intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hồi ký - Gặp Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc: Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

143
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nối phần 1, phần 2 Tài liệu Gặp Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc (Hồi ký) gồm các câu chuyện: Văn Hồ Chủ tịch với nhân dân (Nguyễn Đình Thi), Được gần Bác ở thủ đô gió ngàn (Phan Anh), Bác Hồ của chúng ta (Xuân Diệu), Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với D'Argenlieu trên Vịnh Hạ Long ngày 24-3-1946 (Hoàng Minh Giám), Hình ảnh Bác Hồ (Nguyễn Thị Định).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hồi ký - Gặp Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc: Phần 2

  1. v An h ố c h ủ T|CH ■ với NHAN DAN N G U Y ỄN Đ ÌN H THI ( ì ) N ói đến Hồ Chủ tịch, mỗ i lần chúng ta lại nhận ra những nét mới. Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung hồi năm 946 vẽ Hồ Chủ tịch ở Bắc Bộ phủ có kể lại cái cảm giác bàng hoàng khi gặp Cụ lần đầu; giữa một phòng làm việc N hà văn kiểu lai tây lai ta của bọn thực dân N guyễn Đ ình Thi trước, giữa những tủ gương, bàn giấy, sạp, giường tây, ghế nằm, bỗng thấy Cụ Hồ ngồi làm việc trong bộ áo kaki bạc cũ như một ông già tự đâu hiện đến, và lúc nào cũng có thể lại ra khỏi cảnh ấy. Trong con mắt họa sĩ hình ảnh ông già kỳ diệu không ăn khớp gì với những đồ đạc văn phòng chung quanh, Hồ Chủ tịch hiện lên trong khung cảnh ấy một cách khác thường, hình như chỗ của Cụ à ở nơi khác kia. 1- N guyên đại biểu Quốc dân Đại hội Tán Trào, nguyên Ch ủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học • N ghệ th uật V iệt Nam . 58
  2. GẶP BÁC HỒ TẠI CHIẾN KHU VIỆT BẮC Lần gặp gỡ đầu tiên giữa Hồ Chủ tịch và nhân dân thì khác hẳn: ngày mồng 2-9 lịch sử dưới nắng thu đổ lửa, lúc người chiến sĩ cách mạng nét mặt như nhà hiền triết, lúc vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bỗng hỏi: “Tôi nói, đổng bào nghe rõ không?” thì cả biển người đang cồn ngấm ngầm đợi chờ bỗng rào lên và trả lời. Từ lúc ấy người lính già của dân tộc đã thấy dân tộc Việt Nam nghiễm nhiên độc lập tự do, và nhân dân Việt Nam đã thấy mình có một vị Chủ tịch chiến sĩ. Trong khi nhân dân nhận ra Cụ Hồ một cách nhanh chóng như vậy, thì giới văn hóa trí thức vẫn cồn lúng túng và bỡ ngỡ. Chúng ta còn nhớ sau ngày khởi nghĩa, một sô' anh em trí thức xi xào bàn tán ca tụng vị Chủ tịch nói được nhiéu thứ tiếng ngoại quốc! Một nhà giáo dục lúc đó thường hay đi khoe rằng Cụ biết tiếng Anh giỏi hơn cả một vài người đã từng ở lâu năm và đậu bằng cấp cao bên Anh. Nhưng còn những điéu Hồ Chủ tịch nói bằng tiếng Việt Nam và cách nói những điều đó thì lại thực làm cho nhiều người n^gạc nhiên. Những người trí thức kính trọng Hồ Chủ tịch như" mọi công dân kính trọng lãnh tụ. Nhưng đọc những lá thư, mhững câu thơ của Hồ Chủ tịch, nghe Cụ nói vé chính trị, văn hóa của dân tộc ta, có người như muốn lự hỏi thầm: “Thế này thôi ư?". Nói đời sống mới, Hồ Chủ tịch bảo: Cần kiệin liêm chính. Nói đường lối đấu tranh, Hổ Chủ tịch 3ảo: Toán dân đoàn kết. Viết thư cho chiến sĩ Nam Bộ, vị Chủ tịch làm thơ: “Tết này ta tạm xa nhau". Nhà văn Nga Érenbua có nhận xét rằng người thợ không hiiểu một bài văn thơ, một bức tranh thì cho là lỗi tại mình vài cố sức tỉm hiểu, trái với kẻ tư bản không hiểu một 59
