BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HC NÔNG LÂM TP. H CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ NGUYÊN THẢO
THU NHẬN DỊCH CHIẾT GIÀU HỢP CHẤT
HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ CÂY XÁO TAM PHÂN
NHẰM ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨM
Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm
Mã số: 9.54.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Thành phố Hồ Chí Minh – 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HC NÔNG LÂM TP. H CHÍ MINH
--------------------
NGUYỄN THỊ NGUYÊN THẢO
THU NHẬN DỊCH CHIẾT GIÀU HỢP CHẤT
HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ CÂY XÁO TAM PHÂN
NHẰM ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨM
Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm
Mã số: 9.54.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Xuân Hồng
PGS.TS. Phan Phước Hiền
Thành phố Hồ Chí Minh - 2024
i
LI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả nghiên cứu của đề tài “Thu nhận dịch chiết
giàu hợp chất hoạt tính sinh học từ cây xáo tam phân nhằm ứng dụng
trong thực phẩmng trình nghiên cứu của nhân tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác cho tới thời
điểm này.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Nguyên Thảo
ii
LI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài Thu nhận dịch chiết giàu hợp chất
hoạt tính sinh học từ cây xáo tam phân nhằm ứng dụng trong thực phẩm”,
tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, cán
bộ, giảng viên, chuyên viên và các em học viên cao học, sinh viên Khoa Công
nghệ Hoá học và Thực phẩm Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM; Ban Giám
hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, cán bộ các phòng, ban chức năng Trường Đại
học Nông Lâm Tp.HCM; Ban giám hiệu Khoa Khoa học Tự nhiên – Trường
Đại học Phú Yên; Các thầy Bộ môn Công nghệ Thực phẩm Trường Đại
học Bách Khoa Tp.HCM; Các nhà khoa học Trung tâm chuyển giao công
nghệ thuộc Viện Hoá học Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam
tại Tp.HCM; Các quan, đơn vị nhân đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện
thí nghiệm. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ trên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến TS. Nguyễn Minh Xuân
Hồng PGS.TS. Phan Phước Hiền đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình
học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình bạn luôn động viên,
khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Nguyên Thảo
iii
TÓM TT LUN ÁN
Tên luận án: Thu nhận dịch chiết giàu hợp chất hoạt tính sinh học từ cây xáo
tam phân nhằm ứng dụng trong thực phẩm.
Tác giả: NCS. Nguyễn Thị Nguyên Thảo
Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm. Mã số: 9.54.01.01
Luận án tập trung vào việc nghiên cứu chiết xuất các hợp chất sinh học từ cây xáo
tam phân (Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum) ứng dụng chúng trong thực
phẩm. Mục tiêu của nghiên cứu (i) xác định thành phần hoá học của cây qua các
độ tuổi để chọn ra thời điểm thu hoạch tối ưu; (ii) khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình trích ly phenolic saponin, tối ưu hóa phương pháp trích ly; (iii) đánh
giá hiệu quả đặc dịch chiết bằng phương pháp đặc lạnh đông; (iv) chọn được
hệ màng bao thích hợp bao gói dịch chiết; (v) ứng dụng chế phẩm trích ly từ xáo tam
phân trong chế biếnnh quy nhằm đem lại giá trị dinh dưỡng cao.
Đầu tiên, nghiên cứu xác định được cây XTP 4 tuổi chứa hàm lượng cao các
hợp chất phenolic saponin, đồng thời nguồn nguyên liệu nh bền vững
kinh tế cao hơn so với các bộ phận khác của cây.
Nghiên cứu tiếp tục tối ưu hóa quá trình trích ly bằng cách sử dụng enzyme
(pectinase và cellulase) và siêu âm, giúp tăng hiệu suất trích ly các hợp chất sinh học.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp kết hợp siêu âm và enzyme (U-EAE)
mang lại hiệu quả cao nhất, với hàm lượng phenolic và saponin tăng lần lượt là 95%
và 129% so với mẫu không xử lý.
Dịch chiết sau đó được làm giàu bằng kỹ thuật cô đặc lạnh đông khối và đánh giá
hiệu quả của quy trình đạt 65 – 67%.
Tiếp theo, nghiên cứu đã sử dụng hệ màng bao sodium alginate-chitosan để bảo
vệ dịch chiết, giúp giảm thiểu sự mất mát các hợp chất sinh học trong quá trình bảo
quản chế biến thực phẩm. Đánh giá động học giải phóng các hợp chất từ màng bao