intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gustaf - Hùng sư phương bắc

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

bắc Vào một đêm đầu xuân năm 1630, trong nhà quốc hội Thụy Điển, đèn đuốc sáng trưng, mấy trăm nhà quý tộc quần áo chỉnh tề ngồi ngay ngắn, chăm chú nghe một người đứng trên bục diễn thuyết. Người đó có vóc dáng cao lớn, hùng dũng, mắt to, lông mày rậm râu, quai nón rậm rì, tiếng như lệnh vỡ, dáng điệu như ngựa lồng, khẩu khí như muốn thâu tóm cả thiên hạ, hoài bão to lớn: " Kể từ khi Ta lên ngôi kế vị nhờ các vị ra sức phò tá, phát triển công...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gustaf - Hùng sư phương bắc

  1. Gustaf - Hùng sư phương bắc Vào một đêm đầu xuân năm 1630, trong nhà quốc hội Thụy Điển, đèn đuốc sáng trưng, mấy trăm nhà quý tộc quần áo chỉnh tề ngồi ngay ngắn, chăm chú nghe một người đứng trên bục diễn thuyết. Người đó có vóc dáng cao lớn, hùng dũng, mắt to, lông mày rậm râu, quai nón rậm rì, tiếng như lệnh vỡ, dáng điệu như ngựa lồng, khẩu khí như muốn thâu tóm cả thiên hạ, hoài bão to lớn: " Kể từ khi Ta lên ngôi kế vị nhờ các vị ra sức phò tá, phát triển công thương, xây dựng quân đội, chấn hưng chính trị, mở mang cơ đồ, và cuối cùng đã thu được nhiều thành quả rực rỡ; ở phía Đông thì đánh bại Sa Hoàng Nga; miền Nam thì chiến thắng Ba Lan, biến biển Baltic thành ao nhà. Nhưng bây giờ Đức đang xảy ra nội chiến, liên minh Thiên chúa giáo (một thế lực chống Thụy Điển) liên tiếp giành thắng lợi, có nghĩa là tạo ra mối đe dọa trực tiếp đối với
  2. miền Nam nước ta. Kinh nghiệm cho ta biết rằng: Nếu cứ đóng chặt cửa, lo giữ nhà, đợi chúng đến mới đánh trả, thì chẳng bằng chủ động xông ra ngoài liều mình sống mái với chúng. Nguyên tắc của người Thụy Điển chúng ta là: Quyết không để kẻ thù đặt nửa bàn chân lên lãnh thổ chúng ta. Hãy hất ngọn lửa chiến tranh sang chính đất nước của chúng!". Hội trường vang tiếng vỗ tay rầm rầm tất cả nhất loạt hô: Quyết đánh bại hoàng đế Đức". Vị diễn giả đó chính là Hoàng đế trẻ tuổi của nước Thụy Điển, thiên tài quân sự với phát minh và áp dụng chiến thuật tuyến, người được tôn vinh là "Sư tử phương Bắc" - Gustaf Adolf. Ngay từ hồi nhỏ Gustaf đã đọc thông kinh sử, tài trí hơn người. Ông được tiếp thu một nền giáo dục hoàn hảo và nghiêm khắc. Ông đặc biệt yêu thích bộ môn quân sự, đồng thời cũng có hứng thú sâu sắc với tất cả các bộ môn khoa học thời đó. Ông còn biết nói tiếng Pháp, tiếng Italia, tiếng Hà Lan, tiếng Tây Ban
  3. Nha, tiếng Nga và tiếng Ba Lan. Khi còn bé, Gustaf đã theo phụ vương đi chinh chiến và tham gia các hoạt động chính trị quân sự. Năm 16 tuổi trong cuộc chiến Kalmar, Gustaf đã chứng tỏ sự dũng cảm phi thường. Năm 1611, khi mới 17 tuổi Gustaf đã kế vị ngôi báu, hiệu là Gustaf đệ nhị. Sau khi kế vị, ông lập tức bắt tay cải cách quy mô lớn về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự v.v... tăng cường tập quyền trung ương, thành trừng các thế lực chia rẽ trong tầng lớp đại quý tộc, lấy ngành khai khoáng làm đòn bẩy phát triển ngành công nghiệp, nhanh chóng thay đổi bộ mặt đất nước. Qua cuộc cải cách này, sức mạnh tổng hợp của đất nước Thụy Điển tăng lên đáng kể, trở thành một cường quốc ở Bắc Âu. Trong kế hoạch cải cách này, cần nhấn mạnh đến nhưng cải cách của ông về mặt quân sự, ông nêu gương đầu tiên ở Châu Âu về xóa bỏ chế độ quân dịch lính đánh thuê, chuyển sang thực hiện chế độ lính nghĩa vụ. Trong phạm vi
