Khởi nghĩa Lam Sơn
lượt xem 12
download
Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn. Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về bắc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết. Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần người Việt. Mặt khác, các tướng nhà Minh như Hoàng Phúc, Trương Phụ đã...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khởi nghĩa Lam Sơn
- Khởi nghĩa Lam Sơn Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê. Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427). 1.Bối cảnh Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn. Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về bắc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết. Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần người Việt. Mặt khác, các tướng nhà Minh như Hoàng Phúc, Trương Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động được một lực lượng người Việt giúp việc khá đắc lực như Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt, Trần Phong... Tinh thần chống đối của người Việt lúc đó đã lắng xuống khá nhiều so với thời nhà Hồ mới mất. Một lớp nhân tài nổi lên chống đối trước đây đã bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hoá. Một số cuộc khởi nghĩa chống Minh vẫn hoạt động nhưng lẻ tẻ và không có khả năng mở rộng. Trong bối cảnh đó, Lê Lợi đã đứng lên khởi nghĩa ở Lam Sơn, đúng như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo: Vừa khi cờ nghĩa dấy lên Chính lúc quân thù đang mạnh ... Tuấn kiệt như sao buổi sớm Nhân tài như lá mùa thu 2.Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423) Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú... tất cả 50 tướng văn và tướng võ chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn[1] (trong đó 19 người đã từng tham gia hội thề Lũng Nhai, năm 1416), xưng là Bình Định Vương, kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh quân
- xâm lược nhà Minh cứu nước. Địa danh Lam Sơn nay thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa. Thời kỳ hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa là giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa. Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại. Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn ba lần phải rút chạy lên núi Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Một lần bị địch vây gắt ở núi Chí Linh (có sách ghi năm 1418, có sách ghi năm 1419), quân sĩ hết lương, người em họ Lê Lợi là Lê Lai theo gương Kỷ Tín nhà Tây Hán phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ra ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát. Lê Lai bị địch giải về Đông Quan và bị giết. (Xem thêm bài Lê Lai) Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo. Dù gặp nhiều khó khăn, quân Lam Sơn mấy lần đánh bại quân Ai Lao có lực lượng đông hơn. Tuy nhiên do lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ ăn. Trước tình thế hiểm nghèo, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh năm 1422. Đến năm 1423, khi thực lực được củng cố, lại thấy quân Minh bắt giữ sứ giả, Lê Lợi liền tuyệt giao cắt đứt giảng hoà. 3.Tiến vào Nam Theo kế của Nguyễn Chích, năm 1424 Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An. Tiến vào Nghệ An là một bước ngoặt về chiến thuật trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trên đường đi, quân Lam Sơn hạ thành Đa Căng (Bất Căng, Thọ Xuân) do Lương Nhữ Hốt giữ, đánh lui quân cứu viện của viên tù trưởng địa phương theo quân Minh là Cầm Bành. Sau đó quân Lam Sơn đánh thành Trà Lân. Tướng Minh là Trần Trí mang quân từ Nghệ An tới cứu Cầm Bành, bị quân Lam Sơn đánh lui. Lê Lợi vây Cầm Bành, Trí đóng ngoài xa
