intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lãnh đạo làm gì để tránh tự thỏa mãn

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

145
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lãnh đạo làm gì để tránh tự thỏa mãn Các lãnh đạo sau khi đạt được một số thành công nhất định với doanh nghiệp dễ rơi vào trạng thái hài lòng với chính mình. Họ cần tự vấn nhiều hơn để tiếp tục phát triển khả năng lãnh đạo. Là lãnh đạo và quản lý - người chịu trách nhiệm cho kết quả làm việc của người khác - bạn đã thực hiện đúng vai trò cần thiết của mình hay chưa? Bạn có phát huy được tối đa những đóng góp của cấp dưới và của cả những người không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lãnh đạo làm gì để tránh tự thỏa mãn

  1. Lãnh đạo làm gì để tránh tự thỏa mãn Các lãnh đạo sau khi đạt được một số thành công nhất định với doanh nghiệp dễ rơi vào trạng thái hài lòng với chính mình. Họ cần tự vấn nhiều hơn để tiếp tục phát triển khả năng lãnh đạo. Là lãnh đạo và quản lý - người chịu trách nhiệm cho kết quả làm việc của người khác - bạn đã thực hiện đúng vai trò cần thiết của mình hay chưa? Bạn có phát huy được tối đa những đóng góp của cấp dưới và của cả những người không thuộc phạm vi quản lý của bạn không? Bạn có đáp ứng được đầy đủ các kỳ vọng ngày một nâng cao của công ty và khách hàng không? Điều quan trọng không kém là: bạn có thực hiện được những kỳ vọng của chính mình không? Bạn muốn làm thế nào để trau dồi bản thân? Bạn có đủ khả năng để đạt được những mong mỏi của mình
  2. không? Bạn có sẵn sàng gánh vác thêm nhiều trách nhiệm nữa không? Đó là những câu hỏi tối quan trọng mà tất cả các lãnh đạo đều phải đặt ra nếu muốn phát huy tối đa hiệu quả vai trò của mình. Tại sao? Tính tổng cộng, cả hai chúng tôi đã bỏ ra 60 năm để nghiên cứu và thực hành quản lý, và đây là một quan sát đáng ngại mà chúng tôi thường xuyên gặp: phần lớn các nhà quản lý đều chỉ phát triển và trưởng thành tới một ngưỡng nào đó rồi dừng lại, bởi họ đã đạt tới "Lãnh địa của sự Vừa đủ". Có lẽ ban đầu, ở vị trí quản lý mới, họ cũng rất nỗ lực; nhưng rồi họ nhanh chóng thông thuộc đường đi lối lại ở công ty, biết cách xử trí những vấn đề thường gặp, và rồi họ bắt đầu cảm thấy thoải mái. Nhưng không may là họ đã nhầm lẫn sự thoải mái với năng lực thực sự. Họ chỉ tự hỏi: "Mình có đủ năng
  3. lực không?"; trong khi đúng ra, câu hỏi họ cần đặt ra là: "Năng lực của mình có được phát huy tới mức cần thiết và theo đúng mong muốn của mình hay không?" Nếu câu trả lời của bạn đối với câu hỏi thứ hai không phải là lời khẳng định chắc chắn: "Có!", thì chúng tôi hy vọng bạn sẽ cùng theo dõi những trình bày của chúng tôi sau đây về các yêu cầu cần có của một người lãnh đạo giỏi - người lãnh đạo mà bạn muốn và cần phải trở thành. Cụ thể, chúng tôi sẽ đi sâu vào ba vấn đề chính: Những yêu cầu cần có để trở thành một lãnh đạo giỏi là gì. Đó là một hành trình học hỏi và trau dồi bản thân gian nan mà độ dài của nó được tính bằng năm chứ không bằng tuần hay tháng. Sở dĩ nói gian nan là vì phần lớn những gì bạn học hỏi được đều sẽ đến từ kinh nghiệm của chính bản thân bạn, vì thế mà đôi khi bạn phải trả một giá khá đắt.
  4. Những lãnh đạo hiệu quả thực sự làm gì. Bạn sẽ không thể học hỏi được gì nếu không biết mình cần đi tới đâu. Bạn nên có các mốc "điểm chuẩn" để đánh giá bản thân. Ở đây, chúng tôi tập trung vào "3 yêu cầu": Quản lý bản thân, Quản lý mạng lưới, và Quản lý cấp dưới. Đây là ba yếu tố mà theo quan sát của chúng tôi, các nhà quản lý thường không đạt yêu cầu; song chúng lại là những con đường cơ bản nhất giúp họ thực hiện được nhiệm vụ trọng tâm của mình là gây ảnh hưởng tới người khác. "3 yêu cầu" chính là trái tim của công tác quản lý và lãnh đạo, là một khung định hướng hành động bao quát mọi yếu tố cần thiết để trở thành một lãnh đạo giỏi. Bạn đánh giá vị trí hiện tại của mình như thế nào. Hiểu rõ về cuộc hành trình và biết việc làm của những lãnh đạo giỏi thôi chưa đủ. Câu hỏi thực sự là đây: bạn làm thế nào để tiến bước trên hành trình của chính mình? Câu trả lời nghe chừng đơn giản, nhưng
  5. việc thực hiện lại rất khó. Trước khi bước xa hơn, bạn phải hiểu rõ mình đang đứng ở đâu. Để đánh giá bản thân không chỉ một lần mà thường xuyên, bạn phải trau dồi những kỹ năng và các thói quen cá nhân như tự đánh giá bản thân một cách trung thực, khả năng thừa nhận và học hỏi từ các sai lầm, và thái độ sẵn sàng chủ động tìm kiếm và hấp thu những ý kiến phản hồi chân thành. Cả ba vấn đề nêu trên đều là những thách thức lớn đối với người lãnh đạo ở bất kỳ cấp bậc nào nếu họ mong muốn tiến xa hơn trên hành trình của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2