intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động của các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Sdgsxf Sdgsxf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

116
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động của các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp nhằm trình bày những vấn đề cơ bản về ngân hàng liên doanh, thực trạng hoạt động của các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động của các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG ------***------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG LIÊN DOANH TẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Họ và tên sinh viên : Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp : A10 Khoá : 41C KTNT Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Quy Hà Nội, 11/2006
  2. Hoạt động của các ngân hang liên doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. MỤC LỤC Lêi më ®Çu ................................................................................................................ 0 Ch-¬ng I: Nh÷ng vÊn ®Ò c¬ b¶n vÒ Ng©n hµng liªn doanh ........... 4 I. Kh¸i niÖm vµ ®Æc ®iÓm cña Ng©n hµng liªn doanh ............................ 4 1. Kh¸i niÖm Ng©n hµng liªn doanh ..................................................... 4 2. §Æc ®iÓm cña ng©n hµng liªn doanh ................................................ 6 2.1. Vèn ph¸p ®Þnh cña NHLD lµ vèn gãp gi÷a hai bªn trong liªn doanh. ................................................................................................. 6 2.2. Ph©n bæ kÕt qu¶ kinh doanh theo tû lÖ vèn gãp cña c¸c bªn trong NHLD. ................................................................................................ 8 2.3. Tæ chøc vµ qu¶n lý cña Ng©n hµng liªn doanh nh- mét doanh nghiÖp ®éc lËp. ................................................................................... 9 3. Néi dung ho¹t ®éng cña ng©n hµng liªn doanh ............................. 10 3.1. Mua b¸n ngo¹i tÖ ....................................................................... 11 3.2. NhËn tiÒn göi ............................................................................. 11 3.3. Cho vay ...................................................................................... 11 3.4. Cung cÊp c¸c tµi kho¶n giao dÞch vµ thùc hiÖn thanh to¸n ......... 13 3.5. Qu¶n lý ng©n quü ....................................................................... 13 3.6. Tµi trî cho c¸c ho¹t ®éng cña ChÝnh phñ ................................... 14 3.7. B¶o l·nh..................................................................................... 14 3.8. Cho thuª thiÕt bÞ trung vµ dµi h¹n .............................................. 14 3.9. Cung cÊp c¸c dÞch vô uû th¸c vµ t- vÊn ..................................... 15 3.10. Cung cÊp dÞch vô m«i giíi ®Çu t- chøng kho¸n ........................ 15 3.11. Cung cÊp c¸c dÞch vô ®¹i lý ..................................................... 15 Hoàng Thị Mỹ Hạnh 1 A10 K41C KTNT
  3. II. Vai trß cña ng©n hµng liªn doanh ®èi víi sù ph¸t triÓn kinh tÕ quèc d©n. ......................................................................................................... 16 1. Thóc ®Èy nÒn kinh tÕ vµ giao l-u hîp t¸c ....................................... 17 2. TiÕp cËn vµ häc tËp kinh nghiÖm qu¶n lý, c«ng nghÖ ng©n hµng hiÖn ®¹i. ............................................................................................... 18 3. T¹o m«i tr-êng c¹nh tranh vµ ph¸t triÓn hÖ thèng ng©n hµng th-¬ng m¹i trong n-íc. ....................................................................... 19 III. Kinh nghiÖm ho¹t ®éng cña ng©n hµng liªn doanh mét sè n-íc trªn thÕ giíi. ........................................................................................... 21 1. Indonesia ......................................................................................... 20 2. Trung Quèc .................................................................................... 23 Ch-¬ng II: Thùc tr¹ng ho¹t ®éng cña c¸c ng©n hµng liªn doanh t¹i ViÖt Nam ...........................................................................................26 I. HÖ thèng ng©n hµng ViÖt Nam vµ sù ra ®êi cña ng©n hµng liªn doanh ...................................................................................................... 26 1. HÖ thèng tæ chøc cña ng©n hµng ViÖt Nam trong qu¸ tr×nh ®æi míi. ...................................................................................................... 26 2. C¬ së kinh tÕ vµ ph¸p lý cña sù ra ®êi ng©n hµng liªn doanh t¹i ViÖt Nam vµ c¸c nguån luËt ®iÒu chØnh. .................................................... 29 3. Thñ tôc cÊp giÊy phÐp thµnh lËp vµ ho¹t ®éng cña Ng©n hµng liªn doanh t¹i ViÖt Nam. ............................................................................ 31 4. Néi dung ho¹t ®éng chÝnh cña Ng©n hµng liªn doanh t¹i ViÖt Nam ..................................................................................................... 32 II. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng cña c¸c ng©n hµng liªn doanh t¹i ViÖt Nam. ..... 33 1. Thùc tr¹ng c¬ cÊu tæ chøc vµ danh môc dÞch vô chÝnh cña c¸c ng©n hµng liªn doanh t¹i ViÖt Nam ............................................................. 33 1.1. IndoVina Bank ........................................................................... 34 1.1.1. C¸c ng©n hµng cæ ®«ng ........................................................ 34
  4. 1.1.2. Danh môc dÞch vô ................................................................ 36 1.2 Vid Public Bank .......................................................................... 37 1.2.1 C¸c ng©n hµng cæ ®«ng ......................................................... 38 1.2.2. C¸c dÞch vô cung cÊp: .......................................................... 39 1.3.Shinhan vina Bank ...................................................................... 40 1.3.1. Nh÷ng cét mèc ®¸ng chó ý: ................................................. 41 1.3.2. C¸c ng©n hµng cæ ®«ng ........................................................ 42 1.3.3. Danh môc dÞch vô ................................................................ 44 1.4 Vinasiam Bank ............................................................................ 45 1.4.1 C¸c ng©n hµng cæ ®«ng ......................................................... 46 1.4.2. C¸c s¶n phÈm vµ dÞch vô: ..................................................... 48 2. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng cña c¸c ng©n hµng liªn doanh t¹i ViÖt Nam. .................................................................................................... 49 2.1. Nh÷ng ®ãng gãp cña Ng©n hµng liªn doanh .............................. 50 2.2. Nh÷ng tån t¹i, h¹n chÕ cña ng©n hµng liªn doanh t¹i ViÖt Nam ...... 58 2.3. C¸c nguyªn nh©n dÉn ®Õn c¸c tån t¹i, h¹n chÕ cña ng©n hµng liªn doanh t¹i ViÖt Nam ........................................................................... 62 Ch-¬ng III: Nh÷ng gi¶i ph¸p thóc ®Èy ho¹t ®éng cña c¸c ng©n hµng liªn doanh t¹i ViÖt Nam trong thêi gian tíi. ................... 64 I. §Þnh h-íng ho¹t ®éng cña c¸c ng©n hµng liªn doanh t¹i ViÖt Nam. ...... 64 1. Xu thÕ héi nhËp trong lÜnh vùc ng©n hµng. .................................... 64 2. §Þnh h-íng ph¸t triÓn cña Ng©n Hµng Nhµ N-íc ®èi víi ho¹t ®éng cña c¸c Ng©n hµng liªn doanh còng nh- c¸c Chi nh¸nh ng©n hµng n-íc ngoµi trong thêi gian tíi. ............................................................ 65 II. C¸c gi¶i ph¸p thóc ®Èy ho¹t ®éng cña c¸c ng©n hµng liªn doanh t¹i ViÖt Nam. ............................................................................................... 68 1. Gi¶i ph¸p thóc ®Èy ho¹t ®éng kinh doanh. ..................................... 69 1.1. Hoµn thiÖn vÒ m«i tr-êng ph¸p lý cho ho¹t ®éng cña c¸c NHLD...... 69
  5. 1.2. Qu¶n lý vèn cña Ng©n hµng liªn doanh ..................................... 71 1.3. C¶i thiÖn m«i tr-êng c«ng nghÖ ng©n hµng ................................ 73 1.4. Më réng ho¹t ®éng dÞch vô ng©n hµng ....................................... 75 1.5. Hoµn thiÖn c¬ cÊu tæ chøc vµ c¸n bé. ......................................... 76 2. Gi¶i ph¸p vÒ qu¶n lý vµ gi¸m s¸t c¸c ng©n hµng liªn doanh.......... 79 2.1. Hoµn thiÖn c¬ chÕ qu¶n lý vÒ m¹ng l-íi cña c¸c ng©n hµng liªn doanh. ............................................................................................... 79 2.2. Hoµn thiÖn c¬ chÕ qu¶n lý vµ thanh tra, gi¸m s¸t c¸c ng©n hµng liªn doanh. ........................................................................................ 81 III. Mét sè kiÕn nghÞ .............................................................................. 83 1. §èi víi Ng©n hµng Nhµ n-íc ......................................................... 83 2. §èi víi c¸c ng©n hµng trong n-íc. ................................................ 85 KÕt luËn .................................................................................................. 88 Danh Môc Tµi LiÖu Tham kh¶o .......................................................... 90
  6. Hoạt động của các ngân hang liên doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, ban hành Luật đầu tư nước ngoài và tự do hoá lĩnh vực ngoại thương, các loại hình tổ chức và số lượng các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng cường đầu tư vào Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, ngành và kinh tế. Đồng thời các ngân hàng nước ngoài cũng đã và đang tiếp tục xin mở chi nhánh và lập ngân hàng liên doanh tại Việt Nam. Để thúc đẩy và phát triển nền kinh tế thị trường qua việc mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tăng cường có hiệu quả các hoạt động kinh tế đối ngoại thì mối quan hệ đầu tiên phải được xem xét đó là sự mở cửa quan hệ kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng. Thực tế cho thấy, trong nền kinh tế thị trường không có một hoạt động kinh tế nào mà không liên quan đến tài chính và tín dụng. Ngân hàng được coi là một bộ phận cơ sở của nền kinh tế kinh tế quốc dân. Một trong những biện pháp huy động vốn nước ngoài để đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo môi trường cạnh tranh khuyến khích các ngân hàng thương mại trong nước cải tiến nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ đáp ứng các đòi hỏi về tiêu chuẩn dịch vụ ngân hàng là việc cho phép các ngân hàng thương mại nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam và lập ngân hàng liên doanh với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Với nỗ lực không ngừng của Chính phủ Việt Nam, đến nay, Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức mang tính khu vực cũng như toàn cầu, có quan hệ thương mại song phương với nhiều quốc gia. Các quy định pháp luật quốc tế có liên quan đến dịch vụ ngân hàng được thể hiện thông qua các hiệp định, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể là các Hiệp định quan trọng như Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ, Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ của WTO (GATS) và Hiệp định Thương mại Việt Hoàng Thị Mỹ Hạnh 1 A10 K41C KTNT
  7. Hoạt động của các ngân hang liên doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. Nam – Hoa Kỳ (BTA). Đặc biệt là khi chúng ta đã ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) trong đó cho phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam của chi nhánh các ngân hàng và ngân hàng con của Hoa Kỳ, ngân hàng liên doanh Việt Nam – Hoa Kỳ theo lộ trình bãi bỏ các giới hạn về đối xử quốc gia. Thêm vào đó, thời điểm để gia nhập WTO của Việt Nam đã đến gần, thời hạn để xoá bỏ các hạn chế của BTA đã gần hết, nước ta sẽ tiếp tục thị trường mở cửa thị trường dịch vụ trong đó có dịch vụ tài chính ngân hàng. Thực tế cho thấy sự có mặt của các ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam đã từng bước tạo ra các nhân tố mới kích thích sự phát triển kinh tế nói chung và sự đổi mới hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên sự có mặt đó cũng đã tạo ra những thách thức mới đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam và với Ngân hàng Nhà nước với vai trò quản lý theo dõi hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Chính vì thế việc tìm hiểu về mô hình tổ chức, cơ chế vận hành và đánh giá kết quả hoạt động, thực trạng quản lý các ngân hàng này là một vấn đề cần thiết để có thể phát triển các ngân hàng liên doanh sắp được thành lập tại Việt Nam. Xuất phát từ nhận thức trên, dựa trên những khảo sát thực tiễn của Việt Nam, em lựa chọn đề tài: “Hoạt động của các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp” làm đề tài cho Khoá luận tốt nghiệp của mình. Với trình độ và khả năng có hạn, em chỉ mong đưa ra được một số ý kiến để có thể góp phần nhận thức được đúng đắn vai trò của các ngân hàng liên doanh đối với nền kinh tế Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về ngân hàng liên doanh cũng như vai trò của nó đối với nền kinh tế của những nước đang phát triển đặc biệt là Việt Nam. Hoàng Thị Mỹ Hạnh 2 A10 K41C KTNT
  8. Hoạt động của các ngân hang liên doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam từ khi thành lập đến nay. - Nêu ra một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản lý các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam. 3. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các ngân hàng liên doanh giữa Việt nam và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài, trong khoá luận tốt nghiệp sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, chọn lọc kết hợp với phương pháp so sánh kết quả, trên cơ sở vận dụng phương pháp tư duy. 5. Bố cục của Khoá luận tốt nghiệp: Ngoài phần Lời mở đầu và phần Kết luận, Khoá luận tốt nghiệp được chia thành ba chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về ngân hàng liên doanh. Chương II: Thực trạng hoạt động của các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam. Chương III: Những giải pháp thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam trong thời gian tới. Hoàng Thị Mỹ Hạnh 3 A10 K41C KTNT
  9. Hoạt động của các ngân hang liên doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH Trong những năm 1990, cùng với chính sách mở cửa của nhà nước, sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, Ngân hàng liên doanh – một tổ chức tín dụng mới trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã ra đời và đi vào hoạt động. Ngân hàng liên doanh Indovina là ngân hàng đầu tiên ra đời vào năm 1990, tiếp sau đó là hai ngân hàng Vid Public và First Vina, rồi đến Vinasiam. Cũng như trong một số các lĩnh vực khác, Ngân hàng liên doanh là kết quả sự đòi hỏi của nhu cầu phát triển nền kinh tế trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và phát triển theo cơ chế thị trường, kết hợp với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế trên toàn thế giới. I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH 1. Khái niệm Ngân hàng liên doanh Liên doanh được hiểu theo nghĩa chung nhất là sự liên hệ để cùng kinh doanh giữa các cơ sở kinh tế trên cùng địa bàn, giữa các địa phương, giữa các nước nhằm tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Sự kết hợp này giúp phát huy được thế mạnh cũng như khắc phục được chỗ yếu kém của từng đơn vị hay từng địa phương, từng nước trong liên doanh nhằm tạo nên một sức mạnh tổng hợp. Liên doanh được thực hiện trên cơ sở hợp đồng kinh tế, do vậy từng bên trong liên doanh vẫn giữ được tính độc lập về kinh tế và pháp luật. Liên doanh ngân hàng mặc dù cũng nằm trong nghĩa chung này, nhưng việc liên doanh trong lĩnh vực ngân hàng có nhiều điểm đặc trưng và khác biệt so với liên doanh trong lĩnh vực sản xuất. Điều này là do sự khác biệt giữa hoạt động kinh doanh ngân hàng và hoạt động sản xuất trực tiếp. Nếu Hoàng Thị Mỹ Hạnh 4 A10 K41C KTNT
  10. Hoạt động của các ngân hang liên doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. như trong lĩnh vực sản xuất trực tiếp, số vốn góp của liên doanh đó phục vụ trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, được chuyển hoá thành sản phẩm. Như vậy việc quản lý vốn liên doanh của doanh nghiệp cũng phần nào đơn giản hơn, việc tính toán hiệu quả của vốn mang lại cũng nhanh hơn. Trong khi đó, liên doanh ngân hàng là liên doanh trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Vốn để thành lập ngân hàng liên doanh không được chuyển hoá thành sản phẩm vật chất trực tiếp mà nó là mức vốn tối thiểu trong đó một phần nhỏ được phục vụ cho kinh doanh còn chủ yếu là nhằm bù đắp sự thiếu hụt tạm thời về nguồn vốn và dự phòng những rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Do vậy vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng tài sản có của ngân hàng. Việc liên doanh ngân hàng tại Việt Nam, được nghiên cứu trong luận văn là liên doanh giữa các ngân hàng để cùng nhau thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng nào đó chứ không phải là việc sáp nhập giữa các ngân hàng thành một ngân hàng lớn. Xuất phát từ mục tiêu của liên doanh ngân hàng là nhằm tạo ra một ngân hàng có sức mạnh tổng hợp, khắc phục được chỗ yếu của ngân hàng trong nước, phát huy thế mạnh của ngân hàng nước ngoài vào phát triển kinh tế. Theo Luật các Tổ chức tín dụng 1997 ta có định nghĩa về Ngân hàng liên doanh là Ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh để tận dụng các ưu thế của nhau. Xét trên góc độ kinh tế, ngân hàng liên doanh là một pháp nhân độc lập, được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam và trong đó có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Hoàng Thị Mỹ Hạnh 5 A10 K41C KTNT
  11. Hoạt động của các ngân hang liên doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. Ngân hàng liên doanh là loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, do vậy, pháp luật áp dụng đối với tổ chức và hoạt động của ngân hàng liên doanh là pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định pháp luật ngân hàng. Trong đó, các quy định Pháp luật Ngân hàng đóng vai trò là pháp luật chuyên ngành và được ưu tiên áp dụng. Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp liên doanh kinh doanh trong các lĩnh vực khác, Ngân hàng liên doanh kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt – tiền tệ và dịch vụ ngân hàng – cho nên việc cấp phép thành lập loại hình ngân hàng này được giao cho Ngân hàng Nhà nước, chứ không phải Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, quy định này không chỉ nhằm mục đích đơn giản hoá thủ tục cấp phép đầu tư mà còn là một trong các công cụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ. 2. Đặc điểm của ngân hàng liên doanh Ngân hàng liên doanh là loại hình ngân hàng có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài nên giữa các ngân hàng tham gia liên doanh nảy sinh những ràng buộc về vốn, phân chia kết quả hoạt động kinh doanh và quản lý hoạt động ngân hàng. Do vậy, để đạt được những mục tiêu chung của các bên thì cần phải tạo ra sự gắn bó thực sự hữu cơ giữa các bên trong ngân hàng liên doanh và luôn đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. 2.1. Vốn pháp định của NHLD là vốn góp giữa hai bên trong liên doanh. Hoàng Thị Mỹ Hạnh 6 A10 K41C KTNT
  12. Hoạt động của các ngân hang liên doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. Xuất phát từ đặc điểm của Ngân hàng liên doanh là sự hợp tác kinh tế chặt chẽ dựa trên cơ sở cùng sở hữu tài sản nên nghĩa vụ hàng đầu của các bên liên doanh là phải đóng góp vốn theo đúng cam kết thành lập ngân hàng liên doanh trong hợp đồng liên doanh. Cũng tương tự như các doanh nghiệp liên doanh, khi góp vốn tuỳ thuộc vào lợi thế so sánh của các bên liên doanh mà mỗi bên có thể dùng tiền, nguồn tài nguyên, vật liệu, trang thiết bị, quyền sử dụng đất đai, nhà xưởng thiết bị máy móc, sáng chế, quy trình công nghệ, và các tài sản khác trên cơ sở thoả thuận của các bên. Tỷ lệ góp vốn của các bên liên doanh xác định trách nhiệm và lợi ích của mỗi bên trong ngân hàng liên doanh. Bên nào có giá trị vốn góp nhiều hơn thì sẽ được hưởng nhiều lợi ích song đồng thời cũng chịu nhiều rủi ro khi Ngân hàng làm ăn thua lỗ. Vốn của ngân hàng liên doanh là nguồn lực cơ bản để minh chứng sức mạnh tài chính của các ngân hàng thương mại, đóng vai trò quan trọng vừa để một ngân hàng hoạt động, vừa đảm bảo khả năng tồn tại của ngân hàng đó, quyết định quy mô hoạt động, tầm vươn và độ an toàn cho các hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng trên thị trường. Bên cạnh đó, vốn còn là một trong những thước đo lòng tin của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Do vậy vốn tối thiểu luôn được giới quản trị, điều hành ngân hàng, khách hàng và các cơ quan chức năng kiểm soát ngân hàng quan tâm. Rất nhiều các chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng bị ràng buộc với vốn như mức huy động vốn tối đa, mức cho vay tối đa cho một khách hàng… Quy định về mức vốn pháp định (mức vốn tối thiểu nhất định) của mỗi bên trong ngân hàng liên doanh tuỳ thuộc vào quy định của từng nước trong từng giai đoạn cụ thể. Thông thường pháp luật giới hạn tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trong các ngân hàng liên doanh. Theo pháp luật Việt Nam, đối với ngân hàng liên doanh với đặc thù thực hiện nghiệp vụ ngân hàng thương mại, phần vốn góp của bên nước ngoài không ít hơn 30% và không quá 50% vốn điều lệ Hoàng Thị Mỹ Hạnh 7 A10 K41C KTNT
  13. Hoạt động của các ngân hang liên doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. của ngân hàng liên doanh1. Ý đồ thành lập ngân hàng liên doanh cũng đồng thời gắn chặt vào nguyện vọng và lợi ích của Ngân hàng nên mỗi bên tham gia liên doanh đều mong muốn chiếm ưu thế tối đa trong phạm vi vốn góp của mình. Quy định góp vốn luôn đi liền với quy định chuyển nhượng vốn, điều này là yếu tố quan trọng tạo ra sự an tâm cho các bên tham gia liên doanh trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng liên doanh trong quá trình hoạt động được phép tăng vốn hoạt động của mình. Việc góp vốn thành lập liên doanh có thể được góp một lần khi thành lập ngân hàng liên doanh hoặc góp từng phần theo phương thức và tiến độ góp vốn pháp định tại Hợp đồng liên doanh do các bên thoả thuận. 2.2. Phân bổ kết quả kinh doanh theo tỷ lệ vốn góp của các bên trong NHLD. Trong ngân hàng liên doanh, tỷ lệ góp vốn của mỗi bên trong phạm vi vốn điều lệ của ngân hàng là căn cứ quan trọng để xây dựng quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên. Trong ngân hàng liên doanh, khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí là lợi nhuận chịu thuế. Sau khi nộp thuế, khoản lợi nhuận còn lại sẽ dành một phần để trích lập các quỹ. Sau đó chia cho các bên liên doanh theo tỷ lệ góp vốn trừ trường hợp các Bên có thoả thuận khác quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên việc phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên không nhất thiết phải áp dụng trong bất kỳ mọi lúc mà có thể tiến hành áp dụng các tỷ lệ phân chia khác nhau cho từng giai đoạn hoạt động của ngân hàng, song cần thiết phải đảm bảo khi cộng dồn các tỷ lệ này lại với nhau thì tỷ lệ bình quân phải bằng tỷ lệ góp vốn và có tính đến hệ số chiết khấu đối với ngân hàng liên doanh trong thời gian dài. 1 Điều 26, Nghị định 13/1999/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của TCTD nước ngoài, VPĐD của TCTD nước ngoài tại VN Hoàng Thị Mỹ Hạnh 8 A10 K41C KTNT
  14. Hoạt động của các ngân hang liên doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. Bên nước ngoài trong ngân hàng liên doanh được chuyển ra nước ngoài số lợi nhuận được chia sau khi ngân hàng liên doanh đã trích lập các quỹ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hoặc trong trường hợp sau khi đã các ngân hàng liên doanh thanh lý, kết thúc hoạt động tại Việt Nam thì bên nước ngoài cũng được phép chuyển ra nước ngoài số tài sản còn lại của mình. 2.3. Tổ chức và quản lý của Ngân hàng liên doanh như một doanh nghiệp độc lập. Ngân hàng liên doanh với đặc thù là sự hợp tác chặt chẽ trong một pháp nhân chung, tuân thủ hoàn toàn pháp luật của nước sở tại và bình đẳng với các tổ chức tín dụng khác. Ngân hàng liên doanh hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, phù hợp với hợp đồng liên doanh, điều lệ doanh nghiệp liên doanh và pháp luật Việt Nam. Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân độc lập chịu sự quản lý và giám sát của Ngân hàng nhà nước và hoàn toàn độc lập với các bên tham gia liên doanh lập ra nó. Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng liên doanh cũng có những điểm chung với các ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm Hội sở chính, các đơn vị trực thuộc (Sở giao dịch, chi nhánh). Do sự khác nhau về qui mô hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng nên cơ cấu tổ chức của Ngân hàng liên doanh còn chưa có các công ty trực thuộc, hay là văn phòng đại diện. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng liên doanh Việt Nam được quy định cụ thể trong Giấy phép, được tính từ ngày ký Giấy phép. Nhưng thời hạn hoạt động tối đa là không quá 99 năm2 2 Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2006 Hoàng Thị Mỹ Hạnh 9 A10 K41C KTNT
  15. Hoạt động của các ngân hang liên doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. (trước đây là 30 năm). Nếu ngân hàng liên doanh có ý muốn gia hạn hoạt động tại Việt Nam có thể được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép, tuy nhiên, mỗi lần gia hạn tối đa bằng thời hạn ghi trong giấy phép lần trước. Khi hết thời hạn hoạt động, nếu không xin gia hạn hoặc xin gia hạn mà không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thì giải thể ngân hàng liên doanh, chấm dứt sự tồn tại hoặc xoá tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất trong bộ máy quản lý chung của ngân hàng liên doanh. Thành viên của Hội đồng quản trị do các bên liên doanh thoả thuận với người đứng đầu là chủ tịch Hội đồng quản trị. Số lượng thành viên Hội Đồng quản trị trong ngân hàng liên doanh tuỳ thuộc số vốn góp của mỗi bên liên doanh. Trường hợp mỗi bên tham gia liên doanh có một tổ chức tín dụng thì tối thiểu mỗi bên phải có hai thành viên tham gia Hội Đồng quản trị, trường hợp có nhiều tổ chức tín dụng tham gia liên doanh thì mỗi tổ chức tín dụng phải có ít nhất một thành viên tham gia Hội đồng quản trị. Chức năng chủ yếu của hội đồng quản trị là đưa ra các chỉ dẫn mang tính chiến lược bao gồm những kế hoạch tài chính hay những quyết định đầu tư lớn. Do tính phức tạp và mức độ cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng tăng nên Hội đồng quản trị đã phân bố quyền quản lý đến nhóm quản trị điều hành quản lý đó là Ban tổng giám đốc. Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm để điều hành các hoạt động hàng ngày của Ngân hàng liên doanh theo nhiệm vụ và quyền hạn luật định. Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc thứ nhất của Ngân hàng liên doanh phải là đại diện của bên Việt Nam. 3 Hiệu quả của việc quản lý Ngân hàng liên doanh cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị với Ban giám đốc điều hành. Hội đồng quản trị phải tạo điều kiện và tôn trọng sự điều hành kinh 3 Điều 23 Nghị định 13/1999/NĐ - CP Hoàng Thị Mỹ Hạnh 10 A10 K41C KTNT
  16. Hoạt động của các ngân hang liên doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. doanh của Ban tổng giám đốc, có nhiệm vụ giám sát kiểm tra nhưng không được can thiệp vào phạm vi chức năng của Ban tổng giám đốc. Ngược lại Ban tổng giám đốc điều hành các công việc hàng ngày của ngân hàng, thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị một cách có trách nhiệm nhất. 3. Nội dung hoạt động của ngân hàng liên doanh Là một ngân hàng thương mại, nên ngân hàng liên doanh cũng cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho công chúng và doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả. Các ngân hàng liên doanh cung cấp một danh mục dịch vụ ngân hàng đa dạng. 3.1. Mua bán ngoại tệ. Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi (mua bán) ngoại tệ. Ngân hàng liên doanh sẽ đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Với lợi thế là có bên nước ngoài tham gia trong liên doanh nên việc mua bán ngoại tệ thực sự là một hoạt động thuận lợi của ngân hàng liên doanh. Dịch vụ này cũng chiếm một phần quan trọng trong hoạt động của ngân hàng liên doanh. 3.2. Nhận tiền gửi. Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó không chỉ các ngân hàng thương mại nói chung mà cả các ngân hàng liên doanh nói riêng cũng tìm mọi cách để huy động được tiền. Một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi (thanh toán và tiết kiệm của khách hàng). Tiền gửi chủ yếu gồm hai loại: Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả Hoàng Thị Mỹ Hạnh 11 A10 K41C KTNT
  17. Hoạt động của các ngân hang liên doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. đúng hạn. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiền gửi, các ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh. Tỷ lệ trả lãi này được gọi là lãi suất. 3.3. Cho vay 3.3.1. Cho vay thương mại Các ngân hàng liên doanh có thể chiết khấu thương phiếu (xuất tiền mua các thương phiếu chưa đến hạn trả tiền với giá thấp hơn số tiền ghi trên thương phiếu) mà thực chất là cho vay đối với những người bán. Người bán chuyển các khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước. Sau đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (người mua), giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Sau một thời gian nhất định khi đến hạn trả tiền thì ngân hàng sẽ đòi toàn bộ số tiền ghi trên thương phiếu. Phần chênh lệch giữa số tiền ghi trên thương phiếu là lợi tức chiết khấu. Nghiệp vụ cho vay chiết khấu thực chất là việc cho vay ngắn hạn nhưng khoản vay này mang tính chất đặc biệt. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có thể cung cấp vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh cho những đơn vị có nhu cầu vay vốn hay giúp các doanh nghiệp thanh toán, chi trả các khoản tiền cho đối tác. Thông thường những khoản vay này đều được ngân hàng tính lãi suất để thu lợi nhuận. 3.3.3. Cho vay tiêu dùng Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng Hoàng Thị Mỹ Hạnh 12 A10 K41C KTNT
  18. Hoạt động của các ngân hang liên doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. tiềm năng. Trước đây hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủi ro vỡ nợ tương đối cao. Ngày nay, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển. Các ngân hàng liên doanh hiện nay cũng đa dạng hoá các sản phẩm cho vay tiêu dùng để cạnh tranh trực tiếp đối với các ngân hàng tại nước sở tại cũng như chi nhánh các ngân hàng nước ngoài. Các sản phẩm thường thấy như cho vay mua nhà, cho vay mua xe, hỗ trợ việc học tập… 3.3.4. Tài trợ cho dự án Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng liên doanh trở nên hết sức năng động trong việc tài trợ cho xây dựng các dự án nhà máy hoặc các dự án cơ sở hạ tầng. Mặc dù rủi ro trong loại hình tín dụng này nói chung còn là cao do thời gian thực hiện kéo dài song lãi lại lớn. Ngân hàng liên doanh lại có lợi thế là sự hợp tác của hai ngân hàng của hai nước khác nhau nên càng có điều kiện để là ngân hàng tài trợ cho các dự án mà nước này đầu tư cho nước kia. 3.4. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. Khi các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng, họ nhận thấy ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách, khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian Hoàng Thị Mỹ Hạnh 13 A10 K41C KTNT
  19. Hoạt động của các ngân hang liên doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. kinh doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nhân. Khi ngân hàng mở chi nhánh, thanh toán qua ngân hàng được mở rộng phạm vi, càng tạo nhiều tiện ích cho các doanh nhân. Điều này đã khuyến khích các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanh toán hộ. Một dịch vụ quan trọng nhất được phát triển đó là tài khoản tiền gửi giao dịch, cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán được phát triển như Uỷ nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằng điện, thẻ… 3.5. Quản lý ngân quỹ. Các ngân hàng liên doanh được phép mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và nhiều cá nhân. Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào cho các chứng khoán sinh lời và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. 3.6. Tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các chính phủ. Do nhu cầu chi tiêu thường lớn, cấp bách nên Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của ngân hàng. Các ngân hàng liên doanh được cấp phép thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ. Đây cũng là cách để Chính phủ các nước kiểm soát và quản lý nhóm các ngân hàng liên doanh. Các ngân hàng Hoàng Thị Mỹ Hạnh 14 A10 K41C KTNT
  20. Hoạt động của các ngân hang liên doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. liên doanh phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được, hoặc phải cho vay với các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp của Chính phủ. 3.7. Bảo lãnh Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng lơn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng, nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh cho khách hàng. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác… 3.8. Cho thuê thiết bị trung và dài hạn Nhằm để bán được các thiết bị, đặc biệt là các thiết bị có giá trị lớn, nhiều hãng sản xuất và thương mại đã cho thuê các thiết bị. Cuối hợp đồng thuê, khách hàng có thể mua (do vậy còn gọi là hợp đồng thuê mua). Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê. Hợp đồng cho thuê thường phải đảm bảo yêu cầu khách hàng phải trả tới 2/3 giá trị của tài sản cho thuê. Do đó, cho thuê của ngân hàng cũng có nhiều điểm giống như cho vay, và được xếp vào tín dụng trung và dài hạn. 3.9. Cung cấp các dịch vụ uỷ thác và tư vấn Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính, các ngân hàng liên doanh có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ. Hoàng Thị Mỹ Hạnh 15 A10 K41C KTNT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1