intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hạn chế nguy cơ gây đau thần kinh tọa

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

129
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hạn chế nguy cơ gây đau thần kinh tọa Đau thần kinh tọa là căn bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30-60. Ngoài các nguyên nhân bệnh lý như: tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, các tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn) thì nguy cơ gây đau thần kinh tọa tăng cao ở những trường hợp thường xuyên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hạn chế nguy cơ gây đau thần kinh tọa

  1. Hạn chế nguy cơ gây đau thần kinh tọa Đau thần kinh tọa là căn bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30-60. Ngoài các nguyên nhân bệnh lý như: tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, các tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn) thì nguy cơ gây đau thần kinh tọa tăng cao ở những trường hợp thường xuyên phải lao động chân tay nặng nhọc, làm việc sai tư thế; các nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó như công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, vận động viên cử tạ... Dấu hiệu nhận biết bệnh Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Chức năng chính của dây là chi phối cảm giác, dinh dưỡng và vận động cho hai chân, đặc biệt là cẳng chân. Đau dây thần kinh tọa có biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân. Thoát vị đĩa đệm gây đau thần kinh tọa.
  2. - Đau giữa cột sống hay lệch một bên, đau tăng lên khi bị rung người (đi xe qua ổ gà, vấp vào đá). - Cảm giác đau lan từ lưng xuống, lệch sang một bên mông, xuống đùi, khoeo, gót chân. Hoặc thấy đau ngược lại, từ gót chân lên. - Nhói lưng khi ho, khi hắt xì hơi, khi cười. - Cột sống cứng, bị đau khi chuyển dịch hoặc nghiêng người . - Khó cúi người xuống vì đau. - Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Đau tăng thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi,... - Có thể thấy teo cơ bên chân đau nếu tình trạng đau kéo dài. Trong trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường, nhưng cơn đau có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động của người bệnh. Nếu bị đau nặng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và khả năng lao động. Nếu không điều trị kip thời, bệnh có thể để lại những biến chứng như yếu liệt cơ, chân tê bì mất cảm giác, đi lại khó khăn, tiểu tiện khó... Điều trị như thế nào? Khi người bệnh thấy những biểu hiện của đau thần kinh tọa cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có chỉ định điều trị phù hợp. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có phương pháp chữa trị phù hợp. Trong giai đoạn đau cấp tính người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh và có thể dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh nặng không thuyên giảm hoặc có biến chứng như yếu cơ, teo cơ, người bệnh đau nhiều, đau tái phát nhiều lần thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Hạn chế nguy cơ gây bệnh
  3. Để hạn chế mắc bệnh đau dây thần kinh tọa, chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như: Không nên lao động quá sức, làm việc sai tư thế. Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Nếu phải ngồi làm việc lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ. Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang, vác, hay nhấc vật nặng. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng, hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài. Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất, không nên nhảy từ trên cao xuống, không nên thay đổi tư thế một cách đột ngột,... Ngoài ra để phòng bệnh đau thần kinh tọa, cần tập thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống. Khi có dấu hiệu của bệnh cần đến cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa khám xác định nguyên nhân và mức độ của bệnh để có chỉ định điều trị phù hợp, hạn chế được những biến chứng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng lao động. BS. Trọng Nghĩa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2