intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị ở Việt Nam (Nghiên cứu điển hình các dự án phát triển đường sắt ở thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

111
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA theo khía cạnh triển khai dự án, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA bằng cách nâng cao hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị ở Việt Nam (Nghiên cứu điển hình các dự án phát triển đường sắt ở thành phố Hà Nội

  1. Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr¦êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  TRÇN §×NH NAM C¸C NH¢N Tè ¶NH H¦ëng ®Õn hiÖu qu¶ sö dông vèn oda vµo ph¸t triÓn ®¦êng s¾t ®« thÞ ë viÖt nam Chuyªn ngµnh: tµi chÝnh - ng©n hµng M· sè: 62340201 Hµ Néi – 2017
  2. i MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI DỰ ÁN SỬ DỤNG ODA VÀO PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ .................................................................................................................. 14 1.1 Một số vấn đề lý luận về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ...................... 14 1.1.1 Khái niệm về ODA ........................................................................................ 14 1.1.2 Đặc điểm của ODA........................................................................................ 15 1.1.3 Phân loại ODA .............................................................................................. 17 1.1.4 Các nguồn cung cấp ODA trên thế giới .......................................................... 19 1.1.5 Tác động của ODA ........................................................................................ 19 1.2 Hiệu quả triển khai dự án phát triển hạ tầng sử dụng vốn ODA ................. 23 1.2.1 Khái niệm hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA ................................. 23 1.2.2 Dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ................................................... 24 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA ................. 25 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA ........ 27 1.3 Kinh nghiệm sử dụng vốn ODA, phát triển hạ tầng, phát triển đường sắt đô thị trên thế giới ....................................................................................... 31 1.3.1 Kinh nghiệm sử dụng và quản lý ODA .......................................................... 31 1.3.2 Kinh nghiệm huy động vốn phát triển đường sắt đô thị .................................. 33 Tóm tắt chương 1 ................................................................................................... 35 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 36 2.1 Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 36 2.1.1 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 36 2.1.2 Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 37
  3. ii 2.2 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 40 2.3 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 43 2.3.1 Phát triển mô hình nghiên cứu ....................................................................... 43 2.3.2 Phát triển các thang đo cho các nhân tố trong mô hình ................................... 44 2.3.3 Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu ................................................... 56 2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................... 58 2.4.1 Phân tích dữ liệu thứ cấp ................................................................................ 58 2.4.2 Phân tích dữ liệu sơ cấp định tính .................................................................. 58 2.4.3 Phân tích dữ liệu sơ cấp định lượng ................................................................ 60 2.5 Vấn đề đạo đức nghiên cứu ............................................................................ 65 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 66 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 67 3.1 Thực trạng triển khai các dự án đường sắt đô thị ......................................... 67 3.1.1 Về quy hoạch phát triển hệ thống đường sắt đô thị ........................................ 67 3.1.2 Thực trạng triển khai các tuyến đường sắt thí điểm hiện nay.......................... 70 3.2 Mô tả mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 81 3.3 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo .................................................................... 82 3.3.1 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “năng lực tài chính” ....................... 82 3.3.2 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo “năng lực tổ chức” ...................................... 83 3.3.3 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “năng lực điều hành” ...................... 84 3.3.4 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “tầm nhìn của lãnh đạo” ................. 85 3.3.5 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo “khả năng thích nghi” ................................. 85 3.3.6 Kết quả đánh giá sơ bộ thang do nhân tố “quản trị rủi ro” .............................. 87 3.3.7 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo biến phụ thuộc “hiệu quả dự án” ................. 87 3.4 Kết quả đánh giá chính thức thang đo ........................................................... 88 3.4.1 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố bằng mô hình đo lường ....................... 89 3.4.2 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố theo cặp khái niệm nghiên cứu ............ 93 3.4.3 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố mô hình tới hạn................................... 95
  4. iii 3.5 Kết quả phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính và kiểm định giả thuyết............................................................................................................ 99 3.5.1 Kết quả phân tích mô hình SEM và kiểm định giả thuyết............................... 99 3.5.2 Kiểm định tính vững của mô hình bằng phương pháp bootstrap ................... 103 3.6 So sánh sự khác biệt về mức độ tác động của các nhân tố tới hiệu quả dự án theo các biến phân loại ......................................................................... 104 3.6.1 So sánh sự khác biệt theo dự án ................................................................... 105 3.6.2 So sánh sự khác biệt về mức độ hiệu quả theo tính chất công việc ............... 108 3.7 Đánh giá mức độ hiệu quả thực hiện dự án và các nhân tố ảnh hưởng .. 112 3.7.1 Mức độ hiệu quả dự án ................................................................................ 112 3.7.2 Đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “năng lực tài chính” ........................... 113 3.7.3 Đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “năng lực tổ chức” ............................. 113 3.7.4 Đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “năng lực điều hành” ......................... 114 3.7.5 Đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “tầm nhìn của lãnh đạo” .................... 115 3.7.6 Đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “khả năng thích nghi” ........................ 116 3.7.7 Đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “quản trị rủi ro” ................................. 117 3.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................... 118 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 126 CHƯƠNG 4: CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM ..................................... 127 4.1 Định hướng sử dụng vốn ODA cho các dự án đường sắt đô thị ................. 127 4.1.1 Đa dạng hóa nguồn vốn vay khác bên cạnh nguồn vốn ODA ....................... 127 4.1.2 Huy động và sử dụng vốn ODA gắn với hiệu quả và đảm bảo an ninh tài chính ............................................................................................................ 128 4.1.3 Đảm bảo việc huy động và sử dụng một cách minh bạch, bền vững ............. 129 4.1.4 Xây dựng lộ trình cho việc không sử dụng nguồn vốn ODA thay thế bằng các nguồn vốn khác và cung cấp ODA cho các nước kém phát triển hơn ..... 130
  5. iv 4.2 Các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong quá trình triển khai các dự án đường sắt đô thị .............................................. 131 4.2.1 Khuyến nghị về việc nâng cao hiệu quả điều hành dự án ............................. 131 4.2.2. Khuyến nghị nâng cao khả năng thích nghi trong quá trình triển khai dự án .........137 4.2.3 Khuyến nghị nâng cao năng lực tài chính khi triển khai dự án ..................... 142 4.2.4 Một số khuyến nghị khác ............................................................................. 145 4.3 Kiến nghị ....................................................................................................... 146 4.3.1 Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ......................................................... 147 4.3.2 Kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải ............................................................ 147 4.3.3 Kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ....................................... 147 4.3.4 Kiến nghị với Ban quản lý đường sắt đô thị ................................................. 148 4.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................... 148 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 149 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 152 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 162
  6. v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn thang đo đánh giá ................................................ 47 Bảng 2.2 Kết quả đánh giá lựa chọn thang đo ..................................................... 48 Bảng 2.3 Kích cỡ mẫu cho kích thước tổng thể khác nhau .................................. 57 Bảng 3.1 Tổng hợp thông tin về các dự án đường sắt đô thị triển khai thí điểm tại Hà Nội ......................................................................................... 71 Bảng 3.2 Tiến độ giải ngân theo tổng mức đầu tư điều chỉnh dự án Cát Linh – Hà Đông ........................................................................................... 72 Bảng 3.3 Tiến độ giải ngân dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội ............... 76 Bảng 3.4 Kết quả phân loại đối tượng điều tra mẫu ............................................ 82 Bảng 3.5 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “năng lực tài chính” ............. 83 Bảng 3.6 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “năng lực tổ chức” ............... 84 Bảng 3.7 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “năng lực điều hành” ........... 84 Bảng 3.8 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “tầm nhìn của lãnh đạo” ....... 85 Bảng 3.9 Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố “khả năng thích nghi” lần thứ nhất ...................................................................................... 86 Bảng 3.10 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo “khả năng thích nghi” lần thứ hai ... 86 Bảng 3.11 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “quản trị rủi ro” ................. 87 Bảng 3.12 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo biến phụ thuộc “hiệu quả dự án” .... 88 Bảng 3.13 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố theo cặp khái niệm nghiên cứu ......... 94 Bảng 3.14 Hiệp phương sai, tương quan giữa các biến ........................................ 97 Bảng 3.15 Hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích các nhân tố trong mô hình ........ 98 Bảng 3.16 Kết quả ước lượng quan hệ giữa các biến nghiên cứu lần thứ nhất .............. 101 Bảng 3.17 Kết quả ước lượng mô hình cuối cùng ............................................... 103 Bảng 3.18 Kết quả đánh giá tính vững của mô hình bằng phương pháp bootstrap .......................................................................................... 104 Bảng 3.19 Kết quả ước lượng mô hình khả biến theo dự án ................................ 105 Bảng 3.20 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình theo dự án ................................ 108
  7. vi Bảng 3.21 Kết quả ước lượng mô hình khả biến theo tính chất công việc ........... 108 Bảng 3.22 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình theo vị trí công việc ................. 111 Bảng 3.23 Kết quả đánh giá hiệu quả thực hiện dự án của các thành viên tham gia .................................................................................................... 112 Bảng 3.24 Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “năng lực tài chính” ............ 113 Bảng 3.25 Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “năng lực tổ chức” ............... 114 Bảng 3.26 Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “năng lực điều hành” ................ 115 Bảng 3.27 Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng nhân tố “tầm nhìn của lãnh đạo” ................ 116 Bảng 3.28 Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “khả năng thích nghi” ............... 117 Bảng 3.29 Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “quản trị rủi ro” ........... 118
  8. vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Cách thức đo lường thành công của dự án xây dựng qua thời gian .............. 26 Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu ........................................................................... 37 Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 41 Hình 2.3 Chu trình phát triển thang đo .............................................................. 44 Hình 2.4 Mô tả lấy mẫu nghiên cứu ................................................................... 45 Hình 2.5 Quy trình phân tích dữ liệu định tính .................................................. 58 Hình 2.6 Quy trình phân tích dữ liệu định lượng ............................................... 60 Hình 3.1 Bản đồ quy hoạch phát triển các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội tới năm 2030 ................................................................................... 68 Hình 3.2 Bản đồ quy hoạch phát triển đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh đến sau năm 2020 .................................................................. 70 Hình 3.3 Tổ chức Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội ........................... 77 Hình 3.4 Phân tích CFA mô hình đo lường nhân tố “năng lực tài chính” ........... 89 Hình 3.5 Phân tích CFA mô hình đo lường nhân tố “năng lực tổ chức” ............. 90 Hình 3.6 Phân tích CFA mô hình đo lường nhân tố “năng lực điều hành” ......... 91 Hình 3.7 Phân tích CFA mô hình đo lường nhân tố “tầm nhìn của lãnh đạo” ............. 91 Hình 3.8 Phân tích CFA mô hình đo lường nhân tố “khả năng thích nghi” ........ 92 Hình 3.9 Phân tích CFA mô hình đo lường nhân tố “hiệu quả dự án” ................ 93 Hình 3.10 Phân tích CFA mô hình tới hạn (chuẩn hóa) ..................................... 96 Hình 3.11 Kết quả phần tích mô hình SEM (chuẩn hóa) lần thứ nhất ................ 100 Hình 3.12 Kết quả phân tích SEM (chuẩn hóa) lần hai khi loại đi các biến ORG, OPE và RIS ........................................................................... 102 Hình 3.13 Mô hình khả biến tuyến Cát Linh – Hà Đông ................................... 106 Hình 3.14 Mô hình khả biến tuyến Nhổn – Ga Hà Nội ...................................... 106 Hình 3.15 Mô hình bất biến theo dự án ............................................................. 107 Hình 3.16 Mô hình khả biến theo nhóm lao động trực tiếp ................................ 109 Hình 3.17 Kết quả phân tích mô hình khả biến nhóm lao động gián tiếp ........... 110 Hình 3.18 Kết quả phân tích mô hình bất biến theo nhóm lao động ................... 111
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân đang tạo áp lực lên hệ thống hạ tầng giao thông và đô thị hiện nay tại nước ta. Tính đến năm 2014 cả nước có 45 triệu xe máy, 2.7 triệu ô tô các loại và gần 70 nghìn xe máy được đăng ký mới hàng quý (UBANGTQG, 2016). Điều này đã gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông phổ biến, từ đó dẫn đến nhiều thiệt hại về kinh tế và môi trường. Tính riêng cho Hà Nội thiệt hại do tiêu hao nhiên liệu và công lao động do tắc nghẽn giao thông lên đến 600 triệu USD/năm (Phan Duy Toàn, 2012), hàng ngàn tấn CO2 bị thải vào không khí (Nguyễn Nga, 2012), gây tác động xấu đến sức khỏe của cộng đồng như làm tăng gấp ba lần nguy cơ nhồi máu cơ tim (Thu Hương, 2004). Để giải quyết bài toán về vấn đề giao thông đô thị cần giảm được mật độ phương tiện cá nhân và cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông đô thị. Điều này có thể làm được thông qua việc xây dựng hạ tầng cho giao thông và phát triển các dịch vụ giao thông công cộng trong đó có đường sắt đô thị. Đường sắt đô thị là phương thức vận tải hành khách với khối lượng lớn, tốc độ cao, sử dụng không gian ngầm, nổi đô thị. Đường sắt đô thị đã góp phần chuyên chở một lượng hành khách lớn tại các đô thị lớn trên thế giới như đô thị của Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Pháp, Nga, vv. Các tính toán cho thấy mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị hoạt động hiệu quả sẽ làm giảm 30% nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân và có thể cao hơn nữa. Bởi vậy, xu hướng sử dụng đường sắt đô thị trong vận tải hành khách công cộng là xu hướng tất yếu của các đô thị hiện đại, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài xu hướng này. Việc xây dựng hạ tầng cho hệ thống giao thông đòi hỏi nguồn vốn lớn, đặc biệt là với hệ thống đường sắt đô thị. Với các quốc gia kém hoặc đang phát triển như Việt Nam, việc huy động những nguồn vốn lớn cho những dự án như vậy là một trở ngại. Để giải quyết vấn đề này thì việc huy động và sử dụng nguồn vốn như ODA là cần thiết. Theo tính toán của WB (World Bank) nếu có chính sách hợp lý thì tăng 1% ODA sẽ giúp nền kinh tế tăng được 0.5% GDP. Tại Việt Nam trong 20
  10. 2 năm qua cũng đã nhận một lượng vốn ODA lớn từ các nước phát triển, đặc biệt là Nhật Bản. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2014 tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã ký kết với nhà tài trợ đạt khoảng 5 tỷ USD. Dù số vốn nhận được luôn đứng hàng đầu, hạ tầng giao thông lại luôn ở nhóm cuối về giải ngân (Tổng cục đường bộ Việt Nam, 2016), trong đó 4 dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai chậm trễ nghiêm trọng. Sự chậm trễ trong giải ngân xuất phát từ hiệu quả kém trong khâu triển khai dự án. Hậu quả dẫn đến là khó khăn cho huy động vốn trong tương lai do hình thành tâm lí ngần ngại trong các nhà đầu tư. Bởi vậy, việc cải thiện hiệu quả triển khai dự án có sử dụng vốn ODA đóng vai trò rất quan trọng và cấp thiết, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng ODA một cách hợp lý có tác động tích cực đối với nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển (WB). Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới chủ yếu đánh giá một cách tổng thể ảnh hưởng của ODA tới tăng trưởng của cả nền kinh tế (Hansen & Tarp, 2001; Karras, 2006; Adam & Asu, 2014). Tại Việt Nam, các nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá thực trạng việc thu hút vốn ODA và đề xuất các giải pháp thu hút vốn ODA cho các nhóm dự (Phạm Thị Túy, 2007; Nguyễn Minh Hải, 2009, Vương Thanh Hà, 2009). Các nghiên cứu này sửu dụng chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh bằng các nghiên cứu định tính mà thiếu các nghiên cứu định lượng đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố quản lý tới hiệu quả triển khai các dự án. Hiện tại theo khảo sát của tác giả chưa có một nghiên cứu nào tại Việt Nam về đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA bằng các phương pháp định lượng dưới góc độ tiếp cận hiệu quả dự án là hiệu quả của quá trình triển khai dự án, không phải các giả định hiệu quả khi lập dự án, trong đó có các dự án sử dụng vốn ODA về đường sắt đô thị. Do đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị ở Việt Nam (Nghiên cứu điển hình các dự án phát triển đường sắt ở thành phố Hà Nội)“ làm nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh. 2. Mục tiêu nghiên cứu
  11. 3 Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA theo khía cạnh triển khai dự án, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA bằng cách nâng cao hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị tại Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về ODA, dự án và hiệu quả triển khai dự án . Thứ hai, xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị tại Việt Nam. Thứ ba, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị tại Việt Nam. Thứ tư, thông qua đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA và kinh nghiệm trước đó, đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA cho các dự án đường sắt đô thị. 3. Câu hỏi nghiên cứu Luận án đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau: (1) Những nhân tố chính nào ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA ở khía cạnh triển khai dự án? (2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả triển khai dự án đường sắt đô thị có sử dụng vốn ODA tại Việt Nam? (3) Làm thế nào để nâng cao hiệu quả triển khai dự án ODA nói chung và các dự án sử dụng vốn ODA trong phát triển đường sắt đô thị tại Việt Nam nói riêng? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Về nội dung luận án đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị tại Việt Nam, đi sâu phân tích các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội. Cụ thể luận án chỉ tập trung vào
  12. 4 việc phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn ODA ở khía cạnh triển khai dự án. Phạm vi nghiên cứu: • Về không gian: Hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị tại Việt Nam (thông qua nghiên cứu trường hợp các dự án tại Hà Nội). • Về thời gian: Đánh giá thực trạng triển khai các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội đã và đang triển khai trong giai đoạn 2010 – 2016, khảo sát điều tra thực hiện trong năm 2015. 5. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến luận án 5.1 Các nghiên cứu nước ngoài Đối với các nghiên cứu tại các nước đang phát triển khác các tác giả cũng đưa ra rất nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng tới việc sử dụng hiệu quả nguồn ODA. Nghiên cứu của Hansen & Tarp (2001) về ảnh hưởng của ODA tới tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển cho thấy mối quan hệ tích cực giữa viện trợ và tăng trưởng GDP bình quân. Tuy nhiên, nghiên cứu chủ yếu sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian đánh giá tác động ở khía cạnh vĩ mô của nền kinh tế, những tác động này là tác động tổng hợp mà không xét đến khía cạnh hiệu quả cho từng dự án. Nghiên cứu của Iimi (2006) tiếp cận ODA theo hướng cải cách hiệu quả bằng phương pháp đấu giá. Sử dụng dữ liệu đấu thầu mua sắm cho các dự án ODA từ Nhật Bản, tác giả đã đưa ra ước lượng cho hàm số giá đấu thầu cân bằng. Hàm số này cho thấy khi số lượng người tham gia đấu giá tăng 1%, giá đấu thầu cân bằng sẽ giảm 2%. Kết quả này cho thấy nếu tăng cường khả năng cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu cho mua sắm sẽ làm giảm giá của hợp đồng và từ đó giảm nhẹ gánh nặng nợ cho các quốc gia đang nhận viện trợ từ nguồn vốn ODA. Gợi ý được đưa ra trong nghiên cứu là sử dụng phương pháp đấu thầu điện tử cùng mở rộng các tiêu chuẩn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp địa phương tham gia hoạt
  13. 5 động này. Nghiên cứu của Karras (2006) đánh giá ảnh hưởng dài hạn của ODA với dữ liệu từ giai đoạn 1960 – 1997 của 71 nền kinh tế trên thế giới cho thấy viện trợ ODA có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và thực sự có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của ODA tới tăng trưởng có sự khác biệt giữa các nền kinh tế. Đây là một nghiên cứu tốt về đánh giá ảnh hưởng của ODA tới phát triển kinh tế, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của ODA với các nước kém phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, cách tiếp cận của nghiên cứu ở khía cạnh vĩ mô nên không giúp ích cho việc đánh giá hiệu quả của ODA ở khía cạnh từng dự án. Nghiên cứu của Chanboreth & Hach (2008) tại Campuchia cho thấy việc nâng cao hiệu quả sử dụng ODA phụ thuộc vào việc: (1) cung cấp các dự án rõ ràng, ưu tiên các dự án chiến lược quốc gia và đảm bảo quy trình ngân sách ODA; (2) củng cố và cải cách triệt để quản lý hành chính công nhằm đem lại hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA một cách triệt để; (3) ưu tiên đầu tư dự án một cách riêng lẻ không tập trung, tránh chồng chéo gây đến ách tắc triển khai dự án; (4) thực hiện kế hoạch thống kê lại các nguồn viện trợ chính phủ nhằm quản lý tốt việc giải ngân cũng như thực hiện dự án; (5) đảm bảo việc trao đổi giữa hai bên viện trợ và nhận viện trợ nhằm nâng cao chất lượng dự án. Nhìn chung, nghiên cứu đánh giá tổng quát việc thực hiện các dự án ODA mà không đi sâu vào việc đánh giá kiểm chứng ảnh hưởng của từng nhân tố quản lý liên quan đến việc triển khai và kết quả triển khai dự án. Nghiên cứu của Sankar & Schneider (2013) đã có những đánh giá về phương hướng sử dụng hiệu quả ODA của Nhật Bản tại Lào: Chính phủ Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới sự phát triển xã hội, dân sinh, giới tính của Lào nên mọi việc làm trong quá trình triển khai dự án ODA của Nhật luôn luôn chú trọng tới các khía cạnh sau: (1) xem xét ngay từ ngay giai đoạn đầu của dự án có ảnh hưởng xấu tới môi trường hoặc xã hội. Cần có xác nhận không có các tác động xấu hoặc chắc chắn rằng áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu vấn đề liên quan tới môi
  14. 6 trường, xã hội; (2) đảm bảo hệ thống chính trị trong đó các chính sách phản ánh tiếng nói của người dân; (3) luôn luôn thực hiện các dự án theo pháp luật; (4) công bố đầy đủ các thông tin của chính phủ; (5) phòng ngừa tăng cường kiểm soát công tác chống tham nhũng. Nghiên cứu chủ yếu đánh giá về phương hướng và những ảnh hưởng của các dự án ODA tới vấn đề phát triển kinh tế xã hội và đề xuất một vài giải pháp để đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Bởi vậy, nghiên cứu không đi vào lượng hóa ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả thực hiện dự án. Cùng với các nghiên cứu về ODA, các nghiên cứu về dự án và hiệu quả dự án cũng được triển khai nhiều trên thế giới, xoay quanh nhiều vấn đề trong đó có các tính chất của dự án, cách thức đo lường và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án, vai trò của giai đoạn triển khai dự án trong thành công của dự án. Nghiên cứu của Ika (2009) là một nghiên cứu tổng hợp về sự thành công của dự án thông qua khảo sát các nghiên cứu có liên quan trước đó. Theo tác giả, khái niệm về sự thành công của dự án là không thống nhất do có nhiều quan điểm, tuy nhiên không để đánh đồng hiệu quả của dự án và hiệu suất thực hiện dự án. Ngoài ra, các nhân tố chính để đánh giá thành công của một dự án theo quan niệm cổ điển và có giá trị đến ngày nay là thời gian, chi phí và chất lượng. Bên cạnh các nhân tố chính, một số chỉ tiêu khác cũng được đưa vào để đánh giá thành công của một dự án, bao gồm sự hài lòng của người sử dụng cuối cùng, lợi ích dành cho nhà đầu tư, lợi ích dành cho đối tác, mục tiêu chiến lược, vv. Nhìn chung, bên cạnh quá trình lập kế hoạch cho dự án, quá trình triển khai dự án đóng vai trò quan trọng đến thành công của dự án. Nghiên cứu của Lauras & cộng sự (2010) trình bày về cách thức đo lường kết quả triển khai của dự án dưới góc độ doanh nghiệp. Theo các tác giả, việc đo lường hiệu quả triển khai của một dự án là phức tạp bởi có quá nhiều chỉ tiêu để đánh giá như chi phí, thời gian, chất lượng, rủi ro, vv. Do đó, các nhân tố thuộc về hiệu quả của dự án, hay còn gọi là các chỉ tiêu đo lường hiệu quả dự án, cần được tổng hợp để kiểm soát dự án tốt hơn. Nghiên cứu đã đưa ra một cách thức để làm
  15. 7 điều này, tức đánh giá hiệu quả triển khai của dự án, bằng cách tiếp cận đa thành phần. Cách thức này tập trung vào ba vấn đề chính để phân tích một dự án là (1) nhiệm vụ của dự án, (2) các hạng mục đánh giá hiệu quả của dự án và (3) bộ ba chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả hoạt động gồm hiệu suất, hiệu quả và sự phù hợp. Bên cạnh những nghiên cứu về triển khai dự án, một số nghiên cứu cũng tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Nghiên cứu của Dvir & cộng sự (2003) kết luận rằng trong các yếu tố thuộc về việc lên kế hoạch, yếu tố thuộc về việc xác định yêu cầu rõ ràng và mô tả kĩ thuật chi tiết có ảnh hưởng tích cực đến thành công của một dự án. Nghiên cứu của Belout & Glauvreau (2004) chứng minh rằng yếu tố nguồn nhân lực dưới góc độ nhân lực quản lý dự án có ảnh hưởng đến thành công của dự án. Nghiên cứu của Aloini & cộng sự (2007) cho thấy rằng việc quản trị rủi ro tốt có ảnh hưởng tích cực đến quá trình thực thi dự án và từ đó nâng cao hiệu quả của dự án. Nghiên cứu của Jugdev & Muller (2005) tập trung vào hiệu quả của dự án và cơ sở đánh giá xem một dự án có thành công hay không. Nghiên cứu đã tổng hợp các cơ sở lí luận về sự thành công hay tính hiệu quả của dự án theo trình tự thời gian và theo các giai đoạn của một dự án. Theo đó, cách thức cổ điển nhất để đánh giá hiệu quả của dự án là đánh giá hiệu quả giai đoạn triển khai dự án. Theo thời gian, cách thức đánh giá hiệu quả của dự án còn mở rộng cho giai đoạn lập kế hoạch, vận hành và quản trị chiến lược nói chung từ khi hình thành cho đến kết thúc dự án. Tác giả giải thích sở dĩ đo lường hiệu quả dự án thông qua hiệu quả triển khai dự án là vì thời gian triển khai dự án là thời gian dài sử dụng nhiều nguồn lực nhất trong vòng đời của một dự án. Đối với giai đoạn này, các yếu tố thường được sử dụng cho đo lường hiệu quả là thời gian, chi phí và các chi tiết mang tính kĩ thuật đặc trưng của từng dự án. Tác giả lí giải cho việc sử dụng những nhân tố này là do tính dễ kiểm soát và dễ đo lường của chúng, đặc biệt đối với các biến số về thời gian và chi phí. Khi hiệu quả dự án được tiếp cận theo hướng kĩ thuật như vậy, một dự án có thành công hay không dựa trên việc đạt được mục tiêu về thời gian, tài chính và sản phẩm cuối cùng.
  16. 8 5.2. Các nghiên cứu trong nước Nghiên cứu của Vũ Thị Kim Oanh (2002) về đánh giá các giải pháp chủ yếu sử dụng có hiệu quả vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam. Trong luận án này tác giả tập trung vào phân tích tổng quan về ODA, vai trò của ODA, quá trình phát triển của nguồn vốn ODA trên thế giới. Phân tích của luận án tập trung vào việc đánh giá thực trạng sử dụng vốn ODA theo hai giai đoạn từ 1975 – 1990 và sau 1990. Tác giả đã đánh giá được những tồn tại, hạn chế và những mặt làm được trong công tác sử dụng vốn ODA tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu mới dừng lại ở đánh giá về thực trạng việc sử dụng vốn ODA và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA mà chưa có những phân tích một cách có hệ thống vào đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng ODA ở khía cạnh triển khai như việc phát triển mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để kiểm định các giả thuyết khoa học đặt ra. Các kết quả dừng lại ở mức đánh giá bằng những nhận định cá nhân. Nghiên cứu của Tôn Thanh Tâm (2005) về nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA tại Việt Nam. Nghiên cứu tập trung vào giới thiệu tổng quan về ODA, một số chỉ tiêu đánh giá về định tính và định lượng liên quan đến quản lý ODA. Luận án tập trung vào phân tích thực trạng chế tài thanh tra, kiểm tra, giám sát tại các chương trình, dự án dựa trên cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về ODA với nhau dẫn đến các tiêu cực trong quản lý vốn ODA cho các chương trình, dự án. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ODA cho các chương trình dự án. Nhìn chung, đây là một nghiên cứu tốt đã đề xuất được được các giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ODA. Tuy nhiên, cách tiếp cận nghiên cứu truyền thống có tính nghiệp vụ của các cơ quan quản lý nên nghiên cứu mới dừng lại ở việc đánh giá thực trạng, đưa ra những đề xuất mà thiếu vắng việc thiết lập những mô hình nghiên cứu có thể đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới việc quản lý nhà nước dựa trên các khảo sát thực chứng, thiếu vắng việc thiết lập các mô hình nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra.
  17. 9 Nghiên cứu của Lương Mạnh Hùng (2008) đánh giá hiệu quả các dự án ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia thành hai yếu tố ảnh hưởng là (1) nhân tố khách quan bao gồm: Tình hình kinh tế, chính trị của quốc gia tài trợ, các chính sách, quy chế của nhà tài trợ và môi trường cạnh tranh; (2) nhân tố chủ quan bao gồm: tình hình kinh tế, chính trị của quốc gia tiếp nhận viện trợ, quá trình xây dựng dự án, quy trình và thủ tục của nước tiếp nhận viện trợ, năng lực tài chính của nước tiếp nhận ODA, năng lực và đạo đức của cán bộ quản lý và sử dụng ODA, sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao và tham gia rộng rãi của các bên liên quan, theo dõi và kiểm tra giám sát việc thực hiện dự án. Nghiên cứu đã thành công trong việc đánh giá những nhân tố ác động tới các dự án ODA. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chưa mô hình hóa được tác động của các nhân tố này tới các dự án ODA, không thiết lập được các giả thuyết nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu qua dữ liệu thực nghiệm. Bởi vậy, nghiên cứu cũng mới dừng lại ở mô tả và phân tích một số số liệu có tính chất mô tả đến hiệu quả thực hiện các dự án ODA mà chưa trả lời được câu hỏi mức độ tác động của các nhân tố theo phân loại của tác giả tác động như thế nào đến hiệu quả sử dụng vốn ODA. Nghiên cứu của Lê Thị Mai Anh (2008) đối với thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản đưa ra khuyến nghị về các nhân tố: (1) Cần tích cực đẩy mạnh tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA. Về phía Việt Nam cần đơn giản hóa văn bản pháp lý và thủ tục liên quan đến ODA. Về phía nhà tài trợ hài hòa và đơn giản hóa quy trình thủ tục với chính phủ Việt Nam cũng như cần thiết nhằm đảm bảo tiến trình thực hiện hiệu quả; (2) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án ODA: Cần xây dựng kế hoạch hợp lý cho việc phân cấp ODA nhằm tránh tình trạng ách tắc trong quá trình triển khai nhiều dự án ODA; (3) Xây dựng hệ thống thông tin hữu hiệu về ODA: Các thông tin thu được phải đảm bảo yêu cầu chính xác, đầy đủ và kịp thời; (4) Tăng cường công tác đào tạo và điều phối bố trí cán bộ trong quản lý và sử dụng ODA: Cần có các chương trình huấn luyện rộng rãi để tạo ra những thay đổi về nhận thức, thái độ và nâng cao trình độ cán bộ ở tất cả các cấp từ trung ương xuống địa phương. Nghiên cứu đã đưa ra được các giải pháp chính yếu liên quan đến việc thu hút và sử
  18. 10 dung vốn ODA. Tuy nhiên, cũng giống như các nghiên cứu trước nghiên cứu cũng chưa mô hình hóa được quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút và sử dụng vốn ODA để đưa ra các giải pháp ưu tiên hay các thuộc tính của giải pháp cần hướng dẫn. Các nghiên cứu khác về đánh giá hiệu quả sử dụng ODA như: Nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2010) đánh giá việc sử dụng ODA cho thấy có 8 nhân tố cần chú ý để thu hút và sử dụng hiệu quả ODA là (1) nâng cao nhận thức và hiểu đúng về bản chất của ODA; (2) sử dụng ODA có chọn lọc, phù hợp và kết hợp hài hòa với các nguồn đầu tư khác; (3) đẩy mạnh tốc độ giải ngân ODA; (4) tối đa hóa hiệu quả và tốc độ lan tỏa của ODA; (5) mở rộng diện thụ hưởng ODA tới khu vực tư nhân để thực hiện các chương trình và dự án phục vụ các lợi ích cộng đồng; (6) xây dựng kế hoạch hợp lý cho việc phân cấp ODA; (7) tăng cường theo dõi và quản lý ODA; (8) xây dựng kế hoạch giảm dần theo thời gian trả nợ ngắn hạn và gắn với điều kiện chặt chẽ. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Vũ (2010) cho rằng các yếu tố để nâng cao hiệu quả sử dụng ODA tại Việt Nam là: (1) phải có quan niệm đúng đắn về nguồn vốn ODA; (2) luôn tính tới yếu tố trượt giá của đồng VNĐ để thỏa thuận lãi suất cho phù hợp; (3) cần khắc phục tính ỷ lại, trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước; (4) Thu hút đầu tư ODA một cách hợp lý, tránh đầu tư giàn trải, manh mún nhưng cũng không nên tập trung quá nhiều vào một số địa phương và một số ngành dẫn tới mất cân đối trong quá trình phát triển bền vững quốc gia; (5) cần phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư để nâng cao tỷ lệ giản ngân trên cơ sở đẩy mạnh nhanh tiến độ thực hiện dự án, rút ngắn thời gian xây dựng nhanh chóng đưa công trình vào khai thác, sử dụng là một việc làm hết sức quan trọng để tận dụng thời gian ân hạn và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Nghiên cứu của Lê Bá Khởi (2012) đối với nguồn vốn ODA của Australia tại Việt Nam cho thấy việc sử dụng hiệu quả ODA phụ thuộc vào (1) khả năng kiểm soát các dự án; (2) công tác quản lý xét thầu; (3) quản lý hành chính và (4) áp dụng tiêu chuẩn đánh giá môi trường chung.
  19. 11 Nghiên cứu của Hà Thị Thu (2014) về thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển hính thức (ODA) vào nông nghiệp, nông thôn tại khu vực duyên hải miền Trung. Nghiên cứu này tập trung vào phân tích hệ thống cơ sở lý luận của nguồn vốn ODA đối với nông nghiệp, phân tích thực trạng thu hút và sử dụng ODA tại khu vực duyên hải miền Trung đưa ra một số hạn chế trong việc thu hút và sử dụng ODA như: thiếu định hướng tổng thể thu hút vốn ODA cho nông nghiệp, nông thôn, tình trạng về ban quản lý ODA không chuyên và tính kiêm nhiệm trong quản lý, bố trí vốn đối ứng không kịp thời, khung thể chế chưa hài hòa giữa Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ, ... Từ đó đưa ra một số đề xuất về phương án phê duyệt đề án thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và nông thôn đến năm 2020, áp dụng mô hình cơ quan quản lý chuyên nghiệp, hoàn thiện văn bản pháp lý liên quan đến ODA và nhận thức đúng bản chất cho vay của ODA. Nhìn chung, các nghiên cứu này tiếp cận ở khía cạnh ngành, vĩ mô mà không phải cho từng dự án. Mặt khác nghiên cứu vẫn tập trung vào những phân tích có tính chất nghiệp vụ quản lý hơn là thiết lập và kiểm định các giả thuyết khoa học thông qua dữ liệu nghiên cứu. 6. Khoảng trống nghiên cứu Nhìn chung, các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam về đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA tập trung đánh giá thực trạng và kiến nghị các giải pháp nhằm thu hút và sử dụng ODA có hiệu quả. Một số nghiên cứu khác đi vào đánh giá cho từng nhóm dự án nhưng vẫn tập trung ở khía cạnh vĩ mô mà không phải các khía cạnh khi triển khai dự án. Các nghiên cứu tại nước ngoài cũng chủ yếu đánh giá ở khía cạnh vĩ mô và tác động vĩ mô của vốn ODA tới tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Do đó, có thể thấy các nghiên cứu trước đây còn để lại một số khoảng trống nghiên cứu cần giải quyết như sau: Thứ nhất, các nghiên cứu cả tại Việt Nam và trên thế giới tập trung nhiều vào tác động của ODA tới nền kinh tế ở khía cạnh vĩ mô và thường không xem xét cho từng dự án cụ thể và khái quát hóa những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả trong quá trình triển khai dự án. Thiếu vắng các nghiên cứu và mô hình đánh giá tác động của
  20. 12 các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA nói chung và dự án ODA cho đường sắt đô thị nói riêng. Thứ hai, các nghiên cứu tại Việt Nam tập trung vào hoạt động đánh giá nghiệp vụ quản lý, đánh giá về công tác thu hút và sử dụng vốn ODA cho một số ngành, lĩnh vực mà thiếu các nghiên cứu mô hình hóa, lượng hóa được ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả thực hiện dự án ở cả khía cạnh triển khai lẫn khía cạnh hiệu quả toàn dự án. Thứ ba, một số nghiên cứu đưa ra được các chỉ tiêu cho đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá các nhân tố quản lý trong quá trình triển khai dự án và ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn ODA tiếp cận ở khía cạnh triển khai dự án như thế nào. Thứ tư, theo khảo sát của tác giả hiện nay chưa có một nghiên cứu nào xây dựng được một cách hệ thống mô hình nghiên cứu đánh giá tác động của các nhân tố tới hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA ở khía cạnh điều hành, đặc biệt là đối với những dự án đường sắt đô thị. Đây là những khoảng trống nghiên cứu cần được bổ sung và nghiên cứu này có nhiệm vụ thiết lập, phát triển và kiểm chứng mô hình đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA ở khía cạnh điều hành thông qua nghiên cứu trường hợp các dự án đường sắt đô thị tại Việt Nam (Hà Nội). 7. Đóng góp mới của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án đem lại những đóng góp cả về mặt học thuật và thực tiễn. Về mặt học thuật, nghiên cứu đã xác định được khoảng trống nghiên cứu về sự thiếu vắng mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả dự án ở khía cạnh triển khai. Kết quả tác giả đã dựa vào cách tiếp cận trong kinh doanh để đề xuất một mô hình xây dựng các nhân tố tác động tới hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA và tiến hành kiểm định sự tin cậy của nó qua dữ liệu điều tra thực nghiệm. Từ mô hình được phát triển bao gồm sáu nhân tố là (1) năng lực tài chính;(2) năng lực tổ chức; (3) năng lực điều hành; (4) tầm nhìn của lãnh đạo; (5) khả năng thích nghi và (6) quản trị rủi ro. Kết quả kiểm nghiệm từ dữ liệu thực nghiệm cho thấy có ba nhân tố
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1