intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án: Nghiên cứu phát triển du lịch thể thao thành phố Đà Lạt đến năm 2020 theo hướng bền vững

Chia sẻ: Hetiheti Hetiheti | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

348
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển du lịch thể thao thành phố Đà Lạt đến năm 2020 theo hướng bền vững, xây dựng và đánh giá 02 tour du lịch thể thao thử nghiệm theo mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án: Nghiên cứu phát triển du lịch thể thao thành phố Đà Lạt đến năm 2020 theo hướng bền vững

  1. 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Đặt vấn đề Du lịch thể  thao (DLTT) đang là một nhu cầu không thể  thiếu đối với   các  đối  tượng  khách du lịch.   Đối với  Việt  Nam,  những năm  gần  đây,  DLTT cũng đã bắt đầu phát triển  ở  một số  khu vực, từng bước khẳng  định vai trò là ngành kinh tế động lực của cả nước.  Thành phố Đà Lạt cũng không nằm ngoài xu thế đó, la môt vung đât cao ̀ ̣ ̀ ́   nguyên được thiên nhiên ưu đai, v ̃ ới lợi thế  về địa hình và khí hậu, sự đa  ̣ dang vê tai nguyên thiên nhiên va s ̀ ̀ ̀ ự đôc đao vê ban săc văn hoa, Đà L ̣ ́ ̀ ̉ ́ ́ ạt có  tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình du lịch gắn với thể thao, giải trí,   mạo hiểm,…. Tuy nhiên, thực tế  cho thấy trong giai đoạn vừa qua, loại  hình du lịch này còn chưa phát triển, các sản phẩm DLTT chưa thật sự rõ  nét, còn đơn điệu và thiếu hấp dẫn đối với du khách. Một trong những  nguyên nhân cơ  bản của tình trạng trên là cho đến nay chưa có một công  trình nghiên cứu khoa học nào tạo tiền đề  cho việc đẩy mạnh sự  phát  triển các sản phẩm DLTT địa phương.  Trong xu hướng hội nhập quốc tế, định hướng phát triển các loại hình   DLTT nhằm triển khai thực hiện kế  hoạch chiến lược phát triển du lịch   Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm  Đồng, việc đánh giá thực trạng hoạt động DLTT của thành phố  Đà Lạt,  tạo tiền đề  cho việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm DLTT tại địa   phương đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của du khách, là thật sự cần thiết.  Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển du   lịch thê thao thành ph ̉ ố Đà Lạt đến năm 2020 theo hướng bền vững”. Mục đích của đề  tài:  Nghiên cứu đề  xuất hệ  thống các giải pháp  phát triển DLTT thành phố  Đà Lạt đến năm 2020 theo hướng bền vững,   xây dựng và đánh giá 02 tour DLTT thử nghiệm theo mô hình chất lượng  dịch vụ SERVPERF. Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu 1: Đánh giá tiềm năng và thực trạng DLTT thành phố Đà Lạt. Mục tiêu 2: Đề  xuất các giải pháp phát triển DLTT thành phố  Đà Lạt  đến năm 2020 theo hướng bền vững.  Mục tiêu 3: Xây dựng và đánh giá chất lượng 02 tour DLTT thử nghiệm   tại thành phố Đà Lạt theo mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF. 2. Những đóng góp mới của luận án ­  Luận án đã tiến hành phân tích, đánh giá các yếu tố  tiềm năng và  thực trạng của DLTT thành phố Đà Lạt; đánh giá thực trạng đáp ứng nhu  cầu của du khách của các hoạt động DLTT tại thành phố  Đà Lạt; phân  
  2. 2 tích ma trận SWOT nhằm nhận diện các điểm mạnh, điểm hạn chế, cơ  hội và thách thức của hoạt động DLTT thành phố Đà Lạt. ­  Đề xuất hệ  thống gồm 07 nhóm giải pháp phát triển DLTT thành   phố Đà Lạt theo hướng bền vững.  ­  Luận án đã đề xuất và xây dựng thang đo chất lượng 02 tour DLTT   thử nghiệm tại Đà Lạt theo mô hình SERVPERF.  3. Cấu trúc của luận án Luận án được trình bày trong 148 trang giấy khổ A4, bao gồm: Đặt vấn   đề:   2   trang;   Chương   1:   Tổng   quan   các   vấn   đề   nghiên   cứu:   53   trang;   Chương   2:   Đối   tượng,   phương   pháp   và   tổ   chức   nghiên   cứu:   4   trang;  Chương 3: Kết quả  nghiên cứu và bàn luận: 85 trang; Kết luận và kiến  nghị: 4 trang. Luận án có 24 bảng, 2 biểu đồ, 2 hoạ  đồ. Luận án sử  dụng  66 tài liệu tham khảo, trong đó có 45 tài liệu tiếng Việt và các trang Web,  21 tài liệu tiếng nước ngoài (Tiếng Anh) và phần phụ lục.  B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Cơ sở lý luận về du lịch và DLTT 1.1.1.1. Khái niệm về du lịch [10] Luật du lịch Việt Nam 2005 quy định tại Khoản 1, Điều 4: “Du lịch là   các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú   thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải   trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.  1.1.1.2. Khái niệm DLTT [39], [42], [44], [46] Theo Hall (1992): “Du lịch thể thao bao gồm hai phân loại là du lịch để   tham gia các hoạt động thể thao và du lịch để xem thi đấu thể thao.”.  Theo Gibson (2006): “Du lịch thể thao cơ bản là du lịch mang nền tảng   giải trí lấy tài sản cá nhân cua c ̉ ộng đồng dân cư  để  tham gia trong các   hoạt động giao duc th ́ ̣ ể chất hoặc thể thao…”.  Theo Joy Standeven and Paul Dehnop (1999):“Du lịch thể thao là tất cả   các hình thức hoạt động chủ  động và bị  động trong thể  thao….vơi hinh ́ ̀   thưc du lich xa nhà, xa khu v ́ ̣ ực làm việc”.  THỂ THAO DU LỊCH Sự tham gia                               Cơ sở hạ tầng
  3. 3 Nguồn: Heather Gibson (2006), Sport tourism – concepts and theories Sơ đồ 1.1. Mô hình cơ bản của DLTT 1.1.1.3. Các loại hình du lịch và DLTT [9], [51] Tổ  chức Du lịch Thế  giới Liên hợp quốc (UNWTO) đã phân loại các  loại hình du lịch chính theo các mục đích cơ bản của thị trường khách bao  gồm: du lịch tham quan, du lịch nghỉ  mát, du lịch chữa bệnh, du lịch vui  chơi giải trí; du lịch thăm thân; du lịch công vụ; du lịch tín ngưỡng,… De Knop năm 1990 đã phân thành 06 hoạt động đa dạng của DLTT:   DLTT hấp dẫn, DLTT giải trí, DLTT trên biển, các tour DLTT, DLTT sự  kiện, DLTT mạo hiểm. Từ  cơ  sở  trên có thể  đưa ra một số  hoạt động  DLTT tại thành phố Đà Lạt như sau: DLTT mạo hiểm:  Du lịch leo núi, Du lịch khám phá các vùng  hoang sơ (đi bộ hoặc kết hợp nhiều phương tiện như xe đạp, mô tô, ô tô),  dù lượn, leo vách đá vượt thác, đua thuyền, lướt ván,  tàu lượn… DLTT giải trí: Du lịch câu cá, chơi golf, đi bộ, đạp xe đạp đôi, cỡi   ngựa,…và các môn truyền thống: bắn cung, bắn nỏ, đi cà kheo.  DLTT sự kiện: xem và tham gia các giải thể thao của tỉnh, ngành,  toàn quốc và quốc tế tại thành phố Đà Lạt. 1.1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLTT Sự phát triển của DLTT chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó các   yếu tố về: tài nguyên du lịch; các dịch vụ cơ bản; lực lượng lao động; và  hoạt động quản lý, đóng vai trò quan trọng. 1.1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản phát triển sản phẩm DLTT ­ Tăng cường các dịch vụ đảm bảo an toàn cho khách ­ Chỉ thỏa mãn nhu cầu của một nhóm nhỏ khách du lịch tại một thời  điểm phù hợp với “sức chứa” của tài nguyên ­ Cần chứa đựng nhiều nhất các giá trị tự nhiên (cảnh quan, sinh thái)  và văn hóa bản địa. 1.1.1.6. Các điều kiện xây dựng sản phẩm DLTT Căn cứ  khái niệm về  sản phẩm du lịch, những yếu tố cơ bản tham gia  vào thành phần một sản phẩm DLTT bao gồm: Kết cấu hạ tầng du lịch;   Tài nguyên du lịch; Cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ và hoạt động quản lý 1.1.2. Du lịch bền vững [8] Phát triển du lịch bền vững: Theo định nghĩa mới của Tổ chức Du lịch   Thế  giới (UNWTO) đưa ra tại hội nghị  về  môi trường và phát triển của  Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992: "Du lịch bền vững là việc phát   triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách  
  4. 4 du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và   tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong   tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên   nhằm thoả  mãn các nhu cầu về  kinh tế, xã hội, thẩm mỹ  của con người   trong khi đó vẫn duy trì được sự  toàn vẹn về  văn hoá, đa dạng về  sinh   học, sự  phát triển của các hệ  sinh thái và các hệ  thống hỗ  trợ  cho cuộc   sống của con người"  Phát triển DLTT bền vững: Từ những khái niệm về du lịch bền vững,  có thể nhận thấy phát triển DLTT, một loại hình du lịch, theo hướng bền   vững là một vấn đề không thể thiếu được trong chiến lược phát triển của   ngành du lịch của mỗi quốc gia.  1.1.3. Động cơ nhu cầu tham gia DLTT: [13], [15], [38], [50] 1.1.3.1. Động cơ tham gia DLTT Các nhà nghiên cứu du lịch Mỹ  McIntosh, Goeldner, và Ritchie nêu ra 5  động cơ  đi du lịch: 1) Động cơ  về  thể  chất như  nghỉ  ngơi, điều dưỡng,  vui chơi, giải trí, tiêu khiển; 2) Động cơ về văn hoá như  khám phá và tìm  hiểu tập quán phong tục, nghệ  thuật văn hoá, di tích lịch sử, tôn giáo tín   ngưỡng…; 3) Động cơ về giao tiếp du lịch để kết bạn, mở rộng mối quan   hệ  xã hội, thăm bạn bè người thân và muốn được những kinh nghiệm,   cảm giác mới lạ, thiết lập các mối quan hệ và củng cố chúng theo hướng   bền vững; 4) Động cơ về sự khẳng định địa vị và kính trọng như khảo sát  khoa học, giao lưu học thuật, tham dự hội nghị, bàn bạc công việc để thực  hiện nguyện vọng thu hút sự chú ý, tôn trọng, thể hiện tài năng và chuyển  giao hiểu biết, kinh nghiệm và khẳng định uy tín cá nhân trong cộng đồng;  5) Động cơ kinh tế khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm kiếm   bạn hàng, cơ hội làm ăn, 1.1.3.2. Nhu cầu tham gia DLTT Nhu cầu tham gia DLTT của du khách là những mong muốn cụ thể của  du khách, cụ  thể, nó bao gồm: nhu cầu thiết yếu, nhu cầu đặc trưng và  nhu cầu bổ sung. ­  Nhu cầu thiết yếu là những nhu cầu về vận chuyển, lưu trú và ăn  uống cần phải được thoả mãn trong chuyến hành trình du lịch. ­  Nhu cầu đặc trưng là những nhu cầu xác định mục đích chính của   chuyến đi, ví dụ nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, thăm viếng, tham   gia hoạt động DLTT,… ­  Nhu cầu bổ  sung là những nhu cầu chưa định hình trước, nó phát  sinh trong chuyến hành trình du lịch như thông tin, tư vấn, mua sắm,… 1.1.4. Cơ  sở  lý luận xây dựng mô hình đánh giá và thang đo chất   lượng sản phẩm DLTT: [36], [48]
  5. 5 Parasuraman (1985) đã xây dựng một công cụ đo lường hỗn hợp, gọi là  SERVQUAL, dùng để  đo lường chất lượng dịch vụ  cảm nhận, bộ  thang   đo   SERVQUAL   chứa   22   cặp   của   các   khoản   mục   đo   theo   thang   điểm   Likert để  đo lường riêng biệt những kỳ  vọng và cảm nhận thực tế  của   khách hàng về chất lượng dịch vụ. Trong đó, phần thứ nhất xác định “kỳ  vọng” của khách hàng đối với dịch vụ  nói chung; phần thứ  hai nhằm xác  định “cảm nhận” của khách hàng đối với việc thực hiện dịch vụ. Cụ thể:   Chất lượng dịch vụ  = Mức độ  cảm nhận – Giá trị  kỳ  vọng.  Đây là  một trong những mô hình được sử  dụng khá phổ  biến để  đánh giá chất  lượng dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.  Mô hình SERVQUAL gồm 10 thành phần: 1) Phương tiện hữu hình; 2)   Sự tin cậy; 3) Sự đáp ứng; 4) Năng lực phục vụ; 5) Tiếp cận; 6) Ân cần;   7) Thông tin; 8) Sự tín nhiệm; 9) An toàn; và 10) Sự thấu hiểu.  Trên   cơ   sở   mô   hình   SERVQUAL   của   Parasuraman,   Corin   và   Taylor  (1992) đã khắc phục và cho ra đời mô hình SERVPERF, một biến thể của   SERVQUAL. Theo mô hình SERVPERF thì: Chất lượng dịch vụ = Mức  độ cảm nhận. Kết luận này đã nhận được sự đồng tình từ các nghiên cứu   của Lee và ctg (2000), Brady và ctg (2002). Bộ thang đo SERVPERF cũng  có 22 biến quan sát, với năm thành phần cơ bản tương tự như phần hỏi về  cảm nhận của khách hàng trong mô hình SERVQUAL, tuy nhiên bỏ  qua  phần hỏi về kỳ vọng, năm thành phần cơ bản, đó là: ­ Tin cậy (reliability): thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù  hợp và đúng thời hạn ngay từ lần đầu tiên. ­ Đáp  ứng  (responsiveness): thể  hiện qua sự  mong muốn, sẵn sàng  của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng. ­ Năng lực phục vụ (assurance): thể  hiện qua trình độ  chuyên môn  và cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng. ­ Sự cảm thông (empathy): thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến từng  cá nhân, khách hàng. ­ Phương tiện hữu hình (tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang  phục của nhân viên, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ.  Sự tin cậy Sự đáp ứng Sự hài lòng của khách hàng Năng lực phục vụ khách hàng Sự cảm thông Phương tiện hữu hình
  6. 6 Nguồn: Parasuraman et al (1985, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ et al, 2003)               Sơ đồ 1.5. Mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF 1.2. Cơ sở thực tiễn liên quan đến luận án [1] 1.2.1. Tổng quan về phát triển DLTT trên thế giới và Việt Nam DLTT ngày càng thu hút được sự quan tâm của du khách trên phạm vi   toàn cầu. Vì thế  DLTT đã và đang là  ưu tiên trong chiến lược/kế  hoạch  phát triển du lịch của nhiều quốc gia. Đối với Việt Nam, việc đẩy mạnh  phát triển DLTT sẽ  đóng vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch nói  riêng, phát triển kinh tế ­ xã hội nói chung. Cụ thể:  ­ Phát triển DLTT góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và  qua đó sẽ làm tăng hơn sức hấp dẫn, sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam,   một trong những điểm yếu hiện nay của du lịch Việt Nam, đặc biệt trong   bối cảnh hội nhập.  ­ Phát triển DLTT góp phần tích cực làm tăng thu nhập du lịch, góp  phần đưa du lịch Việt Nam lên vị  trí tương xứng là ngành kinh tế  mũi   nhọn của đất nước.  ­ DLTT góp phần tích cực vào phát triển cộng đồng thông qua việc  tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương khi tham   gia các hoạt động dịch vụ vốn rất phong phú mà du lịch nói chung, DLTT  nói riêng tạo ra.  1.2.2. Kinh nghiệm phát triển DLTT trên thề giới và Việt Nam [15],  [54], [55], [56], [59], [63], [64] 1.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển DLTT thế giới ­  Mô hình DLTT Hoàng Sơn – Trung Quốc ­  Mô hình DLTT Hàn Quốc ­  Kinh nghiệm phát triển DLTT Malaysia ­  Kinh nghiệm phát triển DLTT Singapore ­  Kinh nghiệm phát triển DLTT Thái Lan ­  Kinh nghiệm phát triển DLTT Australia 1.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển DLTT Việt Nam ­  Phát triển DLTT cộng đồng ở Tiền Giang ­  Phát triển DLTT biển tại Khánh Hòa ­  DLTT tại vường quốc gia Bạch Mã
  7. 7 ­  DLTT tại Bình Thuận 1.2.3. Những bài học vận dụng cho Đà Lạt – Lâm Đồng ­ Việc đẩy mạnh phát triển DLTT ở vùng núi còn góp phần tích cực  vào phát triển cộng đồng, tăng sự tôn trọng của du khách đối với các giá trị  tự nhiên và văn hóa bản địa hướng tới sự phát triển bền vững. ­  DLTT là loại hình du lịch hấp dẫn song cũng đòi hỏi ở nhà tổ chức   là các công ty lữ hành có kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp cao.  ­ Để  xây dựng các sản phẩm DLTT phù hợp với nhu cầu của thị  trường, các doanh nghiệp du lịch  ở  Đà Lạt cần xây dựng và cập nhật  nhiều thông tin về thị trường làm cơ sở cho việc phát triển các sản phẩm  DLTT phù hợp. ­  Vấn đề  đào tạo để  trong một  thời  gian ngắn có được  đội ngũ  HDV/HLV DLTT đáp ứng nhu cầu phát triển loại hình du lịch đặc thù này  là rất quan trọng. ­ Cần các điều tra nghiên cứu có tính khoa học trong việc phát triển  các sản phẩm DLTT..   ­ Cần có được chính sách và môi trường pháp lý phù hợp trong việc   phát triển DLTT. ­ Phát triển các sản phẩm DLTT rất cần các yếu tố bản địa cả về tài   nguyên và dịch vụ của cộng đồng.  ­ Cần phải có nguồn kinh phí đầu tư thường xuyên nhằm sữa chữa và   nâng cấp hệ thống giao thông: đường bộ, hàng không.  1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan Tham khảo các nghiên cứu về phát triển DLTT của các tác giả trong và   ngoài nước, phân tích kết quả  của các nghiên cứu, từ  đó nhận diện rõ  được hệ  thống các giải pháp phát triển DLTT đề  xuất đáp  ứng với các   định hướng, mục đích và phương pháp nghiên cứu khác nhau tùy theo khu   vực, quốc gia, địa phương và loại hình DLTT. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và tiềm  năng, các giải pháp phát triển DLTT. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu về các hoạt động DLTT của 
  8. 8 một số  khu du lịch tại thành phố  Đà Lạt.  Khách thể  nghiên cứu là bao  gồm:  Các chuyên  gia  hoạt động trong lĩnh vực  du lịch, thể  thao; các nhà  lãnh đạo, quản lý của tỉnh Lâm Đồng: Sở văn hóa thể thao và du lịch  Lâm Đồng, Công ty du lịch Đà Lạt, các cơ sở  dịch vụ, các hiệp hội,   các khu du lịch. Số lượng: 40 người (Xem danh sách chi tiết phụ lục   16). Các du khách trong và ngoài nước đến Đà Lạt. Cụ  thể: 400 khách  trong nước và 120 khách quốc tế. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử  dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng  hợp và phân tích các tài liệu; Phương pháp điều tra xã hội học; Phương   pháp thực nghiệm sư  phạm; Phương pháp toán thống kê; Phương pháp  phân tích SWOT. 2.3. Tổ chức nghiên cứu 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu Đề  tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thành phố  Đà Lạt và các vùng  phụ  cận, tổ  chức khảo sát những tour điển hình, các điểm đến tiêu biểu  của loại hình DLTT của một số công ty kinh doanh loại hình DLTT thuộc   địa phận Đà Lạt và các huyện phụ cận Đà Lạt.   2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu Đề tài tiến hành từ  tháng 12/2012 đến 12/2016 gồm 4 giai đoạn cụ  thể  sau:  Giai đoạn 1: Từ tháng 12/2012 đến tháng 03/2013 Giai đoạn 2: Từ tháng 03/2013 đến tháng 04/2014 Giai đoạn 3: Từ tháng 04/2014 đến tháng 12/2015 Giai đoạn 4: Từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2016 2.3.3. Phạm vi nghiên cứu ­  Về  mặt không gian: Triển khai thực hiện nghiên cứu tại các khu  du lịch: Thác Đatanla, Sân Golf Đồi Cù, Hồ  Xuân Hương, Lang Biang,   Thung Lũng Tình Yêu, Hồ  Tuyền Lâm, Đankia – Suối Vàng. Vì đây là  những khu du lịch thường tổ chức nhiều hoạt động thể thao cho du khách  và đáp ứng cho tiêu chí chọn mẫu của nghiên cứu.  ­   Về  mặt thời gian:  Nghiên cứu thực trạng DLTT đến thời điểm  2015 và định hướng phát triển cho tương lai từ 2016 – 2020.  Các khảo sát  được tiến hành thành nhiều đợt, đảm bảo tính đa dạng về thời gian và tính   thời vụ của loại hình du lịch này. 
  9. 9 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đánh giá tiềm năng và thực trạng DLTT của TP Đà Lạt [25], [31] 3.1.1. Đánh giá tiềm năng DLTT thành phố Đà Lạt 3.1.1.1. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên: Vị trí địa lý, Khí hậu, Tài  nguyên nước, Tài nguyên rừng 3.1.1.2. Tiềm năng về tài nguyên nhân văn: Các di tích lịch sử, văn hóa,   Sự kiện lễ hội, Giá trị văn hóa bản địa, Các môn thể thao truyền thống 3.1.1.3. Hệ  thống cơ  sở  vật chất, trang thiết bị  phục vụ  DLTT: Hệ  thống giao thông: đường bộ, hang không, đường sắt; Hệ thống cơ  sở  lưu trú; Hệ thống cơ sở lữ hành – vận chuyển du lịch; Hệ thống công   trình văn hóa, thể thao; Các khu du lịch có tổ chức hoạt động thể thao 3.1.2. Đánh giá thực trạng đáp ứng của DLTT thành phố Đà Lạt đối  với nhu cầu của du khách  3.1.2.1. Bước 1: Lập phiếu khảo sát, tổ chức khảo sát, mô tả mẫu khảo  sát ­  Phiếu khảo sát: bao gồm 02 phần: Phần 1: liên quan đến các thông  tin cá nhân, Phần 2: phần đánh giá của du khách về  thực trạng và tầm  quan trọng đối với các tiêu chí liên quan đến điều kiện DLTT của thành  phố Đà Lạt.  ­   Mẫu khảo sát: Thực hiện khảo sát 520 khách tham gia các hoạt   động DLTT, trong đó: 400 khách trong nước (76.92%), 120 khách nước  ngoài (23.07%). Kết quả  khảo sát thu được, sau khi tiến hành loại số  phiếu trả lời không hợp lệ, là 390 phiếu trả lời đạt độ tin cậy sử dụng để  thống kê, phân tích (84.05%). 3.1.2.2. Bước 2: Mã hóa dữ  liệu, xử  lý số  liệu khảo sát bằng phần  mềm SPSS 11.5  Các yếu tố  về  tài nguyên thiên nhiên được xếp theo thứ  tự  trong   bảng câu hỏi được mã hoá như  sau: NR1, NR2, NR3, NR4. (Viết tắt 2 từ  đầu tiên tiếng Anh)     Các yếu tố  về  khu DLTT xếp theo thứ  tự  trong bảng câu hỏi và  mã hoá như sau: SE1, SE2, SE3, SE4, SE5, SE6, SE7.   Các yếu tố  về các bộ  môn thể  thao tại Đà Lạt được mã hoá xếp  theo thứ  tự  trong bảng câu hỏi như  sau: sp1, sp2, sp3, sp4, sp5, sp6, sp7,   sp8, sp9, sp10, sp11, sp12.   Các yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch  xếp theo 
  10. 10 thứ tự trong bảng câu hỏi mã hoá như sau: LL1, LL2, LL3, LL4.    Các yếu tố  về  môi trường kinh tế, xã hội xếp theo thứ  tự  trong   bảng câu hỏi và mã hoá như sau: Ee1, Ee2, Ee3, Ee4, Ee5, Ee6.   Các yếu tố về công tác tổ chức quản lý xếp theo thứ tự câu hỏi và  mã hóa như sau: TC1, TC2, TC3, TC4, TC5, TC6. 3.1.2.3. Bước 3: Phân tích Cronbach’s Alpha, đánh giá độ  tin cậy bảng  hỏi Đánh giá độ tin cậy của 6 thang đo: các sản phẩm du lịch (SP), tài nguyên  thiên nhiên (NR), Các khu DLTT (SE), cơ  sở  vật chất kỹ thuật (LL), môi  trường kinh tế  – xã hội (Ee) và công tác tổ  chức, quản lý (TC). Phân tích   cho thấy các hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,60 và các hệ số tương   quan biến tổng đều lớn hơn 0,30, nên các biến này có độ  tin cậy cao và  được sử dụng để phân tích. 3.1.2.4. Bước 4: Phân tích thống kê mô tả  kết quả  đánh giá của du  khách  Kết quả đánh giá về mức độ quan trọng của các yếu tố sản phẩm   DLTT cho thấy du khách đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố  của  sản phẩm DLTT rất cao, đó là các yếu tố: Kiến trúc danh lam thắng cảnh,  khí hậu, Hồ Xuân Hương, Địa điểm tổ chức thi đấu thể  thao, Trang thiết  bị, Công tác tuyên truyền, Quảng bá, Trình độ nghiệp vụ của nhân viên du  lịch và đặc biệt là Sự  hiếu khách của người dân địa phương là rất quan  trọng (Trung bình từ 4.01 – 4.28).  Kết quả  đánh giá của du khách về  nhu cầu đối với các sản phẩm  DLTT tại Đà Lạt cho thấy du khách đánh giá rất cao về  mức độ  quan   trọng của một số  môn thể  thao. Các môn đó là: môn thể  thao xe đạp đôi,   môn thể  thao leo núi, các môn thể  thao dân tộc, môn thể  thao leo vách đá  vượt thác và đi bộ  quanh bờ  hồ, leo núi (Trung bình từ  3.30 – 3.81), đặc  biệt việc tổ chức cho du khách xem các sự  kiện, giải đấu TDTT được du  khách đánh giá có mức độ quan trọng rất cao (Trung bình: 4.28).   Kết quả  đánh giá thực trạng các yếu tố  sản phẩm DLTT tại Đà  Lạt cho thấy du khách đánh giá ở mức độ bình thường và kém, riêng yếu  tố khí hậu, Hồ Xuân Hương, Thác Đatanla và mức độ an toàn là tốt (Trung  bình: 3.48 – 4.21). Đối với yếu tố  sản phẩm như: Dịch vụ  chăm sóc sức   khỏe ­ hồi sức sau khi tham gia thể  thao còn rất hạn chế  (Trung bình:  2.12). Các yếu tố: Ý thức bảo vệ  môi trường cũng rất kém (Trung bình:  
  11. 11 2.15).   Đối với  một   số  yếu tố  như:  Tính chuyên  nghiệp trong   tổ   chức  (Trung bình: 2,35), Trình độ  nghiệp vụ  của NV (Trung bình: 2,36), Trang  thiết bị  (Trung bình: 2,58), được đánh giá còn thấp. Đặc biệt, trong thời   gian qua, tại Đà Lạt đã xảy ra một số hiện tượng chặt chém du khách tại   một số  quán ăn, dịch vụ  đặc sản, do đó yếu tố  Sự  hiếu khách cũng chưa   được đánh giá cao (Trung bình: 2,51).  Kết quả đánh giá của du khách về thực trạng khi tham gia một số  môn thể  thao cho thấy tại Đà Lạt còn rất hạn chế  về  môn thể  thao như:   Dù lượn, các môn thể  thao dân tộc, các sự  kiện, giải đấu TDTT còn rất  kém (Trung bình: 1.85 – 2.64) và các môn khác được du khách đánh giá  ở  mức trung bình. 3.1.2.5. Bước 5: Phân tích thống kê, so sánh chênh lệch giữa giá trị trung  bình mức độ quan trọng và thực trạng các sản phẩm DLTT tại Đà Lạt của   du khách theo các tiêu chí   Kết quả  so sánh chênh lệch giữa giá trị  trung bình mức độ  quan  trọng và thực trạng các yếu tố  sản phẩm DLTT tại Đà Lạt cho thấy yếu  tố  như: tài nguyên rừng, mức độ an toàn, vị trí địa lý, sự  an toàn, công tác   an ninh, thái độ  phục vụ  của nhân viên, các khu DLTT như Thác Đatanla,  Hồ Xuân Hương, Thung lũng tình yêu có mức chênh lệch khá nhỏ (0.06 –   0.58). Bên cạnh đó một số  các yếu tố  như: sự  đa dạng các sản phẩm du   lịch, kiến trúc danh lam, thắng cảnh, ý thức bảo vệ  môi trường, sự  hiếu   khách của người dân địa phương, trình độ  nghiệp vụ  của nhân viên du   lịch,  dịch   vụ  chăm   sóc,  phục  hồi   sức  khỏe,  trang  thiết  bị,   tính   chuyên  nghiệp trong tổ chức, thì mức chênh lệch tương đối lớn (1.23 – 1.77).   Kết quả so sánh chênh lệch giữa giá trị trung bình giữa nhu cầu và   thực trạng khi tham gia một số môn DLTT tại Đà Lạt cho thấy việc duy trì   các môn thể thao đạp vịt, leo núi, đi bộ vòng quanh bờ hồ, chèo thuyền cao   su là cần được duy trì và phát huy (0.02 – 0.69). Đối với các môn thể thao  đạp xe đạp đôi, leo vách đá, vượt thác và đánh Golf cần được khai thác,  mở rộng và đầu tư hơn nữa để thu hút du khách chủ yếu là khách quốc tế.   Đặc biệt một số môn thể thao dân tộc, tennis, thể thao mạo hiểm như dù  lượn và việc tổ chức các giải thi đấu TDTT, qua đánh giá mức chênh lệch  rất cao (1.15 – 2.23). 3.1.3. Phân tích SWOT về thực trạng DLTT của thành phố Đà Lạt
  12. 12 + Những mặt mạnh và cơ hội của DLTT thành phố Đà Lạt ­ Đà Lạt có tiềm năng rất dồi dào về  địa hình, đồi núi, ghềnh thác,  sông suối, khí hậu, cảnh quan môi trường tự  nhiên, thiên nhiên, hệ  động  thực vật. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để  DLTT  đặc biệt là các  môn mạo hiểm có thể phát triển và tạo ra các sản phẩm, hoạt động DLTT  phong phú và đa dạng.  ­ Có những sản phẩm DLTT sự kiện mang tính đặc trưng cao.  ­ Đà Lạt đang xây dựng và phát triển thêm những khu du lịch có   hoạt động thể thao mới.  ­ Hệ  thống cơ  chế  chính sách phát triển DLTT được hình thành và  ngày càng hoàn thiện tạo môi trường thuận lợi cho phát triển DLTT. ­ Đà Lạt luôn tăng cường hợp tác chặt chẽ với các tỉnh lân cận, đặc  biệt là TP.HCM trên các lĩnh vực đầu tư, hợp tác liên doanh, liên kết, trao  đổi kinh nghiệm và cùng hỗ trợ trong các chiến lược phát triển DLTT.  ­ Kêu gọi và thu hút nhiều thành phần kinh tế  tham gia phát triển  DLTT, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Đà Lạt. ­ Trình độ quản lý, nghiệp vụ du lịch đã dần được cải thiện, ngành  du lịch Đà Lạt đang từng bước khẳng định vị trí và vai trò quan trọng đối  với du lịch miền Trung Tây Nguyên và cả nước. ­ Lượng khách, thu nhập và GDP du lịch tăng hàng năm góp phần  làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập của thành phố, tạo tiền đề  đưa ngành DLTT thành ngành kinh tế mũi nhọn.  + Những hạn chế và thách thức ­ Sản phẩm DLTT chưa thực sự phong phú, chất lượng không đồng  đều, khả  năng cạnh tranh thấp, chưa có sản phẩm  DLTT  có tầm cỡ, có  sức cạnh tranh trong khu vực. ­ Hiệu quả kinh doanh DLTT có phát triển nhưng chưa cao, việc cổ  phần hoá doanh nghiệp diễn ra chậm. Công tác đầu tư  phát triển  DLTT  trong các lĩnh vực xây dựng cơ  sở vật chất kỹ  thuật, kết cấu hạ tầng du  lịch, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch còn nhiều hạn chế.  ­ Chưa có cơ quan quản lý chịu trách nhiệm quản lý các công ty và  các hoạt động du lịch mạo hiểm vì nó có tính rủi ro cao và liên quan đến   tính mạng con người.  ­ Môi trường cho hoạt động DLTT diễn ra  ở những nơi thiên nhiên 
  13. 13 hoang dã, tuy nhiên Đà Lạt cũng đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố thiên nhiên   và môi trường, sự hủy hoại tài nguyên thiên nhiên của con người. ­ Tài nguyên và môi trường ở một số khu du lịch đang bị suy giảm,   bị  xâm phạm và dần dần bị  xuống cấp do tình trạng khai thác thiếu cân  đối và một số nguyên nhân khác như các hoạt động dân sinh, thiên tai… ­ Chưa có quy hoạch cụ  thể  về  các tuyến, điểm DLTT, đa phần là  tự phát cũng như chưa có sự quản lý chặt chẽ ở cấp độ địa phương về các  hoạt động DLTT, gây sự cạnh tranh không lành mạnh.  ­ Chưa   chú   trọng   công   tác   quảng   bá   về   các   sản   phẩm,   dịch   vụ  DLTT tại địa phương, trong nước và trên thế giới. ­ Vấn đề  đào tạo HDV chuyên nghiệp cho hoạt động  DLTT  hiện  còn những hạn chế nhất định về trình độ và khả năng chuyên môn, gây khó   khăn cho các hoạt động của các công ty và nguy hiểm cho du khách. ­ Chưa có sự  đầu tư  để  nâng cao tính chuyên nghiệp cho lĩnh vực   DLTT  và các công ty ít dám mở  rộng các dự  án khảo sát để  xây dựng  tuyến mới do chi phí cao, trong khi dễ  bị  đối thủ  cạnh tranh ăn cắp bản  quyền. 3.2. Đề  xuất các giải pháp phát triển DLTT thành phố  Đà Lạt đến  năm 2020 theo hướng bền vững 3.2.1. Cơ sở xây dựng các giải pháp 3.2.1.1. Cơ  sở  pháp lý: trình bày các nghị  quyết, quyết định của Chính   phủ, UBND Tỉnh chỉ đạo công cuộc phát triển du lịch và DLTT của quốc   gia và địa phương. 3.2.1.2. Cơ  sở  phân tích ma trận SWOT, trong đó: chiến lược SO: sử  dụng các điểm mạnh để  khai thác cơ hội; chiến lược WO: sử dụng điểm  yếu khai thác cơ  hội; chiến lược ST: sử  dụng điểm mạnh hạn chế  nguy  cơ; chiến lược WT: khắc phục những điểm yếu để hạn chế nguy cơ.  3.2.1.3. Cac nguyên tăc xây d ́ ́ ựng giải pháp phát triển DLTT thành phố  Đà Lạt theo hướng bền vững: (1) Đảm bảo tính thực tiễn; (2) Đảm bảo  tính phù hợp; (3) Đảm bảo tính hiệu quả. 3.2.2. Nhưng đinh h ̃ ̣ ương phát tri ́ ển DLTT thành phố Đà Lạt  Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp  và mỗi người dân về  tiềm năng, lợi thế  của  thành phố  Đà Lạt về  phát  triển du lịch. Tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng,  đảm bảo tính đa dạng, phong phú, đáp  ứng nhu cầu, thị  hiếu của các đối  
  14. 14 tượng khách du lịch.  Xây dựng cơ  sở  hạ  tầng phục vụ  du lịch như  giao thông; cơ  sở  sản xuất nông nghiệp công nghệ  cao; trung tâm hội nghị, hội thảo; trung   tâm văn hóa, thể  thao; các cơ  sở  nghiên cứu khoa học, giáo dục­đào tạo;  cơ sở chữa bệnh ­ nghỉ dưỡng…  Xây dựng môi trường du lịch bền vững, du lịch xanh, bao hàm cả  môi trường tự  nhiên và môi trường nhân văn, trong đó hết sức coi trọng  môi trường nhân văn. Tăng cường hợp tác, liên kết nhằm hình thành các tour, tuyến liên  hoàn giữa các vùng du lịch trọng điểm, các địa phương trong cả  nước,  trong đó, Đà Lạt là một điểm đến hấp dẫn không thể thiếu. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến quảng bá du  lịch có tính chuyên nghiệp nhằm giới thiệu, quảng bá thương hiệu du lịch   Đà Lạt. Phát triển nguồn nhân lực đáp  ứng yêu cầu xây dựng Đà Lạt là  thành phố  du lịch chất lượng cao; đồng thời là trung tâm đào tạo nguồn  nhân lực du lịch có uy tín trong cả nước. Có chính sách hấp dẫn để thu hút  đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Tập trung rà soát, điều chỉnh “Quy hoạch tổng thể  phát triển du  lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020” cho phù hợp với “Chiến lược phát  triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được   Chính phủ phê duyệt. 3.2.3. Đề xuất các giải pháp 3.2.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách. (gồm 06 giải pháp) Mục tiêu: Tạo một hành lang thông thoáng về chính sách để thu hút các   nguồn vốn từ  trong nước và nước ngoài nhằm thực hiện chương trình   đầu tư cở sở hạ tầng dịch vụ để phát triển DLTT. 3.2.3.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch chi tiết không gian, tuyến, điểm,  khu du lịch… (gồm 04 giải pháp) Mục tiêu:  Nhằm duy trì và tăng cường chất lượng các sản phẩm du   lịch mang tính bền vững, đảm bảo tính ổn định lâu dài trong việc xây dựng   phát triển các khu, tuyến, điểm đáp ứng nhu cầu của du khách. 3.2.3.3. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất. (gồm 05 giải pháp) Mục tiêu: Nhằm đảm bảo các điều kiện hạ tầng kỹ thuật để phát triển   DLTT, tạo lập năng lực cơ bản để đáp ứng yêu cầu phục vụ cho các mục  
  15. 15 tiêu phát triển về DLTT của thành phố Đà Lạt, cụ thể hóa bằng việc đầu   tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động DLTT,   đảm bảo chất lượng, tiện nghi, cao cấp, hiện đại, đồng bộ đáp ứng được   nhu cầu du khách. 3.2.3.4. Nhóm giải pháp xúc tiến, quảng bá hoạt động DLTT. (gồm 07   giải pháp) Mục tiêu: Giới thiệu về tiềm năng, các điểm, các tuyến, các sản phẩm   và loại hình DLTT của địa phương cho các thị trường khách du lịch trong   và ngoài nước và thu hút các nhà đầu tư  trong và ngoài nước bỏ vốn đầu   tư vào các lĩnh vực du lịch và thể thao tại Đà Lạt. 3.2.3.5. Nhóm giải pháp về  nâng cao năng lực quản lý và đào tạo phát   triển nguồn nhân lực phục vụ DLTT. (gồm 06 giải pháp) Mục tiêu:  Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có, chuẩn bị   một lực lượng lao động có trình độ  tri thức cao ngang tầm với nhiệm vụ   và phù hợp với nền kinh tế tri thức, làm nòng cốt cho hoạt động phát triển   DLTT tại Đà Lạt trong các giai đoạn sắp tới. 3.2.3.6. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. (gồm 08 giải   pháp) Mục tiêu: Đánh giá lại chất lượng của sản phẩm DLTT hiện có, trên   cơ sở đó lập kế hoạch đầu tư phát triển sản phẩm DLTT thành hệ thống,   trong đó tập trung  ưu tiên phát triển 03 sản phẩm DLTT là thể  thao giải   trí, thể  thao mạo hiểm và thể  thao sự  kiện nhằm hướng đến nâng cao   chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ. 3.2.3.7. Nhóm giải pháp về  kinh tế, xã hội, bảo vệ  tài nguyên và môi   trường. (gồm 04 giải pháp) Mục tiêu:  Nâng cao nhận thức cộng đồng trong quá trình phát triển   kinh tế, xã hội địa phương trên cơ  sở  tôn trọng, tuân thủ  đầy đủ  các   nguyên tắc phát triển hoạt động DLTT theo hướng bền vững. 3.2.4. Đánh giá tính khả thi các giải pháp phát triển DLTT Đà Lạt  3.2.4.1. Phương pháp thực hiện Để đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất, luận án tiến hành  xây dựng phiếu khảo sát, phiếu khảo sát được gửi đến 40 chuyên gia công  tác trong lĩnh vực du lịch, văn hóa và thể  thao. tổ  chức khảo sát 02 lần  nhằm mục đích thu thập thông tin phản hồi, có cơ  sở  điều chỉnh và hoàn   thiện các giải pháp đề xuất. 3.2.4.2. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia Sau khi khảo sát 02 lần, số  lượng phiếu khảo sát thu thập có giá trị  thống kê là 34, kết quả khảo sát cụ thể như sau: 
  16. 16 + Thống kê mô tả kết quả khảo sát Trung  Trung  Mức Giải pháp bình bình chênh  lần 1 lần 2 lệch Chính sách ưu đãi nhà đầu tư 4.09 4.06 0.03 Chính sách giáo dục cộng đồng 4.18 4.03 0.15 Chính sách hợp tác trong nước và quốc tế 4.09 4.26 ­0.17 Cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật 4.24 4.24 0 Chính sách phối hợp hoàn thiện các mô hình  4.18 4.24 ­0.06 DLTT Chính sách phát triển nguồn nhân lưc địa  4.06 4.15 ­0.09 phương Quy hoạch chi tiết không gian và tuyến điểm 4.09 4.03 0.06 Quy hoạch mở rộng địa bàn hoạt động  4.18 4.09 0.09 DLTT Quy hoạch đa dạng các loại hình DLTT 4.06 4.24 ­0.18 Quy hoạch các sản phẩm DLTT theo hướng  4.24 4.29 ­0.05 bền vững Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường hàng  4.03 4.03 0 không Nâng cấp hệ thống nhà thi đấu thể thao đa  4.09 4.09 0 năng Cải tiến chất lượng dịch vụ tại các điểm  4.18 4.18 0 DLTT Nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ nội  4.06 4.06 0 địa Đầu tư trang thiết bị đạt chuẩn kỹ thuật 4.24 4.24 0 Tổ chức hội chợ triển lãm, festival 4.29 4.41 ­0.12 Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề  4.18 4.29 ­0.11 DLTT Xây dựng các văn phòng đại diện ở nước  4.24 4.24 0 ngoài Xây dựng các văn phòng đại diện trong nước 4.18 4.18 0 Thiết kế các quảng cáo, brochure về DLTT 4.09 4.21 ­0.12 Thiết kế slogan ấn tượng về DLTT 4.09 4.15 ­0.06 Xây dựng cam kết với du khách về DLTT 4.21 4.29 ­0.08
  17. 17 Trung  Trung  Mức Giải pháp bình bình chênh  lần 1 lần 2 lệch Hoàn thiện hệ thống văn bản về công tác  4.15 4.24 ­0.09 quản lý Tổ chức phổ biến các quy định đối với   4.03 4.29 ­0.26 DLTT Tổ chức nâng cao năng lực cho đội ngũ quản  4.00 4.18 ­0.18 lý DLTT Tăng cường đội ngũ nhân viên các tổ chức  4.24 4.32 ­0.08 DLTT Thành lập các trung tâm huấn luyện kỹ năng  3.94 4.09 ­0.15 DLTT Tập huấn cho cộng đồng địa phương về  4.32 4.47 ­0.15 DLTT Hoàn thiện, chuẩn hóa các sự kiện DLTT 4.21 4.32 ­0.11 Đa dạng hóa sản phẩm DLTT 4.24 4.41 ­0.17 Xây dựng các sản phẩm DLTT đặc thù của  4.09 4.41 ­0.32 địa phương Xây dựng các sản phẩm DLTT theo thời vụ 4.18 4.35 ­0.17 Tăng cường các dịch vụ bảo hiểm, an toàn  4.24 4.32 ­0.08 cho du khách Nghiên cứu các chính sách khuyến mãi 4.12 4.12 0 Xây dựng quy trình tiếp nhận phản hồi của  4.21 4.21 0 du khách Tăng cường các dịch vụ phục hồi sức khỏe 4.18 4.18 0 Tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường  4.00 4.00 0 sinh thái Tăng cường các giải pháp bảo vệ môi  4.21 4.21 0 trường sinh thái Bảo vệ các nguồn tài nguyên nhân văn, văn  4.24 4.24 0 hóa, lịch sử Tăng cường công tác kiểm tra quá trình thực  4.18 4.18 0 hiện
  18. 18
  19. 15 Kết quả  cho thấy các chuyên gia đánh giá rất cao các giải pháp đề  xuất, cụ thể sau 02 lần khảo sát giá trị Trung bình của các giải pháp đều >  4, mặt khác mức độ chênh lệch của các giá trị Trung bình sau 02 lần đánh  giá là không đáng kể. Điều đó cho thấy các giải pháp đề xuất là đúng định  hướng và đáng tin cậy. + Đánh giá độ  tin cậy của phiếu khảo sát bằng hệ  số  Cronbach’s   Alpha Cronbach  Cronbach  Nhóm giải pháp Alpha lần  Alpha lần 1 2 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 0.7361 0.7201 Nhóm giải pháp về  quy hoạch chi tiết không  0.7333 0.7891 gian, tuyến, điểm, khu… Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất 0.7328 0.7328 Nhóm giải pháp xúc tiến, quảng bá hoạt động  0.8425 0.8743 DLTT Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực quản lý  và đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ  0.7867 0.8590 DLTT Nhóm   giải   pháp   nâng   cao   chất   lượng   sản  0.8137 0.8269 phẩm Nhóm giải pháp về kinh tế, xã hội  0.7220 0.7220 Kết quả  phân tích hệ  số  Cronbach’s Alpha sau 02 lần khảo sát cho  thấy không có sự thay đổi lớn đối với từng nhóm giải pháp, mặt khác các  hệ  số  Cronbach’s Alpha của từng giải pháp (> 0.7) đều thỏa mãn điều  kiện về  độ  tin cậy của bảng hỏi khảo sát. Từ  đó có thể  nhận thấy các  nhóm giải pháp đề xuất có sự tương thích và phù hợp cao.  3.3. Đề xuất thử nghiệm và xây dựng thang đo đánh giá chất lượng 02  tour DLTT tại thành phố Đà Lạt 3.3.1. Đề xuất 02 tour DLTT thử nghiệm: luận án sử dụng phương pháp   thực nghiệm sư  phạm nhằm xây dựng 02 tour DLTT thử  nghiệm trên cơ  sở  khảo sát ý kiến du khách về  nhu cầu kết hợp hoạt động thể  thao với  các yếu tố: văn hóa bản địa, giao lưu với cộng đồng, nghề truyền thống. a)  Tour 1: Tour xe đạp kết hợp tham quan ngoại thành Đà Lạt b)   Tour 2:  Tour thể  thao mạo hiểm thác Đatanla ­ Tham quan làng   dân tộc Darahoa
  20. 16 3.3.2. Đề  xuất mô hình và xây dựng thang đo đánh giá chất lượng sản   phẩm DLTT của thành phố Đà Lạt theo mô hình SERVPERF.  Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ DLTT bền vững trong nghiên cứu  này được nhận diện gồm các nhân tố: 1) Tài nguyên du lịch; 2) Các dịch  vụ cơ bản; 3) Năng lực phục vụ; và 4) Hoạt động quản lý. Tài nguyên du lịch   Các dịch vụ cơ bản Chất lượng dịch vụ  DLTT bền vững  Năng lực phục vụ Hoạt động quản lý Sơ đồ 3.2.  Mô hình chất lượng dịch vụ DLTT bền vững Luận án đề  xuất mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ  DLTT, theo đó,   thang đo chất lượng dịch vụ DLTT được xây dựng gồm 04 thành phần, 21  biến quan sát, trong đó thành phần: 1) Tài nguyên du lịch: 05 biến quan sát;   2) Các dịch vụ  cơ  bản: 06 biến quan sát; 3) Năng lực phục vụ: 06 biến  quan sát; và 4) Hoạt động quản lý: 04 biến quan sát. 3.3.3. Khảo sát chất lượng 02 tour DLTT thử nghiệm    Tour 1: Tour xe đạp kết hợp tham quan ngoại thành Đà Lạt + Mẫu khảo sát Kích thước mẫu được chọn là khoảng 100 du khách theo phương  pháp thuận tiện, được phân theo các tiêu chí:  ­ Quốc tịch: Việt Nam, nước ngoài ­ Nghề  nghiệp:  Công nhân, sinh  viên,  thương gia,  nhân viên văn  phòng, thành phần khác ­ Giới tính: nam, nữ ­ Độ tuổi: 18 – 25, 26 – 35, 36 – 45, trên 45 + Nội dung và kết quả khảo sát Trong phần này thực hiện các bước sau: Bước 1: Sử dụng Cronbach’s Alpha để tiến hành kiểm tra độ tin cậy 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2