  3. NHIỀU TÁC G IẢ tác phẩm thì khinh bỉ, cho là tại người đã tạo ra tác phẩm ấy. Một số người lúc đầu, đọc lời văn bình dị đcn giản của Hồ Chủ tịch không thấy những câu đẹp, bóng bẩy theo ý họ mong đợi, theo những sách vở họ quen đọc, có lẽ trong thâm tâm cũng như kẻ tư bản kia đổ lỗi cho người viết. Nhưng trước mắt họ, hỉnh ảnh Hồ Chủ tịch vĩ đại, họ chỉ thắc mắc thầm. Trước ngày toàn quốc kháng chiến, Hồ Chy tịch đứng trên diễn đàn Hội nghị Văn hóa toàn quốc nói với các nhà văn hóa trong khi bên ngoài phô' vắng, những X5 thiết giáp của Pháp chở đầy lính mũ đỏ hung hăng khiêu khích. Hồ Chủ tịch nói: “Thưa các ngài, đối với văn hóa tôi là một người môn ngoại hán*’’”! Có lẽ một số các nl-à văn hóa “chuyên môn” bây giờ cũng nghĩ rằng ý kiến hồ Chủ tịch không có tính chất “văn hóa chuyên môn”. Nhưrg trong khi ấy những lời Hồ Chủ tịch nói ra làm rung độnc lòng nhân dân từ phố hè Hà Nội đến những cánh rừng Việ' Bắc, đổng cỏ Tây Nguyên hay ruộng lầy Đồng Tháp Mười Trải bao nhiêu năm bị che đậy, lừa dối trorg cái “bọc” của tư bản, của thực dân, chúng ta đã bị lừa V những bé ngoài của văn hóa. Chúng ta đã không nhận ữấy rõ rằng một người nông dân du kích ở Tây Ban Nha, ở Hy Lạp, là người văn hóa hơn một viên giáo sư đại học phat xít chẳng hạn. Cuộc kháng chiến ngày nay đâ dạy ta; mót anh binh nhì i tờ của chúng ta là Rặười văn hóa hơn nhữrg tên quan năm, quan sáu lê dương Pháp xuất thân ở các trường đại học, mồm nói những Tônxtôi (Tolstoi), tai njhe những Môda (Mozart). Và người đàn bà “nhà quê” đi b p phụ nữ 1* Môn ngoại hán; ngưòi không chuyên môn. 60
  4. GẶP BAC HỒ TẠI CHIẾN KHU VIỆT BẮC Xã là người văn hóa hơn những thứ quan lại, tiến sĩ làm tay sai c ủ a g iặ c đ ể tàn sá t đồng báo. Hồ Chủ tịch đã đem sự thực ấy đến rọi vào văn hóa nước ta. Văn Người viết chính ià lời nói, ý nghĩ của tất cả những con người “nhỏ bé", nhũn nhặn, cần cù dai dẳng, anh dũng, đang tạo ra đất nước mới của chúng ta ngày nay, đang đẩy cuộc kháng chiến vĩ đại của chúng ta tiến gấp đến ngày chiến thắng. Vỉ vậy nên nhân dân gặp thấy Hồ Chủ tịch là nhận ngay ra người dẫn đường cho mình. Một bạn nhà văn có kể lại câu chuyện đọc cuốn Đời sóng mới. Những trang giản dị đến mức ấy đã khiến cho nhà văn đọc rất nhanh, và gấp cuốn sách mỏng lại, ông ta thầm nghĩ; “Cũng không có gì lạ". Đến buổi tối, người con gái bà cụ chủ nhà hỏi mượn và đem đọc cho cả nhà nghe. Cô ta đọc cỏn chưa thông, ngập ngừng từng câu. Cả gia đỉnh nông dân ấy, bà cụ mắt lèm nhèm, người con dâu hay đánh chửi con cái, mất một con gà thi nguyền rủa hàng xóm hàng mấy ngáy, cho đến một, hai người đàn bà hàng xóm sang chơi, những con người bỏ làng từ lâu lắm lên cái thung lũng hẻo iánh này của Việt Bắc để làm ăn, tất cả đã ngồi ngây người nghe từng lời như bị thôi miên. Bấy giờ nhà văn mới thấy mình chưa đọc được gì lúc trước. Ngày nay chúng ta đã nhìn lại được rõ hơn. Sự bỡ ngỡ lúc đẩu của một sô' người trí thức trước Hồ Chủ tịch là sự bỡ ngỡ của họ trước nhân dân. Công việc làm văn hóa, công việc trí thức trong chế độ cũ, trong vồng trói buộc và phình phờ của chủ nghĩa thực dân đã bị.cắília với đời sống của nhân dân đông đảo. Không hiểu hết nhân dân, nhìn nét mặt một người “nhà quê”, một người đàn bà lam lũ, một anh 61
  5. NHIỀU TÁ C GIẢ thợ nhọ nhem, không hiểu những nét mặt ấy giấu những ý nghĩ tình cảm gì, nên người trí thức lúc đầu không hiểu văn Hồ Chủ tịch. Vỉ Hồ Chủ tịch nói tiếng nói của nhân dân. Khi Cụ Hồ nói, mỗi người dân hồi xưa tối tăm cực khổ mà đồng thời cảm thấy mập mờ trong lòng mình bao nhiêu khát khao, bao nhiêu ý nghĩ không rõ ràng, người dân ấy bỗng thấy hình như chính mình nói lên. Khi Hồ Chủ tịch nói là nhà hiền triết và người thi sĩ trong lòng mỗi người dân nói lên. Mấy năm gần đây, đã nhiều nhà văn tìm hiểu văn Hồ Chí Minh. Đồng chí Phạm Vãn Đồng trong cuốn Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dàn tộc, đã vạch rõ những bài học lớn trong đời sống, tư tưởng và tác phong của Hồ Chủ tịch. Văn Hồ Chủ tịch giản dị như tâm hồn của nhân dân. Cái lớn lao của một nhà tư tưởng là tìm được đường lối giản dị, soi sáng cả muôn ngàn sự việc rắc rối, hỗn độn của đời sống hàng ngày. Cuộc chiến đấu gian nan và phức tạp của chúng ta đã được Hồ Chủ tịch soi sáng theo một đường lối minh bạch, ai cũng hiểu và tin. Phân tích chủ trương chính trị của Người, đồng chí Phạm Văn Đổng viết; “Dân tộc Việt Nam bây giờ muốn gì? Muốn thống nhất, độc lập, muốn no ấm, muốn biết chữ, muốn đời sống bớt tối tăm. Cho nên Hổ Chủ tịch chủ trương; đoàn kết kháng chiến, tăng gia sản xuất, bình dân học vụ, đời sống mới”. Tiến gẩn đến phản công, Hồ Chủ tịch dặn trước mọi người: “Càng gẩn thắng ợi thỉ càng nhiều gian nan". Ngày nay giặc đánh khu Ba, tàu bay khủng bố, thóc cao gạo kém, các bà các cụ nhà quê vẫn truyền nhau câu ấy mà hiểu được tình thế. Sự 62
  6. GẬP BAC HỒ TẠI CHIẾN KHU VIỆT BAC sáng rõ giản dị của Hồ Chủ tịch là do một tư tưởng khoa học đã thấm nhuần được vào cuộc sống bỉnh thường làm lụng, chiến đấu hàng ngày. Hồ Chủ tịch nói là để làm và để mọi người làm. Người nói một câu, viết một câu, bao giờ cũng chú ý làm sao người tầm thường nhất cũng hiểu và làm theo được... Giản dị, thực tế, luôn luôn từ đời sống nhân dân nảy lên, nên văn Hồ Chủ tịch không khô khan lạnh lẽo. Lời nói của Người đầm ấm thấm nhuần tâm hồn. Hồ Chủ tịch không những là nhà tư tưởng, Người là nghệ sĩ của nhân dân. Người khuyên răn cán bộ đừng "đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị”. Ai quên được bức thư trung thu đầu tiên của Người gửi cho nhi đồng: “Trăng thu soi xuống các cháu êm ái như một người mẹ lành”, Người để lại câu: “Lo, thì trước thiên hạ; hưởng, thỉ sau thiên hạ”. Hồ Chủ tịch bảo: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Nhắc nhở đổng bào phải cố gắng vượt bậc, Người nói; “Nước ta kinh tế lạc hậu, nhưng lòng yêu nước và chí quật cường chẳng kém ai”... Nhân dân là nhà hiền triết cũng là nhà thi sĩ đầu tiên. Những nhà tư tưởng và những nghệ sĩ thiên tài chỉ nảy lẽn khi nào họ đứng vào hàng ngũ nhân dân, tìm tồi thu hút những sáng tạo của nhân dân, khi nào họ là kết tinh của nhân dân. ở nước ta, Cách mạng tháng Tám đã trả lại đầu óc và tâm hổn cho nhân dân. Sức mạnh khổng lồ của nhân dân được giải phóng đã thực hiện những công cuộc không thể tưởng tượng, trên đường kháng chiến, kiến quốc. Và nhân 63
  7. NHIỀU TÁC GIẢ dân, vừa vùng dậy, còn hơi bỡ ngỡ, như người quáng mắt khi ra khỏi ngục tối, thì tự tìm ngay thấy mình trong cách nói của Hồ Chủ tịch. Điéu kiện đã có đủ. Như lời Hồ Chủ tịch, “gạo, nước, củi đểu sẵn sàng, chỉ cần nhen lửa thì có cơm ăn". Chúng ta cố gắng trở thành những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, xứng đáng là người nhen ngọn lửa nấu cơm cho nhân dân. 64
  8. Đ ư ợ c GAN Bá c ở “THỦ ĐÔ GIÓ NGÀN PHAN ANH (1) rước khi kể những kỷ nLệm ở chiến khu, tôi xin kể một sô' mẩu chuyện được gần Bác trong những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. TÔI XIN ĐƯỢC NGHE Ý KIẾN CÁC VỊ Cách mạng tháng Tám đã mở ra một trang lịch sử mới của dân tộc. Anh Vũ Ngọc Khánh, lúc đó là Bộ trưởng Tư pháp trong Chính phủ lâm thời, cho tôi biết: Hồ Chủ tịch tổ chức gặp mặt các nhân sĩ trí thức. Đến Bắc Bộ phủ hôm đó có khá đông trí thức, chúng tôi nói với nhau: Chắc là nghe lời chỉ bảo của Chủ tịch. Nhưng khi mọi người đã ổn định chỗ ngồi, Bác vào đế hết sức ngắn gọn và đề nghị: - Tôi xin được nghe ý kiến các vị. Đến nay, tôi không nhớ các anh khác nói gì, nhưng còn nhớ mấy ý kiến mình đã nói: “Nhân dân ta đang đứng trước 1- N guyên Bộ trương BậQuỔc phòng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương. 65
  9. NHIỀU TÁC G IẢ một tình thế cần đoàn kết lại. Cách mạng nhờ đoàn kết mà thành công, giành được chính quyền. Nay để bảo vệ chính quyến, xây dựng nền độc lập, chống những âm mưu phá hoại bên trong và bên ngoài, điéu chủ yếu là phải giữ vững và tăng cường đoàn kết” . Sau đó ít lâu, Bác giao cho tôi nhiệm vụ thành lập và àm chủ tịch một tổ chức lấy tên là ủ y ban Kiến thiết quốc gia gồm nhiéu trí thức tiêu biểu ở Hà Nội. CON NHÀ LÍN H CHÓ c ó TÍN H NHÀ QUAN Sau năm 1946, sau cuộc tổng tuyển cử thắng lợi, Quốc hội họp để bầu Chính phủ mới. Trước đó, Bác cho mời tôi đến Bắc Bộ phủ. Sau khi nêu yêu cầu đoàn kết nhân dân, thống nhất hành động, Bác nói; “Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng cần giao cho những người có vị trí trung lập là cụ Huỳnh Thúc Kháng và chú". Có lần theo Bác lên khai giảng Trường Võ bị lục quân Trần Quốc Tuấn ở Sơn Tây, tôi được chứng kiến Bác tặng nhà trường mấy chữ: “Trung với nước, hiếu với dân” - lời dặn ấy đã thấm sâu vào mọi người, mọi thế hệ. Một lần, thấy tôi mặc bộ đồ quân sự: áo cộc tay có cầu vai, chân đi bốt... Bác cười hỏi; - Sao hôm nay chú ăn mặc thế này? - Dạ thưa Bác, hôm nay tôi đi họp với tư cách con nhà lính. Bác bảo: “Con nhà lính” nhưng chớ có “ưnh nhà quan” nhé. Đến tháng 5-1946, Đácgiăngliơ, lúc đó là Cao ủy Chính phủ Đông Dương, mới được cử sang Hà Nội, có kiến nghị 66
  10. Mồ Chủ tịch trao quân kỳ cho Sĩ quan trẻ Trường Võ bị Sơn Tây (1945) nay là trường Sĩ quan Lục quân 1. với ta; Tổ chức một cuộc duyệt binh phối hợp Pháp - Việt với một dụng ý không hay. Hôm ấy lá ngày kỷ niệm sinh nhật Bác, nhân dân Thủ đô cũng như nhân dân cả nước nô nức tổ chức những hoạt động mừng thọ Bác. Chính phủ ta lấy cớ bận tham gia buổi trọng lễ, không đến dự cuộc duyệt binh ấy. Tuy thế, Bác vẫn cho mời tôi đến nhận “một công việc đặc biệt” thay mặt Chính phủ ta đi dự. KỶ SỞ BẤT DỤC, VẬT THI ư NHÂN Cũng trong ngáy tháng 5 dó, nhận lời mời của Chính phủ Pháp, Bác sang thăm nước Pháp với tư cách một thượng khách. Phái đoàn ta đi dự Hội nghị Phôngtennơblô 67
  11. NHIỀU TÁC G IẢ cũng đi vào dịp ấy. Người phụ trách làm hộ chiếu xin phép Bác làm thủ tục, Bác giản dị nói: - Chú cứ hỏi đi, mình sẽ khai đầy đủ. Đến câu hỏi: Tên cụ thân sinh ra Bác là gì? Bác trả lời dí dỏm; - Mình là Hồ Chí Minh thì ông thân sinh ra minh là Hồ Chí Thông. Mọi người nhìn nhau cười vui. Rồi đến ngày đoàn lên đường, ngồi chờ tại sân bay Bạch Mai, lòng tôi nặng trĩu lo âu; Trong nước, các thế lực phản động đang gây bao rắc rối nhằm lật đổ chính quyển non trẻ, Bác là người có uy íín lớn, nay Bác đi vắng, tỉnh hình ở nhà sẽ ra sao? Hình như hiểu được tâm tư của tôi, Bác động viên giọng ung dung, thanh thản; - Chú có câu Kiểu lẩy nào, đọc cho vui. Bác vẫn nhớ: Hôm 19 tháng 5, sinh nhật Bác, tôi có chuẩn bị mấy câu Kiéu lẩy, nhưng lại không được dự vì được Bác phân công đi dự lễ duyệt binh của quân đội Pháp (một công việc phức tạp và tế nhị lúc bấy giờ) như đã nói trên. - Thưa Bác có, nhưng không biết Bác có đổng ý không? - Rồi tôi đọc hai câu; Đường mây vạn dặm xa xôi Sao cho trong ấm thi ngoài mới êm - Chú nghĩ đúng. Nội tình rất khó, nhưng chú yên tâm, công việc của Chính phủ ở nhà, tôi đã giao cho cụ Huỳnh và chú Giáp, Hội nghị tuy chưa đạt được nhiéu điéu mong muốn, 68
  12. GẶP BÁC HỒ TẠI CHIẾN KHU VIỆT BẮC nhưng đã đem lại một thắng ỉợi lớn làm cho nhân dân Pháp và nhân dân nhiều nước trên thế giới hiểu được vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Một trong những điều ghi trong tâm trí của tôi là bài diễn văn của Bác đáp lời Thủ tướng Pháp hồi đó tại Hội nghị Phôngtennơblô, Bác đã nhấn mạnh câu nói của các nhà nho Việt Nam mà các báo Pháp lúc bấy giờ nêu thành dòng tít to ở trang đầu. Đó là câu “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” . Nghĩa là: “Cái gì mình không muốn thì chớ đem thi hành với mọi người” . Câu nói đã tranh thủ được dư luận rộng rãi của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới ủng hộ việc chống lại bọn thực dân Pháp muốn trở lại nhằm phá hoại sự nghiệp độc ập, thống nhất của nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Pháp đã từng chống lại bọn phát xít Đức chiếm đóng và chia cắt nước Pháp. Sau Hội nghị Phôngtennơblô, Bác ở lại nước Pháp một thời gian để cùng ông Mutê, Bộ trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại, cố hàn gắn tỉnh hỉnh. Tạm ước 14 tháng 9 được ký, từ đó cũng nảy sinh việc thành lập một ủy ban Việt - Pháp tiếp tục đàm phán ở Hà Nội vẽ những vấn đẽ còn bất đồng và tôi được cử làm trưởng đoàn. Tôi còn nhớ, trong bữa cơm của Bác chiêu đãi người đứng đầu phía Pháp, có một chuyện lý thú: Nói về tình hình quân đội Pháp ở Nam Bộ, Trưởng phái đoàn Pháp nhấn mạnh đến sự cần thiết có mặt của quân đội Pháp, Bác lién hỏi: - ỏng quẻ ở đảu? Người đó trả lời: Quê ở Mácxây. Bác nói luôn: “Như thế là ông chưa biết cái nhục nhã, 69
  13. NHIỀU TÁC GIẢ đau đớn của người dân khi thấy mất nước vì quân nước ngoài chiếm đóng”. Bác nói thế, vì trong thời gian Đức chiếm đóng Pháp, Mácxây là vùng tự do, không có quân Đức. Đầu tháng 11-1946, do nhu cầu của tình hình mới, cần có sự điéu chỉnh trong Chính phủ, Bác muốn giao cho tôi công việc phụ trách Bộ Tư pháp. Tôi thưa với Bàc; Xin Bác cứ để cho tôi làm công việc hiện thời là đàm phán với Pháp, không làm Bộ trưởng nào cả. Bác hỏi: Vì sao? Tôi trả lời: Vì tình hình rất phức tạp. Trong Chính phủ mới cố những con người khó có thể cộng tác. Bác hỏi: Ví dụ? - Thưa Bác, đó là những đại diện còn lại của phái Việt Nara Quốc dân Đảng. Bác không nói gì, nhưng khi bắt tay tôi, Bác cười; - Miệng chú đúng là miệng “thầy cãi”. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cũng như bao các anh khác, tôi lên đường theo Bác đi chiến khu và từ đây, tôi cồn nhiéu kỷ niệm không bao giờ quên trong những ngày được gần Bác ở “Thủ đô gió ngàn”. N H Ữ N G NGÀY ở CHIẾN KHU VIỆT BẮC Họa thơ và dịch thơ Kháng chiến toàn quốc qua cái Tết đầu tiên, anh em chúng tôi chuyển lên chiến khu Việt Bắc. 70
  14. GẶP BAC HỒ TẠI CHIẾN KHU VIỆT BẮC Hai chữ “chiến khu” đối với người trí thức lúc đó chứa biết bao bí ẩn, lo âu. Tôi đã vậy, nhưng gia đình thì sao, nhất là đối với nhà tôi, một nữ trí thức quen sống ở thành thị. Hai cháu ngồi trong hai cái thúng, được các anh, các chị gánh qua núi, qua đèo, đôi lúc lội suối, nước rò vào thúng, giữ được cháu này cháu kia lại ướt. Chúng tôi đến huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) vào một buổi tối, được tin Bác triệu tập. Nơi họp là một cái đình nhỏ, bằng gỗ, lợp tranh ở sâu trong rừng. Không có đèn chỉ có một đống lửa ở giữa sân. Chúng tôi đợi một lúc thì thấy một ông cụ đầu trùm khăn, ung dung đi ngựa tới, mắt sáng, giọng nói ấm áp. Mọi người vui mừng nhận ra Bác. Ngọn lửa trong sân đình càng thêm sáng. Họp xong ăn ngô nướng, mọi người tự nướng lấy ngay ở đống lửa đang cháy, thay cho bếp, cho đèn. Còn ngô thì toàn là ngô mới bẻ, lại thêm nước chè tươi. Khi họp xong, anh em ra vé, lại có tin đến: Trong bản bên cạnh có săn được một con lợn rừng. Ai đó cất tiếng: Ngày mai ta có thức ăn tươi. Nhưng cái thức ăn tươi nhất, món quà duy nhất mà tôi nhận được ngày hôm sau, đó là bài thơ cảnh rừng Việt Bắc của Bác. Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày, Khách đến thi mời ngô nếp nướng, Sãn về thường chén tíiỊÍ rừng quay, Non xanh, nước biếc tha hồ dạo, Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say. 71
  15. NHIỀU TÁC GIẢ Khàng chiến thành công ta trở lại, Trăng xưa, hạc cũ với xuân này. Nỗi lo âu của chúng tôi trong quãng đường đầu của kháng chiến dần dần tiêu tan và niềm vui nảy nở trong cuộc sống mới. Mấy hôm sau, tôi làm bài thơ họa lại, gửi lên Bác. Cảnh rùng càng biết lại càng hay Khác cảnh phồn hoa sống mỗi ngày Ngựa bước dổn câu, ta vẫn vũng Tàu bay hết nước, đich đành quay Núi rừng cách mặt tinh thêm mặn Thơ phú, không men ý vẫn say Hạc cũ, trăng xưa đâu đó tà Ngày xuân tô điểm nước non này. Cuối năm 1947, thực dân Pháp tập trung binh lực nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới... đồng thời đưa hai binh đoàn tiến theo đường số 4 lên Cao Bằng và ngược sông Lô chiếm thị xã Tuyên Quang... Các cơ quan Trung ương được ệnh di chuyển, vừa đánh, vừa tránh địch... Chính vào những ngày đó tôi đã nhận được thư của Bác. Đêm khuya nhân lúc quan hoài Lên càu thơ thẩn chờ ai họa vần Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Chưa ngủ vi lo nỗi nước nhà. Nước nhà đương gặp lúc gay go Trăm việc ngàn công đểu phải lo Giúp đỡ nhờ anh em gắng sửc Sức nhiều thắng lợi lại càng to. 72
  16. GẶP BAC HỒ TẠI CHIẾN KHU VIỆT BẮC Mấy hôm sau, tôi làm bài thơ họa lại, gửi lên Bác. Họa vần xin gửi cho ai Đường xa sẻ tẩm quan hoài nước non Quanh quanh dòng suối cảnh đường xa Trời có trăng và núi có hoa Trăng sáng bao la trời đất nước Hoa thơm phảng phất VỊ hương nhà Nước nhà tuy gặp bước gay go Lái vững chèo dai ta chẳng lo Vượt sóng, dựng buồm, ta lựa gió Thuận chiểu, ta mở cánh buồm to. Bác không những làm thơ tiếng Việt mà còn làm nhiều thơ chữ Hán; làm xong thường gửi cho các nhân sĩ, trí thức, ai có điều kiện thì họa lại, gửi lên Bác. Trường hợp Bác làm thơ gửi cụ Bùi Bằng Đoàn, rồi cụ Bùi lảm thơ họa thơ Bác lả một ví dụ. Năm 1952, đến rằm tháng Giêng âm lịch, vui mừng trước nhũng thắng lợi nhiều mặt của đất nước, tôi có gửi lên Bác một bài thơ chữ Hán. Cổ phong nhất thụ tác tàn thi Dục hướng sơn làu báo íiệp thì Khánh chúc nguyên tiêu hành cựu lễ Tân niên, tân nhật, tác tẳn thi 73
  17. NHIỀU TÁC G IẢ Tôi tạm dịch: Rừng xưa hái mấy vẩn thơ Hướng về tướng phủ trong giờ tiệp loan Xuân về giữa lúc hẳn hoan Núi sông vang khúc khải hoàn mừng xuân Bài thơ nhằm họa lại những vần thơ chữ Hán của Bác trong bài Báo tiệp làm mùa xuân năm 1948. Nguyên văn bài thơ Bào tiệp: Nguyệt thôi song vẩn: - Thi thành vị? - Quân vụ nhưng mang VỊ tố thi. Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng, Chính thị Liên khu báo tiệp thi. Năm 1950, một hôm Hội đồng Chính phủ họp trong rừng, đêm khuya trăng lên rất đẹp, rất nên thơ. Bên cửa sổ, Bác bỗng nảy ý thơ. Bác viết ngay bài thơ bằng bút chì và đưa tôi đọc. Song ngoại nguyệt minh lung cổ thụ, Nguyệt di thụ ảnh đáo song tiền, Quân cơ, quốc kế thương đàm liễu, Huề chẩm song bàng đối nguyệt miên Cảm thấy rất hứng khởi, tôi đã mạnh dạn dịch như sau: Ngoài sàn, trăng sáng lồng cây Trăng đưa bóng ngả, bóng cài bên song Việc quân, việc nước bàn xong Bên song ôm gối, gối cùng trăng mơ Sau này, nghe nói anh Nam Trân dịch bài thơ này khá tái hoa: Ngoài song, trăng rọi cây sân, Ành trăng nhích bóng cây gần trước song. 74
  18. GẶP BÁC HỒ TẠI CHIẾN KHU VIỆT BẮC Việc quàn, việc nước bàn xong, Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm. Sau những giờ phút bận rộn hay trong những giờ phút vui mừng, làm thơ, họa thơ hay dịch thơ là một sinh hoạt văn hóa văn nghệ rất thú vị ở chiến khu Việt Bắc. LỄ PHONG TƯỚNG Sau chiến dịch Thu - Đông năm 1947, vào đầu năm 1948, Chính phủ họp hội đồng đánh giá, khẳng định sự trưởng thành của quân ta: Đã đập tan âm mưu tấn công vào Việt Bắc của địch, đồng thời biểu dương công lao của những người chỉ huy các mặt trận. Lễ phong tướng diễn ra nhẹ nhàng, giản dị, nhưng rất trang nghiêm. Thay mặt Quốc hội, Chính phủ, Bác đọc quyết định và danh sách các đồng chí được phong tướng trong dịp này. Đến lượt phong anh Võ Nguyên Giáp lầm Đại tướng, giọng Bác trắm hẳn xuống, Bác nhắc đến công lao các tiên liệt của dân tộc đã chiến đấu, hy sinh cho nến độc ập cửa Tổ quốc, quyết tâm giữ gìn non sông gấm vóc. Bác mong anh Giáp và các tướng fĩnh khác hãy tiếp nối bước chân của ông cha. Bác nghẹn lời, rớm lệ làm cho mọi người vô cùng xúc động trong giờ phút thiêng liêng ấy. THẮNG LỢI CHUNG Một lần, trong dự án trình bảy trước Hội đồng Chính phủ vẽ việc mở các lớp huấn luyện cán bộ quản lý kinh tế, với 75
  19. NHIỀU TÁC G IẢ tư cách Bộ trưởng, tôi xin Chính phủ cấp cho Bộ Kinh tế 4.000 tấn thóc để làm việc này. Lúc đó, thóc là đơn vị để tính giá cả và thóc là vật phẩm rất quý. Đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính phản đối dự án này, cho rằng việc đào tạo này là không cần thiết và số kinh phí lại quá cao. Tôi hết sức bảo vệ chủ trương đã được đem ra bàn tập thể ở cơ quan mình. Trước cuộc tranh luận căng thẳng, khó đi đến nhất trí, cuối cùng, Bác quyết định tán thành kiến nghị của Bộ Kinh tế, đồng ý cấp 4.000 tấn thóc cho Bộ. Kết luận xong, Bác quay lại nói với tôi: - Trong đời làm nghé luật sư của chú, chắc có nhiéu thắng lợi và đây là một thắng lợi nữa. Tôi thưa với Bác: - Thắng lợi trước chỉ là thắng lợi cho từng cá nhân, còn ần này, thắng lợi là thắng lợi cho nhân dân, đất nước. SỐNG TRONG TÌNH Y Ê U THƯƠNG CỦA BÁC Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác vé thi đua tàng gia sản xuất, mỗi gia đình cán bộ đều cố gắng trổng trọt và chăn nuôi để cải thiện một phần đời sống. Sắp đến ngày 19 tháng 5, nhà tôi muốn nhân dịp nàỵ báo cáo với Bác vé khả năng tự cấp, đã gửi lên Bác một số sản vật do mình làm ra. Bác đã viết thư cảm ơn: Cảm ơn thím biếu mấy vòng tơ Mong chú làm thêm mấy vần thơ Canh mướp ngon lành nhờ các cháu 76
  20. GẶP BAC HỒ TẠI CHIẾN KHU VIỆT BẮC CÓ sao viết vậy, chớ cười nơ. Tháng 12-1949, họp xong Hội nghị, trên đường về thăm gia đình, tôi được tin nhà tôi sinh con trai. Vui mừng trước tình hình đất nước đang có nhiều tiến triển, tôi đặt tên cháu là Phan Tân Hội. Được tin, Bác gửi thư mừng: Chú thim thêm một con Các cháu thêm một em Bác Hồ thêm một cháu Nước nhà thèm một công dân Tưang lai thêm một chiến sĩ. Sau này lớn lên, cháu Phan Tân Hội đã tự nguyện vào bộ đội. Gia đỉnh chúng tôi giờ vẫn giữ thư của Bác, coi như bảo vật thể hiện tấm lòng yêu thương cán bộ của Bác. Sang năm 1950, nhà tôi không may bị bệnh nặng, được Trung ương tạo điều kiện cho đi điếu trị ở xa. Trong thời gian này, các anh Nguyễn Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh... thường cung cấp cho tôi những tin tức cụ thể về nhà tôi. Riêng Bác rất quan tâm, Bác biết nhà tôi không may bị bệnh hiểm nghèo, muốn chuẩn bị cho tôi trước tinh huống xấu có thể xảy ra. Phỏng theo Chinh phụ ngâm, Bác gửi cho tôi mấy vần thơ sau đây: Điện thường tới, người chưa thấy tới Bức rèm thưa từng dõi bóng dương Bóng dương mấy lúc xuyên ngang Lời sao mười hẹn chín thường đơn sai. Đọc thơ Bác, tôi thấy rõ tấm lòng đổng cảm sâu sắc về bệnh tỉnh đáng ngại của nhà tôi. 77
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2