- không dám cứu. Bị vây ngặt lâu ngày, Bành phải đầu hàng. Lê Lợi sai Đinh Liệt mang quân vào đánh Nghệ An, lại mang quân chủ lực cùng tiến vào, Trần Trí bị thua liền mấy trận phải rút vào thành cố thủ. Lý An, Phương Chính từ Đông Quan vào cứu Trần Trí ở Nghệ An, Trí cũng mang quân ra ngoài đánh. Lê Lợi dùng kế nhử địch đến sông Độ Gia phá tan. Trần Trí chạy về Đông Quan, còn An và Chính lại chạy vào thành Nghệ An. Tháng 5 năm 1425, Lê Lợi lại sai Đinh Lễ đem quân ra đánh Diễn Châu, quân Minh thua chạy về Tây Đô (Thanh Hóa). Sau đó ông lại điều Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Triện tiếp ứng cho Đinh Lễ đánh ra Tây Đô, quân Minh ra đánh lại bị thua phải rút vào cố thủ trong thành. Lê Lợi một mặt siết vòng vây quanh thành Nghệ An và Tây Đô, mặt khác sai Trần Nguyên Hãn, Doãn Nỗ, Lê Đa Bồ đem quân vào nam đánh Tân Bình, Thuận Hóa. Tướng Minh là Nhậm Năng ra đánh bị phá tan. Sau Lê Lợi lai sai Lê Ngân, Lê Văn An mang thủy quân tiếp ứng cho Trần Nguyên Hãn chiếm đất Tân Bình, Thuận Hoá. Quân Minh phải rút vào cố thủ nốt. Như vậy đến cuối năm 1425, Lê Lợi làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các thành địch đều bị bao vây. Chiến dịch giải phóng Nghệ An là một chiến dịch lớn của nghĩa quân Lam Sơn thực hiện trong các năm 1424-1425 nhằm giải phóng lãnh thổ, thành lập chiến khu vững mạnh mới thay cho vùng núi Thanh Hóa, tạo bàn đạp tiến đánh giải phóng các miền khác trong cả nước. Nguyên nhân Năm 1416, Lê Lợi và các cộng sự mở Hội thề Lũng Nhai, bắt đầu khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Ban đầu nghĩa quân lập chiến khu ở vùng núi Lam Sơn (Thanh Hóa), mặc dù có giành được một vài thắng lợi ở Lạc Thủy, Mường Một, Mường Chánh, nhưng lực lượng mỏng lại bị quân Minh trấn áp quyết liệt, nên phải rút về lập chiến khu mới ở vùng núi Chí Linh tại thượng nguồn sông Chu (thuộc xã Giao An giữa Lang Chánh và Thường Xuân của Thanh Hóa) vào khoảng năm 1418. Tại Chí Linh, quân Việt tiếp tục gặp phải khó khăn về lương thực và lực lượng, bị quân Minh tấn công dữ dội. Lê Lai đã
- phải cảm tử, đóng giả Lê Lợi để cứu nguy cho chủ tướng. Giữa năm 1419, quân Minh lập căn cứ ngay tại vùng Lam Sơn, gây sức ép mạnh trực tiếp tới Chí Linh, quân Việt buộc phải di chuyển căn cứ của mình tới vùng Mường Khôi ở thượng lưu sông Mã, và phải xin viện trợ về lương thực và voi, ngựa của các bộ tộc Lào. Nhưng về sau Lê Văn Luật gièm pha, nên Lào không giúp nữa và còn liên minh với quân Minh đánh quân Việt. Cuối năm 1420, sau khi hạ được trại Quan Du của quân Minh, Lê Lợi chuyển đại bản doanh của mình về đây. Đầu năm 1423, quân Minh sử dụng lực lượng lớn đánh vào Quan Du, quân Việt phải rút về huyện Khôi (Nho Quan). Quân Minh phối hợp với quân Lào tiến đánh huyện Khôi, tuy quân Việt phòng thủ thành công, nhưng cũng thiệt hại lớn và nhận thấy huyện Khôi nằm giữa Tây Đô và Đông Quan là những căn cứ lớn của địch, nên không phải là nơi thuận lợi. Tháng 5/1423, quân Việt quay trở lại vùng núi Chí Linh, tướng sĩ đều kiệt quệ, lương thực thiếu nghiêm trọng, lại rút tiếp về Lam Sơn. Nhân việc nhà Minh giao chiến lớn với Mông Cổ ở phía Bắc, quân Minh và quân Việt tạm hòa hoãn. Trong thời gian hòa hoãn khoảng 1 năm, nghĩa quân Lam Sơn tranh thủ đẩy mạnh sản xuất, tích trữ lương thực, chiêu mộ binh sỹ, và đặc biệt là nghiên cứu tìm một căn cứ chiến khu mới. Nguyễn Chích đã đề xuất nghĩa quân lấy Nghệ An làm nơi trú chân mới vì nơi đây lực lượng quân Minh mỏng nên dễ giải phóng, lại xa Đông Quan và Tây Đô nên sức ép của quân Minh không mạnh. Phía Nam Nghệ An là vùng Tân Bình-Thuận Hóa, nơi lực lượng quân Minh không nhiều. Điều quan trọng nữa là Nghệ An có thể cung cấp sức người cho quân khởi nghĩa. vùng đồng bằng Nghệ An khi được giải phóng có thể cung cấp lương thực. Cuối năm 1424, Lê Lợi quyết định tiến hành chiến dịch giải phóng Nghệ An. Diễn biến Quân Lam Sơn quyết định tiến theo đường núi vào Nghệ An, giải phóng miền núi Nghệ An, và tiếp theo giải phóng vùng đồng bằng tại đây. Trận Đa Căng Để dọn đường vào Nghệ An, quân Việt đánh thành Đa Căng (ở Thọ Xuân) vào ngày 12/10/1424. Thành này do Lương Nhữ Hốt, một viên tướng người Việt theo quân Minh giữ chức tham chính, làm chỉ huy. Trận
- này quân Việt giành thắng lợi, diệt hơn 1 ngàn quân địch, thu hết quân giới, đốt sạch trại thành của địch. Lương Nhữ Hốt bỏ chạy về thành Tây Đô. Quân Minh do Hoa Anh chỉ huy đến đánh, bị thua, cũng rút về Tây Đô. Trận Bồ Đằng Sau khi đánh xong Đa Căng, quân Việt theo đường núi Bồ Lạp ở lưu vực sông Hiếu, sông Con và sông Lam thuộc huyện Quỳ Châu ngày nay, tiến tới đánh thành Trà Lân. Quân Minh chia làm 2 cánh chặn đầu và chặn đuôi quân Việt. Cánh chặn đầu do Sư Hựu (người Minh, giữ chức đồng tri), Cầm Bành (người Việt, giữ chức tham tri phủ châu Trà Lân), Cầm Lạn (người Việt giữ chức tri phủ ở Quỳ Châu) chỉ huy có 5 nghìn quân. Cánh chặn hậu do Trần Trí (tổng binh), Lý An, Phương Chính, Thái Phúc (đều là người Minh) chỉ huy dẫn quân từ thành Tây Đô tới. Cánh chặn hậu của quân Minh bị quân Việt phục kích đánh thua ở Bồ Đằng (Quỳ Châu), phải rút lui. Trận này, quân Việt tiêu diệt trên 2000 quân địch, chém được Trần Trung (hoặc Trần Quý) là đô ty người Minh. Cánh chặn đầu của quân Minh không dám đánh nữa, mà rút về lập trại ở Trịnh Sơn để bảo vệ thành Trà Lân. Trận Trà Lân Thành Trà Lân ở châu Trà Lân là một sơn thành tọa lạc tại một trái núi ở bờ Bắc sông Lam, chỗ hợp lưu của sông Con với sông Lam thuộc địa phận xã Bồng Khê, huyện Con Cuông ngày nay. Thành này trấn giữ đường từ miền núi Nghệ An xuống vùng đồng bằng. Thành đắp theo thế núi, chu vi khoảng 2 km, ngoài có hàng rào tre và hào sâu. Lực lượng của Cầm Bành vào khoảng 2.000 người. Quân Việt vây thành Trà Lân, vừa đánh vừa dụ hàng. Cầm Bành cố thủ, nhưng quân lính trốn mất dần. Tổng binh Trần Trí ở thành Nghệ An sau trận thua đau ở Bồ Đằng không dám đến cứu Cầm Bành. Sơn Thọ (quân Minh) thả sứ của quân Việt là Lê Trăn để xin Lê Lợi hòa hoãn. Sau 2 tháng bị vây đánh, Cầm Bành xin hàng. Lê Lợi tha cho Cầm Bành, tuyển mộ thêm 5000 tân binh. Thế lực của quân Việt lớn mạnh thêm. Thành Trà Lân trở thành một căn cứ của quân Việt, khống chế cả vùng miền núi Nghệ An, uy hiếp thành Nghệ An.
