intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khen trẻ đúng cách

Chia sẻ: Nguyễn Văn E E | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

90
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khen ngợi con là điều nên làm; tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng lời khen hợp lý, bạn có thể khiến cho bé trở nên tự cao tự đại, huyễn hoặc về bản thân. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ về sau. Ai cũng muốn nhận những lời khen từ người khác. Chúng ta luôn cảm thấy thích thú khi có ai đó khen ngợi về những lời chúng ta nói hoặc những việc chúng ta làm, và trẻ em cũng vậy. 1. Tại sao nên khen ngợi trẻ? Khen ngợi là phần thưởng tinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khen trẻ đúng cách

  1. Khen trẻ đúng cách
  2. Khen ngợi con là điều nên làm; tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng lời khen hợp lý, bạn có thể khiến cho bé trở nên tự cao tự đại, huyễn hoặc về bản thân. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ về sau. Ai cũng muốn nhận những lời khen từ người khác. Chúng ta luôn cảm thấy thích thú khi có ai đó khen ngợi về những lời chúng ta nói hoặc những việc chúng ta làm, và trẻ em cũng vậy. 1. Tại sao nên khen ngợi trẻ? Khen ngợi là phần thưởng tinh thần to lớn với trẻ: Nhiều khi bạn không cần những món quà mà chỉ cần một lời khen để trao thưởng cho hành vi hay kết quả tốt mà bé đạt được. Lời khen chính là nguồn khích lệ tinh thần lớn với trẻ.
  3. Khen ngợi tạo động lực để trẻ làm những điều tốt hơn nữa: Trẻ con cũng như người lớn, đều mong muốn nhận được những phản hồi tốt từ người khác. Khi nhận được phản hồi là những lời khen, chúng ta cảm thấy hào hứng và muốn thực hiện hành vi được khen đó vào lần sau. Khen trẻ là cách khích lệ con làm tốt hơn nữa. Khen ngợi giúp trẻ tự tin hơn về bản thân: Khi đứa trẻ không chắc chắn mình có làm tốt hay không, hoặc tự ti về khả năng của mình, thì một lời khen sẽ khiến con bạn củng cố được niềm tin và phấn đấu hơn. Khen ngợi giúp đẩy lùi những hành vi không tốt: Điều này rất dễ hiểu. Việc khen ngợi hành vi tốt sẽ giúp trẻ nhận thức rõ rệt đâu là việc tốt, đâu là
  4. việc xấu. Nếu cư xử không tốt, bé sẽ không được khen. Từ đó, bé sẽ giảm bớt những hành vi xấu và thay vào đó là cư xử tốt hơn. 2. Khen ngợi trẻ thế nào cho đúng? Cho trẻ biết vì sao bé được khen: Lời khen bao giờ cũng cần đi cùng giải thích, nếu không sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Bạn không nên khen chung chung: "Con ngoan lắm", "Con giỏi lắm" mà có thể là: "Con làm mẹ thấy rất vui vì...". Hãy cho trẻ biết tại sao bé lại được khen. Như vậy bé mới hiểu đúng mẹ đang khen mình cái gì để lần sau nỗ lực làm tốt hơn. Bé sẽ không được khen nếu như không nỗ lực vượt qua bản thân. Không so sánh: Bạn nên đánh giá con dựa vào chính bé ngày hôm qua chứ
  5. không so sánh với bạn hàng xóm hay bạn cùng lớp. Con bạn có thể chạy không nhanh bằng con hàng xóm, nhưng kết quả lần thi này của bé đã tiến bộ rất nhiều so với những lần trước. Bạn hãy khen con vì điều đó. Việc so sánh khi khen ngợi sẽ khiến bé có đánh giá lệch lạc về bản thân cũng như về người khác. Từ đó, bé sẽ coi thường những bạn không bằng mình, hoặc nảy sinh tính đố kỵ. Miêu tả trước những gì con làm có thể khiến bạn khen ngợi: Bạn hãy cho con biết điều gì sẽ làm bạn hài lòng, điều gì sẽ giúp bé thành đứa trẻ ngoan... Khi biết mẹ thích gì, bé sẽ có xu hướng làm những điều đó để mẹ vui và khen mình. Dạy trẻ đưa ra lời khen: Khi dạy con đánh giá nhận xét, bạn nên hướng con nhìn nhận mặt tích cực chứ không đơn thuần là việc chỉ ra cái chưa được. Từ đó, khuyến khích trẻ khen những gì người khác đã làm được.
  6. Bạn nên hạn chế những lời phê bình. Ví dụ, nếu bạn của bé vẽ con cá, nét vẽ nghuệch ngoạc nhưng tô màu rất đều. Bạn để bé nhìn ra cả hai điều đấy, nhưng khuyên con nên khen bạn đã tô màu rất tốt và bạn sẽ cố chỉnh nét vẽ tốt hơn cho lần sau. Cho trẻ hiểu lời khen không tồn tại mãi mãi: Lời khen chỉ tồn tại khi bé làm việc tốt. Bạn nên nhắc nhở bé, nếu hôm nay con ngoan, mẹ khen con nhưng không có nghĩa mai con nghịch ngợm, phá phách thì con vẫn là đứa trẻ ngoan.
  7. Nhiều lời khen sẽ có tác dụng tích cực một lời phê bình. Các nhà nghiên cứu cho rằng khi bạn phê bình trẻ 1 lần bạn phải khen trẻ lại 6 lần. Vì vậy, bạn nên hạn chế những lời phê bình hay trách móc trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2