intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khủng hoảng sự nghiệp - làm gì để vượt qua?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

136
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dù đang có một công việc ổn định nhưng bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn khiến bản thân bức bối và mệt mỏi. Đó có thể là do bạn đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng trong sự nghiệp. Phải làm gì để vượt qua đây? Có thể bạn đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng trong sự nghiệp... (Ảnh minh họa) Trước tiên, để xác định chắc chắn bạn có gặp khủng hoảng trong sự nghiệp hay không, hãy trả lời Đúng – Sai với bài trắc nghiệm ngắn sau: - Đôi khi bạn gọi điện tới cơ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khủng hoảng sự nghiệp - làm gì để vượt qua?

  1. Khủng hoảng sự nghiệp - làm gì để vượt qua? Dù đang có một công việc ổn định nhưng bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn khiến bản thân bức bối và mệt mỏi. Đó có thể là do bạn đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng trong sự nghiệp. Phải làm gì để vượt qua đây? Có thể bạn đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng trong sự nghiệp... (Ảnh minh họa) Trước tiên, để xác định chắc chắn bạn có gặp khủng hoảng trong sự nghiệp hay không, hãy trả lời Đúng – Sai với bài trắc nghiệm ngắn sau:
  2. - Đôi khi bạn gọi điện tới cơ quan báo nghỉ ốm vì không thể đối mặt với những gì phải làm trong công việc - Bạn cảm thấy cô độc trong công việc hiện tại và đổ lỗi cho bản thân vì sự không phù hợp - Bạn nhận thấy công ty bạn làm việc cũng giống như đồng nghiệp xung quanh, đều không có đạo đức nghề nghiệp - Bạn thường tưởng tượng về những lĩnh vực bạn cảm thấy có hứng thú làm việc Nếu trả lời Đúng với các câu trên, bạn đang rơi vào giai đoạn khó khăn. Đó chỉ là một số ví dụ thể hiện những rắc rối trong sự nghiệp, chuyên gia sự nghiệp và người trị liệu bằng phương pháp tâm lí Kathy Caprino, cho biết. Caprino là tác giả cuốn sách Hướng dẫn phụ nữ hướng tới cuộc sống của cảm xúc, sức mạnh và mục đích, một cuốn sách giúp những người phụ nữ đi làm xác định và vượt qua 12 khủng hoảng trong sự nghiệp. Bà nói rằng những khủng hoảng này tác động tới cả nam và nữ, những người không hài lòng với một hoặc nhiều khía cạnh trong sự nghiệp hoặc xác định nghề nghiệp của mình. Một số dấu hiệu khác của sự khủng hoảng là là cố gắng để chiến thắng trong một cuộc cạnh tranh khốc liệt, những khó khăn về tài chính, thất bại trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng, trải qua những vấn đề về sức khỏe. Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, bạn cần thay đổi trong công việc hiện tại và thậm chí là “nhảy việc”. Caprino gợi ý 6 bước đơn giản sau đây để đối mặt với bất cứ khủng hoảng sự nghiệp nào:
  3. Bạn cần thay đổi trong công việc hiện tại và thậm chí là “nhảy việc”... (Ảnh minh họa) Bước 1: Xác định điều phải thay đổi trong công việc của bạn. Đánh giá tất cả những công việc bạn từng làm. Bạn yêu gì và ghét gì ở chúng? Bước 2: Vượt qua những trở ngại tạo nên sự khủng hoảng của bạn và làm việc để chống lại những quan điểm mâu thuẫn và để những rắc rối này không ảnh hưởng tới công việc tiếp theo của bạn. Bước 3: Liệt kê những kĩ năng bạn thích sử dụng và áp dụng bất cứ ở đâu có thể. Sử dụng những kĩ năng này theo cách mới mới có thể tạo cho bạn sự tự tin, sức mạnh và quyền lực cần thiết để vượt qua khủng hoảng.
  4. Bước 4: Khám phá giấc mơ và những sự lựa chọn nghề nghiệp thông qua nghiên cứu. Điều gì có thể khiến tình hình thay đổi? Tham gia khóa học hay “nhảy việc”? Hãy thực tế về nhu cầu, giá trị và ưu tiên của bạn. Bước 5: Xác định danh sách 3 con đường nghề nghiệp đầy triển vọng nhất và khám phá chúng một cách chi tiết hơn. Bước 6: Sáng tạo một kế hoạch thông minh và một thời gian biểu phù hợp để nghiên cứu, xác định, chuyển đổi và thực hiện thay đổi nghề nghiệp của bạn. Một kế hoạch thông minh phải “chi tiết, có thể đánh giá, có thể đạt được, thực tế và kịp thời”, Caprino nói. “Tất cả những yếu tố đó phải thể hiện trong kế hoạch để tạo sự hiệu quả. Nếu có những khó khăn về tài chính, chúng ta thường ngại thay đổi. Do đó, một lời khuyên là hãy tìm cho mình một tư vấn tài chính, người có thể vạch ra kế hoạch tài chính cho phép bạn tiết kiệm tiền bạc cho việc đầu tư và giáo dục hay thay đổi công việc. Nếu không thay đổi, bạn sẽ càng mắc kẹt giữa những điều khiến mình khủng hoảng.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2