  4. cả nước, nam giới từ 15 đến 44 tuổi đều theo luật mười người chọn một đẻ tham gia quân ngũ. Ông đã xây dựng được một đội quân thường trực 36 ngàn người được huấn luyện kỹ càng. Ông còn xây dựng binh chủng pháo hùng hậu, trong đó pháo dã chiến loại nhẹ là chính. Loại hỏa pháo này chỉ cần một con lừa hay ngựa là kéo được, trong khi đó ở các nước khác chỉ có pháo nặng , phải dùng đến bốn lừa hoặc ngựa kéo. Nhằm giảm nhẹ sức chịu đựng của quân đội, ông đã thành lập cơ cấu cung ứng hậu cần kiểu mới, vũ khí đạn dược do ban quân lương mua, dự trữ trong kho sau đó cung cấp dần dần. Trong khi tác chiến, ông dày công thiết kế chiến thuật đánh theo "tuyến". Đây là một cách đánh nổi tiếng, tức là thay thế kiểu trận đồ hình vuông ngày trước thành hai tuyến, sắp xếp thành đội hình hàng ngang; toàn quân được bố trí theo khoảng cách hai tuyến, mỗi tuyến tứ ba đến sáu hàng, khoảng cách giữa hai tuyến là 200m, ở giữa hai tuyến bố trí kỵ binh; ở giữa đội hình
  5. chiến đấu là bộ binh, hai bên là kỵ binh. Trong các trung doàn bộ binh thì số lượng lính bắn súng hỏa mai chiếm 2/3, còn lại là thương dài (uân đội các nước khác thì bố trí ngược lại). Ngoài ra, về trang bị pháo thì quân đội Thụy Điển cứ một ngàn lính thì bình quân được trang bị từ 5 đến 12 cỗ hỏa pháo, trong khi đó tỉ lệ quân đội các nước khác là từ 4 đến 5 khẩu. Nhờ cuộc cải tổ này mà quân đội Thụy Điện bỏ hẳn lối bầy trận hình vuông truyền thống có phần lạc hậu nặng nề. Áp dụng chiến thuật "tuyến" khi chiến đâu, đầu tiên bắn hỏa pháo hình thành một màn đạn làm cho cả mặt trận bị chìm ngập trong màn khói, rồi nhân cơ hội này cho kỵ binh xuất kích, tuyêu diệt bộ binh địch; tiếp đó cho bộ binh xông lên, dùng cách bắn hỏa lực đồng loạt để sát thương địch, còn kỵ binh thì công kích vào hai bên sườn địch, nhất loạt tấn công. Ưu điểm của chiến thuật này là ở chô pháp huy tối đa uy lực của hỏa pháo và súng kíp, kết hợp khéo
  6. léo giữa vũ khí lạnh và nóng, hòa nhập các yếu tố cơ động của kị binh, sức đột phá của thương, khả năng sát thương của súng kíp và hỏa lực của pháo binh thành sức mạnh tổng hợp. Chiến thuật "tuyến" được coi là một bước ngoặt trong lịch sử quân sự. Nhờ chiến thuật "tuyến" mà tiếng tăm của Gustaf chấn động cả Châu Âu lúc bấy giờ. Không những thế ông còn xây dựng được hạm đội và đội vận tải mạnh, đưa quân đội Thụy Điển lên vị trí hàng đầu ở Châu Âu. Năm 1617, Gustaf mở đầu cuộc chinh chiến bằng việc tấn công đối thủ truyền thống là nước Nga. Quân Thụy Điển giành thắng lợi vang dội, chiếm được toàn bộ đất đai nằm xung quanh vịnh Phần Lan, cắt đứt con đường nối liền nước Nga với biển Baltic. Sau chiến thắng, Gustaf hào hứng tuyên bố: "Từ nay về sau, nước Nga chẳng bao giờ còn dám vượt qua khuôn phép nữa!". Năm 1626, tại chiến dịch Volchov, Thụy Điển lần đầu tiên đánh bại kị binh Ba Lan vốn được coi là vô
  7. địch thiên hạ, gây xôn xao cả Châu Âu. Tiếp đó, Thụy Điển nhanh chóng chiếm được toàn bộ lãnh thổ Lionia và quyết di dân đến lãnh thổ mới này, nhằm thỏa mãn khát vọng của giới quý tộc. Trong khi Gustaf còn đang vui mừng với chiến thắng thì tình hình chính trị Châu Âu biến chuyển mau lẹ. Đan Mạch thất bại sau 30 năm chiến tranh, liên minh thiên chúa giáo đứng đầu là hoàng đế Phổ đã bành trướng thế lực đến bờ nam biển Baltic, uy hiếp. Last Updated ( Wednesday, 12 March 2008 )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2