cấu tạo cơ thể ở thuỷ sinh vật
  5. Phát triển theo hai hướng :mở rộng diện tích cơ thể để tăng cường diện tiếp xúc và làm mỏng thành cơ thể để để khí dễ khuyếch tán. Các thuỷ sinh vật không có cơ quan hô hấp chuyên hoá đều có kích thước nhỏ, do đó có diện tích tương đối lớn: động vật nguyên sinh, luân trùng, giáp xác nhỏ. Các cơ quan hô hấp chuyên hoá của thuỷ sinh vật (mang, khí quản) phân nhánh hoặc có số lượng nhiều cũng nhằm tăng cường diện tiếp xúc của cơ thể với môi trường nước, tăng cường trao đổi khí. Ngoài các cơ quan hô hấp nhằm tăng cường diện tiếp xúc của cơ thể với môi trường nước, ở nhiều thuỷ sinh vật còn có các cơ quan thích ứng đặc biệt khác như ấu trùng ruồi Eristalis, muỗi Culex, bã trầu (Nepa) có những ống thở dài nên có thể thò ra ngoài mặt bùn, hay thò lên mặt nước để lấy Oxy. Nhện nước Argyroneta có chuông khí bằng tơ để chứa không khí dự trữ khi sống chìm dưới nước. * Tạo điều kiện trao đổi khí tốt của môi trường nước Đó là những cách được thuỷ sinh vật thực hiện như di chuyển tới nơi có nhiều Oxy, tạo dòng nước chảy qua cơ thể mang Oxy tới và phân tán khí Carbonic đi, dựa vào hoạt động tiết Oxy của thực vật. * Phối hợp giữa lối hô hấp ở cạn và ở nước Đó là đặc điểm thích ứng thấy ở nhiều thực vật và động vật, đặc biệt ở các động vật sống ở vùng ven bờ và sống trôi trên mặt nước như sen, sứa ống, các loài ốc có phổi, ốc có mang, cua dừa, cáy, còng, cá, ếch, nhái. 2. Cường độ trao đổi khí ở thuỷ sinh vật Cường độ trao đổi khí được thể hiện bằng lượng Oxy sinh vật sử dụng trong một thời gian, trên một đơn vị trọng lượng cơ thể, tính theo đơn vị mgOxy/1gram /1giờ. Ta biết rằng, khi đốt cháy hết cùng một lượng Protid. Glucid, Lipid, cần có những lượng Oxy khác nhau và lượng năng lượng toả ra cũng sẽ khác nhau theo từng loại vật chất, nhưng đồng thời tỷ số giữa lượng Oxy sử dụng và năng lượng toả ra đều xấp xĩ như nhau. Năng lượng toả ra khi đốt 1gr Oxy cần để đốt 1gr Vật chất K/O (K) (O) Protid 5,78 1,75 3,30 Lipid 9,46 2,88 3,28 Glucid 4,18 1,18 3,53 Hệ số K/O (lượng Calo toả ra khi đốt 1gr vật chất và lượng Oxy cần để đốt) gọi là hệ số OxyCalo. Các nghiên cứu của Ivơlev(1939) cho thầy, hệ số nầy ở thuỷ sinh vật trung bình 3,38cal/mgO2. Hệ số nầy không phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống của thuỷ sinh vật. Hệ số CO2/O2 gọi là hệ số hô hấp. Hệ số nầy trong trường hợp hô hấp hiếu khí thường nhỏ hơn 1 (O2 > CO2). Nhưng trong
  6. trường hợp có hô hấp kỵ khí một phần (do phân huỷ) thường xảy ra khi thiếu Oxy, hệ số nầy có thể lớn hơn 1 (1(O2 < CO2). Hệ số hô hấp có thể thay đổi tuỳ theo nhiều nhân tố của môi trường ngoài. Cường độ trao đổi khí ở thuỷ sinh vật phụ thuộc vào hai loại nhân tố: đặc điểm của bản thân cơ thể sinh vật và biến đổi của các nhân tố vô sinh, hữu sinh của môi trường ngoài. * Phụ thuộc vào đặc điểm cơ thể sinh vật Cường độ trao đổi khí phụ thuộc vào thành phần loài, sinh trưởng và trạng thái sinh lý của cơ thể. Quan hệ giữa cường độ trao đổi khí với kích thước cơ thể thuỷ sinh vật thể hiện mối quan hệ với thành phần loài và sinh trưởng nhìn chung là quan hệ nghịch : vật càng lớn, cường độ trao đổi khí càng giảm. quan hệ nầy có ngoại lệ: có khi cường độ trao đổi khí của vật lớn lại lớn hơn vật nhỏ. Cường độ trao đổi khí cũng phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của thuỷ sinh vật. Các giai đoạn phát triển sau có cường độ trao đổi khí cao hơn các giai đoạn trước. Cường độ trao đổi khí còn phụ thuộc vào độ ăn và hoạt động của thuỷ sinh vật. Vật càng no mồi, cường độ hô hấp càng cao. Vật càng vận động nhiều, cường độ hô hấp càng cao. * Phụ thuộc vào các nhân tố môi trường ngoài Trong số các nhân tố môi trường ngoài, quan trọng nhất là nhiệt độ, hàm lượng Oxy trong nước, mật độ thuỷ sinh vật và quan hệ giữa các cá thể. Các nhân tố khác như nồng độ muối, pH, thành phần ion cũng có ảnh hưởng nhất định tới cường độ hô hấp của thuỷ sinh vật. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên cường độ hô hấp rất rất phức tạp. Có khi quan hệ nầy theo kiểu tăng dần, đều bình thường. Nhưng thường là khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng tới một giới hạn nào đó rồi ngừng tăng trong một khoảng nhiệt độ nhất định, đặc trưng cho từng loài, rồi lại tiếp tục tăng lên. Vùng nhiệt độ nầy, cường độ hô hấp hầu như không thay đổi gọi là “vùng nhiệt độ thích ứng”. Trong khoảng nhiệt độ tăng nầy, nhờ khả năng tự điều hoà, thuỷ sinh vật giữ được cân bằng năng lượng, cơ thể không phụ thuộc vào thay đổi nhiệt độ bên ngoài. điều nầy chứng tỏ rằng, trao đổi khí là một quá trình sinh học tự điều hoà, không phải đơn thuần là một quá trình hoá động học hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ bên ngoài. Hàm lượng Oxy trong nước khi giảm tới một giới hạn nhất định mới làm cường độ hô hấp giảm đi. Giới hạn nầy phụ thuộc vào thành phần loài ở thuỷ sinh vật và nhiệt độ nước. Có khi cường độ trao đổi khí gần như không phụ thuộc vào áp lực Oxy trong nước. Nồng độ muối ảnh hưởng tới cường độ trao đổi khí thông qua sự thay đổi cường độ điều hoà thẩm thấu: khi thay đổi nồng độ muối làm tăng cường hoạt động điều hoà thẩm thấu, cường độ hô hấp sẽ tăng lên. Trong trường hợp ngược lại cường độ hô hấp sẽ giảm đi. Hiện tượng nầy thấy ở nhiều loài thực vật và động vật khi nồng độ muối thay đổi (tôm, giun, cá, tảo). Trường hợp thứ hai, cường độ hô hấp giảm đi khi nồng độ muối thay đổi khác với nồng độ muối tối thuận đối với thuỷ sinh vật. Hiện tượng nầy thấy ở nhiều loài thân mềm, giun
  7. và nhiều động vật khác. Sự thay đổi cường độ hô hấp theo sự thay đổi nồng độ muối chỉ thấy trong thời gian đầu mà thôi. Sau một thời gian có hiện tượng thích ứng của thuỷ sinh vật với với sự thay đổi của nồng độ muối và cường độ hô hấp trở lại bình thường. Ngoài nồng độ muối chung, thành phần ion thay đổi cũng có ảnh hưởng tới cường độ hô hấp. Hàm lượng Ca tăng làm giảm cường độ hô hấp của nhiều thuỷ sinh vật. Cường độ hô hấp tăng khi mật độ cá thể trong quần thể tăng cao hay khi nơi ở hẹp lại. nhưng khi mật độ quá cao, cường độ hô hấp lại giảm đi. Đối với các thuỷ sinh vật sống thành bầy, cá thể trong bầy có cường độ hô hấp thấp hơn khi sống lẻ loi. 3. Khả năng thích ứng với điều kiện thiếu Oxy của thuỷ sinh vật Đa số thuỷ sinh vật là bọn sống cần Oxy. Chúng chỉ có thể sống trong một giới hạn hàm lượng Oxy nhất định . Chỉ có một số ít, chủ yếu là vi khuẩn và động vật nguyên sinh là có thể sống trong điều kiện kỵ khí. Đối với bọn sống cần Oxy, khi điều kiện Oxy giảm xuống quá giới hạn chịu được, thường gọi là ngưỡng Oxy, sẽ chuyển sang trạng thái sống tiềm sinh thiếu Oxy (anoxybiose) trong một thời gian. Khi hàm lượng Oxy cao lên, chúng trở lại hoạt động bình thường. Nếu hàm lượng Oxy tiếp tục giảm nữa sẽ gây chết cho thuỷ sinh vật. Khả năng chịu điều kiện thiếu Oxy ở thuỷ sinh vật thay đổi theo từng loài và theo sự thay đổi của tình trạng cơ thể và của môi trường ngoài. Chương 5: Sự Phân Bố Của Thuỷ Sinh Vật Và Đời Sống Quần Thể, Quần Loại Thuỷ Sinh Vật Sự phân bố của thủy vật Sự phân bố của thuỷ sinh vật hiện nay trong thủy quyển là kết quả của cả quá trình hình thành lâu dài. Quá trình đó có quan hệ chặt chẽ với các biến cố trong lịch sử địa chất với sự biến đổi các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường nước trên trái đất. Chúng quyết định các hình thái phân bố của thủy sinh vật trong thủy quyển. Nếu nhìn khái quát và trong từng thời điểm nhất định, có thể coi tình hình phân bố chung của thủy sinh vật trong thủy quyển là ổn định. Nhưng thực tế qua từng khoảng thời gian, sự phân bố của thủy sinh vật trong thủy quyển lại có những biến động tuân theo những qui luật nhất định xảy ra trong đời sống thủy vật. Tuỳ theo đặc điểm sinh học của từng nhóm, từng loài thủy sinh vật làm cho sự phân bố của chúng trong thủy quyển trở nên phức tạp hơn. Phân bố theo vĩ độ (phân bố theo chiều ngang) Phân bố thuỷ sinh vật theo vùng vĩ độ, tuân theo một số qui luật về thành phần loài cũng như về đặc tính số lượng.
  8. Tính đa dạng của thành phần loài tăng dần từ vùng cực về xích đạo. Nguyên nhân do khu hệ thuỷ sinh vật nhiệt đới là khu hệ cổ, thành phần loài phong phú, do các điều kiện sống ở vùng nhiệt đới thuận lợi, do nhịp điệu hình thành loài ở vùng nhiệt đới mạnh hơn các vùng khác, tạo nên thành phần đa dạng ở vùng nầy. Số lượng thuỷ sinh vật giảm dần từ các vùng vĩ độ cao về xích đạo. Nguyên nhân chính là ở vùng xích đạo nhiệt độ chênh lệch hằng năm không lớn. Chu chuyển nước theo chiều thẳng đứng từ dưới sâu lên tầng mặt không xảy ra nên không đưa được khối lượng muối dinh dưỡng tích tụ từ tầng sâu lên mặt. Ở vùng ven xích đạo, nơi có nhiều dòng nước thẳng đứng như vậy, số lượng thuỷ sinh vật tăng lên rõ rệt. Cũng có thể do điều kiện nhiệt độ cao, cường độ trao đổi chất ở cơ thể thuỷ sinh vật vùng nhiệt đới cũng tăng cao nên năng lượng tiêu hao vào hoạt động sống của thuỷ sinh vật cũng nhiều hơn, nên làm giảm khối lượng sinh chất hình thành trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Nhìn chung các quần thể thuỷ sinh vật ở vùng vĩ độ thấp có số lượng cá thể nhỏ hơn so với các quần thể thuỷ sinh vật ở vùng vĩ độ cao, do đó làm giảm số lượng và khối lượng chung. Điều nầy có liên quan tới mức độ hạn chế của độ sinh trưởng và sinh sản của thuỷ sinh vật ở vùng vĩ độ thấp. Kích thước và độ mỡ của thuỷ sinh vật giảm dần từ các vùng vĩ độ cao về xích đạo. Hiện tượng nầy có thể thấy ở nhiều nhóm thuỷ sinh vật từ động vật nguyên sinh tới thân mềm, giáp xác. Đây là kết quả của quá trình phát triển nhanh, chóng trưởng thành, hạn chế kích thước sinh trưởng của sinh vật nhiệt đới trong điều kiện nhiệt độ cao và đặc điểm thích ứng với chế độ ăn liên tục trong suốt cả mùa vụ (không có giai đoạn ngừng ăn vào mùa lạnh), không cần tích trữ mỡ như các sinh vật xứ lạnh. Càng về phía xích đạo, thuỷ sinh vật biển càng dễ đi vào nước ngọt nội địa hơn. Nói cách khác cường độ di nhập của sinh vật biển vào nước ngọt nội địa mạnh hơn so với các vùng vĩ độ cao. Ở vùng xích đạo nhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á, có hiện tượng nhiều nhóm sinh vật biển như cá, giáp xác, giun nhiều tơ, dễ dàng đi vào các sông lớn, nhiều khi đi vào những điểm rất xa biển. Hiện tượng nầy ít thấy ở các vùng vĩ độ cao. Sự sai khác giữa môi trường biển và và nước ngọt nội địa dường như giảm bớt đi từ các vùng vĩ độ cao về xích đạo. Hiện tương nầy được giải thích bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở vùng xích đạo nhiệt đới có mưa nhiều làm nhạt hẳn nước các vùng ven biển, tạo điều kiện cho các sinh vật biển, trước hết là động vật dễ thích ứng với điều kiện nước nhạt ở các thuỷ vực nội địa. Hàm lượng Bicarbonate ở nước biển và nước ngọt vùng nhiệt đới xấp xĩ như nhau. Điều nầy làm cho sinh vật biển khi đi vào nước ngọt nội địa không gặp khó khăn lớn trong quá trình hô hấp. Vì Bicarbonate giữ vai trò quan trọng trong hô hấp của thuỷ sinh vật. Trong lịch sử địa chất, vùng nhiệt đới đã xảy ra nhiều hiện tượng biển tiến, biển lùi, tạo nên một khu hệ thuỷ
  9. sinh vật có nhiều dạng thích ứng rộng muối, dễ dàng đi từ biển vào nước ngọt nội địa. Phân bố đặc trưng trong thủy quyển Do những biến đổi của chế độ nhiệt độ, đặc biệt trong thời kỳ băng hà, vùng phân bố của thuỷ sinh vật không còn liên tục mà bị ngắt quãng, tạo nên những kiểu phân bố đặc trưng trong thuỷ quyển, mang một ý nghĩa đặc sắc về mặt địa lý động vật như phân bố lưỡng cực, phân bố lưỡng bắc, phân bố hai bờ Thái Bình dương và Đại Tây dương. Phân bố di lưu và phân bố ngắt quãng. Phân bố theo chiều thẳng đứng Phân bố theo chiều thẳng đứng của thuỷ sinh vật ở các thuỷ vực trên mặt đất không đều, tương ứng với sự phân bố không đều của ánh sáng, nhiệt độ, khí hoà tan, pH, áp lực nước và điều kiện thức ăn theo độ sâu trong thuỷ vực. Hình thái phân bố của thuỷ sinh vật theo chiều thẳng đứng chỉ thấy rõ rệt ở các thuỷ vực có độ sâu lớn và trong điều kiện tầng nước tương đối ổn định, không bị xáo trộn.Trong các thuỷ vực nông dưới 1m, như ao, ruộng cấy lúa và các thuỷ vực nước luôn bị xáo trộn như sông, phân bố thẳng đứng không thấy rõ rệt. Phân bố thẳng đứng của thuỷ sinh vật thấy rõ ở sinh vật nổi và sinh vật đáy, vì chúng là nhóm sinh vật di động chủ động kém và thể hiện ở cả thành phần loài, cả về đặc tính số lượng. Trong từng thuỷ vực và trong thuỷ quyển nói chung, càng xuống sâu, nhìn chung, nhiều nhân tố sinh thái học của môi trường nước vô sinh cũng như hữu sinh đều biến đổi theo chiều hướng càng lúc càng kém thuận lợi cho sự phát triển bình thường của sinh vật: ánh sáng ít đi, hàm lượng O2 ít dần, CO2 tăng lên, áp lực nước càng xuống sâu càng tăng, thức ăn nghèo dần đi … Một cách tổng quát, phù hợp với qui luật chung nầy, phân bố thẳng đứng của thuỷ sinh vật trong thuỷ quyển cũng theo qui luật càng xuống sâu, thành phần loài thuỷ sinh vật càng nghèo, số lượng cũng ít đi. Qui luật nầy thể hiện ở tất cả các nhóm thuỷ sinh vật: vi khuẩn, động vật, thực vật sống nổi cũng như ở đáy và đặc biệt rõ rệt ở các thuỷ vực có độ sâu lớn như Hải Dương. Phân bố theo các loại hình thủy vực Hình thái phân bố thuỷ sinh vật theo các loại hình thuỷ vực rất đa dạng, do tính chất phức tạp của các thuỷ vực trên trái đất về đặc tính thuỷ lý, hoá học. Trong các nhân tố vô sinh quyết định đặc tính phân bố của thuỷ sinh vật theo thuỷ vực thì nồng độ muối có vai trò hàng đầu. Nó tạo nên hai vùng phân bố lớn là thuỷ sinh vật nước mặn biển, hải dương và thuỷ sinh vật nước ngọt nội địa. sau nồng độ muối là chế độ thuỷ học, chế độ ánh sáng và các nhân tố khác cũng có ý nghĩa quan trọng đối với phân bố thuỷ sinh vật theo thuỷ vực.