- Trận ải Khả Lưu - Bồ Ải Bị vua Minh phê bình, Trần Trí đành tiến quân tái chiếm Trà Lân. Từ thành Nghệ An tới thành Trà Lân phải đi qua ải Khả Lưu, cách thành Trà Lân khoảng 40 km. Lê Lợi dẫn quân tới ải Khả Lưu, cho làm các hoạt động nghi binh tại ải này, và bố trí trận địa mai phục ở sau ải. Mặt khác, ông phái một cánh quân tinh nhuệ đến phục ở Bãi Sở (Long Sơn, Anh Sơn), sát trại Phá Lũ của quân Minh. Quân Minh đánh ải Khả Lưu, quân Việt giả vờ thua chạy nhử địch vào trận địa mai phục rồi ập lại đánh. Trong khi đó, cánh quân Việt ở bãi Sở đánh úp, chiếm được doanh trại Phá Lũy. Hai trận này, quân Minh bị thiệt hại rất nặngTuy nhiên số quân Minh còn lại tiếp tục lập trại trên các núi để ngăn chặn quân Việt. Lê Lợi bèn cho đốt phá trại ở Khả Lưu rồi rút quân về ải Bồ (Đức Sơn, Anh Sơn) và bố trí một trận mai phục ở đây. Quân Minh thấy quân Việt rút liền truy kích nhưng lại rơi vào ổ mai phục, bị thiệt hại nặng; đô ti Chu Kiệt bị quân Việt bắt, và tiên phong Hoàng Thành bị tử trận. Trần Trí phải rút tàn quân về thành Nghệ An cố thủ. Trận Độ Gia Từ sau các trận Bồ Đằng, Trà Lưu, Khả Lưu, thanh thế của Lê Lợi nổi mạnh, các lực lượng khởi nghĩa của người Việt ở Nghệ An đều xin theo. Nhiều châu, huyện được giải phóng thêm. Cả Cẩm Quý, người Việt làm tri phủ cho quân Minh ở phủ Ngọc Ma cũng xin quy thuận. Quân Việt áp sát thành Nghệ An, đưa thành này vào thế bị cô lập. Quân Minh từ thành Nghệ An đánh ra vài lần đều thất bại, đành cố thủ bên trong. Đầu năm 1425, Quân Minh từ thành Đông Quan do Lý An chỉ huy đi đường biển vào chi viện cho mặt trận Nghệ An. Quân Trần Trí từ trong thành đánh ra. Quân Việt dụ đối phương đến cửa sông Độ Gia và dùng chiến thuật phục kích đánh bại. Trần Trí chạy về Đông Quan. Lý An ở lại cố thủ thành Nghệ An. Trận Diễn Châu Tháng 6 năm 1425, Lê Lợi sai Đinh Lễ đem quân đánh thành Diễn Châu. Thành này là trị sở của châu Diễn (gồm các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành ngày nay). Quân Minh cố thủ trong thành. Quân Minh ở
- Thanh Hóa điều 300 thuyền lương do đô ti Trương Hùng chỉ huy vào tiếp tế cho thành Diễn Châu, nhưng rơi vào ổ phục kích của quân Đinh Lễ ngay tại ngoài thành. Quân Minh bị mất nhiều thuyền bè và lương thực, lại thêm trên 300 binh sĩ bị tử trận tại chỗ. Trương Hùng bỏ chạy về Thanh Hóa. Quân Việt tiếp tục vây hãm thành. Kết quả Dùng lối đánh bao vây và mai phục, chỉ trong vài tháng, quân Việt đã giành được những thắng lợi quan trọng, giải phóng các miền Nghệ An, đưa các thành Nghệ An và Diễn Châu vào thế bị cô lập. Nghệ An trở thành căn cứ quan trong, bàn đạp lợi hại để giải phóng các vùng khác của đất nước, trước hết là Thanh Hóa và Tân Bình-Thuận Hóa. Quân Minh chỉ còn giữ được mấy thành ở đây, nhưng bị chia cắt và cô lập hoàn toàn, không ứng cứu được cho nhau. Ý nghĩa Chiến dịch giải phóng Nghệ An của quân Lam Sơn thành công đã làm thay đổi cục diện chiến tranh Minh-Việt tại Việt Nam. Giải phóng được cả miền rộng lớn từ Thanh Hóa vào Nam, nghĩa quân Lam Sơn phát triển mạnh cả về lực lượng và kinh nghiệm chiến đấu, có điều kiện tiến hành tổng tấn công ra miền Bắc. 4.Giải phóng Đông Quan Chiến thắng Tốt Động, Chúc Động Tháng 8 năm 1426, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến. Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lê Triện ra phía Tây bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc; Đinh Lễ, Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan. Lê Triện tiến đến gần Đông Quan gặp Trần Trí kéo ra, liền đánh bại Trí. Nghe tin viện binh nhà Minh ở Vân Nam sắp sang, Triện chia quân cho Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả ra chặn quân Vân Nam, còn Triện và Đỗ Bí hợp với quân Đinh Lễ, Nguyễn Xí đánh Đông Quan. Quân Vân Nam do Vương An Lão chỉ huy kéo sang. Phạm Văn Xảo phá tan viện binh Vân Nam. An Lão chạy về cố thủ ở thành Tam Giang. Trần Trí thấy mất viện binh bèn cầu viện Lý An ở Nghệ An. Lý An và Phương
- Chính để Thái Phúc ở lại giữ thành Nghệ An, mang quân vượt biển ra cứu Đông Quan. Quân Lam Sơn định đón đường ngăn chặn nhưng không được. Lê Lợi liền giao cho Lê Văn An, Lê Văn Linh vây thành, còn mình kéo đại quân ra bắc. Vua Minh sai Vương Thông, Mã Anh mang quân sang tiếp viện. Thông hợp với quân ở Đông Quan được 10 vạn, chia cho Phương Chính, Mã Kỳ. Lê Triện, Đỗ Bí đánh bại Mã Kỳ ở Từ Liêm, lại đánh luôn cánh quân của Chính. Cả hai tướng thua chạy, về nhập với quân Vương Thông ở Cổ Sở. Lê Triện lại tiến đánh Vương Thông, nhưng Thông đã phòng bị, Triện bị thua phải rút về Cao Bộ, sai người cầu cứu Nguyễn Xí. Trận Tốt Động - Chúc Động là trận đánh diễn ra trong các ngày 5-7 tháng 11 năm 1426, giữa nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với quân nhà Minh đóng ở Đông Quan (tức là Thăng Long, Hà Nội). Đây là một chiến thắng quân sự lớn của nghĩa quân Lam Sơn và được nhắc đến trong Bình Ngô đại cáo. Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm; Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm Địa điểm Địa điểm diễn ra là tại hai nơi, cách nhau khoảng 6-7 km, đều thuộc địa bàn huyện Chương Mỹ Hà Nội ngày nay là: Tốt Động còn gọi là Tụy Động (nay là xã Tốt Động), tại đây nghĩa quân Lam Sơn phục binh chặn đánh cánh tiên phong của quân Minh ở Đông Quan Chúc Động còn gọi là Ninh Kiều (nay là thị trấn Chúc Sơn), là nơi quân Lam Sơn mai phục chặn đánh hậu quân của quân Minh từ Đông Quan kéo ra. Bối cảnh Sau 8 năm khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn ngày càng trở nên vững mạnh, chiếm lại được vùng đất rộng lớn từ Thanh Hóa trở vào đến Tân Bình, Thuận Hóa (Thừa Thiên-Huế ngày nay), đang chuyển hướng tấn công ra Bắc. Tháng 8 năm 1426, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến. Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lê Triện ra phía Tây bắc, Lưu
- Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc; Đinh Lễ, Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan. Quân Lam Sơn liên tiếp thắng trận, đẩy dần quân Minh vào thế phòng ngự bị động, buộc đối phương phải co cụm về bảo vệ Đông Quan. Viện binh nhà Minh Nhà Minh đã phải cử Vương Thông dẫn hơn 50 nghìn quân sang tăng viện cho Đông Quan. Tạo cho Đông Quan thành cứ điểm tập trung hơn 100 nghìn quân Minh, giành ưu thế về binh lực để mở các cuộc tiến công lớn ra vùng ngoại vi Đông Quan, hòng giành lại thế chủ động chiến lược. Ngày 5 tháng 11 năm 1426, Vương Thông tập trung hơn 90 nghìn quân tiến theo hướng Nam và Tây Nam, nhằm đánh các cánh quân Lam Sơn của các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Đinh Lễ... Trận mở màn Vương Thông chia 10 vạn quân Minh ở Đông Quan thành 3 cánh quân lần lượt kéo ra khỏi thành, tiến về hướng Tây Nam hướng tới Ninh Kiều nơi có đạo quân của Phạm Văn Xảo, Lý Triện. Một cánh do chính Vương Thông chỉ huy, một cánh do Phương Chính và Lý An chỉ huy, cánh còn lại do Sơn Thọ cùng Mã Kỳ chỉ huy. Cánh quân của Vương Thông kéo đến đóng tại bến đò trên sông Đáy ở làng Cổ Sở, làm cầu phao qua sông. Cánh quân của Phương Chính kéo đến Sa Đôi (đò Đôi) trên sông Nhuệ đóng đồn. Sơn Thọ kéo theo đường qua làng Nhân Mục (cống Mọc trên sông Tô Lịch) đến đóng đồn tại cầu Thanh Oai bắc qua sông cổ Đỗ Động. Cánh quân Minh do Sơn Thọ chỉ huy bị rơi vào trận địa mai phục của quân Lam Sơn bố trí ở cánh đồng Cổ Lãm (Thanh Oai) ngày 5 tháng 11, bị thiệt hại nên rút lui về tụ tập với Vương Thông. Cánh quân của Phương Chính thấy quân Lam Sơn tiến đánh, cũng rút về theo Vương Thông. Diễn biến Tối ngày 5 tháng 11, Vương Thông lập kế hoạch mới, gộp quân của Sơn Thọ và Phương Chính với quân của mình thành một khối đánh xuống Ninh Kiều. Ngày 6 tháng 11, quân Minh tới nơi thì quân Lam Sơn đã rút lui về Cao Bộ. Vương Thông quyết định chia quân thành 2 cánh để từ Ninh Kiều đến đánh Cao Bộ. Một cánh đi qua Chúc Động và Tốt Động để đánh
- vào lưng đối phương. Một cánh nữa và là cánh chủ lực do đích thân Vương Thông chỉ huy đi tới Chúc Động rồi tới phía Bắc Cao Bộ, đánh vào chính diễn của đối phương. Theo kế hoạch, cánh quân đánh tập hậu khi đã sẵn sàng thì nổ pháo hiệu để cả hai cánh quân đồng loạt đánh vào tiêu diệt quân Lam Sơn. Nắm được ý đồ của đối phương (bắt và tra hỏi được trinh sát của quân Minh), quân Lam Sơn được tăng viện của cánh quân do Đinh Lễ và Nguyễn Xí chỉ huy đã bố trí hai trận mai phục ở Chúc Động và Tốt Động. Đêm đến, quân Lam Sơn chủ động nổ súng. Cánh quân Minh do Vương Thông chỉ huy lúc đó đi đến Tốt Động tưởng pháo lệnh như đã hẹn nên vội vã tiến lên, bị quân Lam Sơn mai phục ập lại đánh cho tan tác. Trong khi đó, chỉ huy cánh quân Minh đánh tập hậu khi thấy có pháo hiệu đáng lẽ phải do mình thực hiện đã nghi ngờ và cử quân đi trinh sát, nhưng thấy Cao Bộ vẫn yên ắng nên cũng không phản ứng gì. Đến khi nhận được tin rằng cánh quân của Vương Thông bị tập kích ở Tốt Động và đã tháo chạy, thì cánh quân tập hậu mới vội vàng rút chạy về hướng Chúc Động. Tại Chúc Động, cả cánh quân tập hậu lẫn hậu quân của cánh Vương Thông lại bị quân Lam Sơn mai phục đổ ra đánh tiếp. Ninh Kiều - cầu bắc qua sông Ninh Giang - bị quân Lam Sơn chặt đứt. Kết quả 5 vạn quân Minh bị tiêu diệt, 1 vạn quân Minh bị bắt sống. Một lực lượng lớn tháo chạy qua sông Ninh Giang bị chết đuối nhiều đến mức "làm nghẽn cả khúc sông Ninh Giang". Các chỉ huy của quân Minh là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết tại trận. Ngay Vương Thông cũng bị thương. Kết cục của trận Tốt Động-Chúc Động đã làm phá sản kế hoạch phản công của Vương Thông đồng thời tạo ra lợi thế cho nghĩa quân Lam Sơn buộc quân Minh phải rút về cố thủ và chấp nhận đàm phán. Do mất rất nhiều vũ khí trong trận này, quân Minh buộc phải tìm cách chế tạo vũ khí. Trong khi đó, quân Lam Sơn có thêm rất nhiều vũ khí và có thể đã tiếp thu thêm công nghệ chế tạo súng của quân Minh. Đây là trận quyết chiến, một trong những thắng lợi quyết định toàn cục của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trận đánh này đánh dấu bước chuyển quan trọng về thế của nghĩa quân: từ phòng ngự bị động sang chủ động tiến công lực lượng chủ lực của quân Minh.
- (Nguồn: QuansuVN)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lam Sơn Thực Lục
0 p | 329 | 102
-
Khởi nghĩa Lam Sơn 1
6 p | 336 | 50
-
Việt sử giai thoại - Tập 5: 62 giai thoại thời Lê Sơ - Nguyễn Khắc Thuần
141 p | 190 | 42
-
Khởi nghĩa Lam Sơn 2
8 p | 167 | 22
-
Tranh vẽ về lịch sử Việt Nam (Bộ dày): Tập 7 - Khởi nghĩa Lam Sơn
314 p | 90 | 20
-
Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Lam Sơn Thực Lục
0 p | 148 | 20
-
Tập bài giảng về lịch sử Việt Nam thời Lê Sơ - ĐH KHXH&NV TP.HCM
0 p | 157 | 18
-
Chi Lăng - Xương Giang 1427 - trận quyết chiến chiến lược trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
6 p | 130 | 10
-
lam sơn thực lục - nxb khoa học xã hội
38 p | 59 | 7
-
Về một vài địa danh gắn với Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa
5 p | 95 | 7
-
Điều chưa biết về Khởi nghĩa Lam Sơn 1
5 p | 114 | 5
-
Những dạng thức của truyền thuyết về Lê Lợi trên đất xứ Thanh
6 p | 44 | 5
-
Mùa xuân, năm Thân và bước đi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
7 p | 34 | 5
-
Tư tưởng thân dân trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn
7 p | 55 | 4
-
Tạp chí Xưa và Nay: Số 436/2013
40 p | 14 | 4
-
Dung hợp dân tộc, tôn giáo trong cuộc khởi nghĩa Võ Trứ và Trần Cao Vân những năm cuối thế kỷ XIX
8 p | 45 | 3
-
Lam Sơn thực lục (Truyện Lê Thái Tổ khởi nghĩa ở Lam Sơn)
91 p | 27 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn