Kế hoạch bài dạy môn Khoa học Tự nhiên lớp 9 Bài 50
lượt xem 3
download
Kế hoạch bài dạy môn Khoa học Tự nhiên lớp 9 Bài 50 Cơ chế tiến hoá với mục tiêu giúp các bạn học sinh có thể trình bày và xác định được các nhân tố tiến hoá: Đột biến, di nhập gene, chọn lọc tự nhiên, yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên; Phân biệt được các hình thức giao phối: Giao phối ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy môn Khoa học Tự nhiên lớp 9 Bài 50
- Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 TÊN BÀI DẠY: BÀI 50. CƠ CHẾ TIẾN HOÁ Môn học: KHTN 9 Thời gian thực hiện: 3 tiết TIẾT …: MỤC III.3. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Trình bày và xác định được các nhân tố tiến hoá: Đột biến, di nhập gene, chọn lọc tự nhiên, yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên. - Phân biệt được các hình thức giao phối: Giao phối ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên. - Trình bày được một số luận điểm về tiến hoá theo quan niệm của thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại. 2. Về năng lực: 2.1.Năng lực chung. - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập; Biết tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về các nhân tố tiến hoá; Vận dụng kiến thức về tiến hoá để giải thích các hiện tượng từ đơn giản đến phức tạp trong thực tiễn. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập theo nhóm; Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích, xác định các thông tin có liên quan đến các vấn đề; mô tả vấn đề, giải thích các kênh thông tin, dự đoán được câu trả lời và đưa ra giải pháp cho các vấn đề liên quan đến tiến hoá và các nhân tố tiến hoá. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Năng lực nhận biết KHTN: Học sinh trình bày được và phân biệt được các nhân tố tiến hoá; Nhận thức được rằng nếu tần số allene và thành phần kiểu gene được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác thì quần thể sẽ không tiến hoá. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nắm được các nhân tố tiến hoá và ứng dụng di truyền trong đời sống. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Học sinh nêu được một số vai trò của các nhân tố tiến hoá trong đời sống thực tiễn; Vận dụng kiến thức đã học về tiến hoá để phân tích và giải thích các hiện tượng trong cuộc sống (ví dụ: Áp dụng kiến thức đột biến trong tăng cường sức đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn để ứng dụng trong diệt trừ sâu bọ ở địa phương? Giải thích tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh về số lượng cá thể lại rất dễ bị tuyệt chủng?) 1
- Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 3. Phẩm chất: - Thông qua bài học rèn luyện cho học sinh tính chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tiến hoá và các nhân tố tiến hoá. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ mà GV yêu cầu. - Trung thực, trách nhiệm trong báo cáo kết quả các họa động và kiểm ra đánh giá. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài dạy các nhân tố tiến hoá, máy chiếu. - Bảng nhóm, bút lông, phiếu bài tập về nhà. - Phiếu đánh giá chéo hoạt động nhóm và cá nhân. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Tìm hiểu, đọc trước nội dung bài học. - Sơ đồ tư duy “các nhân tố tiến hoá” - Các dụng cụ học tập. 2
- Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 III. Tiến trình dạy học TIẾT …: CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu: - Ôn tập lại kiến thức đã được học ở tiết trước bao gồm: 2 quan điểm tiến hoá Lamarck và Darwin, tiến hoá nhỏ và nguồn biến dị di truyền của quần thể. - Phát triển năng lực tìm tòi, khám phá, phát hiện vấn đề nghiên cứu. - Phát triển khả năng quan sát và đánh giá sự kiện xảy ra. - Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức về 2 quan điểm tiến hoá Lamarck và Darwin, tiến hoá nhỏ và nguồn biến dị di truyền của quần thể đã được học để trả lời các câu hỏi thông qua trò chơi “đi tìm ô chữ”. c) Sản phẩm: - Mức độ nhận biết và ghi nhớ kiến thức bài học cũ. - Câu trả lời của học sinh. 3
- Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe và nhận nhiệm vụ. GV chiếu ô chữ bao gồm nhiều hàng ngang và dọc có chứa các từ khoá, yêu cầu học sinh hãy tìm các từ khoá trong thời gian tối đa là 3 phút. Kết thúc thời gian, học sinh nào tìm được nhiều từ nhất thì sẽ nhận được món quà từ giáo viên. * Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS vận dụng kiến thức đã học, quan - GV chiếu ô chữ. sát và xung phong trả lời các từ khoá trong ô chữ. * GV chốt lại kiến thức và đặt vấn đề vào bài: HS lắng nghe, chuẩn bị sách vở học Giáo viên nhắc lại kiến thức cũ bằng cách liên hệ với bài mới. các từ khoá đã được học sinh tìm ra, sau đó nhấn mạnh từ khoá ở hàng ngang “nhân tố tiến hoá” là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đối với sự tiến hoá của sinh vật? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. (30 phút) Hoạt động 2.1. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ a) Mục tiêu: - Trình bày được các nhân tố tiến hoá bao gồm đột biến, di nhập gene, chọn lọc tự nhiên, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên và đưa ra được một số ví dụ về các nhân tố ấy. - Vận dụng được định luật Hacdi-Vanbec để giải một số bài toán cơ bản. 4
- Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 b) Nội dung: HS hoạt động theo nhóm nghiên cứu thông tin về các nhân tố tiến hoá trong SGK/216-217 và thực hiện trình bày bằng sơ đồ tư duy đã được chuẩn bị sẵn ở nhà (đã được GV giao nhiệm vụ ở tiết học trước). c) Sản phẩm: Kết quả hoạt động là sơ đồ tư duy của nhóm học sinh. - HS trình bày được các nhân tố làm biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể được gọi là các nhân tố tiến hoá, trình bày, phân biệt được mỗi nhân tố và đưa ra được ví dụ trong thực tiễn. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * GV chuyển giao nhiệm vụ ở tiết học trước * HS thực hiện nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm - Thành viên nhóm thảo luận, góp ý và chuẩn bị một sơ đồ tư duy trình bày đầy đủ các hoàn thiện sơ đồ tư duy tại nhà: “Trình bày, nội dung đã được phân công đó là: “Trình bày, phân biệt được các nhân tố tiến hoá và đưa phân biệt được các nhân tố tiến hoá và đưa ra ra được ví dụ, vai trò của chúng trong thực được ví dụ, vai trò của chúng trong thực tiễn”. tiễn”. Sau đó, mỗi nhóm cử 2 bạn đại diện lên bảng trình bày kết quả hoạt động nhóm. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 bạn lên bảng trình bày sản - Các nhóm cử 2 bạn HS trình bày kết quả phẩm của nhóm đã chuẩn bị trong thời gian tối thảo luận của nhóm mình trong thời gian đa là 5 phút. tối đa là 5 phút. - GV theo dõi sản phẩm của các nhóm, đánh giá, - HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ nhận xét, đặt câu hỏi cho các nhóm sau mỗi phần sung câu trả lời từ các nhóm. trình bày của các nhóm. + Nhóm 1: Các nhân tố tiến hoá tác động và làm thay đổi thành phần nào của quần thể? + Nhóm 2: Theo em, hiện tượng phát tán hạt phấn ở thực vật có phải là hiện tượng di nhập gene hay không? + Nhóm 3: Quần thể sẽ tiến hoá khi nào? + Nhóm 4: Tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh về số lượng cá thể lại rất dễ bị tuyệt chủng? *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. - GV nhận xét, đánh giá, ghi điểm thưởng cho - HS lắng nghe nhận xét, đánh giá của thầy 5
- Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 HS và chốt nội dung kiến thức về các nhân tố cô giáo sau đó thực hiện đánh giá chéo kết tiến hoá. quả hoạt động của các nhóm. - GV phát phiếu đánh giá kết quả hoạt động nhóm cho các nhóm và yêu cầu các nhóm đánh giá chéo kết quả hoạt động của nhóm bạn trong thời gian 3 phút. - GV mở rộng cho HS về sự di nhập cư ở một số loài động vật. Tổng kết: CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ - Quần thể sẽ không tiến hoá nếu tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác (Cân bằng Hacdi – vanbec). - Quần thể chỉ tiến hoá khi thành phần của gene hay cấu trúc di truyền của quần thể được biến đổi qua các thế hệ. Người ta gọi các nhân tố làm biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể là các nhân tố tiến hoá. NHÂN TỐ TIẾN BIỂU HIỆN TÍNH CHẤT VAI TRÒ HOÁ Đột biến Thay đổi ngẫu nhiên - Tần số đột biến ở - Đột biến cung thông tin di truyền, tạo từng gene thường rất cấp nguồn biến dị nên gene mới, allele nhỏ nhưng mỗi cá thể sơ cấp, quá trình mới hoặc biến allele sinh vật có rất nhiều giao phối tạo nên này thành allele khác. gene và cá thể nên đột nguồn biến dị thứ biến tạo nên rất nhiều cấp vô cùng phong allele đột biến trên phú cho quá trình mỗi thế hệ. tiến hoá. - Là nguồn phát sinh các biến dị di truyền của quần thể. Di – nhập gene Các cá thể di, nhập cư Các quần thể thường - Các cá thể nhập mang allele, kiểu gene không cách ly hoàn cư mang đến ra hoặc vào quần thể. toàn với nhau và do những allele mới vậy giữa các quần thể hoặc mang đến thường có sự trao đổi các loại allele đã các cá thể hoặc các có sẵn trong quần giao tử. thể làm phong phú vốn gene. 6
- Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 Chọn lọc tự nhiên CLTN là quá trình - Chọn lọc theo hướng - CLTN dẫn đến phân hoá khả năng xác định. hình thành các sống sót và sinh sản - Chọn lọc gene trội quần thể có nhiều của các cá thể với các nhanh hơn gene lặn. cá thể mang các kiểu gene khác nhau - Áp lực của CLTN kiểu gene quy trong quần thể. lớn hơn của đột biến. định đặc điểm thích nghi với môi trường. Yếu tố ngẫu nhiên Làm thay đổi tần số - Thay đổi allele Tác động của yếu tương đối của các không theo một chiều tố ngẫu nhiên có allele trong quần thể hướng nhất định. thể dẫn đến làm một cách đột ngột do - Một allele nào đó dù nghèo vốn gene sự tác động của các là có lợi cũng có thể bị của quần thể, giảm yếu tố ngẫu nhiên: loại bỏ hoàn toàn khỏi sự đa dạng di Thiên tai, vật cản địa quần thể và một allele truyền. lý, phát tán hoặc di có hại cũng có thể trở chuyển của một nhóm nên phổ biến trong cá thể đến địa điểm quần thể. mới. Giao phối Là hiện tượng giao Làm thay đổi thành Kết quả của giao không ngẫu nhiên phối có chọn lọc, tự phần kiểu gene nhưng phối không ngẫu thụ phấn hoặc giao không làm thay đổi nhiên có thể dẫn phối cận huyết. thành phần các allele đến làm nghèo trong quần thể. vốn gene của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học về các nhân tố tiến hoá để trả lời các câu hỏi của GV củng cố bài học. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi của GV thông qua trò chơi Plickers. c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * HS thực hiện nhiệm vụ học tập 7
- Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi bằng cách xoay - HS lắng nghe, đọc câu hỏi và thực hiện thẻ plickers. Sau đó chiếu từng câu hỏi để HS trả nhiệm vụ học tập. lời. Câu hỏi số 1. “Hiện tượng giao phối có chọn lọc, tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết” là nhân tố tiến hoá nào sau đây? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến. Câu hỏi số 2. “Quá trình phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gene khác nhau trong quần thể” là nhân tố tiến hoá nào sau đây? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến. Câu hỏi số 3. “Các cá thể nhập cư mang đến những allele mới hoặc mang đến các loại allele đã có sẵn trong quần thể làm phong phú vốn gene” là vai trò của nhân tố tiến hoá nào sau đây? A. Đột biến. B. Di – nhập gene. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngầu nhiên. Câu hỏi số 4. Điền nhân tố tiến hoá thích hợp vào ô trống “Tần số … ở từng gene thường rất nhỏ nhưng mỗi cá thể sinh vật có rất nhiều gene và cá thể nên … tạo nên rất nhiều allele … trên mỗi thế hệ”. A. Di – nhập gene. B. Giao phối không ngầu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến. 8
- Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 Câu hỏi số 5. “Một allele nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một allele có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể” thuộc nhân tố tiến hoá nào sau đây? A. Di – nhập gene. B. Yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngầu nhiên. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ * HS lắng nghe. - GV nhận xét và nhắc lại kiến thức bài học có liên quan. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Xem và ghi nhớ bài học Các nhân tố tiến hoá. - Hoàn thành các bài tập trong SBT. - Đọc trước mục 4: Cơ chế tiến hoá lớn. BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC TẬP NHÓM Sản phẩm “Sơ đồ tư duy về các nhân tố tiến hoá” Nhóm….. Nhóm 1 2 3 4 VỀ NỘI DUNG 50 - Sản phẩm đầy đủ các nội dung kiến thức trọng tâm 20 “Trình bày, phân biệt được các nhân tố tiến hoá và đưa ra được ví dụ, vai trò của chúng trong thực tiễn”. - Kiến thức đảm bảo tính chính xác, hệ thống, logic. 20 -Thông tin phong phú, có hiệu quả cao. 10 VỀ HÌNH THỨC 10 - Hoàn chỉnh, có tính thẩm mỹ và khoa học cao. 10 VỀ TRÌNH BÀY 40 - Đảm bảo thời gian quy định. 10 - Trình bày logic, mạch lạc, tự tin, có sức thuyết phục 20 cao. - Trả lời tốt các câu hỏi chất vấn. 10 Tổng điểm 100 9
- Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC TẬP CÁ NHÂN “Sơ đồ tư duy các nhân tố tiến hoá”. Nhóm….. (Đánh dấu X vào mức độ phù hợp) Họ và tên Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 (Tham gia nhiệt tình, (Có tham gia (Không tham gia, đóng góp có hiệu quả và đóng góp không đóng góp vào sản phẩm) vào sản phẩm) vào sản phẩm) Phần bổ sung, nhận xét rút kinh nghiệm của Cô giáo hướng dẫn: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Phạm Thị Phương Anh Nguyễn Thị Lộc 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Sử dụng phương pháp dạy học lồng ghép kiến thức về giáo dục giới tính vào nội dung bài 47 Sách giáo khoa Sinh 11 cơ bản: “Điều khiển sinh sản ở động vật - mục II: Sinh đẻ có kế hoạch ở người
16 p | 322 | 47
-
Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 17: Lập kế hoạch cá nhân
21 p | 353 | 40
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 17: Lập kế hoạch cá nhân
6 p | 335 | 31
-
Giáo án môn Khoa học tự nhiên lớp 8 (Sách Kết nối tri thức)
589 p | 11 | 6
-
Kế hoạch bài dạy môn Khoa học Tự nhiên lớp 9 Bài 39
10 p | 26 | 5
-
Đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 5 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Bình Đức
4 p | 15 | 5
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 4 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Ái Mộ B
4 p | 21 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 4 năm 2021-2022 - Trường Tiểu học Mỹ Lộc
5 p | 27 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Bình
3 p | 35 | 4
-
Giáo án môn Tin học lớp 4 (Sách Chân trời sáng tạo)
73 p | 17 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2022-2023 có đáp án - Trường Tiểu học Ái Mộ B
5 p | 18 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Khương Tiên
5 p | 56 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Quyết Thắng, Đông Triều
5 p | 9 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4 năm 2022-2023 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyệt Đức
2 p | 9 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tây Yên 1
4 p | 42 | 3
-
Giáo án môn Đạo đức lớp 4 (Sách Chân trời sáng tạo)
126 p | 39 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2023-2024 có đáp án - Trường Tiểu học Thanh Lâm A
4 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn