intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khối u ngân hàng bị bưng bít vì... Luật

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

78
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quy định hiện nay không cho phép có ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán của các tổ chức tín dụng. Đây là lý do khiến có những khoản mục, công ty kiểm toán và các ngân hàng không thể thống nhất được cách hạch toán, nhưng kiểm toán vẫn phải chấp nhận và không để ngoại trừ. Đây cũng là lý do khiến NĐT bên ngoài vẫn chỉ thấy một bức tranh đẹp, bất chấp những nguy cơ thâm hụt tài chính đang hiện hữu của nhiều ngân hàng. Khúc mắc người hành nghề Phó tổng giám đốc một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khối u ngân hàng bị bưng bít vì... Luật

  1. Khối u ngân hàng bị bưng bít vì... Luật Quy định hiện nay không cho phép có ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán của các tổ chức tín dụng. Đây là lý do khiến có những khoản mục, công ty kiểm toán và các ngân hàng không thể thống nhất được cách hạch toán, nhưng kiểm toán vẫn phải chấp nhận và không để ngoại trừ. Đây cũng là lý do khiến NĐT bên ngoài vẫn chỉ thấy một bức tranh đẹp, bất chấp những nguy cơ thâm hụt tài chính đang hiện hữu của nhiều ngân hàng. Khúc mắc người hành nghề Phó tổng giám đốc một công ty kiểm toán cho biết, là người hành nghề lâu năm trong lĩnh vực kiểm toán, ông rất bức xúc khi có những điểm trong báo cáo tài chính của ngân hàng đã không được làm rõ, không được phản ánh đúng bản chất cuối cùng của nó, nhưng kiểm toán vẫn phải cho qua. Theo ông, không phải kiểm toán viên không biết sợ trước những rủi ro mà họ có thể gặp phải khi ký vào những báo cáo tài chính ấy, mà họ buộc phải hoàn tất một hợp đồng kiểm toán để giữ chân khách hàng khi quy định không cho phép có khoản ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán tổ chức tín dụng. Ở khía cạnh tích cực, quy định này sẽ buộc các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm chỉnh quy định chế độ hạch toán, kế toán để khi kiểm toán vào cuộc, báo cáo tài chính sau kiểm toán phải thực sự “sạch”. Nhưng trên thực tế thì không phải tổ chức tín dụng nào cũng sạch như vậy. Các công ty kiểm toán chỉ là đơn vị cung cấp dịch vụ và nếu không thích, ngân hàng có thể thay thế bằng một đơn vị kiểm toán khác. Trong không ít trường hợp, báo cáo tài chính lập ra với các khoản mục tài sản, kết quả kinh doanh… thể hiện rõ ý chí, mong muốn của các ông chủ,
  2. người điều hành tổ chức tín dụng. Nhiệm vụ của kiểm toán trong các trường hợp này là hỗ trợ tổ chức tín dụng làm báo cáo tài chính chuẩn trong phạm vi chấp nhận được của các ông chủ, chứ không phải là tuân thủ tuyệt đối các quy định kiểm toán. Điều này có nghĩa, nếu chẳng may báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng phát sinh những khoản mà kiểm toán không thể truy đến cùng thực trạng tài sản đó ra sao, nhưng cũng không thể đàm phán với tổ chức tín dụng về cách hạch toán nào khác phù hợp hơn, thì cuối cùng vẫn phải chấp nhận cho qua. “Đây là quy chế vô lý nhất mà chúng tôi gặp phải trong kiểm toán cho nhóm ngân hàng, công ty tài chính… Không được có ngoại trừ, nhưng đâu phải vấn đề nào kiểm toán và ngân hàng, công ty tài chính cũng thống nhất được với nhau. Ở góc độ chuyên môn, tôi xin nói thẳng là, có những khoản, thậm chí chúng tôi tin là ngân hàng đã mất rồi nhưng họ vẫn cố tính lờ đi. Kiểm toán vào cuộc, hạch toán cách nào cho phù hợp. Trong khi đó, nếu cố tình để ngoại trừ, thì báo cáo kiểm toán sẽ lại bị làm lại, còn chúng tôi bị mất khách hàng”, một kiểm toán viên trần tình. Những hệ lụy Phó tổng giám đốc công ty kiểm toán nói trên cho biết, ông đã tham gia kiểm toán nhiều ngân hàng và thực tế, không ít ngân hàng có bản chất tài sản xấu rất nhiều, vốn chủ đã bị hao hụt lớn…, nhưng vẫn báo lãi trong kết quả kinh doanh các năm gần đây, báo cáo tài chính vẫn đẹp. Theo vị này, vì không được có ngoại trừ, nên không ít ngân hàng đã tìm cách thỏa hiệp với kiểm toán để đưa ra lời nhận xét “sạch” trong báo cáo kiểm toán. Để cụ thể hơn những điểm “đen” mà ngân hàng thường hay “lách”, vị này đưa ra một số ví dụ. Công ty X là đơn vị có liên quan (gián tiếp) đến cổ đông A của Ngân hàng B. Khi B tăng vốn, X phát hành trái phiếu để B mua, rồi số tiền thu được từ trái phiếu này được chuyển đến A để mua cổ phiếu phát hành thêm. A sử dụng số
  3. cổ phiếu sau phát hành đem cầm cố tại chính Ngân hàng B, lấy tiền đi làm việc khác. Cuối cùng, về bản chất, cổ đông A không góp thêm đồng tiền nào vào Ngân hàng B, nhưng lại được tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu, có tiền để đi đầu tư lĩnh vực khác. “Đây là tình trạng rất phổ biến tại khối ngân hàng. Nhiều trường hợp, kiểm toán biết nhưng đành phải thỏa hiệp cho qua”, vị phó giám đốc trên nói. Trường hợp khác, ngân hàng chuyển tiền cho một CTCK, công ty quản lý quỹ trực thuộc (sở hữu 11% vốn điều lệ, nhưng chi phối về mặt quản trị) vay thông qua hình thức mua trái phiếu phát hành thêm của công ty thành viên trên. Số tiền này sau đó lại được CTCK, công ty quản lý quỹ đem cho vay, đầu tư theo chỉ định của ngân hàng, trong đó không ít trường hợp là cho chính các đối tượng có liên quan đến ngân hàng vay. Nếu truy đến cùng dòng tiền thì sẽ thấy, bản chất các khoản tín dụng này là các khoản đầu tư vượt hạn mức hay cho vay các đối tượng có liên quan, nhưng cuối cùng vẫn được ngân hàng “lách” thành công. Một hiện tượng phổ biến hơn trong thời gian gần đây là hạch toán sai các khoản nợ, khoản đầu tư. Báo cáo tài chính một số DN niêm yết cho thấy, có những khoản nợ mà DN không có khả năng hoàn trả, tài sản đảm bảo có thị giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị lúc vay (nhất là trong các DN ngành hàng hải), nhưng ngân hàng vẫn cho phép kéo dài thời gian trả nợ, hạch toán dưới dạng nợ đạt chuẩn, trong khi về bản chất, DN thậm chí chỉ chờ ngày bị tuyên phá sản. Hay có những khoản đầu tư mà ngân hàng tham gia góp vốn, mua cổ phần, dù DN được đầu tư làm ăn thua lỗ, giá cổ phiếu giảm, nhưng do hạch toán vào các khoản đầu tư dài hạn, nên ngân hàng cũng không trích lập dự phòng đầy đủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2