Khối lượng hiệu dụng
lượt xem 8
download
Khối lượng hiệu dụng là khái niệm sử dụng trong vật lý chất rắn dưới mô hình cơ học lượng tử nhằm mô tả chuyển động của điện tử, lỗ trống hoặc các vi hạt trong trường tinh thể hoặc các trường điện từ. Để hiểu rõ hơn về điều này mời các bạn tham khảo tài liệu Khối lượng hiệu dụng sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khối lượng hiệu dụng
- 25/3/2015 Khối lượng hiệu dụng – Wikipedia tiếng Việt Khối lượng hiệu dụng Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Khối lượng hiệu dụng (tiếng Anh: effective mass) là khái niệm sử dụng trong vật lý chất rắn dưới mô hình cơ học lượng tử nhằm mô tả chuyển động của điện tử, lỗ trống hoặc các vi hạt trong trường tinh thể hoặc các trường điện từ. Với mô hình này, các tính chất động học của hạt có thể xác định như bài toán cơ học Newton cho các hạt vĩ mô, mà ở đó các định luật Newton có thể áp dụng được. Khối lượng hiệu dụng có thể dương hoặc âm, có thứ nguyên là thứ nguyên của khối lượng và phụ thuộc vào trạng thái của hạt, và là một tensơ[1]. Mục lục 1 Khái niệm về khối lượng hiệu dụng 2 Khối lượng hiệu dụng trong một số chất bán dẫn 3 Chứng minh thực nghiệm 4 Chú thích 5 Xem thêm Khái niệm về khối lượng hiệu dụng Khi một vi hạt (mà điển hình là điện tử) chuyển động trong không gian tự do, các chuyển động của nó có thể tính toán qua các định luật Newton. Tuy nhiên, khi nó chuyển động trong chất rắn, dưới tác dụng của lực tương tác với các nguyên tử, trường thế tuần hoàn của tinh thể thì chuyển động của nó không còn có thể mô tả qua cơ học cổ điển (mà chủ yếu là các định luật Newton). Với việc sử dụng khái niệm khối lượng hiệu dụng, ta có thể áp dụng các định luật Newton của cơ học cổ điển. Khối lượng hiệu dụng (meff) được định nghĩa thông qua định luật 2 Newton: Trong cơ học lượng tử, khi điện tử truyển động trong điện trường E, thì gia tốc al theo trục tọa độ l sẽ được cho bởi: với là hằng số Planck rút gọn, là véctơ sóng ( = cho điện tử tự do), là năng lượng như một hàm của véctơ sóng . Năng lượng phụ thuộc vào véctơ sóng tùy thuộc vào trạng thái của điện tử (tồn tại ở vùng năng lượng nào?...), ví dụ như ở đỉnh vùng hóa trị của Silicon, quan hệ có thể là [2]: Khối lượng hiệu dụng có quan hệ với năng lượng theo công thức: http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%91i_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_hi%E1%BB%87u_d%E1%BB%A5ng 1/3
- 25/3/2015 Khối lượng hiệu dụng – Wikipedia tiếng Việt Như vậy, khối lượng hiệu dụng tỉ lệ tuyến tính với khối lượng tĩnh của điện tử (me), có thể mang giá trị âm, dương hoặc vô cùng, tùy thuộc vào trạng thái của điện tử, và không trùng với khái niệm "khối lượng rút gọn" trong cơ học cổ điển. Khái niệm khối lượng hiệu dụng đặc biệt hữu ích trong các tính toán về vận chuyển trong chất rắn đặc biệt là trong các hệ vận chuyển trong hàm thế thay đổi, và trong các tính toán về mật độ trạng thái. Khối lượng hiệu dụng trong một số chất bán dẫn Bảng dưới đây liệt kê khối lượng hiệu dụng của điện tử và lỗ trống ở một số chất bán dẫn trong điều kiện nhiệt độ rất thấp (bán dẫn thuần)[3],[4], hoặc chi tiết hơn có thể tham khảo tại [5] Vật liệu Khối lượng hiệu dụng của điện tử Khối lượng hiệu dụng của lỗ trống Nhóm IV Si (4.2K) 1.08 me 0.56 me Ge 0.55 me 0.37 me Bán dẫn hợp chất III-V GaAs 0.067 me 0.45 me InSb 0.013 me 0.6 me Bán dẫn hợp chất II-VI ZnO 0.19 me 1.21 me ZnSe 0.17me 1.44 me Chứng minh thực nghiệm Trong thực nghiệm, để đo khối lượng hiệu dụng của điện tử trong các chất, người ta thường sử dụng kỹ thuật cộng hưởng cyclotron điện tử mà ở đó phổ hấp thụ sóng viba của một mẫu bán dẫn trong từ trường sẽ đạt cực đại khi tần số sóng viba trùng với tần số cộng hưởng cyclotron: Ngoài ra, khối lượng hiệu dụng có thể được xác định từ việc xác định vùng năng lượng thông qua phép đo phát xạ quang phân giải góc, hoặc sử dụng hiệu ứng de Hass-van Alphen; hoặc xác định từ hệ số trong dải phụ thuộc tuyến tính của nhiệt dung đẳng tích điện tử ở nhiệt độ thấp. Ngoài ra, khối lượng hiệu dụng có thể được xác định từ các phép đo vận chuyển (ví dụ như xác định độ linh động của hạt tải điện). Chú thích 1. ^ Charles Kittel (1996). Introduction to Solid State Physics (http://books.google.com/books? as_isbn=0471111813) (ấn bản 7). Wiley. tr. Eq. 29, p. 210. ISBN 0-471-11181-3. 2. ^ See Kittel, op. cit. p. 214 http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%91i_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_hi%E1%BB%87u_d%E1%BB%A5ng 2/3
- 25/3/2015 Khối lượng hiệu dụng – Wikipedia tiếng Việt 3. ^ S.Z. Sze, Physics of Semiconductor Devices, ISBN 0-471-05661-8. 4. ^ W.A. Harrison, Electronic Structure and the Properties of Solids, ISBN 0-486-66021-4. 5. ^ The semiconductor information. (http://www.semiconductors.co.uk/propiviv5431.htm) Xem thêm Cơ học lượng tử Vật lý chất rắn Tinh thể Chất bán dẫn Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Khối_lượng_hiệu_dụng&oldid=19608589” Thể loại: Cơ học lượng tử Vật lý chất rắn Vật lý vật chất ngưng tụ Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 13:01 ngày 19 tháng 9 năm 2014. Văn bản được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công/Chia sẻ tương tự; có thể áp dụng điều khoản bổ sung. Xem Điều khoản Sử dụng để biết thêm chi tiết. Wikipedia® là thương hiệu đã đăng ký của Wikimedia Foundation, Inc., một tổ chức phi lợi nhuận. http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%91i_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_hi%E1%BB%87u_d%E1%BB%A5ng 3/3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trắc nghiệm cơ lưu chất ứng dụng B
80 p | 1002 | 180
-
Bài báo cáo: Cảm biến lực (khối lượng) và encoder
34 p | 342 | 62
-
Bài giảng Hoá học và hoá lý polyme: Chương 7
29 p | 185 | 43
-
Tìm hiểu phương án công nghệ sử dụng năng lượng sinh khối các phụ phẩm cây lúa
5 p | 132 | 31
-
Bài giảng Kỹ thuật phòng thí nghiệm: Bài 3 - ThS. Phạm Hồng Hiếu
6 p | 316 | 27
-
Bài giảng Kỹ thuật phòng thí nghiệm: Bài giới thiệu môn học - ThS. Phạm Hồng Hiếu
5 p | 223 | 27
-
Bài giảng: ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HẠT NHÂN TRONG CÔNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HỦY "
24 p | 163 | 26
-
Bài tập Hóa phân tích năm 2019
43 p | 231 | 25
-
Một số phương pháp bảo vệ môi trường hiệu quả
5 p | 173 | 19
-
Công nghệ sinh học thực phẩm (ThS. Phạm Hồng Hiếu Trang) - Chương 3.1
70 p | 135 | 16
-
Bài giảng Kỹ thuật phòng thí nghiệm: Bài 3 - ThS. Nguyễn Hồng Hiếu
6 p | 161 | 16
-
Khối lượng của khí gây hiệu ứng nhà kính
2 p | 162 | 15
-
Bài giảng Hóa phân tích: Bài 3.1 - ThS. Nguyễn Văn Hòa
20 p | 55 | 9
-
Bài giảng Kỹ thuật phòng thí nghiệm: Bài 0 - ThS. Nguyễn Hồng Hiếu
2 p | 111 | 6
-
Bài giảng Phương pháp phân tích hiện đại - Chương 14: Phổ khối lượng
65 p | 42 | 6
-
Bài giảng Cơ sở vật lý chất rắn - Bài 6: Electron trong trường tuần hoàn của tinh thể
52 p | 24 | 6
-
Bài giảng Curved Plate Energy Analyzer bộ phân tích năng lượng bản cong
10 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn