intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Quangdaithuan Quangdaithuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:267

216
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết về chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình, luận án có mục đích đánh giá thực trạng đào tạo chuyên ngành phóng viên truyền hình ở trong nước, đồng thời tham khảo một số cơ sở đào tạo báo chí truyền hình nước ngoài và tìm hiểu từ thực tiễn những yêu cầu đối với phóng viên truyền hình, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình dựa trên các yếu tố đảm bảo chất lượng trong quy trình đào tạo của nhà trường. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình ở Việt Nam hiện nay

  1.   BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                       HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA                                                                                                  H Ồ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN TIẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO  PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC          
  2. HÀ NỘI – 2016   BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                       HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA                                                                                                  H Ồ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN TIẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO  PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Báo chí học Mã số: 62 32 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC   NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:                                          1­ TS. NGUYỄN TRÍ NHIỆM                                           2­ TS. TRẦN THỊ THU NGA
  3. HÀ NỘI – 2016 MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu MỞ ĐẦU 6 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 17 Chương 1: 49  CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO PHÓNG  VIÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM 49   49 1.1. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu 49 1.2. Yêu cầu đối với phóng viên truyền hình trong bối cảnh hiện nay  58 1.3. Các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình ở  Việt Nam  67 Chương 2: 80 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT  LƯỢNG ĐÀO TẠO PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM 80 2.1. Phương pháp nghiên cứu 80 2.2. Kết quả khảo sát 84 2.3. Kết quả nghiên cứu các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo báo chí  truyền hình ở một số quốc gia trên thế giới  122 Chương 3: 137  ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO PHÓNG  VIÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM 137 3.1. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng đào tạo phóng viên truyền hình ở  Việt Nam hiện nay 138 3.2. Mô hình nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình ở Việt  Nam 144 3.3. Các giải pháp thực hiện mô hình nâng cao chất lượng đào tạo phóng  viên truyền hình ở Việt Nam 145 3.4. Một số khuyến nghị  182
  4. KẾT LUẬN 188 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐàCÔNG BỐ CỦA TÁC  GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 192 TÀI LIỆU THAM KHẢO 193 PHỤ LỤC 204 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AJC : Học viện Báo chí và Tuyên truyền BCTH :  Báo chí truyền hình BC&TT : Báo chí và Tuyên truyền CĐTH : Cao đẳng Truyền hình CLĐT :  Chất lượng đào tạo CTV :  Trường Cao đẳng Truyền hình, Đài Truyền hình Việt  Nam GD&ĐT :  Giáo dục và đào tạo GV :  Giảng viên PTTH : Phát thanh truyền hình PV : Phóng viên PVTH : Phóng viên truyền hình SV : Sinh viên THVN :  Truyền hình Việt Nam VN : Việt Nam VTV :  Đài Truyền hình Việt Nam
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu/Bảng Nội dung Trang Biểu đồ 2.1 Phương thức tuyển sinh ngành báo chí 87 Biểu đồ 2.2 Hình thức xét tuyển ngành báo chí 87 Bảng 2.1 Đánh giá mức độ cần thiết một số môn chuyên ngành 91 Biểu đồ 2.3 Trình độ giảng viên cơ hữu của Học viện BC&TT  93 năm học 2014­2015 Biểu đồ 2.4 Đánh giá mức độ phù hợp về các phương pháp giảng  96 dạy đối với khả năng tiếp thu nội dung các môn  chuyên ngành Biểu đồ 2.5 Mức độ thiết thực của các khối kiến thức 105 Biểu đồ 2.6 Đánh giá khối lượng kiến thức so với khả năng tiếp  106 thu Biểu đồ 2.7 Mức độ sử dụng thiết bị của giảng viên chuyên ngành 111 Biểu đồ 2.8 Đề nghị tăng phương pháp giảng dạy các môn chuyên  112 ngành Biểu đồ 2.9 Đề nghị giảm phương pháp giảng dạy các môn chuyên  113 ngành Biểu đồ 2.10 Đề nghị tỷ lệ thời gian học môn chuyên ngành 113
  6. Biểu đồ 2.11 Tổ chức thực hành nghề tại cơ quan báo chí năm thứ 3 114 Biểu đồ 2.12 Tổ chức thực hành nghề tại cơ quan báo chí năm thứ 4 115 Biểu đồ 2.13 Ý kiến về tài liệu tham khảo các môn chuyên ngành 116 Biểu đồ 2.14 Ý kiến đánh giá về trang thiết bị, phòng thực  118 hành/studio cho các môn chuyên ngành Biểu đồ 2.15 Hình thức thi phù hợp nhất của các môn chuyên ngành 121 Bảng 3.1 Những tiêu chí cần có của phóng viên truyền hình 160 Bảng 3.2 Mức độ cần thiết của mỗi tiêu chí 161 MỞ ĐẦU 1­ LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI: 1.1. Đào tạo báo chí đa phương tiện đang là xu hướng nhưng nhu cầu sử   dụng phóng viên truyền hình vẫn rất lớn trong hiện tại và tương lai. Khai sinh từ ngày 7/9/1970, trải qua hơn 45 năm phát triển, ngành truyền   hình Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt trong khoảng 10  năm trở lại đây. Từ chỗ chỉ có một đài truyền hình với thời lượng phát sóng ít  ỏi hàng ngày, đến hết năm 2015, hệ thống truyền hình từ trung ương đến địa  phương đã có 65 đài. Ngoài 105 kênh truyền hình quảng bá, hệ  thống truyền   hình trả  tiền phát triển mạnh bằng nhiều công nghệ  truyền dẫn như  truyền   hình cáp (gồm cả  IPTV), truyền hình mặt đất kỹ  thuật số, truyền hình trực  tiếp qua vệ tinh và truyền hình di động với 73 kênh phục vụ khoảng 9,9 triệu   thuê bao trên toàn quốc (trong  đó thuê bao truyền hình cáp chiếm 80,8%).  Ngoài ra, có 06 kênh truyền hình hoạt động không có hạ tầng phát sóng truyền   hình riêng, bao gồm các kênh: Truyền hình VOV, Truyền hình Công an nhân  dân, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình quốc phòng, Truyền hình Quốc hội,  Truyền hình Nhân dân. [110] Nguồn nhân lực làm truyền hình đã góp phần 
  7. làm nhân lực làm báo cả nước có “tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là   6,5%”  (Tờ   trình   số   229­TTr/BCSĐ   ngày   27/3/2014   của   Bộ   Thông   tin   và  Truyền thông về Quy hoạch Báo chí Toàn quốc đến năm 2020). Bên cạnh đó,  nhiều công ty truyền thông cũng tham gia sản xuất chương trình truyền hình.  Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh,   truyền hình Việt Nam đến năm 2020” (số 1448/QĐ­TTg ngày 19/8/2013), theo  đó, từ năm 2015 cung cấp ổn định 70 đến 80 kênh truyền hình phục vụ nhiệm   vụ  chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu. Đảm bảo cung cấp khoảng 40   đến 50 kênh truyền hình chuyên biệt của Việt Nam cho dịch vụ truyền hình  trả tiền. Đến năm 2020, cả nước có khoảng 60% đến 70% số hộ sử dụng dịch   vụ này. Có thể thấy, sự phát triển của truyền hình đặt ra yêu cầu nguồn nhân  lực cho lĩnh vực này phải gia tăng cả  về  số  lượng và chất lượng. Việc đào   tạo chuyên sâu vào chuyên ngành vẫn có giá trị thực tiễn khi đáp ứng nhu cầu   làm việc trong lĩnh vực truyền hình.  Thực tiễn cho thấy truyền hình đang phát triển theo hướng đa nền tảng.   Theo V.V.Vô­rô­si­lốp: "Bước chuyển của báo chí, phát thanh và truyền hình   sang công nghệ số đang mở ra những triển vọng chưa từng có cho ngành báo   chí" [97, t.119]. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, ngày nay  khán giả không chỉ tiếp cận với truyền hình theo cách truyền thống, cho thấy   đây vẫn là phương tiện thông tin truyền thông không thể  thiếu đối với họ.  Truyền hình đang biến đổi phương thức tiếp cận với công chúng, không chỉ  theo cách xem tivi truyền thống mà tận dụng lợi thế của mạng xã hội để đưa   truyền hình đến với đa dạng đối tượng, nhất là khán giả  trẻ. Đồng thời, qua  đó kéo khán giả  trở  lại với màn hình tivi trong những chương trình trọng  điểm.   Nhiều   đài   truyền   hình   nhanh   chóng   xuất   hiện   trên   mạng   xã   hội  Youtube. Gần đây, chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam đã có  mặt trên mạng xã hội Facebook là một ví dụ  điển hình. Hay khán giả có thể 
  8. xem trực tiếp hoặc xem lại các chương trình truyền hình trên website chính   thức của các đài truyền hình, giúp họ  không có điều kiện xem tivi trực tiếp,  đặc biệt là khán giả   ở  nước ngoài được tiếp cận với những thông tin chính  thống ở trong nước không bằng tivi truyền thống.  Phân tích dưới góc độ  đào tạo, muốn đào tạo sinh viên báo chí có kỹ  năng đa phương tiện, vẫn phải đào tạo từng kỹ năng, trong đó có kỹ năng báo  chí truyền hình. Sinh viên sẽ  phải tích lũy tất cả  các kỹ  năng được gói gọn  trong   một   chương   trình   đào   tạo.   Nếu   các   nhà   trường   xây   dựng   cấu   trúc  chương trình theo tư duy “phép cộng” các kỹ năng sẽ khó đòi hỏi sinh viên đạt  đến mức độ thành thạo nghề, bởi giới hạn của khối lượng kiến thức với th ời   gian đào tạo được quy định ở mỗi trình độ đào tạo. Nếu sinh viên không có kỹ  năng thành thạo, chuyên sâu để  đáp  ứng nhu cầu của xã hội, rõ ràng chất   lượng đào tạo có vấn đề. Do  đó, khi xã hội vẫn có nhu cầu tuyển dụng   chuyên sâu về lĩnh vực báo chí truyền hình, một chương trình đào tạo chuyên  ngành này sẽ đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực. 1.2. Chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình phải theo kịp những đòi   hỏi của thực tiễn nghề nghiệp. Ngày nay, khán giả  có thể  tiếp cận với các chương trình truyền hình   bằng nhiều phương thức khác nhau. Thị  trường lao động trong ngành truyền   hình vẫn còn rất lớn ở hiện tại và tương lai bởi đây là loại hình đáp ứng nhu  cầu của đông đảo khán giả. Vấn đề đặt ra là chất lượng nguồn nhân lực như  thế nào và có đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này? Thực tiễn làm truyền hình thay đổi nhanh chóng bởi sự  tác động của  khoa học công nghệ và trong sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hình báo chí,  truyền thông. Khoa học kỹ  thuật và công nghệ  phát triển thúc đẩy sự  phát   triển của công nghệ  truyền hình. Từ  truyền hình đen trắng, đến truyền hình 
  9. màu; từ truyền hình có độ phân giải thấp đến độ phân giải cao rồi siêu cao… .  Đến nay công nghệ kỹ thuật số đã làm thay đổi quy trình sản xuất các chương   trình truyền hình. Mỗi khi cập nhật công nghệ làm truyền hình là một lần thay   đổi quy trình sản xuất. Điều này chi phối mạnh mẽ hoạt động đào tạo chức  danh phóng viên truyền hình, buộc những cơ  sở  đào tạo các chức danh cho   truyền   hình   nói   chung,   chức   danh   phóng   viên   truyền   hình   nói   riêng   phải  thường xuyên khảo sát và cập nhật nội dung chương trình nếu muốn “sản  phẩm đào tạo” đáp ứng nhu cầu của xã hội. Kỷ nguyên số đang đặt ra những   yêu cầu về  kỹ  năng tác nghiệp đối với phóng viên truyền hình đòi hỏi chất   lượng đào tạo ngày càng cao. Trong sự phát triển của truyền hình, người hưởng lợi sau cùng chính là   khán giả. Nhưng  ở một khía cạnh khác là sự  cạnh tranh ngày càng mãnh liệt  hơn giữa các đài/kênh truyền hình trong việc “giành giật” khán giả. Tất yếu,  họ phải sử dụng đội ngũ tinh thông trong sản xuất chương trình. Các tiêu chí   tuyển dụng ngày một khắt khe hơn đối với phóng viên truyền hình như: yêu  cầu kỹ  năng “2 trong 1” (phóng viên kiêm quay phim), thậm chí “3 trong 1”  (kiêm thêm dựng hình). Trước  sự  thay đổi đó, không phải chương trình đào  tạo phóng viên truyền hình  ở  các cơ  sở  đào tạo báo chí Việt Nam cũng bổ  sung một thời lượng đáng kể cho học phần kỹ thuật và nghệ thuật dựng hình   cũng như các điều kiện về thiết bị, giảng viên chuyên ngành nhằm thực hiện  việc dạy và học có hiệu quả. Điều này đặt ra vấn đề về  tính linh hoạt trong   kết cấu chương trình đào tạo hoặc khả năng nghiên cứu thị  trường lao động   và cập nhật vào chương trình đào tạo của các nhà trường. Để làm ra một sản phẩm truyền hình từ tiền kỳ đến phát sóng cần nhiều   chức danh, trong đó không thể  thiếu phóng viên. Phóng viên truyền hình có  những kỹ năng và sự đòi hỏi khu biệt với phóng viên của các loại hình báo chí   khác. Những kỹ năng này cần phải được trang bị đầy đủ ngay từ khi họ đang 
  10. học tập trong trường. Người sử dụng lao động mong muốn sinh viên sau khi  ra trường sẽ  tác nghiệp được ngay, có nghĩa, người học phải có một kiến  thức tổng quát đủ rộng, năng lực chính trị vững vàng, kỹ năng chuyên nghiệp.   Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải sinh viên chuyên ngành báo chí truyền  hình nào ra trường cũng đáp ứng được yêu cầu đó. Các nhân sự đều phải qua   đào tạo lại mới đáp ứng được công việc trong quy trình sản xuất truyền hình.   Điển hình như  tại Đài THVN, theo kết quả  khảo sát của tác giả, trong giai   đoạn 2014­2015, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ  truyền hình trung  bình tổ  chức 100 khóa đào tạo mỗi năm, trong đó, 85% khóa học bồi dưỡng   nâng cao nghiệp vụ  phóng viên truyền hình. “Thực tế  nhân lực tốt nghiệp   chuyên ngành báo chí chỉ chiếm 41%, còn lại tốt nghiệp đại học chuyên ngành   khác là 59%. Tỷ  lệ  này phản ánh thực tế  là đào tạo tại các trường chuyên   ngành đã không đáp  ứng đủ nhu cầu phát triển của ngành” (Tờ trình số 229­ TTr/BCSĐ ngày 27/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về  Quy hoạch   Báo chí Toàn quốc đến năm 2020).   Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập toàn diện, báo chí – truyền thông   là lĩnh vực dễ  thâm nhập nhất đối với mọi quốc gia. Khi các quốc gia láng   giềng đang đặt mục tiêu dùng truyền thông để  hội nhập thì Việt Nam đặt ra   mục tiêu này là tất yếu. Truyền hình Thông tấn (VNews) và Truyền hình Việt  Nam (VTV) là các cơ quan báo chí đã có sự chuyển mình theo hướng này. Mật  độ  các tin tức, phóng sự  của phóng viên Việt Nam thực hiện tại nước ngoài   được công chiếu nhiều hơn. Nhưng muốn khẳng định một thương hiệu Việt  về thông tin – truyền thông trên thị trường quốc tế, khó khăn nhất không phải  là thiếu thiết bị hoặc cản trở bởi các yếu tố khách quan mà chính ở yếu tố con   người – phóng viên, nhà báo. Một số  ý kiến cho rằng, Việt Nam cần hướng   tới một chương trình đào tạo báo chí mang tầm cỡ  quốc tế. Xét cho cùng,   mong muốn ấy là làm thế nào để nước ta có thể đào tạo ra những người làm 
  11. báo nói chung, phóng viên truyền hình nói riêng có đủ năng lực tác nghiệp trên  trường quốc tế. Hội nhập đang xóa nhòa biên giới địa lý. Nếu không có sự  thay đổi trong đào tạo, chúng ta sẽ “nhường” thị trường cho các cơ sở đào tạo  quốc tế. Một số cơ  sở  đào tạo báo chí bậc cao với lịch sử hình thành, phát triển   hàng chục năm đã có những đóng góp quan trọng cung cấp nguồn nhân lực  chất lượng trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Thành tựu này xây dựng lên   những thương hiệu đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, chất  lượng đào tạo hiện tại có đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội? Đào tạo   phóng viên truyền hình hiện nay cần những thay đổi gì để phù hợp với sự phát   triển của ngành truyền hình? Để  đào tạo phóng viên truyền hình đi đúng với  nhu cầu của xã hội và phù hợp với xu thế vận động, phát triển trong lĩnh vực   truyền hình, tác giả  thực hiện nghiên cứu đề  tài: “ Nâng cao chất lượng đào   tạo phóng viên truyền hình  ở  Việt Nam hiện nay”  nhằm khảo cứu một cách  đầy đủ, toàn diện về đào tạo chuyên ngành phóng viên truyền hình và các điều  kiện thực hiện tại Việt Nam hiện nay. Đó cũng là yêu cầu bức thiết, đòi hỏi   khách quan từ thực tiễn phát triển của ngành truyền hình.  2­ MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết về chất lượng đào tạo phóng viên  truyền hình, luận án có mục đích đánh giá thực trạng đào tạo chuyên ngành   phóng viên truyền hình  ở trong nước, đồng thời tham khảo một số cơ sở đào  tạo báo chí truyền hình nước ngoài và tìm hiểu từ  thực tiễn những yêu cầu   đối với phóng viên truyền hình, từ  đó đề  xuất giải pháp nhằm nâng cao chất  lượng đào tạo phóng viên truyền hình dựa trên các yếu tố  đảm bảo chất  lượng trong quy trình đào tạo của nhà trường.
  12. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án phải thực hiện được một  số nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau đây: Một là: Tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Hai là:  Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề  lý luận liên quan đến chất  lượng đào tạo và phóng viên truyền hình. Ba là: Khảo sát các trường đào tạo chuyên ngành phóng viên truyền hình  ở Việt Nam, rút ra những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra. Bốn là:  Thu thập ý kiến nhận xét, đánh giá của đại diện những người  đang   làm   việc   tại   Đài   truyền   hình  Việt   Nam,   một  số   đài   truyền   hình  địa   phương về chất lượng, hiệu quả và những yêu cầu đặt ra đối với phóng viên  truyền hình trong bối cảnh hiện nay. Năm là: Tìm hiểu, đánh giá các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo báo  chí truyền hình ở một số quốc gia trên thế giới. Sáu là: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên  truyền hình, tập trung vào các yếu tố đảm bảo chất lượng trong quy trình đào  tạo của nhà trường.  3­ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chất lượng đào tạo phóng viên  truyền hình ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận   án   nghiên   cứu   quy   trình   đào   tạo  ngành   báo   chí  chuyên   ngành   truyền hình  ở  trình độ  cao đẳng và đại học, hình thức đào tạo chính quy tập   trung. Các chương trình đào tạo chuyên ngành báo truyền hình được nghiên  cứu áp dụng cho khóa học 2014­2017 (hệ  cao đẳng) và 2014­2018 (hệ  đại  
  13. học). Các chương trình tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn không thuộc phạm vi   nghiên cứu của luận án.  Đối với hoạt động đào tạo báo chí truyền hình ở nước ngoài, tác giả chỉ  lựa chọn tham khảo một số quốc gia, tổ chức qu ốc t ế có các yếu tố đảm bảo   chất lượng đáng quan tâm nhằm tham chiếu với thực tiễn đào tạo của Việt  Nam. 4­ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: Giả   thuyết   thứ   nhất:  Trong   nhiều   thập   kỷ   qua,   hoạt   động   đào   tạo  phóng viên truyền hình  ở nước ta đã đạt được những kết quả nhất định cung  cấp nguồn nhân lực cho các đài truyền hình trong cả nước. Tuy nhiên, thực tế  nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng   của phóng viên truyền hình. Tình hình đó cho thấy cần phải nhanh chóng xây   dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình,  đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành truyền hình tại Việt Nam. Giả  thuyết thứ  hai:  Sự  bùng phát của công nghệ, kỹ  thuật mới và sự  vận động, phát triển mạnh mẽ  của ngành truyền hình Việt Nam trong bối   cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao   đối với  phóng viên truyền hình. Trong bối cảnh đó, hoạt động đào tạo phải  xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, gắn với thực tiễn. Theo đó, mục tiêu đào tạo   và chuẩn đầu ra của chuyên ngành phóng viên truyền hình phải đáp  ứng các   yêu cầu cụ thể về phẩm chất nghề nghiệp, những tri thức cơ b ản và kỹ năng   chuyên nghiệp. Giả  thuyết thứ  ba:  Nguyên tắc cơ  bản của việc nâng cao chất lượng  đào tạo phóng viên truyền hình là phải tạo nên một hoạt động đào tạo mềm  dẻo, linh hoạt để thích ứng với sự thay đổi của thực tiễn nghề nghiệp. Trong   đó, chương trình đào tạo được coi là yếu tố hạt nhân và phải được đặt trong 
  14. mối quan hệ  hữu cơ với các yếu tố  đảm bảo chất lượng trong quy trình đào   tạo của nhà trường. 5­ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 5.1. Phương pháp luận: Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sẽ sử dụng phương pháp luận  của Chủ  nghĩa Mác­Lênin, cụ  thể  là chủ  nghĩa duy vật biện chứng, duy vật   lịch sử; Tư  tưởng Hồ  Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của  Đảng, Nhà nước về báo chí và về giáo dục­đào tạo; Lý thuyết về báo chí học   (cơ sở lý luận báo chí, đặc trưng báo chí truyền hình...); Lý luận dạy học đại   học; Nghiên cứu vấn đề chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình trong bối   cảnh hiện nay theo quan điểm hệ thống. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề  tài luận án thuộc lĩnh vực nghiên cứu  ứng dụng, vì vậy tác giả  sử  dụng   các   phương  pháp   nghiên  cứu   thống   kê,   phân  tích­tổng  hợp,  so  sánh,  nghiên cứu trường hợp, dự báo, phỏng vấn sâu, … . Cụ thể là: Phương pháp nghiên cứu tài liệu:  Được tiến hành với các công trình  nghiên cứu khoa học, sách, giáo trình, tài liệu chuyên ngành thuộc lĩnh vực  giáo dục đào tạo và báo chí ở trong nước, nước ngoài với mục đích khái quát,   bổ sung hệ thống lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phương pháp phân loại và hệ  thống hóa:  Được sử  dụng để  phân loại  các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học khác nhau theo từng mặt cùng dấu  hiệu bản chất và sắp xếp chúng trong một kết cấu theo mục đích nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Dùng để phân tích các yếu tố đảm  bảo chất lượng đào tạo chuyên ngành phóng viên truyền hình tại Học viện  Báo chí và Tuyên truyền; trường Cao đẳng Truyền hình, Đài THVN.
  15. Phương pháp so sánh: Áp dụng phương pháp này để so sánh triết lý đào  tạo, nội dung, phương thức đào tạo báo chí truyền hình tại một số  trường  trong nước và quốc tế. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dùng để phân tích, tổng hợp, đánh giá  những kết quả nghiên cứu, góp phần xây dựng khung lý thuyết liên quan đến   đề tài; Rút ra những thành công, hạn chế, những vấn đề đặt ra và đề xuất giải  pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình. Phương pháp dự báo: Dự báo nguồn nhân lực ngành báo chí truyền hình  trong xu thế phát triển dưới sự tác động của khoa học công nghệ  và của bối   cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn  sâu với hai nhóm đối tượng: * Thứ nhất: đại diện các lãnh đạo, nhà quản lý của một số đài phát thanh   truyền hình (PTTH)  ở  trong nước nhằm thu thập các ý kiến đánh giá về   ưu  điểm, hạn chế  của đội ngũ phóng viên (về  kiến thức, kỹ  năng, phẩm chất)   cũng như  những đề  xuất của họ đối với công tác đào tạo phóng viên truyền  hình. * Thứ  hai: đại diện giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành báo  truyền hình tại các trường có đào tạo chuyên ngành này (chi tiết xin xem   chương 2 và phụ lục 4). Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Ankét): Tác giả  sử  dụng phiếu điều tra phát cho đối tượng là các phóng viên   hiện đang công tác tại một số đài PTTH nhằm tìm ra các kết quả  người học  đánh giá chương trình đào tạo và thụ  hưởng gì từ  chương trình (Chi tiết xin  xem chương 2; Mẫu phiếu và kết quả thống kê xin xem phụ lục 2 và 3). 6­ Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
  16. Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa thiết thực đối với lý luận báo   chí và đào tạo báo chí nói chung, đào tạo phóng viên truyền hình nói riêng, góp  phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ phóng viên truyền hình, đáp  ứng  nhu cầu thực tiễn của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Luận án sẽ  góp  phần quan trọng trong việc xây dựng khung lý thuyết về  chất lượng đào tạo  phóng viên truyền hình  ở Việt Nam. Trên thế giới, mỗi quốc gia có một triết  lý đào tạo riêng, từ đó chi phối hoạt động đào tạo. Nghiên cứu triết lý đào tạo   của các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và tìm ra những quan  điểm mới để  áp dụng xây dựng nội dung chương trình đào tạo cũng là một  đóng góp về lý luận và thực tiễn đào tạo báo chí của luận án.  Luận án sẽ đưa ra các giải pháp trong hoạt động đào tạo với những điều   kiện để thực hiện một cách hiệu quả. Đó là các chương trình đào tạo, các yếu   tố  đảm bảo chất lượng đào tạo, các chuẩn đầu ra, hệ  tiêu chí đánh giá chất   lượng đào tạo. Nó sẽ  đem lại giá trị  thực tiễn cao trong đào tạo phóng viên   truyền hình tại Việt Nam, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng  cho các đài/kênh   truyền hình, các công ty truyền thông tham gia sản xuất   chương trình truyền hình – những đơn vị hiện đang có nhu cầu lớn trong việc   tiếp nhận chức danh phóng viên truyền hình.  Bên cạnh đó, việc tìm ra, áp dụng triết lý đào tạo mới và xác định các   yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo còn có giá trị làm cơ sở để nghiên cứu, áp   dụng đào tạo các chức danh khác trong lĩnh vực báo chí – truyền thông.  Kết quả của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục  vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy ngành báo chí học tại các cơ sở đào tạo và  nghiên cứu về báo chí. Đây cũng là nguồn tài liệu với các cứ  liệu quan trọng   được khảo sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá từ thực tiễn trong nước và nước   ngoài nhằm giúp các đơn vị chức năng định hướng hoạt động đào tạo báo chí.
  17. Lựa chọn nghiên cứu luận án: “Nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên   truyền hình  ở  Việt Nam hiện nay”, bên cạnh việc mong muốn đóng góp tri  thức của mình vào việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ người làm báo   hình  ở  nước ta, tác giả  cũng mong muốn nâng cao năng lực nghiên cứu khoa   học của bản thân, áp dụng có hiệu quả vào quá trình công tác sau này. 7­ KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN: Ngoài phần mở  đầu, tổng quan, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ  lục,   nội dung luận án gồm 3 chương:  Chương 1: Cơ  sở  lý luận của vấn đề  chất lượng đào tạo phóng viên  truyền hình ở Việt Nam. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và kết quả khảo sát chất lượng đào   tạo chuyên ngành phóng viên truyền hình ở Việt Nam. Chương 3: Đề  xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên  truyền hình ở Việt Nam. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
  18. 1. NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐỀ CẬP ĐẾN TRIẾT LÝ ĐÀO TẠO, MÔ  HÌNH ĐÀO TẠO “Secrets of success”, Philip Altbach (2005), the director of the Centre for  International Higher Education at Boston College, (The Economist, September  10th 2005): Tác giả đã tìm ra triết lý giáo dục bậc cao của Hoa Kỳ, dẫn đến   sự thành công trong giáo dục đào tạo của họ. Theo đó, nguyên tắc hàng đầu là  chính quyền liên bang chỉ đóng một vai trò hạn chế. Nước Mỹ không có một   quy hoạch trung  ương cho các trường đại học của họ.  “Hệ  thống giáo dục   bậc cao của Hoa Kỳ tốt nhất thế giới. Lý do là vì không có hệ thống nào cả”.  Các đạo luật chỉ nhằm mở đường đến đại học cho mọi tầng lớp xã hội, và họ  không ngừng đầu tư  tài chính cho nghiên cứu khoa học. Đồng thời, các đại   học được tự do kéo tài trợ cho các hoạt động của mình. Nguyên tắc thứ hai  là  sự  cạnh tranh. Các trường đại học phải cạnh tranh nhau về mọi mặt, từ số  lượng sinh viên cho đến số  lượng giáo sư. Các giáo sư  cạnh tranh để  giành  các khoản tài trợ nghiên cứu của liên bang. Các sinh viên cạnh tranh để giành  học bổng. Điều này có nghĩa là các trường, nếu muốn thành công, thì  không   thể ỷ lại vào ánh hào quang của bản thân. Nguyên tắc thứ ba là miễn sao có   lợi. Quan điểm nhấn mạnh vào việc “đem lại lợi nhuận” hiện vẫn là một nét  văn hóa chi phối trong các học viện. Tuy nhiên, điểm nổi bật của hệ  thống   đào tạo này bao gồm tính linh hoạt và tính đa dạng không giới hạn.  “Đào tạo truyền thông ở Đông Nam Á”, PGS.TS. Vũ Quang Hào (Báo chí  Những vấn đề  lý luận và thực tiễn – tập V, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội,  2005): Tác giả công bố những nghiên cứu về hoạt động truyền thông, đào tạo   truyền thông của một số nước trong khu vực, bao gồm: Singapore, Malaysia,   Thái Lan. Nghiên cứu này không đi sâu phân tích chương trình đào tạo cụ thể.  Tuy nhiên, tác giả đã tìm ra và khái quát những nét đặc thù trong đào tạo ở mỗi  
  19. nước. Những tổng kết được rút ra từ  mô hình đào tạo ở  các quốc gia này là:   Chương trình đào tạo nặng về  chuyên ngành, chú trọng đào tạo kỹ  năng; Sự  gắn kết giữa đào tạo truyền thông và nghiên cứu truyền thông; Chú trọng đào   tạo nâng cao trình độ  giảng viên; Rất quan tâm việc kết hợp với các cơ  sở  truyền thông trong quá trình thực tập nghiệp vụ của sinh viên; Cập nhật nội   dung đào tạo theo sự thay đổi của bức tranh truyền thông ở mỗi nước. “Hệ thống đào tạo theo tín chỉ Mỹ và những gợi ý cho cải cách giáo dục   đại học Việt Nam”,  TS. Eli Mazur & TS. Phạm Thị  Ly, (Bản tin “Giáo dục   quốc tế” số  2­2006, Trung tâm Nghiên cứu và Giao lưu Văn hoá Giáo dục  Quốc tế, Viện Nghiên cứu Giáo dục­ Trường Đại học Sư  phạm TP HCM):   Các tác giả đã có những phân tích sâu sắc về   tính phi tập trung hóa rất cao  của nền giáo dục Hoa Kỳ. “Phần lớn sinh viên có thể dùng quyền tự do của   mình để theo đuổi những bộ môn mà mình quan tâm và có được một bằng cấp   phù hợp. Chính quyền liên bang và chính quyền bang không có vai trò gì đáng   kể  trong việc quyết định trường nào hay chương trình học nào là được công  nhận. Mặc dù ngân sách liên bang trợ cấp cho sinh viên vay nợ  và tài trợ  cho   việc nghiên cứu của đại học đều dựa trên điều kiện trường đó ­ kể cả trường  công­ phải được công nhận bởi một trong mười chín tổ chức kiểm định có uy  tín quốc gia, những tổ chức này cũng không trực thuộc Nhà nước; họ sử dụng   các chuyên gia trong từng lãnh vực để  đánh giá các chương trình giảng dạy   nhằm đảm bảo chất lượng”. Với triết lý giáo dục này, các đại học Mỹ  xây   dựng chương trình đào tạo với một số môn nòng cốt (bắt buộc), còn lại định  hướng sinh viên tự chọn môn học, chuyên ngành theo vấn đề mà họ quan tâm.  Các trường đại học tại quốc gia này vừa chú trọng giáo dục tổng quát vừa   khuyến khích người học đi sâu nghiên cứu các chuyên ngành hẹp, đặc biệt là  những công nghệ của tương lai. 
  20. “Các   mô   hình   quản   lý   và   kiểm   định   chất   lượng   giáo   dục   đại   học”,  PGS.TS. Lê Đức Ngọc,  Tập bài giảng giáo dục đại học, Học viện Quản lý  giáo dục, Bộ  Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2006, tr.241­287: Bên cạnh hệ  thống lại các khái niệm liên quan đến giáo dục đào tạo, tác giả khái quát các   mô hình quản lý chất lượng ứng dụng trong đào tạo, trong đó nhấn mạnh tính  phù hợp của mô hình quản lý Tổng thể  (Total Quality Management­TQM)   trong giáo dục. Ngoài ra, tác giả đi sâu phân tích Kiểm định chất lượng giáo  dục với các nội dung về quy trình kiểm định, phân biệt tự đánh giá và đánh giá   ngoài trong kiểm định. Điểm kế thừa từ nghiên cứu này là sự  phân biệt giữa   các khái niệm liên quan đến đào tạo như: kiểm định chất lượng, đánh giá chất   lượng… . “Model   curricula   for   journalism   education”,   (UNESCO’s   series   on  journalism education, Paris, 2007):  Đây là bộ  chương trình  đào tạo báo chí  được công bố  bởi UNESCO. Triết lý đào tạo dùng để  thiết kế  chương trình  dựa trên 3 trục phát triển: 1)  Các chỉ  tiêu, các giá trị, các công cụ, các tiêu   chuẩn và thực tiễn của báo chí (Cung cấp các kiến thức cốt lõi về  kỹ  năng  nghề  báo chuyên nghiệp). 2) Nhấn mạnh các lĩnh vực xã hội, văn hóa, chính   trị, kinh tế, pháp lý và đạo đức hành nghề  trong và ngoài biên giới quốc gia   (Sinh viên được trang bị  kiến thức nhằm củng cố  tính chuyên nghiệp thông  qua sự  hiểu biết về  tính dân chủ  và các ràng buộc về  pháp lý, đạo đức). 3)  Kiến  thức về  thế  giới và những thách thức đặt ra của báo chí   (Với quan  điểm, báo chí không phải là một môn học độc lập, chương trình thiết kế  nhằm kết hợp đào tạo trong các lĩnh vực nghệ  thuật và khoa học, khuyến   khích đào tạo báo chí hướng người học nghiên cứu mở rộng sang các lĩnh vực   khác, tiếp cận thêm những tri thức hiện  đại). Chương trình đào tạo được  khuyến cáo hạn chế  giảng dạy trên lớp mà hướng tới các hoạt động thực  hành nghề. Mục tiêu đầu tiên là để đào tạo ra những nhà báo có các kỹ  năng  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2