  10. Mỗi loài thuỷ sinh vật có một đặc tính thẩm thấu, một khả năng điều hoà thẩm thấu riêng. Vì vậy mỗi loài chỉ sống được trong một môi trường có nồng độ muối, thành phần ion nhất định và có khả năng thích ứng với một biên độ dao động nhất định của nồng độ muối. Có thể có những loài thích ứng muối rộng hay thích ứng muối hẹp. Theo đặc điểm về nồng độ muối của thuỷ vực chúng sống, trong đó tương ứng với sự phân chia các thuỷ vực trên trái đất theo nồng độ muối. Có thể phân chia thuỷ sinh vật sống trong thuỷ quyển thành bốn đơn vị phân bố: khu hệ thuỷ sinh vật nước quá mặn, nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Trong mỗi khu hệ thuỷ sinh vật đều có một thành phần loài đặc trưng, gồm các loài thích ứng muối hẹp là thành phần loài cơ bản. Đồng thời còn có một số ít loài thích ứng muối rộng, từ các thuỷ vực có nồng độ muối khác di nhập vào. Xét về phương diện phân bố cũng như về cấu tạo thành phần loài, có thể coi hai khu hệ thuỷ sinh vật nước mặn và nước ngọt là hai đơn vị cơ bản nhất, là hai vùng phân bố lớn nhất của thuỷ sinh vật trong thuỷ quyển. Khu hệ thuỷ sinh vật nước lợ mang tính chất một đơn vị trung gian, ở trong một vùng phân bố chuyển tiếp. Khu hệ thuỷ sinh vật nước quá mặn có vùng phân bố rất hẹp, hạn chế trong một số hồ nước mặn nội địa. Sự biến đổi của nồng độ muối trong thuỷ vực, tăng lên hay nhạt đi, hay sự di chuyển của thuỷ sinh vật sang các thuỷ vực có nồng độ muối khác nhau đều làm thay đổi đặc tính của mỗi khu hệ thuỷ sinh vật, thay đổi hoạt động sống của mỗi loài thuỷ sinh vật. Một khi sự thay đổi nồng độ muối vượt quá giới hạn 5 - 8% cao hơn hay thấp hơn, được coi là ngưỡng sinh lý của mô sinh vật. Qui luật biến đổi chung của thuỷ sinh vật theo sự biến đổi của nồng độ muối là khi nồng độ muối của môi trường tăng lên hay giảm đi, thành phần loài và thường cả số lượng đều nghèo đi, kích thước cơ thể trung bình cũng giảm đi. Trong trường hợp nồng độ muối biến đổi theo hướng hạ thấp (nước biển nhạt đi hay sinh vật biển đi vào nước ngọt) số lượng trứng trở nên ít đi, nhưng kích thước trứng lớn lên, chứa nhiều noãn hoàng hơn. Khu hệ thủy sinh vật nước mặn: Vùng phân bố của khu hệ thuỷ sinh vật • nước mặn là hải dương, các vùng ven biển lục địa, và các biển kín nội địa. Khu hệ thuỷ sinh vật nước mặn bao gồm các sinh vật thích ứng với nồng độ muối trong khoảng 30 -38%o. Khu hệ thuỷ sinh vật nước mặn là khu hệ sinh vật cổ, gồm một số lượng và khối lượng lớn thuỷ sinh vật. Tổng số loài sinh vật biển khoảng 300.000 loài. Thành phần loài khu hệ thuỷ sinh vật nước mặn đặc trưng bởi nhiều nhóm động vật chỉ có ở biển như da gai, san hô, Pogonophra, mực, động vật có vú ở biển. Trong thành phần thực vật nổi (Phytoplankton) chiếm ưu thế là tảo khuê (Diatomeae), tảo giáp (Peridieae), tảo lam phát triển rất kém. Trong thành phần động vật nổi (Zooplankton) (1.200 loài) chiếm ưu thế là động vật nguyên sinh, giáp xác nhỏ, trong đó chủ yếu là Copepoda (750 loài), Euphausiacea (trên 80 loài), Mysidacea, Amphipoda (trên 300 loài). Ngoài ra còn có các loại sứa dù, sứa ống, sứa lược, hàm tơ (Sagiha), thân mềm sống nổi (Alciopidae, Tomopteridea). Thành phần sinh vật tự bơi ở biển phong phú, gồm các nhóm: cá, bò sát biển, động vật có vú, mực, giáp xác
  11. cao, đều là các đối tượng có giá trị khai thác cao. Thực vật đáy biển gồm các loài tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục chiếm ưu thế. Thực vật có hoa rất ít. Động vật đáy biển rất đa dạng, có khi hầu như bao gồm cả từng ngành động vật như hải miên, Bonyozoa, Brachiopoda, da gai, Pogonophra. Trong thành phần động vật đáy chiếm ưu thế là giáp xác cao, thân mềm, giun nhiều tơ, giun vòi, hải tiêu, da gai. Khối lượng sinh vật đáy lớn nhất ở vùng ven biển và giảm dần theo độ sâu. Ngoài ra còn phải kể đến vi sinh vật biển, có vai trò quan trọng trong nước, số lượng có thể tới 10 -100 nghìn cá thể/ml, sống trong tầng nước và nền đáy Khu hệ thuỷ sinh vật nước ngọt: Bao gồm các thuỷ sinh vật thích ứng với • nồng độ muối trong khoảng 0,5 - 5%o. Vùng phân bố của chúng là các thuỷ vực nước ngọt nội địa. Trong thành phần nầy có nhiều sinh vật ở nước thứ sinh. Ngoài ra cũng có nhiều loài sinh vật biển rộng muối di nhập vào theo đường cửa sông hay nước ngầm ven biển. So sánh với khu hệ thuỷ sinh vật nước mặn hải dương ta thấy: Khu hệ thuỷ sinh vật nước ngọt kém đa dạng hơn, ít đơn vị phân loại hơn. • Khu hệ thuỷ sinh vật nước ngọt có nhiều thực vật lớn có hoa, tảo lam và • tảo lục phát triển mạnh. Sinh vật nước ngọt có nhều biến đổi trong nội bộ loài, hình thành nhiều • đơn vị phân loại dưới loài và có nhiều dạng phân bố trên thế giới (cosmopolit). Thuỷ sinh vật nước ngọt thường có kích thước trung bình nhỏ hơn, số • lượng trứng ít hơn, nhưng chứa nhiều noãn hoàng dự trữ. Về nguồn gốc có thể của khu hệ thuỷ sinh vật nước ngọt có thể hình thành theo ba đường: từ biển đi vào nước ngọt, từ trên cạn xuống nước ngọt và phát sinh từ thuỷ vực nước ngọt. Hiện tượng đi vào nước ngọt của sinh vật biển hiện nay vẫn còn tiếp diễn bằng nhiều con đường như: qua các cửa sông và vùng nước lợ ven biển, qua các vùng nước ngầm ven biển và qua vùng triều lên cạn rồi xuống nước ngọt. Khu hệ thủy sinh vật nước lợ: Gồm các sinh vật thích ứng với nồng độ • muối từ 1 - 30%o, trung bình từ 10-20 %o. Thành phần loài rất phức tạp, có tính hổn hợp, gồm ba thành phần: o Thuỷ sinh vật từ biển vào o Thuỷ sinh vật từ nước ngọt di nhập vào o Thuỷ sinh vật đặc trưng cho vùng nước lợ Hai nhóm trên không có khả năng sinh sản, chỉ sống ở nước lợ trong giai đoạn trước thời kỳ sinh sản, nhóm thứ ba có chu trình sống hoàn toàn ở nước lợ. Biến đổi thành phần loài của các thuỷ vực nước lợ . Khu hệ thủy sinh vật nước quá mặn: Do nồng độ muối của thuỷ vực rất • cao (trên 47%o), muối hoà tan có thể đến bảo hoà nên chỉ có các sinh vật
  12. hẹp muối sống được ở đáy. Thành phần loài ở vùng nước quá mặn nghèo nàn, chủ yếu là nhóm giáp xác chân mang Phyllopoda (Artemia salina sống được ở nồng độ muối 200%o, các loài trùng roi (Duniliella salina, Asteromonas gracilis). Ngoài ra còn có một số loài ấu trùng muỗi thích ứng với nồng độ muối cao (Culieoides salinarius, Chironomus halophilus), giáp xác nhỏ (Diaptomus salinus) sinh sống khi nồng độ muối ở dưới 100%o. Ở các thuỷ vực nước quá mặn ven biển, ngoài các dạng sinh vật đặc trưng của thuỷ vực đó, còn có các thuỷ sinh vật biển di nhập vào. Biến động về phân bố của thủy sinh vật trong thủy quyển Hình thái phân bố của thuỷ sinh vật trong thuỷ quyển không phải lúc nào cũng ổn định. Trong từng thời gian, do nhiều nguyên nhân khác nhau, vùng phân bố của nhiều nhóm, nhiêù loài của thuỷ sinh vật có những biến động làm thay đổi hình thái phân bố của chúng trong thuỷ quyển. Biến động phân bố của thuỷ sinh vật có thể xảy ra theo chiều ngang, từ vùng nầy qua vùng khác, hay cũng có thể theo chiều thẳng đứng, từ vùng nông tới vùng sâu, từ tầng đáy lên tầng mặt. Xét về tính chất của biến động có thể chia thành hai loại: biến động không có qui luật và biến động có qui luật. Biến động không qui luật: Biến động nầy do nguyên nhân đột xuất, • thường là do nguyên nhân nhân tác, làm thay đổi vùng phân bố của sinh vật theo một chiều, không thành chu kỳ. vùng phân bố của thuỷ sinh vật được mở rộng hay hẹp lại, rồi không trở lại giới hạn ban đầu nữa. Biến động có qui luật: Biến động nầy có tính chất tuần hoàn, xảy do • những yêu cầu trong đời sống. Thuỷ sinh vật loại nầy, tuỳ theo đặc điểm sinh học của chúng, ở từng thời kỳ trong chu trình sống di chuyển sang một nơi khác, tạm thời thay đổi vùng phân bố của chúng. Hết thời kỳ nầy, chúng trở lại giới hạn vùng phân bố ban đầu. Lối di chuyển có tính cách tuần hoàn nầy rất đa dạng, do nhiều nguyên nhân, nhiều khi chưa được giải thích rõ ràng. Có thể phân biệt các loại sau: o Di chuyển trong đời sống: Đây là lối di chuyển của thuỷ sinh vật trong một giai đoạn của chu trình sống ra khỏi vùng phân bố chính thức để tìm nơi có điều kiện tốt, hoàn thành một khâu trong chu trình sống của chúng như sinh đẻ, tìm thức ăn, trú đông…. o Di chuyển ngày đêm: Đây là hiện tượng di chuyển vĩ đại trong thuỷ quyển, chúng có thể di chuyển chủ động (giáp xác, cá, ấu trùng côn trùng sống đáy) hay thụ động. Các loại tảo do quang hợp, trong cơ thể chứa đầy Oxy nên ban ngày nổi trên tầng mặt của nước, đêm lại chìm xuống khi Oxy đã sử dụng hết. Phạm vi di chuyển ngày đêm có thể từ vài mét đến vài trăm mét theo chiều thẳng đứng, tuỳ thuộc vào chế độ nhiệt độ, nồng độ muối, chế độ Oxy và độ lớn của cơ thể thuỷ sinh vật. Tốc độ di chuyển từ vài mét đến hàng trăm mét/giờ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng di chuyển
  13. nầy thì rất nhiều, nhưng nguyên nhân sinh học là chủ yếu, ánh sáng chỉ là yếu tố tín hiệu. o Di nhập vào nội địa của thủy sinh vật biển: Đây là hiện tượng di chuyển có chu kỳ và không có chu kỳ của sinh vật, chủ yếu là động vật, thấy ở vùng biển ôn đới cũng như nhiệt đới. Chúng đi vào sâu trong thuỷ vực nội địa, tạm thời hay vĩnh viễn. Các sinh vật có khả năng di nhập là loài có vỏ chắc, đồng thời có khả năng điều hoà áp suất thẩm thấu chủ động, thích ứng độ muối rộng và có khả năng di động tốt. Nguyên nhân di nhập có thể để sinh sản, tìm thức ăn, tránh kẻ thù hay ngẫu nhiên. Con đường di nhập thuận lợi và phổ biến là qua cửa sông hay qua vùng nước lợ ven biển, nước ngầm ven biển và có thể xem đây là một trong những con đường hình thành khu hệ thuỷ sinh vật nước ngọt từ khu hệ thuỷ sinh vật biển. Trong cả quá trình nầy, sinh vật biển thích ứng dần với điều kiện môi trường nước ngọt ở nhiều mức độ khác nhau. Căn cứ vào mức độ thích ứng, có thể chia thuỷ sinh vật biển di nhập vào nước ngọt thành bốn nhóm. Nhóm di nhập tạm thời: Bao gồm các loài chỉ di nhập vào nước ngọt trước • hay trong thời kỳ sinh sản. Hết thời kỳ nầy, chúng trở về môi trường biển để hoàn thành chu trình sống. Nếu không trở lại được thì chúng không thể tiếp tục phát triển trong môi trường nước ngọt. Môi trường nước ngọt chỉ là môi trường sống tạm thời. Nhóm di nhập thích ứng nước lợ • Gồm mhững sinh vật biển thích ứng với nồng độ muối thấp hơn nồng độ muối ở hải dương, nhưng vẫn chưa tách biệt với đời sống nước mặn ở biển. Đây là những thuỷ sinh vật nước lợ, có thể sống và sinh sản bình thường ở điều kiện nước lợ và cả vùng nước ngọt tiếp cận, đồng thời vẫn có thể sống ở điều kiện nước mặn hải dương. Nhóm di nhập thích ứng nước ngọt: Đây là các sinh vật biển đã thích ứng • hoàn toàn với điều kiện môi trường nước ngọt, sống và phát triển chủ yếu ở nước ngọt nội địa. Tuy vẫn có khả năng sống ở nước lợ, nhưng không còn khả năng sống ở vùng nước mặn hải dương. Nhóm di lưu: Khác với loài thuộc nhóm thứ ba, thường chỉ sống ở vùng • nước ngọt ven biển, các loài nầy phân bố ở các vùng hoàn toàn cách biệt với môi trường biển, khác xa môi trường sống ở biển. Đời sống quần thể và quần loại của thủy sinh vật Quần thể (Population) là nhóm cá thể thuộc một loài sinh vật sống trong một khu vực nhất định ở vùng phân bố của loài. Quần thể là hình thức tồn tại cụ thể của loài trong thiên nhiên và là một thành phần của một quần loại sinh vật (Biocoenosis) nhất định. Quần thể do nhiều cá thể tập hợp lại thành. Nhưng trong tập hợp có mối quan hệ chặt chẽ và có qui luật giữa các cá thể. Điều nầy
  14. làm cho quần thể trở thành một thể thống nhất có liên hệ mật thiết với môi trường sống. Do đó, phải coi quần thể như một hình thái phát triển của chất sống ở mức độ trên cá thể, đặc trưng bởi cấu trúc, quan hệ quần thể và biến động số lượng của quần thể. Đặc điểm cấu trúc quần thể thủy sinh vật Cấu trúc quần thể đặc trưng bởi mật độ, phân bố các cá thể, thành phần sinh trưởng và sinh dục trong quần thể. Mật độ quần thể: được thể hiện bằng số lượng sinh vật trên một đơn vị • thể tích hay diện tích. Số lượng sinh vật có thể được tính bằng số lượng cá thể, khối lượng, trọng lượng khô hay calori. Phân bố các cá thể của quần thể trong thuỷ vực có thể không có thứ tự, • đồng đều hay phân bố thành điểm. Phân bố thành điểm là kiểu phân bố đặc trưng của quần thể thuỷ sinh vật, do tính chất không đồng đều của các điều kiện sống trong thuỷ vực, cả ở nền đáy và trong tầng nước. Thành phần sinh trưởng của quần thể là một đặc tính thích ứng của loài • bảo đảm cho một quần thể tồn tại được trong những điều kiện cụ thể của môi trường. Thành phần sinh trưởng của quần thể một mặt phụ thuộc vào vào đặc tính di truyền của loài. Mặt khác phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể của môi trường. Đặc điểm thành phần sinh trưởng của thuỷ sinh vật là sự sai khác lớn về số lượng giữa các thành phần sinh trưởng và các thế hệ. Thành phần sinh dục của quần thể cũng như thành phần sinh trưởng • mang đặc tính thích ứng, đảm bảo hiệu quả sinh sản của thuỷ sinh vật trong điều kiện cụ thể biến động của môi trường. Thành phần sinh dục do đặc tính di truyền của loài quyết định, đồng thời biến đổi theo điều kiện môi trường ngoài. Quan hệ quần thể ở thủy sinh vật Quan hệ ăn thịt: chúng ăn thịt lẫn nhau trong trường hợp môi trường thiếu thức ăn. Quan hệ kết bầy: làm cho cá thể đực và cái, giao tử đực và cái dễ dàng gặp nhau. Đồng thời giúp cho các cá thể dễ dàng trốn tránh kẻ thù. Trong bầy, các cá thể có quan hệ theo trật tự nhất định, trật tự nầy đảm bảo sự lớn mạnh của quần thể. Quan hệ hổ trợ : các cá thể trong đàn giúp đỡ lẫn nhau khi một cá thể nào đó gặp khó khăn. Biến động số lượng quần thể Số lượng của mỗi quần thể sinh vật luôn biến đổi tuỳ theo những điều kiện của môi trường sống thuận lợi ít hay nhiều cho sự tồn tại và phát triển của các cá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2